Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1108/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 10 tháng 5 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011-2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 2011-2015 TỈNH BẾN TRE

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Xét nội dung Đề cương lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Bến Tre;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 162/TTr-SKHĐT và Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 432/TTr-STNMT ngày 15 tháng 4 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung Đề cương lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Bến Tre, do Sở Tài nguyên và Môi trường lập tháng 4 năm 2010 (kèm theo Đề cương).

- Kinh phí thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường liên hệ với Sở Tài chính thẩm định kinh phí và ghi vốn, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Giao trách nhiệm cho các sở, ngành như sau:

1. Sở Tài chính thẩm định kinh phí thực hiện nội dung Đề cương quy hoạch và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đúng nội dung Đề cương và thời gian hoàn thành báo cáo quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến các ngành liên quan và các huyện, thành phố về nội dung Báo cáo Quy hoạch trình thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Văn Trọng

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Do có nhiều chức năng, nên việc sử dụng đất đai luôn luôn nảy sinh và tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vì vậy, để điều hoà các lợi ích và giải quyết các mâu thuẫn trong việc sử dụng đất đai thì công tác quy hoạch sử dụng đất đai là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trên.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, chương II Điều 18 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.

Quy hoạch sử dụng đất đai là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được thể hiện tại Điều 6 của Luật Đất đai năm 2003, đặc biệt nhiệm vụ quy hoạch đã được Luật Đất đai cụ thể hoá về nội dung, quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành trong công tác xây dựng, xét duyệt tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29.

Quy hoạch sử dụng đất tạo ra những điều kiện cần thiết để tổ chức sử dụng có hiệu quả cao. Quy hoạch đất đai có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và các công trình văn hoá phúc lợi một cách hợp lý hơn. Quy hoạch đất đai là một hệ thống các biện pháp Nhà nước về tổ chức sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả bảo vệ nguồn tài nguyên đất, sử dụng hợp lý các tư liệu sản xuất khác có liên quan đến đất, phân bố hợp lý lao động trên lãnh thổ.

Bến Tre là một tỉnh đồng bằng, nằm cuối nguồn sông Cửu Long và tiếp giáp với biển Đông. Do được bao bọc bởi các con sông lớn, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm phía thượng nguồn, các con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên có tổng chiều dài 298km như các nan quạt xoè rộng ra biển Đông chia địa hình của tỉnh thành 3 cù lao lớn: cù lao An Hoá (gồm 2 huyện: Châu Thành và Bình Đại) cù lao Bảo (gồm thành phố Bến Tre và 2 huyện: Giồng Trôm và Ba Tri), cù lao Minh (gồm 4 huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú). Các sông cùng với những phụ lưu và kênh rạch chằng chịt đã làm cho giao thông đường bộ trong tỉnh trở nên khó khăn, song lại thuận lợi về đường thuỷ. Nhờ hệ thống đường thuỷ, Bến Tre có thể gắn kết kinh tế của mình với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và đồng thời là cửa ngõ quan trọng từ đồng bằng sông Cửu Long đi Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu - Phú Mỹ, Đông Nam Bộ nói chung và ngược lại.

Tỉnh Bến Tre có tổng diện tích tự nhiên là 2.364,30km2, tỉnh có 9 đơn vị hành chính (08 huyện và 01 thành phố). Dân số theo số liệu tổng điều tra tháng 4 năm 2009 là 1.254.589 người, mật độ dân số là 532 người/km2.

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1995-2010 của tỉnh Bến Tre đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 1998 và việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Bến Tre được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 17/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006. Đây là cơ sở pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản suất của ngành nông nghiệp, nhu cầu phát triển đô thị, đất ở, đất chuyên dùng… làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…

Đến nay phương án quy hoạch trên sắp đến thời hạn kết thúc và cần được xây dựng Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) theo quy định Luật Đất đai năm 2003.

Ngày 17 tháng 8 năm 2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre có Công văn số 3358/UBND-KTN chỉ đạo về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).

Ngày 16 tháng 11 năm 2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã có Kế hoạch số 4889/KH-UBND về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của các cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường lập Đề cương Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

Nội dung và phương pháp thực hiện theo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Dự án bao gồm 2 nội dung cơ bản:

- Lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).

- Cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre.

- Cơ quan quản lý trực tiếp dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre.

- Đơn vị thực hiện: thực hiện đấu thầu (hoặc chỉ định thầu, giao nhiệm vụ) theo quy định.

- Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2010 đến tháng 12/2010.

- Tên dự án: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre”.

- Tổng dự toán: 1.862.890.701 đồng (một tỷ, tám trăm sáu mươi hai triệu, tám trăm chín mươi ngàn, bảy trăm lẻ một đồng chẵn).

- Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Nhà nước năm 2010-2011.

 

Phần II

CĂN CỨ PHÁP LÝ, CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC VÀ NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011-2015)

A. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Đất đai năm 2003 quy định tại Mục 2 từ Điều 21 đến Điều 29 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp.

Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai;

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Công văn số 3358/UBND-KTN ngày 17 tháng 8 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).

Kế hoạch số 4889/KH-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của các cấp tỉnh, huyện xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BẾN TRE ĐẾN 2020

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp tổ chức để triển khai công tác điều tra lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

Cụ thể:

1. Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

2. Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Dự án lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

Bước 1

ĐIỀU TRA, THU THẬP CÁC THÔNG TIN DỮ LIỆU VÀ BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU

Điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được xét duyệt và thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần thiết có liên quan phục vụ việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

II. SẢN PHẨM

1. Các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được xét duyệt.

2. Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan phục vụ việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

Bước 2

PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU; CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

I. MỤC TIÊU

Phân tích, đánh giá đặc điểm và xác định những lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên (đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng,…), các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường; thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc khai thác sử dụng đất.

II. SẢN PHẨM

1. Báo cáo đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất (kèm theo các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, số liệu phân tích và tài liệu khác có liên quan).

2. Các sơ đồ, bản đồ chuyên đề có liên quan (về phân bố các đơn vị hành chính, thổ nhưỡng, độ dốc, úng ngập, khô hạn, cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi,…).

Bước 3

PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT, KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

I. MỤC TIÊU

Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đô thị, đất du lịch, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng…) biến động sử dụng đất qua các thời kỳ 5 năm hoặc 10 năm. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định những nguyên nhân và tồn tại cần được giải quyết để lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).

II. SẢN PHẨM

1. Báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tiềm năng đất đai.

2. Các bảng biểu số liệu phân tích kèm theo báo cáo.

3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

Bước 4

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. MỤC TIÊU

Xác định định hướng dài hạn về sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. SẢN PHẨM

1. Báo cáo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).

2. Hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

4. Sưu tầm, biên tập các bản đồ chuyên đề có liên quan.

Bước 5

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU

I. MỤC TIÊU

Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. SẢN PHẨM

1. Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).

2. Hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

Bước 6

XÂY DỰNG BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP, HOÀN CHỈNH TÀI LIỆU QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÌNH THÔNG QUA, XÉT DUYỆT VÀ CÔNG BỐ QUY HOẠCH

I. MỤC TIÊU

Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015); lập hồ sơ trình thông qua, xét duyệt, bàn giao sản phẩm và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

II. SẢN PHẨM

1. Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre (kèm theo bản đồ, sơ đồ thu nhỏ, bảng biểu số liệu phân tích).

3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010.

4. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

5. Báo cáo tóm tắt, các bản đồ chuyên đề có liên quan.

6. Đĩa CD lưu trữ tất cả các dữ liệu sản phẩm giao nộp.

Hồ sơ sau khi được xét duyệt, sản phẩm quy hoạch giao nộp làm thành 5 bộ lưu trữ tại các cơ quan:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường hai (02) bộ.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh một (01) bộ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường một (01) bộ.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư một (01) bộ.

C. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011-2015)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự cần thiết và yêu cầu công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

Phần I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý.

1.2. Địa hình, địa mạo.

1.3. Khí hậu.

1.4. Thuỷ văn.

2. Phân tích, đánh giá đặc điểm các nguồn tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất.

2.2. Tài nguyên nước.

2.3. Tài nguyên rừng.

2.4. Tài nguyên biển.

2.5. Tài nguyên khoáng sản.

2.6. Tài nguyên nhân văn.

3. Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và các hệ sinh thái

3.1. Khái quát về cảnh quan và các hệ sinh thái: đặc điểm cảnh quan, danh lam thắng cảnh, các hệ sinh thái đặc trưng;

3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường (nước, không khí, chất thải rắn…) và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; thực trạng về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

3.3. Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về điều kiện cảnh quan, môi trường trong việc phát triển kinh tế, đời sống dân sinh.

4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường trong việc khai thác sử dụng đất

4.1. Tổng hợp và đánh giá các lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên trong việc khai thác sử dụng đất;

4.2. So sánh các lợi thế, hạn chế với tỉnh và các khu vực trong tỉnh;

4.3. Đề xuất khái quát về việc sử dụng đất nhằm khai thác các lợi thế, khắc phục các hạn chế.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1. Tăng trưởng kinh tế: phân tích theo các chỉ tiêu tốc độ phát triển chung, theo ngành, lãnh thổ, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn (GDP chung, GDP bình quân đầu người);

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo ngành, lĩnh vực, địa bàn lãnh thổ;

1.3. Đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế tác động đến việc sử dụng đất;

1.4. Xây dựng phụ biểu về một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của kỳ trước năm quy hoạch: tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị tổng sản phẩm, cơ cấu kinh tế, dân số, tỷ lệ phát triển dân số, bình quân thu nhập đầu người, bình quân lương thực đầu người, tỷ lệ đói, nghèo.

2. Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng phát triển các ngành kinh tế

2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp;

2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp;

2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.

3. Phân tích, đánh giá tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất

4. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

5. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

5.1. Giao thông (đường bộ, đường thuỷ);

5.2. Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối);

5.3. Năng lượng;

5.4. Bưu chính viễn thông;

5.5. Cơ sở văn hoá;

5.6. Cơ sở y tế;

5.7. Cơ sở giáo dục - đào tạo;

5.8. Cơ sở thể dục - thể thao;

5.9. Cơ sở nghiên cứu khoa học;

5.10. Cơ sở dịch vụ về xã hội;

5.11. Hệ thống chợ, khu thương mại;

5.12. Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

Phần II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Khái quát tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

1. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

2. Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

4. Việc quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

5. Thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

7. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai.

8. Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về đất đai.

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG LOẠI ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất theo các mục đích sử dụng đối với giai đoạn mười (10) năm trước gồm:

2.1. Nhóm đất nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất và đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất quốc phòng, đất an ninh, đất đô thị, đất khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp), đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp tỉnh; đất phát triển hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia và cấp tỉnh; đất cho hoạt động khoáng sản; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do cấp tỉnh quản lý; đất di tích danh thắng và đất khu du lịch.

2.3. Nhóm đất chưa sử dụng, đánh giá cụ thể đối với đất bằng chưa sử dụng.

3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý và những tồn tại trong việc sử dụng đất

3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất.

3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất.

3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất;

3.2.2. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

3.2.3. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng.

4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC ĐÃ ĐƯỢC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT, GỒM:

1. Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ.

2. Chỉ tiêu do cấp tỉnh xác định.

3. Đánh giá mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

IV. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Phần III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT2.4. Đánh giá kết quả thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và đánh giá các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;2.5. Phân tích, đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.3. Xác định và đánh giá phần chỉ tiêu chưa thực hiện được3.1. Xác định và đánh giá các chỉ tiêu có khả năng tiếp tục thực hiện3.2. Xác định và đánh giá các chỉ tiêu cần Điều chỉnh3.3. Xác định và đánh giá các chỉ không có khả năng thực hiện

I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.

2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn.

3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch.

4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng.

5. Đánh giá, khái quát chung về tiềm năng đất đai ở địa phương.

II. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo.

2. Quan điểm sử dụng đất cho giai đoạn hai mươi (20) năm tới và giai đoạn tiếp theo.

3. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo.

Phần IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH

1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế.

2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp;

2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp;

2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.

3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.

5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

II. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Tổng hợp, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của các đơn vị hành chính cấp huyện và của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh; trong đó làm rõ nhu cầu sử dụng đất phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội và tái định cư.

2. Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh đã được cấp quốc gia phân bổ.

3. Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho các nhu cầu sử dụng đất.

4. Diện tích phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh, phương án quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể diện tích đất nông nghiệp, trong đó làm rõ đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung; đất phi nông nghiệp, trong đó làm rõ đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất cụm công nghiệp, đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại, đất cho hoạt động khoáng sản, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa do tỉnh quản lý, đất di tích danh thắng, đất khu du lịch và đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh.

4.1. Diện tích các loại đất đã được cấp trên phân bổ;

(Nêu và luận chứng diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch).

4.2. Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(Nêu và luận chứng diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch).

5. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ quy hoạch.

6. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch.

III. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Đánh giá tác động về kinh tế.

2. Đánh giá tác động về xã hội.

V. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

(Phân kỳ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thành 2 kỳ kế hoạch 5 năm: kỳ đầu và kỳ cuối):

1. Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích.

2. Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng.

3. Phân kỳ diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

VI. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU

1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm.

1.1. Diện tích các loại đất đã được cấp trên phân bổ;

(Nêu và luận chứng diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ kế hoạch);

1.2. Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(Nêu và luận chứng diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ kế hoạch).

2. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo từng năm kế hoạch.

3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo từng năm kế hoạch.

4. Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch.

(Bao gồm các công trình, dự án của kế hoạch sử dụng đất cấp trên phân bổ và các công trình, dự án của cấp lập quy hoạch, kế hoạch).

5. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch.

VII. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Giải pháp về chính sách.

2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư.

3. Giải pháp về khoa học - công nghệ.

4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

5. Giải pháp về tổ chức thực hiện.

Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

Phần III

DỰ TOÁN KINH PHÍ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011-2015)

I. CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN KINH PHÍ

Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung;

Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;

Công văn số 1765/STC-BVG ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Sở Tài chính Bến Tre về việc thống nhất đơn giá vật tư và nguyên giá thiết bị phục vụ lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã;

Công văn số 500/BHXH-PT ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre về việc điều chỉnh mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp;

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre, với các thông số: tổng diện tích tự nhiên, dân số trung bình và mật độ dân số, GDP bình quân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, số đơn vị hành chính của tỉnh như sau:

Đơn vị

Diện tích (ha)

Dân số 2009
(người)

Mật độ dân số (người/km2)

GDP bình quân/người (triệu đồng)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Đơn vị hành chính cấp huyện

Tỉnh Bến Tre

236.020

1.254.589

532

7.106.000

7,23

9

II. DỰ TOÁN KINH PHÍ

1. Đơn giá dự toán

Đơn giá dự toán

 =

Chi phí trực tiếp

+

Chi phí chung

+

Chi phí khảo sát, thiết kế lập dự toán

+

Chi phí thẩm định xét duyệt, công bố QH

+

Thu nhập chịu thuế tính trước 5.5%

Trong đó:

1.1. Chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp

 =

Chi phí nhân công

 +

Chi phí vật liệu

 +

Chi phí công cụ dụng cụ

 +

Chi phí khấu hao thiết bị

 +

Chi phí năng lượng

1.2. Chi phí chung

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngoại nghiệp

Nội nghiệp

Nhóm III

20%

15%

1.3. Chi phí khảo sát, thiết kế lập dự toán

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngoại nghiệp

Nội nghiệp

Nhóm III

3%

1,86 %

1.4. Chi phí thẩm định xét duyệt, công bố QH

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngoại nghiệp

Nội nghiệp

Nhóm III

5%

4%

1.5. Thu nhập chịu thuế tính trước 5.5%

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngoại nghiệp

Nội
 nghiệp

Nhóm III

B x 5,5%

B x 5,5%

Tổng hợp đơn giá dự toán cho 1 tỉnh trung bình:

STT

Khoản mục

Thành tiền (đ)

Trong đó

Ghi chú

Nội nghiệp

Ngoại nghiệp

A

B

1

2

3

4

A

Đơn giá sản phẩm

 ( A = A1 + A2)

2.138.988.540

1.801.158.737

337.829.802

Đơn giá sản phẩm cho 1 tỉnh trung bình

A1

Chi phí trực tiếp

1.847.749.824

1.566.224.989

281.524.835

 

1

Chi phí nhân công

1.570.652.315

1.430.374.574

140.277.740

Chi tiết biểu 2

2

Vật liệu

11.026.476

10.760.364

266.112

Chi tiết biểu 3

3

Công cụ, dụng cụ

67.881.227

67.112.286

768.941

Chi tiết biểu 4

4

Khấu hao thiết bị

42.144.604

3.524.312

38.620.292

Chi tiết biểu 5

5

Năng lượng

156.045.202

54.453.452

101.591.750

Chi tiết biểu 5

A2

Chi phí chung

291.238.715

234.933.748

56.304.967

15% chi phí nội nghiệp + 20% chi phí ngoại nghiệp

B

Chi phí trong đơn giá (đơn giá sản phẩm x khối lượng công việc)

2.138.988.540

1.801.158.737

337.829.802

Đơn giá sản phẩm x 1tỉnh

C

Chi phí khác (C = C1 +C2 +C3)

231.922.767

190.820.141

41.102.626

 

C1

Chi phí khảo sát, thiết kế lập dự toán

37.553.156

29.107.410

8.445.745

1,86% chi phí trực tiếp nội nghiệp, 3% chi phí trực tiếp ngoại nghiệp (Biểu 7)

C2

Chi phí thẩm định, xét duyệt, công bố quy hoạch

76.725.241

62.649.000

14.076.242

4% chi phí nội nghiệp, 5% chi phí ngoại nghiệp

C3

Thu nhập chịu thuế tính trước B x 5.5%

117.644.370

99.063.731

18.580.639

Chi phí trong đơn giá x 5.5%

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN (B+C)

2.370.911.306

1.991.978.878

378.932.428

 

2. Căn cứ tính toán, tổng dự toán

2.1. Căn cứ tính toán:

Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ban hành theo Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng dự toán được tính cụ thể cho từng tỉnh theo công thức:

MT = MtbKktKdsKsKhcKđt

Trong đó:

- MT là tổng dự toán đơn giá lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho một đơn vị cấp tỉnh.

- Mtb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị và vật liệu) lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho một đơn vị cấp tỉnh trung bình.

- Kkt: hệ số áp lực về kinh tế thể hiện ở các bảng 05.

- Kds: hệ số áp lực về dân số thể hiện ở các bảng 06.

- Ks: hệ số quy mô diện tích thể hiện ở các bảng 07.

- Khc: hệ số đơn vị hành chính thể hiện ở các bảng 08.

- Kđt: hệ số áp lực về đô thị thể hiện ở các bảng 09.

Bảng chi tiết các hệ số: MtbKktKdsKsKhcKđt

 (chi tiết tại Biểu 9)

S TT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Dân số 2009 (người)

Mật độ dân số (người /km2)

GDP bình quân/ người (triệu đồng)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%)

Đơn vị hành chính cấp tỉnh

Hệ

số

áp lực

 về kinh tế (Kkt) cấp tỉnh

Hệ số áp lực về dân số Kds

Hệ số quy mô Ks

Hệ số đơn vị hành chính (Khc) cấp tỉnh

Hệ số áp lực về đô thị (Kđt) cấp tỉnh

 

 

1

Tỉnh

Bến Tre

236.020

1.254.589

532

7.106.000

7,23

9

1

1,0880

0,8024

0,90

1

 

2.2. Tổng dự toán:

Áp dụng công thức: MT = MtbKktKdsKsKhcK®t

TỔNG DỰ TOÁN

TT

Đơn vị

Đơn giá dự toán (đồng)

Hệ số áp lực về kinh tế (Kkt) cấp tỉnh

Hệ số áp lực về dân số Kds

Hệ số quy mô Ks

Hệ số đơn vị hành chính (Khc) cấp tỉnh

Hệ số áp lực về đô thị (Kđt) cấp tỉnh

Tổng dự toán (đồng)

Ghi chú

 

 

A

B

1

2

3

4

5

6

7=1*2*3*4*5*6

8

 

1

Tỉnh

 Bến Tre

2.370.911.306

1

1,0880

0,8024

0,900

1

1.862.890.701

 

 

* Tổng dự toán: kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre: 1.862.890.701 đồng (một tỷ, tám trăm sáu mươi hai triệu, tám trăm chín mươi ngàn, bảy trăm lẻ một đồng chẵn).

- Nguồn vốn thực hiện: ngân sách Nhà nước năm 2010 -2011

Phần IV

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kế hoạch triển khai:

- Tháng 3-4 /2010: thực hiện các bước chuẩn bị thu thập các thông tin, tài liệu lập đề cương dự án, trình thẩm định Đề cương và dự toán kinh phí.

- Từ tháng 5-6/2010: tiến hành điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được xét duyệt và thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần thiết có liên quan phục vụ việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

- Từ tháng 7-8/2010: lập phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre; tổ chức hội thảo lấy ý kiến để hoàn chỉnh đề án.

- Tháng 9-10/2010: xây dựng các tài liệu quy hoạch thông qua Uỷ ban nhân dân tỉnh; chỉnh sửa tài liệu thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh Dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

- Tháng11-12/2010: hoàn chỉnh hồ sơ, nhân sao tài liệu, bản đồ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; Bộ trình Chính phủ phê duyệt, bàn giao sản phẩm, công bố quy hoạch.

2. Tổ chức thực hiện:

- Đơn vị quản lý trực tiếp dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện.

- Đơn vị thực hiện: thực hiện đấu thầu (hoặc chỉ định thầu, giao nhiệm vụ) theo quy định.

- Đơn vị phối hợp:

+ Các sở, ban ngành, tổ chức đoàn thể của tỉnh.

+ Các chuyên gia, chuyên viên ở các ban ngành.

+ UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo các sở, ban ngành, tổ chức đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố cung cấp các số liệu hiện trạng và định hướng sử dụng đất của đơn vị mình đến năm 2020 cho đơn vị thực hiện trong quá trình thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.

Đề nghị UBND tỉnh sớm xem xét phê duyệt Đề cương Dự án để đơn vị thực hiện tiến hành việc lập dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre đạt kết quả tốt./.