- 1 Luật giao thông đường bộ 2008
- 2 Luật đấu thầu 2013
- 3 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 4 Luật Xây dựng 2014
- 5 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 8 Thông tư 60/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 10 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 13 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 14 Thông tư 48/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 15 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 16 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 17 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 18 Thông tư 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 19 Thông tư 15/2021/TT-BGTVT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 20 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2023/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 5 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 60/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 ngày 6 tháng 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1057/TTr-SGTVT ngày 07 tháng 4 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
(Quy định được ban hành kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2023.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và các cá nhân có liên quan tới quản lý, vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2023 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ gồm các cụm đèn tín hiệu điều khiển giao thông; các cụm đèn cảnh báo an toàn giao thông; hệ thống cống, bể cáp ngầm; tủ điều khiển; kết nối tín hiệu không dây; hệ thống camera quan sát và các thiết bị liên quan khác phục vụ cho hoạt động của hệ thống.
2. Đèn tín hiệu điều khiển giao thông là các cụm đèn tín hiệu hoạt động theo chế độ xanh - vàng - đỏ, được lắp đặt tại các nút giao thông có mật độ các phương tiện tham gia giao thông cao.
3. Đèn cảnh báo an toàn giao thông là các cụm đèn nhấp nháy ánh sáng vàng, được lắp đặt tại các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, nhằm cảnh báo an toàn giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông.
4. Hệ thống cống, bể cáp ngầm là những đoạn ống cống, bể cáp được ghép nối với nhau, chôn ngầm dưới vỉa hè, mặt đường dùng để kéo cáp từ các cụm đèn tín hiệu điều khiển giao thông đến tủ trung tâm.
5. Tủ điều khiển là tủ lắp đặt tại mỗi nút tín hiệu điều khiển giao thông, dùng để điều khiển chương trình hoạt động của từng hệ thống tương ứng.
6. Kết nối tín hiệu không dây là kết nối tín hiệu giữa tủ điều khiển và tủ trung tâm thông qua đường truyền tín hiệu không dây.
7. Hệ thống camera quan sát là các camera được lắp đặt tại khu vực trọng điểm và các nút giao thông phức tạp, được kết nối tín hiệu về máy tính của đơn vị quản lý hoặc trung tâm điều khiển để quan sát giao thông.
8. Tủ trung tâm là nơi kết nối, giám sát, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và điều khiển chương trình hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông thông và hệ thống màn hình quan sát hình ảnh từ các camera giám sát.
9. Quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông là các hoạt động theo dõi, kiểm tra, thống kê, báo cáo… về tình trạng hoạt động của các đèn tín hiệu giao thông để phục vụ cho công tác bảo trì.
10. Vận hành khai thác hệ thống đèn tín hiệu giao thông là các hoạt động duy trì hoạt động, thiết lập, điều chỉnh chu kỳ đối với các đèn tín hiệu giao thông đảm bảo cho hệ thống đèn hoạt động thông suốt, liên tục.
11. Bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông là thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo hoạt động an toàn của các hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường đang khai thác.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông
1. Việc quản lý và vận hành, khai thác hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và duy trì liên tục.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại, tự ý can thiệp vào hoạt động vận hành hoặc phá hoại hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
3. Quy định quản lý, vận hành khai thác, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải đảm bảo thống nhất, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.
4. Tài sản đèn tín hiệu giao thông đường bộ được thống kê, kế toán đầy đủ theo quy định. Việc quản lý, vận hành khai thác, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
5. Mọi nguy cơ gây hư hỏng và sự cố về hệ thống; mọi hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, vận hành khai thác, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp để đảm bảo duy trì hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông hoạt động ổn định, nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; đồng thời đảm bảo an toàn cho người quản lý và vận hành.
1. Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh, các tuyến đường do cấp tỉnh quản lý và đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 52/2021/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của UBND tỉnh và các văn bản điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường do cấp mình quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường do cấp mình quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp công trình đèn tín hiệu được bố trí tại vị trí giao nhau giữa các tuyến đường thuộc các cấp quản lý khác nhau thì cơ quản quản lý, vận hành khai thác và bảo trì áp dụng là cơ quan quản lý cấp cao nhất theo thứ tự từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí cho công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan khác.
Điều 6. Thời gian, chu kỳ vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông
1. Thời gian tín hiệu đèn điều khiển giao thông hoạt động như sau:
a) Tín hiệu đèn hoạt động theo chế độ xanh-vàng-đỏ: từ 06 giờ đến 22 giờ;
b) Tín hiệu đèn hoạt động nhấp nháy ánh sáng vàng: từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
2. Chu kỳ vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông
a) Sở Giao thông vận tải phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ thực tế số lượng người và phương tiện tham gia giao thông tại từng nút giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Quy định này, để thiết lập chu kỳ đèn và thời gian vận hành theo chế độ xanh - vàng - đỏ phù hợp với tình hình, đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông; đồng thời, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật về thời gian vận hành hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông;
b) UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND cấp xã phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ thực tế số lượng người và phương tiện tham gia giao thông tại từng nút giao thông trên địa bàn được giao quản lý theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Quy định này, để thiết lập chu kỳ đèn và thời gian vận hành theo chế độ xanh - vàng - đỏ phù hợp với tình hình, đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông; đồng thời, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật về thời gian vận hành hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
3. Yêu cầu đảm bảo cho người và phương tiện tham gia giao thông qua nút trong khoảng thời gian ngắn nhất. Cho phép bố trí đèn rẽ phải hoặc cho phép đi thẳng khi đèn đỏ tại các nút tín hiệu điều khiển giao thông có đủ điều kiện an toàn, nhằm giảm thiểu lượng phương tiện tham gia giao thông dừng lại tại khu vực nút giao thông có lắp đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Điều 7. Nghiệm thu, bàn giao công trình đèn tín hiệu giao thông
1. Sau khi thi công lắp đặt xong công trình đèn tín hiệu giao thông đường bộ, Chủ đầu tư báo cáo Cơ quan quản lý, vận hành khai thác và bảo trì quy định tại Điều 4, Quy định này, đề nghị tổ chức tiếp nhận, bàn giao đưa công trình vào vận hành tạm thời.
2. Thời gian bàn giao vận hành tạm thời là một tháng (30 ngày), toàn bộ mọi chi phí duy trì hoạt động trong thời gian vận hành tạm thời được tính vào chi phí đầu tư của dự án.
3. Trong thời gian bàn giao tạm thời, Chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với đơn vị thi công, Cơ quan Công an theo dõi điều chỉnh thời gian tắt mở của hệ thống đèn phù hợp với đặc điểm của từng nút giao, Nhà thầu thi công có trách nhiệm quản lý tài sản đèn tín hiệu giao thông cho đến khi bàn giao chính thức.
4. Sau thời gian vận hành tạm thời, Chủ đầu tư báo cáo và phối hợp Cơ quan quản lý, vận hành khai thác và bảo trì tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình cho đơn vị quản lý, vận hành theo quy định.
LẬP, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì; thực hiện kế hoạch bảo trì; quản lý, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện kế hoạch bảo trì; thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình đèn tín hiệu giao thông đường bộ được lập đồng thời cùng với kế hoạch bảo trì hệ thống đường bộ và thực hiện theo quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Quy định ban hành kèm Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND ngày 05/9/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Ban hành Quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo trì hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Vĩnh Phúc và các Văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung liên quan (nếu có).
Đối với kế hoạch bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ năm 2023 được lập, thẩm định và phê duyệt trước ngày 30/8/2023.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố tiếp nhận quản lý và vận hành khai thác, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ (đang được giao cho các sở, ngành, địa phương quản lý) trên các tuyến đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh, các tuyến đường do cấp tỉnh quản lý và đầu tư trước ngày 30 tháng 6 năm 2023;
b) Tham mưu UBND tỉnh trong công tác định hướng, phát triển hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ đảm bảo yêu cầu và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan trong công tác khảo sát, xác định vị trí lắp đặt đèn tín hiệu giao thông; đề xuất UBND tỉnh lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ tại các khu vực có mức độ giao thông phức tạp, các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực;
d) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý, vận hành khai thác, bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Công an cấp huyện để thực hiện:
a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan trong công tác khảo sát, xác định vị trí lắp đặt đèn tín hiệu giao thông đường bộ theo yêu cầu tình hình thực tế;
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố vận hành khai thác và điều tiết hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ; hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông để đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh, tránh xảy ra ùn tắc.
3. Sở Tài Chính có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch bảo trì, sửa chữa hàng năm đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ do cấp tỉnh quản lý theo quy định;
b) Căn cứ Kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình được phê duyệt theo quy định của các đơn vị, Sở Tài chính cân đối, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt kinh phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ do cấp tỉnh quản lý là một phần nội dung thực hiện nhiệm vụ bảo trì hệ thống đường bộ hàng năm, theo phân cấp quản lý ngân sách;
c) Hướng dẫn Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố thực hiện việc thanh toán, quyết toán chi phí quản lý, vận hành khai thác, sửa chữa và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp đôn đốc các sở, ngành, địa phương trong việc quản lý, bảo trì, duy trì hoạt động liên tục đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên toàn địa bàn tỉnh;
b) Phối hợp với Công an tỉnh, Công an cấp huyện và các cơ quan quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trong việc khắc phục các sự cố liên quan đến tín hiệu đèn giao thông đường bộ.
5. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND cấp xã trên địa bàn, lập danh mục kèm theo hồ sơ thiết kế - kỹ thuật, lịch sử sửa chữa bảo trì đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên các tuyến đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh, các tuyến đường do cấp tỉnh quản lý và đầu tư trên địa bàn huyện, bàn giao cho Sở Giao thông vận tải làm cơ sở lập kế hoạch quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hàng năm theo quy định;
b) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn theo Quy định này.
6. UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
a) Phối hợp cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện quản lý, cung cấp hồ sơ theo yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều này bàn giao cho Sở Giao thông vận tải;
b) Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn theo Quy định này.
Điều 10. Điều chỉnh, bổ sung Quy định
1. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để được xem xét, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Giao Sở Giao thông vận tải là đầu mối tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
- 1 Quyết định 81/2017/QĐ-UBND Quy định đầu tư xây dựng, bàn giao, tiếp nhận quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế
- 2 Nghị quyết 25/2021/NQ-HĐND quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống đèn điện “Thắp sáng đường quê” trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 25/2021/NQ-HĐND quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống đèn điện “Thắp sáng đường quê” trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4 Thông báo 147/TB-BGTVT năm 2023 kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ tại cuộc họp về quản lý, khai thác và bảo trì đối với các tuyến đường cao tốc đã được chủ đầu tư đưa vào khai thác tạm thời trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông
- 5 Quyết định 1493/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ (đường tỉnh, đường huyện, đường xã) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn năm 2024-2026
- 6 Quyết định 06/2024/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác và thực hiện bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng