Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 1100/2009/QĐ-UBND

Huế, ngày 30 tháng 5 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU VÀ CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ  Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007nuow/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 7g/2009/NQCĐ-HĐND ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Hội đồng Nhân dân  tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp chuyên đề thứ 7 về việc điều chỉnh, bổ sung một số loại phí và lệ phí thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 936/CV-STC ngày 20 tháng 4 năm 2009, Công văn số 1152/CV-STC ngày 14 tháng 5 năm 2009 và Báo cáo số 224/BC-STP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thu và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

1. Đối tượng nộp:

Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi yêu cầu cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp (hoặc các cơ quan chức năng được Nhà nước giao nhiệm vụ) thực hiện các công việc sau đây đều phải nộp phí và lệ phí theo quy định tại Quyết định này.

a) Các công việc phải nộp phí:

- Đo, vẽ, lập bản đồ địa chính ở những vùng chưa có bản đồ địa chính có toạ độ;

- Thẩm định cấp quyền sử dụng đất;

- Cung cấp thông tin, tài liệu về đất đai;

- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; khai thác sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước;

- Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất;

- Thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

b) Các công việc phải nộp lệ phí:

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai;

- Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính;

- Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất;

- Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;

- Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;

- Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

2. Đối tượng miễn, giảm:

- Miễn 100% phí đo đạc, lập bản đồ địa chính cho các hộ có Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang và các hộ nghèo;

- Giảm 50% phí đo đạc, lập bản đồ địa chính cho các hộ gia đình thương binh, liệt sĩ;

- Không thu phí thẩm định hồ sơ khi giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với các hộ gia đình, cá nhân.

- Miễn lệ phí địa chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn, các xã nội thành thuộc thành phố, thị xã (hoặc sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp).

3. Mức thu phí và lệ phí: Theo phụ lục chi tiết đính kèm

4. Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng:

a) Cơ quan thu phí và lệ phí thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Tổ chức thu, nộp các loại phí và lệ phí theo đúng quy định tại Quyết định này. Thông báo (hoặc niêm yết công khai) mức thu phí, lệ phí tại trụ sở và địa điểm tổ chức thu. Khi thu phải cấp biên lai thu phí, lệ phí do Cục Thuế tỉnh phát hành cho người nộp tiền.

- Mở tài khoản tạm giữ tiền thu phí và lệ phí tại Kho bạc nhà nước theo quy định;

- Mở sổ kế toán theo dõi số thu, nộp phí và lệ phí thu được theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành.

- Đăng ký, kê khai, nộp phí và lệ phí theo quy định tại Thông tư số 63/ 2002/TT- BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về phí và lệ phí.

- Thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu phí, lệ phí và quyết toán thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo chế độ quản lý biên lai, ấn chỉ của Bộ Tài chính;

- Hàng năm phải lập dự toán thu, chi gửi: cơ quan Chủ quản, cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế cùng cấp, Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành.

b) Phí và lệ phí thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường thu được được quản lý, sử dụng như sau:

- Tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước và phần được để lại cơ quan thu trên số phí và lệ phí thực thu:

+ Đối với phí: nộp ngân sách 10%, để lại cơ quan thu 90%.

+ Đối với lệ phí: nộp ngân sách 80%, để lại cơ quan thu 20%.

- Phần phải nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định sau đây:

+ Cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện kê khai tiền phí, lệ phí thu được từng tháng theo mẫu quy định và nộp cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong 05 ngày đầu của tháng tiếp theo.

+ Thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá 15 ngày của tháng tiếp theo (theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng); cơ quan thu phí, lệ phí thuộc cấp nào quản lý thì nộp vào ngân sách cấp đó.

+ Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý có nhiệm vụ kiểm tra tờ khai, đối chiếu với số biên lai thu đã phát hành và đã sử dụng để xác định chính xác số phí, lệ phí đã thu, số phải nộp và thông báo cho đơn vị thu phí, lệ phí.

+ Cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện thanh toán số phải nộp ngân sách theo thông báo của cơ quan Thuế, nếu nộp chưa đủ thì phải nộp tiếp số còn thiếu vào ngân sách theo thời hạn ghi trong thông báo, nếu nộp thừa thì được trừ vào số nộp của kỳ tiếp sau.

- Quản lý và sử dụng phần phí và lệ phí được để lại cho cơ quan thu:

+ Phần phí, lệ phí để lại cho cơ quan thu được sử dụng để chi cho các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện các công việc có thu phí và lệ phí được quy định tại Điểm 1, Điều 1 của Quyết định này, cụ thể như sau:

* Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện các công việc thu phí, lệ phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn phí), trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;

- Chi bổ sung chênh lệch lương tăng thêm theo quy định hàng năm của Chính phủ và của Bộ Tài chính;

* Chi mua văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí (chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú) theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;

* Chi cho hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ;

* Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị, dụng cụ trực tiếp phục vụ công tác thu phí, lệ phí;

* Chi cho các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí, lệ phí.

+ Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện các công việc về thu phí, lệ phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí quy định nêu trên. Hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số phí, lệ phí được để lại chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Trường hợp cơ quan thu phí, lệ phí là đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 hoặc Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, phần phí, lệ phí để lại cho đơn vị sau khi đã đảm bảo các chi phí quy định nêu trên được bổ sung vào nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị.

Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình hướng dẫn các đơn vị có thu phí, lệ phí thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 6 năm 2009 và thay thế các Quyết định sau:

- Quyết định số 898/2003/QĐ-UB ngày 07/04/2003 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đo đạc địa chính;

- Quyết định số 811/2003/QĐ-UB ngày 28/03/2003 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức;

- Quyết định số 810/2003/QĐ-UB ngày 28/03/2003 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác tài liệu đất đai.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 

PHỤ LỤC I

MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định số 1100 /2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu

 

A- CÁC LOẠI PHÍ

 

 

I

Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có toạ độ (mức độ khó khăn theo Phụ lục 2 đính kèm)

 

 

1

Đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/500

 

 

 

- Khó khăn 1

đ/ha

4.469.000

 

- Khó khăn 2

đ/ha

5.182.000

 

- Khó khăn 3

đ/ha

6.315.000

2

Đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/1.000

 

 

 

- Khó khăn 1

đ/ha

1.591.000

 

- Khó khăn 2

đ/ha

1.780.000

 

- Khó khăn 3

đ/ha

2.010.000

3

Đo đạc bản đồ tỷ lệ ½.000

 

 

 

- Khó khăn 1

đ/ha

524.000

 

- Khó khăn 2

đ/ha

586.000

 

- Khó khăn 3

đ/ha

661.000

 

- Khó khăn 4

đ/ha

791.000

4

Đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/5.000

 

 

 

- Khó khăn 1

đ/ha

216.000

 

- Khó khăn 2

đ/ha

252.000

 

- Khó khăn 3

đ/ha

278.000

 

- Khó khăn 4

đ/ha

308.000

II

Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất

 

 

1

Thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức; thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các hộ gia đình, cá nhân phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh

 

 

 

- Đất  phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh

đ/hồ sơ

850.000

 

- Đất phục vụ mục đích khác

đ/hồ sơ

350.000

2

Thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp giấy CNQSD đất cho các tổ chức; thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh

 

 

 

- Đất  phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh

đ/hồ sơ

650.000

 

- Đất phục vụ mục đích  khác

đ/hồ sơ

300.000

III

Phí khai thác sử dụng tài liệu, đất đai

 

 

1

Bản đồ các loại  (kể cả các loại bản đồ tỷ lệ)

 

 

 

- In phun

đ/mảnh

98.000

 

- Photo

đ/mảnh

15.000

2

Bản đồ các loại (kể cả các loại bản đồ tỷ lệ) in bằng công nghệ opset

đ/mảnh

46.000

3

Photo ảnh hàng không, ảnh viễn thám

đ/mảnh

20.000

4

Scan bản đồ các loại với các tỷ lệ, scan ảnh hàng không, ảnh viễn thám

đ/mảnh (tờ)

40.000

5

Sao lục các loại hồ sơ đất đai

đ/hồ sơ

40.000

6

Xác nhận thông tin thửa đất, thông tin hồ sơ, tài liệu đất đai.

đ/1 lần xác nhận

13.000

7

Cung cấp các điểm tọa độ địa chính (các hạng), ghi chú điểm GPS cơ sở

đ/điểm

 

 

- Tọa độ phẳng x,y

 

 

 

   + Theo hệ HN72

 

32.000

 

   + Theo hệ VN2000

 

37.000

 

- Độ cao thủy chuẩn

 

18.000

 

- Độ cao trắc địa

 

18.000

 

- Ghi chú điểm

 

23.000

IV

Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

 

 

1

Thẩm định lần đầu

đ/báo cáo

 

 

 - Trường hợp dự án có mức độ phức tạp cần phải thành lập Hội đồng để tổ chức thẩm định

đ/báo cáo

3.500.000

 

 - Trường hợp dự án đơn giản chỉ lấy ý kiến bằng văn bản

đ/báo cáo

2.000.000

2

Thẩm định bổ sung

 

Thu bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu

V

Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; khai thác sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước.

 

 

1

Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất

 

 

 

 - Giếng có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

200.000

 

 - Giếng có lưu lượng nước từ 200m3/ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

530.000

 

 - Giếng có lưu lượng nước từ 500m3/ngày đêm đến dưới 1.000m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

900.000

 

 - Giếng có lưu lượng nước từ 1.000m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

1.500.000

2

Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt

 

 

 

  - Sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1m3/giây;B72 hoặc để phát điện với công suất dưới 50kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

300.000

 

 - Sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1m3/giây đến dưới 0,5m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50kw đến dưới 200kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

900.000

 

  - Sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5m3/giây đến dưới 1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200kw đến dưới 1.000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm đến dưới 20.000m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

2.200.000

 

  - Sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1m3/giây đến dưới 2m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000kw đến dưới 2.000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3/ngày đêm đến dưới 50.000m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

2.300.000

3

Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước

 

 

 

 - Lưu lượng nước dưới 100m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

300.000

 

 - Lưu lượng nước từ 100m3/ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

900.000

 

 - Lưu lượng nước từ 500m3/ngày đêm đến dưới 2.000m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

2.100.000

 

 - Lưu lượng nước từ 2.000m3/ngày đêm đến dưới 5.000m3/ngày đêm

đ/đề án (báo cáo)

4.000.000

4

Thẩm định gia hạn, bổ sung các đề án, báo cáo trên

đ/đề án (báo cáo)

Thu bằng 50% các mức thu phí thẩm định lần đầu

VI

Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất

 

 

1

Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200m3/ngày đêm

đ/báo cáo

200.000

2

Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày đêm

đ/báo cáo

530.000

3

Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày đêm

đ/báo cáo

900.000

4

Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng từ 1.000m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm

đ/báo cáo

1.500.000

5

Thẩm định gia hạn, bổ sung các báo cáo trên

đ/báo cáo

Thu bằng 50% các mức thu phí thẩm định lần đầu

VII

Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất

 

 

 1

Thẩm định lần đầu

đ/hồ sơ

300.000

 2

Thẩm định gia hạn, bổ sung

đ/hồ sơ

Thu bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu

 

B- CÁC LOẠI LỆ PHÍ

 

 

I

Lệ phí địa chính

 

 

I.1

Mức thu áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố

 

 

1

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

đ/giấy

25.000

2

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

đ/lần

15.000

3

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

đ/lần

10.000

4

Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất

đ/lần

20.000

I.2

Mức thu áp dụng đối các hộ gia đình, cá nhân ở khu vực khác

 

 

1

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

đ/giấy

Miễn thu

2

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

đ/lần

7.000

3

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

đ/lần

5.000

4

Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất

đ/lần

10.000

I.3

 Mức thu đối với các tổ chức:

 

 

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu

1

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

đ/giấy

100.000

2

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

đ/lần

20.000

3

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

đ/lần

20.000

4

Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà đất

đ/lần

20.000

II

Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

 

 

Cấp lần đầu

đ/giấy

100.000

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép

đ/giấy

50.000

III

Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt

 

 

Cấp lần đầu

đ/giấy

100.000

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép

đ/giấy

50.000

IV

Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

 

 

Cấp lần đầu

đ/giấy

100.000

2

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép

đ/giấy

50.000

 

PHỤ LỤC II

MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
(Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định số: 1100 /2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

1. Bản đồ tỷ lệ 1/500

a) Loại 1 (KK1): Đất khu dân cư nông thôn vùng đồng bằng, ven thị xã và thị trấn, trung bình dưới 35 thửa trong 1 ha.

b) Loại 2 (KK2): Đất khu dân cư thị trấn, ven thị xã, ven thành phố, đất khu dân cư nông thôn nhà cửa dày đặc, trung bình từ 35 đến 42 thửa trong 1 ha.

c) Loại 3 (KK3): Đất khu dân cư nông thôn, thị trấn, ven thị xã, thành phố có cấu trúc xây dựng dạng khu phố; khu vực thị xã, thành phố có quy hoạch, mới phát triển, trung bình từ 43 đến 51 thửa trong 1 ha.

2. Bản đồ tỷ lệ 1/1000

a) Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình dưới 40 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 2, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

b) Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 40 thửa đến 60 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 3, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm nhìn che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

c) Loại 3 (KK3): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình trên 60 thửa trên ha.

Được áp dụng mức khó khăn 4, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

d) Loại 4 (KK4): Đất khu dân cư, trung bình dưới 25 thửa trên 1 ha.

3. Bản đồ tỷ lệ 1/2000

a) Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình dưới 10 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 2, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

b) Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 10 đến 25 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 3, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

c) Loại 3 (KK3): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 26 trở lên trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 4, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

d) Loại 4 (KK4): Đất khu dân cư, trung bình đến 5 thửa trên 1 ha.

4. Bản đồ tỷ lệ 1/5000

a) Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình dưới 1 thửa trên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 2, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

b) Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 1 đến 2 thửa trở lên 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 3, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%.

c) Loại 3 (KK3): Đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 2 thửa trên 1 ha.

- Được áp dụng mức khó khăn 4, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

- Đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều kênh rạch, tầm che khuất trên 50%;

- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30%;

d) Loại 4 (KK4): Đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 3 thửa trên 1 ha.