- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1096/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 11 tháng 5 năm 2023 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Vĩnh Long;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 826/TTr-SCT ngày 10/5/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện phát triển thương mại điện tử năm 2023 (Kèm theo Kế hoạch số 779/KH-SCT ngày 27/4/2023).
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 779/KH-SCT | Vĩnh Long, ngày 27 tháng 4 năm 2023 |
THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2023
Căn cứ Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Vĩnh Long;
Sở Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển thương mại điện tử năm 2023 của tỉnh Vĩnh Long như sau:
- Bám sát Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Vĩnh Long, phát triển TMĐT tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam thông qua các Sàn giao dịch thương mại điện tử website và ứng dụng bán hàng online.
- Triển khai thực hiện các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, đưa thương mại điện tử trở thành một hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2023
1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử
- Thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử đối với cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, sinh viên, học sinh, các tầng lớp dân cư thông qua các hình thức như tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, cuộc thi, triển lãm, in ấn tờ rơi, sổ tay, băng rol,... các kiến thức về thương mại điện tử, các văn bản quy định, công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, các hoạt động thương mại điện tử,...
- Xây dựng các chuyên đề về thương mại điện tử, tuyên truyền, phổ biến thương mại điện tử trên các phương tiện truyền thông, nội dung bao gồm: phổ cập kiến thức thương mại điện tử trên truyền hình; quảng bá, tuyên truyền, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động, các điển hình về ứng dụng TMĐT, thông tin về giá cả hàng hóa, cơ hội giao thương.
2. Đào tạo kỹ năng về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp:
Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng TMĐT cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức đa dạng phong phú, trực tiếp và gián tiếp thông qua các buổi đào tạo tập trung, hoặc đào tạo qua trên môi trường intetnet và các hình thức đào tạo khác.
3. Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử
a. Vận động các cơ sở, doanh nghiệp, các tổ chức/cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương tỉnh Vĩnh Long (gọi tắt là Sàn giao dịch)
Thực hiện vận động doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia Sàn giao dịch, hỗ trợ tiếp cận, ứng dụng hoạt động giao dịch trực tuyến nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở cũng như phát triển hoạt động thương mại điện tử, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
b. Duy trì hoạt động Sàn Giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương Vĩnh Long.
Thực hiện quản lý, cập nhật, xây dựng bản tin, cung cấp thông tin của các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức/cá nhân, thông tin về sản phẩm; chương trình khuyến mãi của các nhãn hàng, doanh nghiệp; thông tin về thị trường, các rào cản kỹ thuật, các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia; thông tin về các chương trình xúc tiến, cơ hội giao thương, chào mua, chào bán.
c. Thực hiện chương trình tự hào hàng Việt kết hợp với chương trình khuyến mãi tập trung của tỉnh và chương trình online Friday trên Sàn giao dịch.
Xây dựng và duy trì gian hàng tự hào hàng Việt trên Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương Vĩnh Long, thực hiện hỗ trợ công tác phát triển thương mại điện tử cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt góp phần phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
d. Thực hiện mô hình thí điểm về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mới trong thương mại điện tử
- Thực hiện mô hình chợ Vĩnh Long online lên trang Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương tỉnh Vĩnh Long, quảng bá sản phẩm, đào tạo tuyên truyền để tiểu thương quen dần với phương thức mua bán trực tuyến.
- Tuyên truyền về hoạt động chợ Vĩnh Long online, quảng bá “mô hình chợ 4.0- thanh toán không dùng tiền mặt”
- Vận động các hộ tiểu thương tham gia quảng bá, giới thiệu đưa thông tin lên “Chợ Vĩnh Long online” thuộc Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương.
5. Xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của tỉnh:
- Hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu trực tuyến, gia tăng lòng tin của khách hàng vào hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp
- Xây dựng hình ảnh, video, bài đăng để quảng cáo cho các sản phẩm của doanh nghiệp
- Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm trên các trang báo mạng, Google, mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,...
Xây dựng và bố trí nhân lực có năng lực chuyên môn về thương mại điện tử và các vấn đề liên quan nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại điện tử, tham mưu, xử lý, giải quyết nhanh chóng các vấn đề của địa phương thực hiện phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh
Tham gia các khóa đào tạo, các buổi tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về thương mại điện tử cho bộ phận thực hiện nhiệm vụ về thương mại điện tử
7. Tổ chức chương trình đối thoại trực tiếp giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
Tổ chức các chương trình đối thoại trực tiếp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp nhằm tiếp thu những đóng góp, kịp thời nắm bắt thông tin, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đưa hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh dần hoàn thiện.
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT | Nội dung | Kinh phí | Thời gian thực hiện |
1 | Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử | 30 | Từ quý 2/2023 |
2 | Đào tạo kỹ năng về TMĐT cho DN | 23 | Từ quý 2/2023 |
3 | Vận động doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương tỉnh Vĩnh Long | 30 | Từ quý 2/2023 |
4 | Duy trì hoạt động Sàn | 20 | Từ quý 2/2023 |
5 | Chương trình tự hào hàng Việt | 40 | Từ quý 2/2023 |
6 | Xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của tỉnh | 40 | Từ quý 2/2023 |
7 | Xây dựng, kiện toàn bộ máy QLNN về TMĐT | 20 | Từ quý 2/2023 |
8 | Tổ chức chương trình đối thoại trực tiếp | 12 | Từ quý 2/2023 |
| Tổng cộng | 215 |
|
Tổng kinh phí thực hiện năm 2023 là 215.000.000 đồng (Hai trăm mười lăm triệu đồng). Sử dụng kinh phí từ nguồn Sự nghiệp thông tin truyền thông.
- Sở Công Thương chủ trì phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh. Đồng thời kiểm tra hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Giao Văn phòng Sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí chi tiết cho từng nhiệm vụ thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện. Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở phối hợp với Văn phòng Sở triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này, linh hoạt vận dụng các hình thức triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương để đạt hiệu quả nhất, nếu có khó khăn vướng mắc đề xuất Ban Giám đốc Sở để chỉ đạo giải quyết kịp thời./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1 Kế hoạch 75/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Ninh năm 2023
- 2 Quyết định 617/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Phát triển thương mại điện tử tỉnh Điện Biên năm 2023
- 3 Kế hoạch 1562/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận năm 2023
- 4 Kế hoạch 124/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai năm 2023
- 5 Kế hoạch 109/KH-UBND thực hiện đề án thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2023 của tỉnh Quảng Ngãi
- 6 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2023 thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết ban hành Quy định nội dung chi và mức chi thực hiện phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7 Quyết định 29/2023/QĐ-UBND bãi bỏ một phần Quy chế tổ chức quản lý và thực hiện hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 51/2021/QĐ-UBND
- 8 Kế hoạch 2450/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
- 9 Kế hoạch 3684/KH-UBND về phát triển Thương mại điện tử tỉnh Bình Dương năm 2023
- 10 Quyết định 850/QĐ-UBND về danh mục sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh trọng điểm ưu tiên lựa chọn tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử của tỉnh Sơn La năm 2024