ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1034/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 04 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước;
Căn cứ Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Chương trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Quyết định số 1946/QĐ-TTg ;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 583/TTr-TNMT ngày 09/4/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
1. Mục tiêu tổng quát
Từ năm 2012 đến năm 2015, hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các kho lưu giữ hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu (sau đây gọi tắt là điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật) và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường tại Hà Tĩnh nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đối với con người và môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Từ năm 2012 đến năm 2015, điều tra bổ sung các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, đề xuất bổ sung danh sách Quyết định số 1946/QĐ-TTg ; tập trung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Từ năm 2016 đến năm 2020, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường còn lại theo danh sách tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg và các điểm bổ sung mới sau khi có kết quả điều tra;
- Từ năm 2012 đến năm 2020, hoàn thành việc công nhận các làng nghề, làng nghề truyền thống; lập dự án xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn, trước mắt năm 2012-2013 lập dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề Trung Lương và dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề mộc Thái Yên trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Phòng ngừa, giảm thiểu tác hại các hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cho con người, môi trường và cộng đồng.
1. Việc xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu theo lộ trình, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; trước mắt; ưu tiên nguồn lực để hạn chế tác động tiêu cực, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và các làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
2. Việc thực hiện Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường tại Hà Tĩnh (sau đây viết tắt là Kế hoạch) phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và có sự liên kết, tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh;
3. Lấy khoa học, công nghệ làm nền tảng; phát huy nội lực, kết hợp với sử dụng kinh nghiệm và sự giúp đỡ của quốc gia; quốc tế; tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, vận chuyển và xử lý hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các quy định liên quan khác.
III. NỘI DUNG, KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Để thực hiện Kế hoạch, yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã có các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và có làng nghề gây ô nhiễm môi trường tập trung thực hiện các nội dung sau:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để xây dựng và thực hiện các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III của Kế hoạch này;
b) Đối với những điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đã xác định được vị trí nhưng chưa có điều kiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường thì chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành cô lập, ngăn chặn phát sinh ô nhiễm đến môi trường xung quanh, cần thiết có thể phải di dời các hộ dân, công trình công cộng nằm trên các điểm ô nhiễm đến nơi an toàn; xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm và định kỳ hành năm báo cáo UBND tỉnh để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Kế hoạch của Chính phủ.
2. Nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
a) Kinh phí xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích, Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg và các quy định có liên quan;
b) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng hoặc cấm sử dụng, nhập lậu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ kinh phí thu gom, xử lý, tiêu hủy, khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại theo quy định;
c) Các tổ chức, cá nhân tham gia công tác xử lý, tiêu hủy, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề được hưởng ưu đãi, miễn, giảm thuế và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Huy động tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước hỗ trợ việc xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện dự án theo kế hoạch phê duyệt, định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Tổng hợp kết quả điều tra, xác định mức độ và phạm vi ô nhiễm của các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chưa có điều kiện xử lý, trình UBND tỉnh phê duyệt, đề xuất bổ sung vào Chương trình mục tiêu quốc gia và Quyết định số 1946/QĐ-TTg ;
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định hồ sơ các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, dự án xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trình UBND phê duyệt, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư, hỗ trợ kinh phí;
d) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt đồng điều tra, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm ô nhiễm môi trường tồn lưu, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và các hướng dẫn thực hiện kế hoạch;
e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử lý môi trường trong quá trình triển khai dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và theo dõi, quan trắc môi trường sau khi xử lý.
2. Sở Khoa học và công nghệ
Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phát triển nghiên cứu các giải pháp công nghệ xử lý môi trường làng nghề, công nghệ thu gom, xử lý, tiêu hủy, cải tạo và phục hồi môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì thẩm định hồ sơ các dự án xử lý ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt;
b) Cân đối nguồn vốn cho các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và tại các làng nghề;
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tìm kiếm các dự án quốc tế, nguồn đầu tư trong hoạt động thu gom, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường, xử lý môi trường làng nghề, các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổ chức, chỉ đạo thu gom, xử lý, tiêu hủy hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các kho lưu giữ hóa chất bảo vệ thực vật không đạt tiêu chuẩn của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của sở;
b) Xây dựng, ban hành các quy định về xử lý, tiêu hủy các hóa chất, bao bì chứa chất bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc hoặc cấm sử dụng đang tồn lưu tại các kho. Hướng dẫn xây dựng kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn về phòng, chống sự cố và bảo vệ môi trường;
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành điều tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường của các điểm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu.
5. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành điều tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường tại các dự án khắc phục ô nhiễm môi trường Cụm CN - TTCN, làng nghề.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Tổ chức điều tra, khảo sát, xác định chi tiết mức độ, phạm vi ô nhiễm và lập danh mục các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và thực hiện dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật theo đúng thẩm quyền quản lý.
7. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối tài chính, phân bổ kinh phí đối ứng hỗ trợ cho các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây nên, dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ của kế hoạch;
b) Ban hành hướng dẫn định mức kinh tế, cơ chế tài chính, phân bổ kinh phí với nguồn kinh phí cho các hoạt động xử lý, phòng ngừa, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường làng nghề.
8. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã xử lý, tiêu hủy hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã hết hạn sử dụng hoặc cấm sử dụng.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Phối hợp tổ chức thực hiện các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các làng nghề và các điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu theo đúng nội dung Kế hoạch và kinh phí được phê duyệt; bố trí mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất để triển khai các dự án xử lý;
b) Hàng năm, điều tra bổ sung, xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm của các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, báo cáo UBND tỉnh để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào kế hoạch;
c) Tiến hành cô lập, ngăn chặn phát sinh ô nhiễm và di dời các hộ dân, công trình công cộng nằm trên các điểm ô nhiễm đến nơi an toàn khi chưa có điều kiện xử lý triệt để;
d) Ban hành và hướng dẫn các quy định về quản lý, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thu gom, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra theo thẩm quyền;
đ) Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng và kết quả thực hiện kế hoạch; định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và tình hình sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
KẾ HOẠCH XỬ LÝ ĐIỂM TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG VÀ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
TT | Tên điểm | Địa chỉ | Hiện trạng | Thời gian hoàn thành xử lý | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | Cơ quan phê duyệt dự án | ||
Tổng kinh phí | Ngân sách Trung ương | Ngân sách địa phương | ||||||
1 (222) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Khánh Lộc | Trường tiểu học, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc | Xây dựng từ năm 1968. Chứa nhiều loại hóa chất BVTV Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN: Linđan vượt 9,3 lần | 2012 | 28 | 19 | 9 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
2 (224) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại kho Vật tư NN trước đây | Xóm 8, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên | Kho được xây dựng từ năm 1975. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN: Đất từ mặt xuống 1m nhiễm thuốc POP nặng: 13-50 mg/kg nhóm DDT, 0,2-1 mg/kg aldrin; Lin dan vượt 15,4 đến 150,9 lần, DDT vượt 132 đến 330 lần. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu nước so với QCVN 55ng/l p,p’ - DDT | 2012- 2013 | 29 | 19 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
3 (221) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Thạch Lưu, huyện Thạch Hà | Thôn Báo Lộc, xã Thạch Lưu, huyện Thạch Hà | Nền kho thuốc cũ được sử dụng từ năm 1960- 1970. Thành phần chủ yếu là DDT và 666. Đây là kho thuốc do ngành Y tế quản lý. Năm 2002 UBND tỉnh đã đầu tư xử lý bằng biện pháp bốc đất mặt vị trí kho thuốc cũ và khu vực xung quanh chôn lấp trong hầm bê tông kiên cố cách nền kho thuốc cũ 5m. Kho thuốc có thể tích 102m3 (12m x 5m x 1,7m), lượng đất đá có lẫn HCBVTV trong kho khoảng 150 tấn. Hầm bê tông chôn lấp nằm sát 03 hộ dân (10-15m) và cách trường học 50m. Một số khu vực xung quanh kho thuốc (10-15m) đất đào lên vẫn có chất bột màu trắng, bón cục và có mùi hôi đặc trưng của DDT | 2012-2013 | 35 | 25 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
4 (219) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại kho hóa chất BVTV và dụng cụ phục vụ huyện Kỳ Anh | Khối 6, Hưng Thịnh, thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh | Xây dựng từ năm 1990, kho nằm gần khu vực dân cư nên ảnh về mùi mỗi khi kho hoạt động, không thấy dấu hiệu ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh kho. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN: DDT vượt 1,3 đến 6,5 lần. Khối lượng thuốc khoảng 80kg đã được tiêu hủy tại Kiên Giang năm 2007. Chỉ còn nền kho cũ | 2013-2014 | 30 | 20 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
5 (220) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại tiểu khu 4 Kỳ Anh, Hưng Thịnh thị trấn Kỳ Anh | Tiểu khu 4 Kỳ Anh, khối Hưng Thịnh, thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh | Xây dựng từ năm 1980-1990. Kho không còn sử dụng, hiện còn lại nền kho, khoảng cách đến khu dân cư là 300m; Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN: DDT 0,13-0,65 mg/kg | 2013-2014 | 29 | 19 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
6 (223) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Thôn Chiến Thắng | Thôn Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc | Xây dựng từ năm 1965. Diện tích kho 20m2, thuốc và đất đã được UBND tỉnh đầu tư xây dựng 2 bể bê tông để thu gom và chôn lấp bằng hầm bê tông cố định năm 2000 (bể 1 có thể tích 72m3; bể 2 có thể tích 10,8 m3; nền kho thuốc trước đây là của BV huyện Can Lộc sơ tán về năm 1968 và di dời năm 1972; vào ngày động trời mùi thuốc bốc lên gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh; Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN 4,4 DDT vượt 202,5 lần | 2014-2015 | 35 | 23 | 12 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
7 (225) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại khuôn viên chi cục BVTV | P.Trần Phú, TP.Hà Tĩnh | Kho được xây dựng từ năm 1990. Đất nền kho ít bị nhiễm hóa chất BVTV POP. Lindane ở mức ng/kg trên nền kho; khu vực ô nhiễm hiện không sử dụng; có khả năng phát tán cho khu vực dân cư sống xung quanh 10-50m; thuốc và bao bì trong kho đã được công ty Sao Mai xanh vận chuyển và được đem đi xử lý năm 2007; hiện chỉ còn kho không; kho được xây dựng kiên cố có khóa cửa; vào ngày động trời mùi thuốc bốc lên khó chịu; hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN DDT vượt từ 5 đến 4200 lần. | 2014-2015 | 22 | 15 | 7 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
8 (226) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Huyện Hương Sơn | Khối 6 thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn | Kho được xây dựng từ năm 1990. Đất trồng rau và đất ở cách nhà dân 2m; Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN 4,4 DDT vượt từ 5,4 đến 187 lần | 2014-2015 | 30 | 20 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
9 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xóm 4 xã Sơn Thọ huyện Vũ Quang | Xóm 4, xã Sơn Thọ huyện Vũ Quang | Kho lưu trữ hiện nay bằng tường gạch dày 20cm, trần bằng bê tông, kích thước 2m x 3m, chiều cao trung bình 1,5m. Kho hiện nay đã xuống cấp trầm trọng, nền kho bị sụt lún 20cm, không có cửa. Trong kho đang còn lưu giữ một lượng lớn hóa chất BVTV gồm DDT, 666, Falydan, Volphatoc dạng bao và dạng chum, khối lượng theo ước tính khoảng 400kg. Vào những lúc thời tiết thay đổi mùi hôi khó chịu | 2014-2015 | 28 | 18 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
10 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà | Xóm Tân Bình, xã Thạch Hương, huyện Thạch Hà | Kho là nhà cấp 4, tường gạch dày 20cm, lợp ngói 2 gian, kích thước 4m x 5m, chiều cao trung bình 3m. Kho thuốc hiện nay nằm trong khuôn viên trường mầm non xã Thạch Hương (số cháu hiện có tại trường tại thời điểm khảo sát là 214 cháu). Khoảng cách từ kho thuốc đến phòng học gần nhất là 4m. Đã cố định lại lượng thuốc trong kho với khối lượng 100kg bằng cách xây thùng chứa bằng bê tông, cốt thép sau đó cho thuốc vào bên trong và bịt kín lại thành khối. Khối lượng khối bê tông ước tính khoảng 400kg. Cửa ra vào được xây bịt kín bằng tường gạch | 2015-2016 | 29 | 18 | 11 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
11 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Cẩm Thành huyện Cẩm Xuyên | Thôn Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên | Kho bỏ hoang đến năm 1999 thì đập bỏ và xây dựng hội quán thôn Vĩnh Cần trên nền đất cũ. Trong quá trình đào móng xây dựng, một lượng lớn thuốc DDT, 666 và bao bì được thu gom và chôn lấp tạm tại dưới chân cột điện 35KV nằm giữa đồng, cách xa khu dân cư và cách nền kho cũ 500m về phía Bắc. Hố chôn lấp chỉ xử lý tạm thời. Khối lượng thuốc và bao bì thu gom và chôn lấp tạm ước tính 300kg. Lượng thuốc thu gom và chôn lấp về cơ bản đã hết, tuy nhiên lượng đất nhiễm bẩn xung quanh hội quán vẫn còn, đặc biệt là góc phía Tây của hội quán; vào những lúc thời tiết thay đổi mùi hôi khó chịu | 2014-2015 | 29 | 29 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
12 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Vĩnh Đại 2, xã Đức Vĩnh, huyện Đức Thọ | thôn Vĩnh Đại 2, xã Đức Vĩnh, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1970, lượng thuốc lưu giữ DDT, 666. Năm 1996 kho được phá dỡ, toàn bộ lượng thuốc trong kho được thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp ở mép Sông Lam cách xa khu dân cư 2km. Hiện nay chỉ còn nền kho cũ. Thời tiết thay đổi gây mùi khó chịu, đất trên nền kho đào xuống 20cm có mùi thuốc rõ rệt | 2015-2016 | 30 | 20 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
13 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Châu Dương, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ | thôn Châu Dương, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1973, lượng thuốc lưu giữ Phavoltoc, 666. Kho ngừng sử dụng, hiện nay kho sử dụng để lưu trữ loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân đạm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tại thời điểm kiểm tra tại kho lưu giữ một lượng lớn thuốc trừ sâu đã hết hạn với các chủng loại như SPFIT, CAVIL,… với khối lượng gần 100kg gồm các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh, hộp giấy và bao bì các loại. Các loại thuốc nói trên nằm lẫn vào nhau và để trên mặt đất. Có mùi hôi khó chịu, cửa kho không có khóa | 2015-2016 | 28 | 18 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
KẾ HOẠCH XỬ LÝ ĐIỂM TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
TT | Tên điểm | Địa chỉ | Hiện trạng | Thời gian hoàn thành xử lý | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | Cơ quan phê duyệt dự án | ||
Tổng kinh phí | Ngân sách Trung ương | Ngân sách địa phương | ||||||
1 (88) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Trầm Bong | Thôn 6, xã Đức Lập, huyện Đức Thọ | Xây dựng từ năm 1977. Đang sản xuất màu, làm nhà ở, khoảng cách đến khu dân cư là 150m, xuất hiện mùi khó chịu khi mưa xuống hay trời nắng, nhiệt độ cao | 2016 - 2017 | 28 | 17 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
2 (89) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn 8 xã Trung Lễ | Thôn 8 xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ | Xây dựng từ năm 1975- đến nay. Khu vực đã được nhân dân xây dựng nhà ở; thời tiết thay đổi gây mệt mỏi cho người và động vật, mùi khó chịu | 2016 - 2017 | 28 | 19 | 9 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
3 (90) | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại kho vật tư HTX | Thôn 1, xã Tân Hương, huyện Đức Thọ | Xây dựng từ năm 1970-1985. Khu vực đã được nhân dân xây dựng nhà ở, thời tiết thay đổi gây mệt mỏi ở người và vật | 2016 - 2017 | 26 | 18 | 8 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
4 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Cẩm Yên | Thôn Yên Quý, xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên | Kho được xây dựng từ những năm 1980, là nhà ngang cấp 4 gồm 3 gian, tường gạch dày 20cm, lợp ngói, nền xi măng với kích thước sàn 70 m2 (10 x 7m). Hiện nay đã xuống cấp trầm trọng. Kho ngừng sử dụng năm 1995. Lượng bao bì tồn dư tại kho khoảng 50 -60 kg hiện đang lưu giữ tại khuôn viên UBND xã Cẩm Yên. Vào những lúc thời tiết thay đổi mùi hôi khó chịu | 2017 – 2018 | 27 | 17 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
5 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Khối 10, thị trấn Phố Châu | Thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn | Kho xây dựng từ năm 1960, lượng thuốc chủ yếu lưu giữ trước đây chủ yếu DDT, 666, phalidan. Sau khi lượng thuốc trong kho được thu gom thì kho được tận dụng làm nhà mẫu giáo. Hiện nay đang được hộ dân xung quanh tận dụng đang làm nơi nuôi, nhốt gia súc (bò). Kho là nhà xây 3 gian, tường gạch, lợp ngói có diện tích khoảng 60 m2 | 2018 - 2019 | 28 | 18 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
6 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật thôn 3 xã Tân Hương | thôn 3 xã Tân Hương, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1970, lượng thuốc chủ yếu DDT, 666. Năm 1985 kho ngừng sử dụng, chỉ còn nền kho cũ. Hiện nay xây dựng trụ sở Bưu điện văn hóa xã trên nền kho cũ | 2018 - 2019 | 28 | 18 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
7 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật xã Tân Hương | thôn 4 xã Tân Hương, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1970, lượng thuốc chủ yếu DDT, 666. Năm 1990 kho ngừng sử dụng, chỉ còn nền kho cũ. Năm 2000 xây dựng trụ sở Hội quán thôn trên nền kho cũ | 2018 - 2019 | 27 | 17 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
8 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Đức An | Thôn Long Mạ, xã Đức An, huyện Đức Thọ | Kho ngừng sử dụng từ năm 2005, toàn bộ thuốc tại kho đã được bốc dở, hiện nay bỏ hoang không sử dụng, bên trong còn một số chai lọ và thuốc rơi vãi. Kho là nhà cấp 4 ba gian, tường đá ong, lợp ngói, nền đất. Đặc biệt một đoạn tường phía giáp với nhà Ông Đào Đức Thắng bị sập gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân. Kho được ngừng sử dụng từ năm 2005. toàn bộ lượng thuốc trong kho được thu gom và vận chuyển. Hiện nay chỉ còn kho cũ. Ngoài ra chưa có biện pháp xử lý nào khác được thực hiện | 2018 - 2019 | 28 | 18 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
9 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại hội quán thôn Vĩnh Đại 2, xã Đức Vĩnh | thôn Vĩnh Đại 2, xã Đức Vĩnh, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1970, lượng thuốc lưu giữ DDT, 666. Năm 1996 kho được phá dỡ, toàn bộ lượng thuốc trong kho được thu gom và hiện nay chỉ còn nền kho cũ. Phía Tây cách nền kho cũ 5m có nhà thờ họ mới xây dựng, một phần khuôn viên nhà thờ nằm trên nền kho cũ. Đất tại nền kho đào lên có mùi DDT đặc trưng. Thời tiết thay đổi gây mùi hôi khó chịu, đất trên nền kho đào xuống 20cm có mùi thuốc rõ rệt | 2017 - 2018 | 28 | 18 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
10 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Trung Tiến, xã Đức An | thôn Trung Tiến, xã Đức An, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1965, lượng thuốc lưu giữ DDT, 666. Kho ngừng sử dụng từ năm 2006, hiện nay kho bỏ hoang. Kho là nhà xây cấp 4 bốn gian, tường gạch, lợp ngói, nền gạch | 2017 - 2018 | 30 | 20 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
11 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Vĩnh Đại 2, xã Đức Vĩnh | thôn Vĩnh Đại 2, xã Đức Vĩnh, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1970, lượng thuốc lưu giữ DDT, 666. Năm 1985 kho được phá dỡ, toàn bộ lượng thuốc trong kho được thu gom và vận chuyển, một số thuốc đã rơi vãi ngấm xuống đất. Hiện nay khu nhà Ủy ban nhân dân xã được xây dựng một phần trên nền kho cũ. Tại thời điểm kiểm tra còn nền móng cũ. | 2017 - 2018 | 31 | 21 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
12 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Đức An | Thôn Hòa Bình, xã Đức An, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1965, lượng thuốc lưu giữ DDT, 666. Kho ngừng sử dụng từ năm 2005, toàn bộ thuốc tại kho đã được bốc dở, hiện nay kho bỏ hoang, sử dụng làm kho để đồ. Kho là nhà xây cấp 4 bốn gian, tường gạch, lợp ngói, nền đất | 2018 - 2019 | 29 | 19 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
13 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Đông Thái 1, xã Tùng Ảnh | thôn Đông Thái 1, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1965, lượng thuốc lưu giữ DDT, 666. Kho được phá dỡ, toàn bộ lượng thuốc trong kho được thu gom và hiện nay chỉ còn nền kho cũ, đã đắp lớp đất mới lên trên vị trí nền kho cũ. Khu vực tồn lưu nằm trong khu dân cư, trong phạm vi ảnh hưởng có 02 hộ dân sinh sống với 8 nhân khẩu. Tại nhà Ông Võ Dũng có 01 cháu bị dị tật bẩm sinh (1 tuổi). Thời tiết thay đổi gây mùi hôi khó chịu. Nguồn nước sử dụng của gia đình là nước giếng. | 2018 - 2019 | 31 | 21 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
14 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Thạch Tân | xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1970, lượng thuốc chưa xác định được. Hiện nay, kho thuốc đã bỏ hoang không còn sử dụng, chỉ còn lại nền kho cũ. | 2018 - 2019 | 29 | 19 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
15 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Việt Xuyên, xã Thạch Việt | Thôn Việt Xuyên, xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1970, lượng thuốc chưa xác định được. Hiện nay, kho thuốc đã bỏ hoang không còn sử dụng, chỉ còn lại nền kho cũ. Nền kho hiện tại thấp hơn khu vực xung quanh nên bị đọng nước tạo thành ao nước | 2018 - 2019 | 28 | 18 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
16 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thị trấn Nghèn | Khối Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1970, Hiện nay, kho vẫn đang được sử dụng dùng để chứa dụng cụ vật tư nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật còn sử dụng được | 2018 - 2019 | 31 | 21 | 10 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
17 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thị trấn Hương Khê | Khối 02, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1994, hiện nay đang sử dụng, ô nhiễm ở mức độ trung bình | 2019 - 2020 | 32 | 21 | 11 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
18 | Điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại phường Đậu Liêu | Phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh | Kho thuốc được xây dựng từ năm 1994, hiện nay đang được sử dụng, ô nhiễm ở mức độ trung bình | 2019 - 2020 | 33 | 21 | 12 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
Ghi chú: 1(219): 1 là số thứ tự phụ lục; (219) là số thứ tự trong phụ lục của Quyết định số 1946/QĐ-TTg của Chính phủ.
Các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đang điều tra bổ sung sau khi hoàn thiện kết quả sẽ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung vào giai đoạn 2015-2020.
KẾ HOẠCH XỬ LÝ CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
TT | Tên điểm | Địa chỉ | Hiện trạng | Thời gian hoàn thành xử lý | Dự kiến kinh phí (tỷ đồng) | Cơ quan phê duyệt dự án | ||
Tổng kinh phí | Ngân sách Trung ương | Ngân sách địa phương | ||||||
1 | Làng nghề rèn đúc, cơ khí Trung Lương | Phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh | Cụm Làng nghề rèn đúc, cơ khí Trung Lương được đầu tư quy hoạch và đi vào hoạt động từ năm 2006 với diện tích 6,6ha, cho đến nay đã có hơn 17 cơ sở đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, rèn, đúc, tấm lợp… tuy nhiên chưa được đầu tư hệ thống xử lý môi trường gây ô nhiễm môi trường | 2013-2014 | 38 | 25 | 13 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
2 | Làng nghề sản xuất đồ mộc xã Thái Yên | Xã Thái Yên huyện Đức Thọ | Làng nghề sản xuất đồ mộc xã Thái Yên huyện Đức Thọ đi vào hoạt động từ năm 2004 với quy mô 3,2 ha với quy mô khi thành lập 07 doanh nghiệp, hàng năm đã cho ra đời hàng ngàn mặt hàng đồ mộc thủ công, mỹ nghệ cao cấp từ gỗ, tuy nhiên chưa có hệ thống xử lý khí thải và nước thải, gây ô nhiễm môi trường | 2013-2014 | 40 | 25 | 15 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
3 | Làng nghề sản xuất chăn ga gối đệm xã Thạch Đồng | Xã Thạch Đồng, thành phố Hà Tĩnh | Làng nghề sản xuất chăn ga gối đệm Thạch Đồng ô nhiễm môi trường không khí, bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, gây ô nhiễm môi trường xung quanh | 2014-2015 | 39 | 25 | 14 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
4 | Làng nghề chế biến Hải sản Thạch Kim | Xã Thạch Kim huyện Lộc Hà | Làng nghề chế biến hải sản Thạch Kim hàng ngày thải ra một lượng lớn nước thải từ quá trình sản xuất, lượng nước thải này chưa xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh | 2015-2016 | 42 | 28 | 14 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
5 | Làng nghề chế biến hải sản xã Cẩm Nhượng | Xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên | Làng nghề chế biến hải sản xã Cẩm Nhượng hàng ngày thải ra một lượng lớn nước thải từ quá trình sản xuất, lượng nước thải này chưa xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh | 2016-2017 | 42 | 28 | 14 | UBND tỉnh Hà Tĩnh |
- 1 Chỉ thị 14/2014/CT-UBND phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2013 cải thiện môi trường văn hóa du lịch do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3 Quyết định 928/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014-2015
- 4 Quyết định 2406/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 13/2011/QH13 về chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 do Quốc hội ban hành
- 6 Quyết định 2694/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 7 Quyết định 38/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2010 về Chương trình thực hiện Quyết định 1946/QĐ-TTg về Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước giai đoạn 2010 – 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9 Quyết định 1946/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 11 Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
- 12 Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Chỉ thị 14/2014/CT-UBND phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2013 cải thiện môi trường văn hóa du lịch do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3 Quyết định 928/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014-2015
- 4 Quyết định 2694/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên