ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2010/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 15 tháng 3 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận tại Tờ trình số 18/TTr-SNN ngày 01 tháng 02 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định về quy mô và vị trí để xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với:
a) Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
b) Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong việc quản lý cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung của tỉnh Bình Thuận nêu tại Chương III Quy định này.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng phát triển chăn nuôi: là vùng hay khu vực được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy hoạch để phát triển chăn nuôi không thuộc vùng quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu đô thị, công sở, trường học, bệnh viện, chợ.
2. Chăn nuôi gia súc: bao gồm chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, heo.
3. Chăn nuôi gia cầm: bao gồm chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, chim cút.
4. Cơ sở chăn nuôi: là nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung của các tổ chức, cá nhân thuộc vùng phát triển chăn nuôi.
5. Cơ sở chăn nuôi quy mô lớn: là cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô:
a) Chăn nuôi gia súc từ: 1.000 con trở lên (không kể gia súc theo mẹ);
b) Chăn nuôi gia cầm từ: 10.000 con trở lên; đối với đà điểu từ 200 con trở lên; đối với chim cút từ 50.000 con trở lên.
6. Cơ sở chăn nuôi có quy mô vừa: là cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô:
a) Chăn nuôi gia súc từ: 50 đến dưới 1.000 con (không kể gia súc theo mẹ);
b) Chăn nuôi gia cầm từ: 1.000 đến dưới 10.000 con; đối với đà điểu từ 50 đến dưới 200 con; đối với chim cút từ 5.000 đến dưới 50.000 con.
7. Cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ: là cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô:
a) Chăn nuôi gia súc có quy mô dưới 50 con (không kể gia súc theo mẹ);
b) Chăn nuôi gia cầm dưới 1.000 con; đối với đà điểu dưới 50 con; đối với chim cút dưới 5.000 con.
ĐIỀU KIỆN BỐ TRÍ ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG
Điều 3. Điều kiện để xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
Cơ sở chăn nuôi phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Về vị trí xây dựng chuồng trại:
a) Các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn và quy mô vừa phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phù hợp quy hoạch chăn nuôi của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh;
b) Vị trí xây dựng cơ sở chăn nuôi phải ngoài nội thành, nội thị và cách xa khu dân cư tập trung, khu đô thị, khu - cụm công nghiệp, công sở, bệnh viện, trường học, chợ:
- Đối với cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn: khoảng cách tối thiểu là 500 m;
- Đối với cơ sở chăn nuôi có quy mô vừa: khoảng cách tối thiểu là 400 m;
- Đối với cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ: khoảng cách tối thiểu là 300 m.
c) Vị trí xây dựng chuồng trại chăn nuôi với nguồn nước:
- Cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn và quy mô vừa: chuồng trại chăn nuôi phải cách nguồn nước phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt tối thiểu là 150 m;
- Cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ: chuồng trại chăn nuôi phải cách nguồn nước phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt tối thiểu là 100 m.
d) Các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn và quy mô vừa phải cách xa trục đường quốc lộ tối thiểu là 500 m; đường liên tỉnh lộ là 300 m; đường giao thông liên huyện là 200 m tính từ ranh giới;
đ) Cách nhà máy chế biến, giết mổ gia súc gia cầm, chợ buôn bán gia súc, gia cầm tối thiểu 1 km;
e) Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch phục vụ các hoạt động chăn nuôi.
2. Điều kiện bố trí đất để xây dựng chuồng trại:
Ngoài nội dung cấm được quy định tại Điều 4 của Quy định này; các cơ sở chăn nuôi phải tuân thủ việc bố trí xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo các quy định về vệ sinh thú y, an toàn sinh học theo đúng quy định của Pháp lệnh Thú y, đảm bảo các điều kiện về môi trường được quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
Cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành, nội thị (thị xã và thị trấn); khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, các khu, cụm công nghiệp, các khu vực nằm trong ranh giới trường học, bệnh viện và các công trình công cộng khác.
Điều 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể của địa phương và quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện Quy định này.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định các dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh; đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh.
4. Chỉ đạo Chi cục Thú y Bình Thuận quản lý việc bảo đảm vệ sinh thú y, dịch bệnh, an toàn sinh học và vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi.
Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thẩm định các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh với các nhiệm vụ sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường.
2. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân là chủ các cơ sở chăn nuôi trình tự thủ tục về lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xác định ranh giới vùng cấm chăn nuôi, ranh giới vùng phát triển chăn nuôi; ranh giới vùng nội ô thị xã, thị trấn, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp và các công trình công cộng, sông, suối, hồ, đập, trạm cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư.
3. Công bố công khai quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tại địa phương, nơi có quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc giám sát, kiểm tra xây dựng phát triển cơ sở chăn nuôi tập trung tại địa phương. Đồng thời, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Quản lý các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thuộc vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi;
b) Tăng cường kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn không cho phép xây dựng các cơ sở chăn nuôi ở các vùng không quy hoạch phát triển chăn nuôi tại địa phương;
c) Công bố, công khai quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tại từng địa bàn.
1. Xây dựng cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các cơ sở chăn nuôi phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, môi trường, an toàn dịch bệnh,… theo quy định hiện hành.
3. Phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước nơi xây dựng cơ sở chăn nuôi về chủng loại, số lượng, cơ cấu đàn, nguồn gốc đàn vật nuôi và các cam kết trong phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và các quy định có liên quan khác.
4. Chủ cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi xin cấp Giấy phép xây dựng.
- 1 Quyết định 31/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực
- 3 Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực
- 1 Quyết định 1041/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2 Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 4 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 5 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 6 Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 7 Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 1 Quyết định 1041/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2 Quyết định 31/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3 Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực