Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1139/QĐ-UB

Huế, ngày 5 tháng 6 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ nghị định số 36/ CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về việc ban hành quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;

- Căn cứ quyết định số 40/ 1999/QĐ-TTg ngày 6/3/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế

- Căn cứ thông tư số 151/TTCP - TC ngày 4/4/1997 và thông tư số 13/1998/TT-tccp ngày 30/12/1998 của Ban tổ chức - Cán bộ chính phủ hướng dẫn về công tác tổ chức và tiền lương của Ban quản lý các khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao

- Xét tờ trình số 04/TT-KCN ngày 22/5/1999 của Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế;

- Theo đề nghị của Trưởng ban tổ chức - Chính quyền tỉnh

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế ( sau đây gọi tắt là ban quan quản lý ) là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Điều 2: Ban quản lý có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Xây dựng Điều lệ quản lý Khu công nghiệp trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành trình UBND tỉnh phê duyệt

2. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu công nghiệp bao gồm: quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề ; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại khu công nghiệp

3. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt

4. Hổ trợ vận động đầu tư vào khu công nghiệp

5. Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước theo uỷ quyền

6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự

7. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương

8. Quản lý hoạt động dịch vụ trong khu công nghiệp

9. Thoả thuận với Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành

10. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền ; Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo uỷ quyền

11. Được mời đại diện tham dự các cuộc họp của cơ quan Chính phủ và UBND tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý khu công nghiệp

12. Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp về UBND tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, các cơ quan Chính phủ có liên quan

Điều 3: Tổ chức bộ máy quản lý:

Ban quản lý gồm Trưởng ban, một số Phó trưởng ban và bộ máy giúp việc. Ban quản lý hoạt động theo chế độ Thủ trưởng, Trưởng ban phân công cho các Phó trưởng ban phụ trách các lĩnh vực công tác hoặc uỷ quyền một số công việc thuộc phạm vi thẩm quyền

Bộ máy giúp việc của Ban quản lý được tổ chức thành 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

- Phòng tổng hợp

- Phòng quản lý đầu tư và xuất nhập khẩu

- Phòng quản lý doanh nghiệp và lao động

Các phòng có chức năng tham mưu cho Ban quản lý lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các hoạt động của Ban đảm bảo thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả trong công tác

- Việc bổ nhiệm Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của UBND tỉnh và ý kiến thẩm định của Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức - cán bộ Chính phủ và ý kiến của Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp Việt nam

- Việc bổ nhiệm Phó trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Trưởng, Phó phòng do Trưởng ban quản lý quyết định

UBND tỉnh sẽ cho phép thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc khác khi xét thấy cần thiết

Điều 4: Hàng năm Ban quản lý căn cứ vào số lượng biên chế được giao để quyết định số cán bộ, chuyên viên, nhân viên cho từng bộ phận sát với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế, bảo đảm công tác có chất lượng và hiệu quả

Công tác biên chế tiền lương, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 151/TCCP-TC ngày 4/8/1997và Thông tư số 13/1998/TT-TCCP ngày 30/12/1998 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Công tác quản lý công chức của bộ máy giúp việc của Ban quản lý thực hiện theo các quy định tại các nghị định số 95,96,97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ

Điều 5: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Điều 6: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 6
- Ban quản lý các KCN Việt nam (b/c)
- Thương vụ Tỉnh Uỷ(b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh ;
- CT, các PCT UBND tỉnh
- Lãnh đạo VP, các chuyên viên NC,CN,TH
- Lưu VT 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Mễ