- 1 Luật di sản văn hóa 2001
- 2 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3 Luật khoáng sản 2010
- 4 Quyết định 1590/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT về quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1091/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 17 tháng 7 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 50/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất;
Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam”;
Căn cứ Kết luận số 371-KL/TU, ngày 17/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tại kỳ họp chuyên đề ngày 13/7/2021; Thông báo số 3703- TB/VPTU, ngày 15/6/2023 của Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn về việc thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Báo cáo số 640-BC/BCSĐ ngày 22/5/2023 của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn;
Căn cứ Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Đề án “Thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025”; Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thành lập Công viên địa chất Lạng Sơn; Quyết định số 1076/QĐ-UBND ngày 12/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xác định phạm vi, ranh giới Công viên địa chất Lạng Sơn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 88/TTr-SVHTTDL ngày 11/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Đề án “Thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025” ban hành kèm theo Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
(Chi tiết tại các Phụ lục 01,02,03 kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỀ ÁN “THÀNH LẬP, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Kèm theo Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh Lạng Sơn)
1.1. Khổ 2 Mục III. Vị trí, ranh giới Công viên địa chất Lạng Sơn: “ Công viên địa chất Lạng Sơn nằm trên toàn bộ phạm vi địa giới hành chính của các huyện: Bắc Sơn; Chi Lăng; Hữu Lũng; Lộc Bình; Văn Quan; thành phố Lạng Sơn; một phần của huyện Bình Gia (gồm các xã: Bình La, Hồng Thái, Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, Mông Ân, Hòa Bình, Thiện Thuật, Thiện Hòa, Thiện Long, Tân Hòa, Minh Khai, Quang Trung, thị trấn Bình Gia); một phần của huyện Cao Lộc (gồm các xã: Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Bình Trung, Tân Thành, Xuân Long, Tân Liên, Gia Cát, Yên Trạch, Hợp Thành, Hòa Cư, Hải Yến, Công Sơn, Mẫu Sơn; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc) với tổng diện tích là 4.842,58 km2 với dân số khoảng 627.500 người (tương đương khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh).
- Vị trí tiếp giáp của Công viên địa chất Lạng Sơn như sau:
+ Phía Bắc tiếp giáp với huyện Văn Lãng, một phần của huyện Bình Gia, Cao Lộc và biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
+ Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang;
+ Phía Đông tiếp giáp với huyện Đình Lập;
+ Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn.
1.2. Khổ 1 khoản 12 Mục V. Nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn: “Tổng kinh phí thực hiện Đề án thành lập, xây dựng và phát triển công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 là 35.950 triệu đồng. Kinh phí chi cho việc xây dựng các bãi đỗ xe đồng bộ theo các tiêu chí của UNESCO chi từ các nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp của Luật ngân sách Nhà nước giao cho các huyện, thành phố hằng năm; nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác (Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế Demo cảnh quan cho các điểm trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn, trong đó bao gồm bãi đỗ xe, phối cảnh các điểm với bãi đỗ xe, con đường đi từ bãi đỗ xe đến từng điểm; dựa trên demo bãi đỗ xe được thống nhất các huyện triển khai xây dựng các bãi đỗ xe đồng bộ trên toàn vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)”.
(Chi tiết xem tại Phụ lục số 03)
1.3. Khổ 2 khoản 2 Mục VI. Công việc chính trong quá trình thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn (gồm 02 nhóm công việc chính): Sản phẩm của nhóm công việc này gồm: thành lập 01 đơn vị quản lý cấp tỉnh (Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn); 01 Logo của Công viên địa chất Lạng Sơn; 04 Trung tâm hoặc phòng trưng bày thông tin Công viên địa chất Lạng Sơn; 01 phòng chiếu Video tại Đền Bắc Lệ; 01 hệ thống bảng chỉ dẫn, pano của Công viên địa chất Lạng Sơn; 02 ấn phẩm tờ rơi về Công viên địa chất Lạng Sơn; 01 bộ bưu ảnh về Công viên địa chất Lạng Sơn; 01 phim về di sản địa chất và Công viên địa chất Lạng Sơn; 05 khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức về di sản địa chất và Công viên địa chất cho các cấp chính quyền, cộng đồng địa phương và du khách, bồi dưỡng kiến thức về Công viên địa chất, xây dựng hình ảnh làng nghề, sản phẩm tiềm năng mang thương hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO; 01 lớp hướng dẫn viên du lịch; 02 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tiếng Anh chuyên ngành ngắn hạn đáp ứng yêu cầu quản lý Công viên địa chất, cho homestay, hướng dẫn viên du lịch trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; khảo sát, đánh giá phát triển các sản phẩm, làng nghề, phát triển hành động chống biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, sử dụng thay thế chai nhựa và chương trình giáo dục tại trường học trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; các chương trình quảng bá, phóng sự về giá trị di sản địa chất và Công viên địa chất Lạng Sơn trên các kênh truyền hình, báo, đài ở Trung ương và địa phương; chương trình hành động và dự toán đầu tư xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn được điều chỉnh, phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện.
1.4. Sửa đổi tiêu đề Điểm 2.4 khoản 2 Mục VI: Nhiệm vụ thứ 6: Mời chuyên gia tư vấn xây dựng, đánh giá, hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai công tác chuẩn bị đón đoàn thẩm định của UNESCO; tư vấn xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn”.
1.5. Sửa đổi tiêu đề Điểm 2.5 khoản 2 Mục VI: Nhiệm vụ thứ 7: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tổng thể di sản địa chất và các loại hình di sản khác ở Công viên địa chất Lạng Sơn”.
1.6. Khổ 1 điểm 2.6 khoản 2 Mục VI: “Xây dựng khoảng 38 điểm trên 04 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn (Tuyến số 01: Thành phố Hà Nội - huyện Hữu Lũng - huyện Chi Lăng - thành phố Lạng Sơn, Tuyến số 02: Thành phố Lạng Sơn - huyện Cao Lộc - huyện Văn Quan - huyện Bình Gia - huyện Bắc Sơn, Tuyến số 03: Huyện Bắc Sơn - huyện Văn Quan - huyện Chi Lăng - thành phố Lạng Sơn, Tuyến số 04: Thành phố Lạng Sơn - huyện Cao Lộc - huyện Lộc Bình - thành phố Lạng Sơn); đường mòn địa chất trong Công viên địa chất Lạng Sơn; Phòng chiếu Video tại Đền Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng; phòng trưng bày về sự tiến hóa của sự sống kỷ Trias và hóa thạch Cúc đá tại xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng; phòng trưng bày triển lãm về các loài thú có vú đầu tiên ở khu vực Thác Bản Khiếng và trưng bày tại không gian ngoài trời ở Mỏ than Na Dương, huyện Lộc Bình; phòng trưng bày triển lãm về sự tiến hóa của loài người trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn tại Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn; mô hình 2D/3D mô phỏng câu chuyện về đại diện của các loài động vật đã tuyệt chủng, khu vực check-in và bãi đỗ xe tại các điểm tham quan vùng Công viên địa chất Lạng Sơn…”.
1.7. Khổ 1 điểm 2.7 khoản 2 Mục VI: “Nội dung chính: Điều tra xã hội về nhận thức cộng đồng về di sản địa chất và Công viên địa chất; nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản địa chất và Công viên địa chất; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tiếng Anh nâng cao chất lượng quản lý, dịch vụ du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; phát triển hành động chống biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, sử dụng thay thế chai nhựa và chương trình giáo dục tại trường học trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn,…”
2.1. Tại Mục II. Khái quát về Công viên địa chất Lạng Sơn
- Bổ sung vào khổ 1 khoản 2: “Khu vực núi Mẫu Sơn đã được phê duyệt quy hoạch Khu bảo tồn loài sinh cảnh theo Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 30/11/2018 của UBND tỉnh”.
- Bổ sung khoản 3: “Vùng trũng Na Dương, tại mỏ than Na Dương đã phát hiện các giá trị hóa thạch của các loài động vật, thực vật khổng lồ, đa dạng, độc đáo sống ở môi trường nước có niên đại cách ngày nay khoảng 20 - 30 triệu năm, có giá trị khoa học vô cùng quan trọng góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hình thành lớp vỏ trái đất và sự tiến hóa của các loài động, thực vật, được mô tả trên nhiều ấn phẩm chuyên ngành và có mặt trong nhiều công bố khoa học quốc tế, điều này thực sự nổi bật và có giá trị về mặt khảo cổ, tạo nên sự khác biệt của Công viên địa chất Lạng Sơn với Công viên địa chất khác ở Đông Bắc Việt Nam” .
2.2. Tại Mục III. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án: bổ sung “ Căn cứ Thông tư số 50/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.”
3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhiệm vụ và thời gian hoàn thành tại Biểu dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn. (chi tiết tại Phụ lục số 02).
BIỂU DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh Lạng Sơn)
TT | Thời gian | Nội dung công việc | Mô tả công việc | Cơ quan | |
Chủ trì/Chủ đầu tư | Phối hợp | ||||
1 | 04 - 11/2021 | Thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý, thành lập CVĐC Lạng Sơn | Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn, Ban quản lý CVĐC Lạng Sơn và thành lập CVĐC Lạng Sơn; xây dựng Đề án thành lập, xây dựng và phát triển công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025. | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Ngoại vụ, các sở, ngành có liên quan. |
2 | 11/2022- 12/2023 và những năm tiếp theo | Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản (văn hóa, đa dạng sinh học, địa chất-địa mạo, địa văn hóa, khảo cổ học...), xác định phạm vi, quy mô CVĐC Lạng Sơn | - Điều tra, khảo sát thực địa, lấy, gia công, phân tích mẫu (đợt 1): Tháng 11/2022-3/2023; - Xử lý tài liệu, báo cáo sơ bộ kết quả (phục vụ ra quyết định chính xác phạm vi, ranh giới CVĐC, dịch sang tiếng Anh, xây dựng hồ sơ, kế hoạch quản lý: Tháng 9-12/2023; - Điều tra, khảo sát thực địa đợt 2 (phục vụ xây dựng báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, dịch sang tiếng Anh, hoàn thiện hồ sơ, kế hoạch quản lý: Tháng 4-9/2023; - Khoanh vùng bảo vệ và phát huy giá trị di sản: 6/2024; - Khảo sát hệ thống hang động (dự toán riêng); - Tiếp tục điều tra, khảo sát những năm sau (dự toán riêng). | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, tiểu ban chuyên môn về CVĐC toàn cầu Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, UBND các huyện trong vùng CVĐC Lạng Sơn, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan |
3 | 3-11/2023 | Chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận CVĐC Toàn cầu và bảo vệ hồ sơ | - Xây dựng hồ sơ và kế hoạch quản lý trình UNESCO: 6-11/2023; - Trình hồ sơ lên UNESCO (dự thảo): 11/2023; - Trình hồ sơ lên UNESCO (chính thức): 02/2024; - Đón đoàn thẩm định UNESCO: 6-7/2024; - Tham dự Hội nghị quốc tế về CVĐC và bảo vệ hồ sơ: 9/2024; - Công nhận chính thức (nếu được, tháng 6/2025). | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Ngoại vụ; tiểu ban chuyên môn về CVĐC toàn cầu Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan |
4 | 7/2023 - 9/2024 | Lập kế hoạch quản lý CVĐC Lạng Sơn | - Trình UNESCO kế hoạch dự thảo (tháng 11/2023); - UNESCO sẽ mời một số chuyên gia (của IUGS hoặc IUCN...) thẩm định hồ sơ (trong phòng) và thông báo kế hoạch thẩm định (thực địa) tại CVĐC Lạng Sơn (tháng 04/2024); - Triển khai thẩm định thực địa khoảng tháng 6-7/2024; - Tham gia các cuộc họp và các hoạt động thường niên của Mạng lưới CVĐC. | Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Ngoại vụ; Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan |
5 | 2024 - 2025 | Khoanh vùng DSĐC, đề xuất phương án bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể các loại hình di sản CVĐC Lạng Sơn | - Khoanh vùng DSĐC, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn đối với các DSĐC; - Đề xuất phương án bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể các loại hình di sản, lồng ghép với các quy hoạch tổng thể và chuyên ngành khác của toàn tỉnh. | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Các sở, ban ngành liên quan, tư vấn lập quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan Mời một đơn vị tư vấn quốc tế hỗ trợ, đối tác công tư PPP (nếu có) |
6 | 2023 - 2025 | Lập, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch: Quy hoạch xây dựng vùng CVĐC Lạng Sơn, Quy hoạch xây dựng phát triển khu du lịch quốc gia, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn. | Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và phân tích đánh giá hiện trạng và tiềm năng cho quy hoạch xây dựng vùng CVĐC Lạng Sơn, quy hoạch xây dựng phát triển khu du lịch quốc gia, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch; Đánh giá tác động môi trường... | Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn/Sở Xây dựng/Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ban ngành liên quan, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, Bộ Xây dựng), các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan Mời một đơn vị tư vấn quốc tế hỗ trợ, đối tác công tư PPP (nếu có) |
7 | 2022 - 2025 | Mời chuyên gia tư vấn xây dựng, đánh giá, hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai công tác chuẩn bị đón đoàn thẩm định của UNESCO, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn | - Xây dựng CVĐC, lập hồ sơ, xây dựng kế hoạch quản lý; - Tư vấn chuẩn bị đón đoàn thẩm định của UNESCO; - Xây dựng hệ thống biển bảng, thuyết minh; - Xây dựng các đường mòn địa chất trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; các trung tâm thông tin tại một số huyện và thành phố Lạng Sơn; Phòng chiếu HQ Video tại Đền Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng; phòng trưng bày về sự tiến hóa của sự sống kỷ Trias và hóa thạch Cúc đá tại xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng; phòng trưng bày triển lãm về các loài thú có vú đầu tiên ở khu vực Thác Bản Khiếng và trưng bày tại không gian ngoài trời ở Mỏ than Na Dương, huyện Lộc Bình; phòng trưng bày triển lãm về sự tiến hóa của loài người trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn tại Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn; mô hình 2D/3D mô phỏng câu chuyện về đại diện của các loài động vật đã tuyệt chủng, khu vực check-in và bãi đỗ xe tại các điểm tham quan vùng Công viên địa chất Lạng Sơn… | Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Văn phòng UBND tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan |
8 | 2021 - 2025 | Hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tổng thể DSĐC và các loại hình di sản khác ở CVĐC Lạng Sơn | - Xây dựng Ban quản lý CVĐC đủ mạnh, đủ năng lực để điều hành mọi hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị tổng thể các loại hình di sản ở CVĐC Lạng Sơn; - Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực, kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng, vận hành và phát triển CVĐC. | Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Các Sở: Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Ngoại vụ; đối tác công tư PPP |
9 | 2021 - 2025 | Xây dựng và thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong CVĐC Lạng Sơn | - Cuộc thi sáng tác logo, thi ảnh, hội họa, sáng tác bài hát, thi chọn thuyết trình viên/hướng dẫn viên du lịch giỏi... - Làm phim về CVĐC (song ngữ); - Xây dựng hệ thống biển bảng thuyết minh, pano chỉ dẫn ở các điểm di sản; - Chương trình du lịch địa chất, các tour, tuyến du lịch địa chất, sản phẩm du lịch; - Chương trình đối tác CVĐC; - Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những năm sau (dự toán riêng); - Xây dựng Trung tâm thông tin du lịch địa chất tại thành phố Lạng Sơn và một số điểm trong CVĐC Lạng Sơn; - Xây dựng hệ thống các trung tâm thông tin/bảo tàng, hệ thống homestay, nhà hàng, khách sạn đối tác của CVĐC ở các huyện trong phạm vi CVĐC; - Xây dựng và liên tục cập nhật trang Web, cơ sở dữ liệu của CVĐC; - Xây dựng khoảng 38 điểm trên 04 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn (Tuyến số 01: Thành phố Hà Nội - huyện Hữu Lũng - huyện Chi Lăng - thành phố Lạng Sơn, Tuyến số 02: Thành phố Lạng Sơn - huyện Cao Lộc - huyện Văn Quan - huyện Bình Gia - huyện Bắc Sơn, Tuyến số 03: Huyện Bắc Sơn - huyện Văn Quan - huyện Chi Lăng - thành phố Lạng Sơn, Tuyến số 04: Thành phố Lạng Sơn - huyện Cao Lộc - huyện Lộc Bình - thành phố Lạng Sơn); đường mòn địa chất trong Công viên địa chất Lạng Sơn; Phòng chiếu Video tại Đền Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng; phòng trưng bày về sự tiến hóa của sự sống kỷ Trias và hóa thạch Cúc đá tại xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng; phòng trưng bày triển lãm về các loài thú có vú đầu tiên ở khu vực Thác Bản Khiếng và trưng bày tại không gian ngoài trời ở Mỏ than Na Dương, huyện Lộc Bình; phòng trưng bày triển lãm về sự tiến hóa của loài người trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn tại Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn; mô hình 2D/3D mô phỏng câu chuyện về đại diện của các loài động vật đã tuyệt chủng, khu vực check-in và bãi đỗ xe tại các điểm tham quan vùng Công viên địa chất Lạng Sơn... | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông, Đài PTTH tỉnh, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp PPP; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan |
10 | 2024 - 2025 | Xây dựng đồng bộ bãi đỗ xe | Xây dựng đồng bộ bãi đỗ xe theo tiêu chí UNESCO tại các điểm tham quan trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn “Kinh phí chi cho việc xây dựng các bãi đỗ xe đồng bộ theo các tiêu chí của UNESCO chi từ các nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp của Luật ngân sách Nhà nước giao cho các huyện, thành phố hàng năm; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế demo cảnh quan cho các điểm trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn, trong đó bao gồm bãi đỗ xe, phối cảnh các điểm với bãi đỗ xe, con đường đi từ bãi đỗ xe đến từng điểm; dựa trên demo bãi đỗ xe đó các huyện triển khai xây dựng các bãi đỗ xe đồng bộ trên toàn vùng Công viên địa chất Lạng Sơn” | UBND các huyện và thành phố Lạng Sơn; Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên quan |
11 | 2021 - 2025 | Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng | Điều tra hiện trạng nhận thức cộng đồng về DSĐC và CVĐC; Hằng quý tổ chức các khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức về DSĐC và CVĐC cho các cấp chính quyền (UBND tỉnh, sở, huyện, Ban quản lý...) và cho cộng đồng địa phương và du khách; tổ chức Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về Công viên địa chất, xây dựng hình ảnh làng nghề, sản phẩm tiềm năng mang thương hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Lớp hướng dẫn viên du lịch, Lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tiếng Anh chuyên ngành ngắn hạn đáp ứng yêu cầu quản lý Công viên địa chất và cho homestay, hướng dẫn viên du lịch trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn, Hội thảo tập huấn nâng cao năng lực; khảo sát, phát triển các sản phẩm phụ, làng nghề Công viên địa chất Lạng Sơn để có tác động kinh tế đến người dân địa phương, khảo sát, phát triển hành động chống biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, sử dụng thay thế chai nhựa và chương trình giáo dục tại trường học trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.” | Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Các Sở: Tài nguyên và Mội trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại vụ, Nội vụ UBND các huyện, thành phố và các trường học trong vùng CVĐC, đối tác công tư PPP và một số tổ chức giáo dục là khách mời. |
12 | 2021 - 2025 | Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động của Mạng lưới CVĐC Toàn cầu của UNESCO | - Tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế, lớp tập huấn, hội chợ... của Mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO (Hội nghị Mạng lưới CVĐC Toàn cầu của UNESCO, Hội nghị Mạng lưới CVĐC Toàn cầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, 01 năm/lần) (yêu cầu bắt buộc khi xem xét hồ sơ); - Tham gia các hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn di sản, quản lý CVĐC với các Ban Quản lý CVĐC trong nước và các nước khác; - Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, kết quả... trong việc bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý DSĐC; - Tham gia xây dựng, phát triển các hoạt động khác của Mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO... Mời các trường đại học quốc tế đưa sinh viên các nước đến nghiên cứu, học tập tại CVĐC Lạng Sơn... | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Ngoại vụ, đại diện chính quyền địa phương các cấp, các sở, ban ngành liên quan |
13 | Năm 2022 và tiếp tục những năm sau | Lập hồ sơ trình công nhận một số di tích quốc gia/quốc gia đặc biệt | Công nhận một số di tích quốc gia/quốc gia đặc biệt đối với các di tích có thể đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trong phạm vi CVĐC Lạng Sơn | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Sở Tài nguyên và Môi trường/ UBND các huyện, thành phố; đối tác công tư PPP |
14 | 2021 - 2025 | Triển khai các dự án nghiên cứu, tôn tạo, bảo tồn, phục dựng, đầu tư (trồng rừng, cải thiện vấn đề cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...) | - Triển khai dự án trồng rừng, cải thiện cảnh quan, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước và cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch... ở một số khu vực trong phạm vi CVĐC...; - Điều tra, khảo sát, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa (tín ngưỡng thờ mẫu, lễ hội Ná Nhèm...), các di tích lịch sử cách mạng thuộc cụm di tích quốc gia đặc biệt “Khởi nghĩa Bắc Sơn”; - Các hoạt động trồng rừng phủ xanh đồi trọc, vệ sinh môi trường (nước thải, rác thải, nghĩa trang...), cơ sở hạ tầng (đường giao thông, phục hồi các khu vực khai thác khoáng sản...). | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan phối hợp với các doanh nghiệp đối tác công tư PPP thực hiện |
- 1 Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2019 về xây dựng và phát triển mạng lưới đối tác Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2 Quyết định 18/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang
- 3 Kế hoạch 258/KH-UBND năm 2022 triển khai hoạt động xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2023