UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1104/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 27 tháng 8 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ CHO HỘ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CÓ THU NHẬP THẤP TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2013-2016
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/ UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về Ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013-2016,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 141/TTr-SNN ngày 08 tháng 8 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013-2016, với một số nội dung chính như sau:
1. Tên Đề án: Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013-2016
2. Mục tiêu Đề án:
a) Mục tiêu chung: Hỗ trợ các hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp chăn nuôi trâu, bò sinh sản nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người có công và thân nhân trong gia đình.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Dự kiến hỗ trợ trong giai đoạn 2013-2016 là 1.263 hộ gia đình người có công nghèo và cận nghèo;
- Mỗi hộ người có công có thu nhập thấp sẽ được hỗ trợ 01 (một) con trâu cái hoặc 01 (một) con bò cái nuôi sinh sản.
3. Nội dung Đề án:
3.1. Phạm vi, đối tượng thực hiện Đề án:
a) Phạm vi: Đề án thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Đối tượng hỗ trợ: Hỗ trợ các hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp.
- Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ưu tiên hỗ trợ nhóm hộ: Cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, gia đình liệt sĩ, gia đình nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và người hoạt động kháng chiến có con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, người có công với nước nghèo và cận nghèo.
- Từ giữa năm 2014 đến năm 2016, rà soát và mở rộng đối tượng người có công khác thụ hưởng theo chính sách này.
3.2. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Nội dung hỗ trợ:
- Hỗ trợ mua trâu cái, bò cái để nuôi sinh sản: 1.263 con;
- Hỗ trợ làm chuồng chăn nuôi: 1.263 chuồng;
- Hỗ trợ cho các hộ trồng cỏ hoặc làm cây rơm: 1.263 hộ.
- Tiến độ thực hiện:
+ Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện đề án, bình xét, lựa chọn hộ tham gia thực hiện Đề án và tổ chức hỗ trợ một số hộ trong đề án ở vùng thấp. Hỗ trợ 363 con trâu, bò; làm chuồng; trồng cỏ hoặc làm cây rơm.
+ Từ giữa năm 2014 tiếp tục rà soát, mở rộng đối tượng người có công khác; tổ chức bình xét, lựa chọn hộ tham gia thực hiện Đề án và tổ chức hỗ trợ. Hỗ trợ 300 con trâu, bò; làm chuồng; trồng cỏ hoặc làm cây rơm.
+ Năm 2015 rà soát, mở rộng đối tượng người có công khác; tổ chức bình xét, lựa chọn hộ tham gia thực hiện Đề án và tổ chức hỗ trợ. Hỗ trợ 300 con trâu, bò; làm chuồng; trồng cỏ hoặc làm cây rơm.
+ Năm 2016 rà soát, mở rộng đối tượng người có công khác; tổ chức bình xét, lựa chọn hộ tham gia thực hiện Đề án và tổ chức hỗ trợ. Hỗ trợ 300 con trâu, bò; làm chuồng; trồng cỏ hoặc làm cây rơm.
b) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ mua một con trâu cái hoặc một con bò cái để nuôi sinh sản, mức hỗ trợ là 10 triệu đồng/con/hộ.
- Hỗ trợ làm chuồng nuôi, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/chuồng/hộ.
- Hỗ trợ trồng cỏ hoặc làm cây rơm, mức hỗ trợ 0,2 triệu đồng/hộ.
- Khuyến khích các gia đình trong dòng họ của người có công được thụ hưởng chính sách trong Đề án này hỗ trợ thêm kinh phí.
3.3. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ: Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Đề án phải có đủ các điều kiện như sau:
a) Có trong danh sách hộ người có công với cách mạng được quy định tại các văn bản hiện hành của Nhà nước;
b) Có nhu cầu chăn nuôi và có điều kiện về lao động, chuồng nuôi, chăm sóc trâu, bò theo yêu cầu của Đề án;
c) Được bình xét công khai tại thôn, bản, tổ dân phố và được lập thành danh sách theo thứ tự ưu tiên khi được hỗ trợ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Chính phủ;
d) Không hỗ trợ đối với hộ người có công đã được hưởng chính sách hỗ trợ mua trâu, bò từ các chương trình, dự án khác.
3.4. Phương thức hỗ trợ:
a) Phương thức: Hỗ trợ thông qua Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đến đối tượng là hộ gia đình được hưởng lợi.
b) Thanh, quyết toán: Đối tượng và cấp huyện, xã tiếp nhận kinh phí hỗ trợ, chịu trách nhiệm thanh quyết toán nguồn vốn theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
3.5. Giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về giống:
- Trâu, bò giống có thể mua trong và ngoài tỉnh
- Bò cái nuôi sinh sản có thể là giống bò địa phương, bò vàng Việt Nam, bò lai Sind... bò hậu bị, yêu cầu phải đạt tối thiểu từ 12 tháng tuổi trở lên, trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên (bò nội), 100 kg trở lên (bò lai sind).
- Trâu cái nuôi sinh sản có độ tuổi từ 12 tháng trở lên, trọng lượng đạt 120 kg trở lên.
b) Giải pháp về chuồng trại:
Các hộ chăn nuôi trâu, bò phải làm chuồng nuôi hoặc cải tạo chuồng nuôi đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có mái che, vách chắn; vật liệu có thể bằng cọ hoặc tấm Phibrô ximăng…tùy điều kiện tại địa phương.
- Nền chuồng: Đổ nền bê tông diện tích 5m2 trở lên, độ dày nền chuồng 7 cm trở lên.
c) Giải pháp về chăm sóc nuôi dưỡng:
- Thực hiện phương pháp chăn nuôi kết hợp: Vừa chăn dắt ngoài đồi bãi để tận dụng thức ăn tự nhiên, vừa trồng cỏ bổ xung thức ăn xanh tại chuồng. Mỗi trâu, bò nuôi phải bố trí diện tích tối thiểu 360 m2 đất để trồng cỏ hoặc làm cây rơm có trọng lượng tối thiểu 500 kg hoặc 6 m3 để dự trữ thức ăn nuôi trâu, bò.
- Hướng dẫn người dân tận dụng rơm khô và các sản phẩn phụ của nông lâm nghiệp dự trữ, chế biến làm thức ăn cho trâu bò, đặc biệt là trong mùa đông.
d) Giải pháp về thú y:
- Trâu, bò khi mua về nuôi phải được tiêm phòng, kiểm dịch theo quy định hiện hành của Pháp lệnh Thú y, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Tiêm phòng định kỳ theo quy định của cơ quan Thú y.
3.6. Kinh phí và nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện đề án
a) Nguồn kinh phí:
- Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí hỗ trợ mua trâu, bò cái nuôi sinh sản và hỗ trợ kinh phí làm chuồng nuôi.
- Ngân sách cấp huyện đảm bảo kinh phí hỗ trợ mua giống cỏ hoặc làm cây rơm phục vụ chăn nuôi.
b) Nhu cầu kinh phí.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2013-2016 là: 14.145,6 triệu đồng.
(Mười bốn tỷ, một trăm bốn mươi lăm triệu sáu trăm nghìn đồng)
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 13.893 triệu đồng;
- Ngân sách huyện: 252,6 triệu đồng.
Cụ thể:
+ Hỗ trợ kinh phí mua trâu, bò: 1.263 con x 10,0 triệu đồng/con = 12.630 triệu đồng (ngân sách tỉnh).
+ Hỗ trợ kinh phí làm chuồng: 1.263 chuồng x 1,0 triệu đồng/chuồng = 1.263 triệu đồng (ngân sách tỉnh).
+ Hỗ trợ trồng cỏ cho hộ chăn nuôi: 1.263 hộ x 0,2 triệu đồng/hộ = 252,6 triệu đồng (ngân sách huyện).
c) Phân kỳ kinh phí hỗ trợ thực hiện đề án:
TT | Năm | Tổng (tr.đồng) | Nguồn kinh phí (tr.đồng) | |
Ngân sách tỉnh | Ngân sách huyện | |||
1 | 2013 | 4.066 | 3.993 | 72,6 |
2 | 2014 | 3.360 | 3.300 | 60 |
3 | 2015 | 3.360 | 3.300 | 60 |
4 | 2016 | 3.360 | 3.300 | 60 |
| Tổng giai đoạn | 14.145,6 | 13.893 | 252,6 |
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu, kinh phí hỗ trợ hàng năm phù hợp với nhu cầu của từng huyện, thị xã, thành phố. Trong quá trình triển khai chủ động tham mưu điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Lao động - Thương bình và Xã hội và các ngành có liên quan của tỉnh hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các huyện, thị, thành phố thực hiện Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu bò cho hộ gia đình người có công theo đúng mục tiêu, tiến độ đề ra.
- Phối hợp với các ngành và địa phương tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án đã được phê duyệt.
- Tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ hàng quý, năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tham mưu giải quyết những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình thực hiện Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Căn cứ vào Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp đã được phê duyệt; phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối kế hoạch vốn hàng năm, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ các địa phương theo tiến độ thực hiện.
- Theo dõi, giám sát thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kinh phí thực hiện Đề án hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện đề án.
- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố quản lý, giải ngân, thanh quyết toán các nguồn kinh phí thực hiện Đề án.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng các tiêu chuẩn, phân loại ưu tiên, hướng dẫn bình xét các đối tượng người có công cần hỗ trợ theo chính sách của Đề án.
- Chỉ đạo các đơn vị thành viên ở các cấp tổ chức thực hiện Đề án.
5. Các sở, ban ngành, các đoàn thể khác:
Theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện tốt đề án; chỉ đạo các tổ chức thành viên tuyên truyền sâu rộng các chính sách của đề án đến mọi tầng lớp nhân dân, gia đình chính sách người có công biết và thực hiện đúng chính sách của đề án.
6. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ vào nội dung Đề án đã được phê duyệt lập kế hoạch chung toàn huyện và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch trên địa bàn theo tiến độ của Đề án.
- Phê duyệt danh sách các hộ gia đình chính sách, người có công cần được hỗ trợ theo tiến độ thực hiện Đề án.
- Tiếp nhận, quản lý các nguồn kinh phí; cân đối ngân sách của huyện đảm bảo hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng có thu nhập thấp theo mức Đề án được phê duyệt.
- Tổ chức nghiệm thu, giải ngân, thanh quyết toán các hạng mục hỗ trợ, các nguồn kinh phí theo đúng quy định của nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh kế hoạch, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện trên địa bàn.
- Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn:
- Rà soát lập kế hoạch thực hiện cụ thể của xã phường, thị trấn hướng dẫn các thôn, bản đồng thời giám sát việc bình xét các đối tượng người có công cần được hỗ trợ tại các thôn bản đảm bảo đúng trình tự và tiêu chuẩn của Đề án.
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu bò cho hộ gia đình người có công tại địa phương để người dân hiểu, bình xét đúng đối tượng và ủng hộ thực hiện đúng chính sách.
- Thẩm định, xét duyệt, danh sách do các thôn, bản, tổ gửi lên. Tham gia và chịu trách nhiệm trong việc nghiệm thu, giải ngân hỗ trợ cho các hộ gia đình được hưởng chính sách của Đề án.
- Theo dõi, giám sát và báo cáo đánh giá tình hình chăn nuôi của các hộ gia đình sau khi đã được hưởng chính sách hỗ trợ của Đề án.
8. Người có công được hưởng chính sách:
- Triển khai thực hiện sản xuất chăn nuôi theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về việc xuất, nhập con giống, thực hiện quy trình tiêm phòng vắc xin, phun thuốc khử trùng tiêu độc, thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
- Chủ động, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi.
- Trong trường hợp các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ muốn bán trâu, bò nuôi sinh sản đã được hỗ trợ theo Đề án này, phải được Ủy ban nhân dân xã đồng ý và xác nhận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc nhà nước Yên Bái; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 1845/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013-2016
- 2 Quyết định 1845/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013-2016
- 1 Quyết định 429/QĐ-UBND về phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ hộ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017 theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg
- 2 Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg
- 3 Quyết định 3363/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh Quyết định 2740/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4 Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2013 thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn Hà Nội
- 5 Quyết định 2408/QĐ-UBND năm 2013 Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg
- 6 Quyết định 1453/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7 Nghị quyết 17/2013/NQ-HĐND Ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái
- 8 Quyết định 30/2012/QĐ-UBND về Quy định cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vay vốn được hỗ trợ kinh phí và lãi suất tiền vay để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Biogas bằng vật liệu nhựa Composite
- 9 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 10 Quyết định 1748/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò cho các hộ nghèo tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 12 Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 14 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 1748/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt kinh phí thực hiện đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò cho các hộ nghèo tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2 Quyết định 30/2012/QĐ-UBND về Quy định cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vay vốn được hỗ trợ kinh phí và lãi suất tiền vay để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Biogas bằng vật liệu nhựa Composite
- 3 Quyết định 2408/QĐ-UBND năm 2013 Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg
- 4 Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2013 thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn Hà Nội
- 5 Quyết định 3363/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh Quyết định 2740/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6 Quyết định 1453/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7 Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg
- 8 Quyết định 429/QĐ-UBND về phân bổ kế hoạch vốn hỗ trợ hộ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017 theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg