ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 616/2000/QĐ-UB | Huế, ngày 09 tháng 3 năm 2000 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Căn cứ vào Công văn số 7902/BKH/KCN ngày 8/12/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Điều lệ khu công nghiệp mẫu;
- Căn cứ Thông tư 08/TT-KHĐT ngày 29/7/1997 của Bộ Công Nghiệp hướng dẫn về quy định danh mục ngành nghề công nghiệp khuyến khích đầu tư, hạn chế đầu tư hoặc cấm đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
- Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tại tờ trình số 17/TT-BQL ngày 28/12/1999 về việc phê duyệt Điều lệ Khu công nghiệp Phú Bài,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê chuẩn và ban hành Điều lệ Khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo quyết định này.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế, Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phú Bài chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | T/M UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 616/2000/QĐ-UB ngày 09/3/2000 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế )
Điều 1: Điều lệ này quy định cụ thể việc quản lý và điều hành Khu công nghiệp Phú Bài, được Chính Phủ quyết định thành lập tại quyết định số 1144/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 1998.
2.1 Ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Ban quản lý các KCN Tỉnh), được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 40/1999/QĐ-TTg ngày 6/3/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp PB theo chức năng và thẩm quyền của mình và theo ủy quyền của các Bộ, ngành và của các cơ quan quản lý Nhà nước phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2 Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Công ty phát triển hạ tầng), được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 875 QĐ/UBND ngày 16/12/1992 và Quyết định số 1507 QĐ/UB ngày 5/8/1998 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp PB.
1. Xây dựng Điều lệ Quản lý Khu công nghiệp PB trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trình UBND Tỉnh phê duyệt.
2. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện qui hoạch chi tiết , tiến độ xây dựng, phát triển Khu công nghiệp PB bao gồm: Quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp có liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại Khu công nghiệp PB.
3. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp có liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng qui hoạch và tiến độ được duyệt.
Hỗ trợ vận động đầu tư vào Khu công nghiệp PB.
5. Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo ủy quyền.
6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự.
7. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.
8. Quản lý hoạt động dịch vụ trong Khu công nghiệp PB.
9. Thỏa thuận với Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp PB trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành.
10. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo ủy quyền; cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo ủy quyền.
11. Được mời đại diện tham dự các cuộc họp của các cơ quan Chính Phủ và UBND Tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý Khu công nghiệp PB.
12. Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý Khu công nghiệp PB về UBND Tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, các cơ quan của Chính phủ có liên quan.
Điều 6: Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bài có các quyền :
1.Vận động đầu tư vào Khu công nghiệp PB trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được duyệt.
2. Cho các Doanh nghiệp Khu công nghiệp, Doanh nghiệp chế xuất thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng.
3. Cho các Doanh nghiệp Khu công nghiệp, Doanh nghiệp chế xuất thuê hoặc bán nhà xưởng do Công ty phát triển hạ tầng xây dựng trong Khu công nghiệp PB.
4. Kinh doanh các dịch vụ trong Khu công nghiệp PB phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ Công ty.
5. Ấn định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng và phí dịch vụ với sự thỏa thuận của Ban quản lý KCN Tỉnh.
Điều 7: Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp PB có nghĩa vụ:
1. Lập và trình đề án tổng thể về phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong Khu công nghiệp PB và nêu nhu cầu phát triển các công trình kết cấu hạ tầng ngoài Khu công nghiệp PB có liên quan để các cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ lập kế hoạch phát triển và phân giao trách nhiệm thực hiện.
2. Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo đúng qui hoạch, thiết kế và tiến độ được duyệt. Nếu vì lý do bất khả kháng và có lý do chính đáng khác mà Công ty không hoàn thành kế hoạch xây dựng theo tiến độ quy định thì ít nhất 30 ngày trước khi hết hạn quy định, Công ty phải xin phép của cơ quan có thẩm quyền gia hạn xây dựng. Nếu quá thời hạn, Công ty không xin phép hoặc vì sử dụng đất sai mục đích nên không được phép gia hạn thì phần đất chưa sử dụng sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp chế tài, nếu tái phạm sẽ áp dụng hình thức thu hồi.
3. Công ty phát triển hạ tầng trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác các công ty khác thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị khác thuộc vốn đầu tư của Công ty trong suốt thời hạn hiệu lực của giấy phép đầu tư, kể cả thời gian gia hạn (nếu có). Trong trường hợp Công ty phát triển hạ tầng ủy thác các công ty khác thực hiện các công việc nói trên, Công ty phát triển hạ tầng vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng, thời hạn hoàn thành trước các Doanh nghiệp khu công nghiệp trong phạm vi hợp đồng kinh tế đã ký kết.
4. Bảo đảm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, môi sinh.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và hàng năm cho Ban quản lý các KCN Tỉnh.
Điều 11: Các ngành sản xuất các sản phẩm sau đây được đầu tư vào Khu công nghiệp PB:
- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật cao như: sinh học, điện tử -tin học, chế tạo thiết bị phụ tùng, linh kiện...;
- Các ngành dệt, da, may mặc.
- Các ngành hàng chế biến nông-lâm-thủy-hải sản thực phẩm và đồ uống;
- Các ngành hàng thuộc lĩnh vực hóa chất như: chất tẩy rửa, sản xuất hương liệu, hóa mỹ phẩm, dược phẩm;
- Các ngành thuộc lĩnh vực cơ khí, chế tạo các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, gia công lắp ráp ô tô, xe máy;
- Sản xuất, chế biến các loại sản phẩm từ nguyên liệu khoáng như sản xuất thủy tinh, các loại vật liệu xây dựng mới, vật liệu chịu lửa phục vụ sản xuất công nghiệp, vật liệu trang trí cao cấp;
- Sản xuất vật liệu xây dựng: đá ốp lát, sành sứ vệ sinh;
- Sản xuất các loại bao bì từ giấy, bao bì kim loại, bao bì chất dẻo, bao bì cao cấp;
- Một số ngành công nghiệp khác sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại.
1. Thuê lại đất đã được xây dựng cơ sở hạ tầng của Công ty phát triển hạ tầng để tự thiết kế, xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị hình thành Doanh nghiệp.
2. Mua hoặc thuê nhà xưởng tiêu chuẩn do Công ty phát triển hạ tầng xây dựng để thiết kế dây chuyền công nghệ, lắp đặt thiết bị hình thành Doanh nghiệp.
Khi kết thúc thời hạn, Doanh nghiệp có thể làm đơn xin gia hạn gửi đến cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp Khu công nghiệp PB, kể cả sau khi được gia hạn, không dài hơn thời hạn hoạt động còn hiệu lực của Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp PB.
Mọi thay đổi về thành phần, cơ cấu lãnh đạo Doanh nghiệp phải báo cáo kịp thời cho Ban quản lý các KCN Tỉnh.
Quá thời hạn ghi trong Hợp đồng sơ bộ nếu Nhà đầu tư không nộp đơn và hồ sơ xin thành lập Doanh nghiệp thì Hợp đồng sơ bộ hết hiệu lực và số tiền đặt cọc không được hoàn trả cho Nhà đầu tư.
Trường hợp đơn xin đầu tư thành lập Doanh nghiệp Khu công nghiệp không được chấp thuận, Nhà đầu tư được hoàn trả tiền đặt cọc.
Hợp đồng làm theo mẫu do Công ty phát triển hạ tầng soạn thảo thành 03(ba) bản, mỗi bên giữ một bản và một bản đăng ký tại Ban quản lý KCN Tỉnh.
Giá tiền thuê đất, thuê nhà xưởng cho thời gian được gia hạn do Doanh nghiệp và Công ty phát triển hạ tầng thỏa thuận trên cơ sở Hợp đồng mới được ký kết như nói tại Điều 22 Chương này.
Trong trường hợp việc xây dựng được thực hiện theo nhiều giai đoạn thì ở giai đoạn đầu, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất có thể chưa đạt mức quy định, nhưng khi các công trình xây dựng hoàn thành, các quy định nói trên phải được thực hiện.
Sau khi hoàn tất công việc và phục hồi nguyên trạng công trình, Doanh nghiệp phải bàn giao công trình phục hồi cho Công ty phát triển hạ tầng và báo cáo Ban quản lý các KCN Tỉnh kèm theo biên bản bàn giao.
CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN VÀ NGOẠI HỐI
Tháng tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng. Doanh nghiệp có thể áp dụng năm tài chính 12 tháng không trùng với năm dương lịch nhưng phải được Bộ Tài Chính chấp thuận.
Báo cáo kế toán của Doanh nghiệp phải được một công ty kiểm toán độc lập xác nhận trước khi gửi đi.
Báo cáo kế toán phải gửi cho Ban quản lý các KCN Tỉnh và các cơ quan nhà nước khác theo quy định hiện hành.
LAO ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI
Các chất thải rắn là phế liệu, phế phẩm, Doanh nghiệp không tận dụng được nhưng có giá trị thương mại, Doanh nghiệp có thể bán và thực hiện các nghĩa vụ về thuế như trường hợp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa khác của Doanh nghiệp.
AN NINH - AN TOÀN - TRẬT TỰ CÔNG CỘNG KHU CÔNG NGHIỆP
Trong trường hợp không hòa giải được, vấn đề tranh chấp được đưa ra xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động của Nhà nước Việt Nam.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT
2. Việc ra vào Doanh nghiệp chế xuất của người và phương tiện phải được phép của Ban quản lý các KCN Tỉnh.
Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, phụ tùng mua ở thị trường nội địa để phục vụ sản xuất chính của Doanh nghiệp chế xuất phải được sự chấp thuận của Ban quản lý các KCN Tỉnh, phải có Hợp đồng mua bán với các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, phải chịu thuế xuất khẩu và các loại thuế, lệ phí liên quan khác.
Hàng hóa là lương thực, thực phẩm, văn phòng phẩm của Doanh nghiệp chế xuất mua ở thị trường nội địa để phục vụ sinh hoạt và hoạt động của bộ máy văn phòng được Hải quan Khu công nghiệp trực tiếp ghi sổ theo dõi, không phải xin phê duyệt của Ban quản lý các KCN Tỉnh, không phải có hợp đồng kinh tế nhưng phải nộp hóa đơn hợp lệ và không phải chịu thuế xuất khẩu.
Hàng hóa, máy móc, thiết bị nêu trên khi đưa về Doanh nghiệp phải là hàng hóa, máy móc, thiết bị nguyên gốc phù hợp với danh mục đăng ký tại Hải quan Khu công nghiệp và có thể nhận dạng được.
1. Doanh nghiệp chế xuất được ký hợp đồng gia công và hợp đồng dịch vụ với
2. Để thực hiện hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ, Doanh nghiệp chế xuất làm đơn kèm theo chứng từ liên quan xin Ban quản lý các KCN Tỉnh chấp thuận việc xuất nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm vào nội địa và làm các thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa ra khỏi Doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp chế xuất phải cung cấp bảng định mức sử dụng nguyên liệu để Hải quan Khu công nghiệp tiện việc kiểm tra khi hàng gia công xong chuyển về Doanh nghiệp.
3. Nguyên liệu, vật tư hay bán thành phẩm xuất vào nội địa phải giao đúng đơn vị ký hợp đồng. Nếu Doanh nghiệp giao nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm không đúng đơn vị nhận gia công và không chuyển hàng đã gia công về Doanh nghiệp đúng thời hạn quy định thì xem như vi phạm pháp luật Việt Nam.
4. Hàng gia công xong phải chuyển về Doanh nghiệp đúng thời hạn cho phép và phù hợp với hợp đồng gia công.
5. Trường hợp khi nhận gia công cho Doanh nghiệp chế xuất có cung ứng thêm một phần nguyên phụ liệu thì các Doanh nghiệp nhận gia công phải nộp thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu cung ứng thêm này. Việc nhận cung ứng thêm nguyên phụ liệu phải thể hiện trong hợp đồng gia công.
- 1 Quyết định 09/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Quyết định 703/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 hết hiệu lực pháp luật
- 3 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 4 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Điều lệ khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Quyết định 48/2006/QĐ-UBND ban hành Điều lệ Khu công nghiệp cảng biển Hòn La tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 26/2004/QĐ-UB phê chuẩn và ban hành Điều lệ Khu công nghiệp Thăng Long do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Quyết định 2933/QĐ-UB năm 2002 phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển Công nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001 - 2010
- 5 Quyết định 1139/QĐ-UB năm 1999 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế
- 6 Quyết định 40/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 7013/1998/QĐ-UB-KT phê chuẩn và ban hành Điều lệ khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Long Thới và Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8 Quyết định 1144/QĐ-TTg năm 1998 về thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Công văn về việc ban hành Điều lệ mẫu Khu công nghiệp
- 10 Thông tư 08/1997/TT-KHĐT quy định danh mục ngành nghề công nghiệp khuyến khích đầu tư, hạn chế đầu tư hoặc cấm đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao do Bộ Công nghiệp ban hành
- 11 Nghị định 36-CP năm 1997 về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Điều lệ khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Quyết định 48/2006/QĐ-UBND ban hành Điều lệ Khu công nghiệp cảng biển Hòn La tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 26/2004/QĐ-UB phê chuẩn và ban hành Điều lệ Khu công nghiệp Thăng Long do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Quyết định 2933/QĐ-UB năm 2002 phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển Công nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001 - 2010
- 5 Quyết định 1139/QĐ-UB năm 1999 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế
- 6 Quyết định 7013/1998/QĐ-UB-KT phê chuẩn và ban hành Điều lệ khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Long Thới và Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành