ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1197/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 28 tháng 4 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 21/12/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Xét hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom do Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Khánh Tường lập tháng 01/2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 74/TTr-SXD ngày 23/4/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với các nội dung chính như sau:
1. Vị trí và quy mô lập quy hoạch
a) Vị trí: Nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Ðồng Nai, phạm vi giới hạn như sau :
- Phía Bắc: Giáp đường đất hiện hữu;
- Phía Nam: Giáp đường đất hiện hữu;
- Phía Đông: Giáp đường liên xã Tây Hòa - xã Sông Thao;
- Phía Tây: Giáp đất trống.
b) Quy mô, tỷ lệ lập quy hoạch:
- Quy mô diện tích: Khoảng 203.572,7m2 (20,3 ha) xác định theo Tờ trích lục và biên vẽ khu đất bản đồ địa chính số 83/2014, tỷ lệ 1/1.000 do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Đồng Nai ký xác lập ngày 27/02/2014.
- Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/500.
2. Tính chất, mục tiêu và quan điểm lập lập quy hoạch
a) Tính chất và mục tiêu:
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng mới, hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCXDVN) về xử lý chất thải phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Xác định tính chất, quy mô, cơ cấu phân khu chức năng sử dụng đất, tổ chức phân lô hố chôn lấp, tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, san nền, cấp - thoát nước, cấp điện, thông tin,… đồng bộ;
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành triển khai xây dựng, quản lý xây dựng và đầu tư xây dựng.
- Tạo lập và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững trên địa bàn huyện Trảng Bom nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung qua việc tổ chức thu gom và xử lý rác thải;
- Đề xuất hành lang cách ly bên ngoài tường rào khu đất nhằm đảm bảo cho hoạt động của khu xử lý theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã được ban hành;
- Đánh giá tác động môi trường và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường chung quanh.
b) Quan điểm lập quy hoạch:
- Sử dụng đất hợp lý và phát huy hiệu quả các lợi thế của khu quy hoạch;
- Tạo mối liên kết tốt, phù hợp và hiệu quả đối với các khu vực lân cận xung quanh;
- Phân khu chức năng phù hợp với mục tiêu đầu tư của dự án;
- Khai thác tốt hệ thống giao thông khu vực, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa dự án này với các dự án khác thuộc khu vực xung quanh;
- Đảm bảo được sự phát triển bền vững, tạo môi trường trong lành cho khu vực quy hoạch.
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy hoạch sử dụng đất
a) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quản lý xây dựng:
Thực hiện theo quy chuẩn, quy phạm Việt Nam hiện hành và các quy phạm xây dựng có liên quan, một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Nhu cầu khối lượng rác cần xử lý:
+ Xử lý rác sinh hoạt và rác công nghiệp thông thường:
Xây dựng nhà máy sản xuất phân compost từ rác sinh hoạt và rác hữu cơ công nghiệp thông thường.
Thu gom và xử lý rác sinh hoạt chia thành 03 giai đoạn:
Giai đoạn 01 (2011 - 2020): 150 tấn/ngày.
Giai đoạn 02 (2021 - 2040): 300 tấn/ngày.
Giai đoạn 03 (2041 - 2060): 450 tấn/ngày.
Rác công nghiệp thông thường: 250 tấn/ngày.
Đầu tư xưởng sản xuất gạch block từ xà bần và bùn vô cơ bằng phương pháp ép gạch không nung: 10 tấn/ngày.
+ Tái chế chất thải nguy hại:
Công suất hệ thống tái chế chì 10 tấn/ngày.
Công suất xử lý thùng phuy (dung tích 120 - 200L) 500 cái/ngày.
+ Xử lý chất thải nguy hại: Công suất lò đốt chất thải nguy hại 4.000 kg/giờ (tương đương 2.080 tấn/tháng).
+ Xử lý rác thải y tế: Xử lý bằng phương pháp đốt, công suất 150 kg/giờ.
- Thời gian dự kiến hoạt động của khu xử lý: 50 năm.
- Khu phụ trợ và tái chế chất thải: Tầng cao trung bình 01 - 04 tầng.
- Khu tiền xử lý: Tầng cao trung bình 01 tầng.
- Khu chôn lấp: Tầng cao trung bình 01 tầng.
- Khu xử lý nước rác: 01 tầng.
b) Quy hoạch sử dụng đất:
STT | Ký hiệu | Loại đất | Diện tích đất (m²) | Tỷ lệ (%) |
I |
| KHU PHỤ TRỢ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI | 22.470 | 11,04 |
1 | HC | Nhà điều hành | 535 | 0,26 |
2 | PT | Khu văn phòng và các hạng mục phụ trợ | 1.530 | 0,75 |
| PT1 | Phòng thí nghiệm | 50 | 0,02 |
| PT2 | Trạm rửa xe | 40 | 0,02 |
| PT3 | Trạm sửa chữa bảo dưỡng | 200 | 0,10 |
| PT4 | Nhà ăn nhân viên | 1.000 | 0,49 |
| PT5 | Nhà nghỉ nhân viên | 50 | 0,02 |
|
| Khu vệ sinh và tắm (bố trí rải rác tại mỗi nhà xưởng XL1, XL2, XL3) | 100 | 0,05 |
|
| Kho dụng cụ (bố trí rải rác tại mỗi nhà xưởng XL1, XL2, XL3) | 50 | 0,02 |
|
| Trạm cân (đặt trên đường D1, D6) | 40 | 0,02 |
3 | KB | Đất kho bãi | 9.705 | 4,77 |
| KB1 | Đất kho bãi 01 | 4.959 |
|
| KB2 | Đất kho bãi 02 | 546 |
|
| KB3 | Đất kho bãi 03 | 1.000 |
|
| KB4 | Đất kho bãi 04 | 3.200 |
|
4 | TC | Trung tâm tái chế chất thải sinh hoạt và công nghiệp thông thường + Ủ hiếu khí + Viên nhiên liệu tái chế và phân Compost | 10.700 | 5,26 |
II |
| KHU TIỀN XỬ LÝ | 13.862 | 6,81 |
1 | PL | Khu phân loại và chứa chất thải | 10.062 | 4,94 |
| PL1 | Phân loại chất thải nguy hại | 2.250 | 1,11 |
| PL2 | Phân loại chất thải sinh hoạt và CNTT | 7.812 | 3,84 |
2 | XL2 | Khu xử lý đóng bánh và làm khô + Khu ổn định hóa | 800 | 0,39 |
3 | XL1, XL3 | Các hạng mục xử lý tái chế chất thải | 3.000 | 1,47 |
III |
| KHU CHÔN LẤP | 83.348 | 40,94 |
1 | H | Các khu chôn lấp | 74.555 | 36,62 |
|
| Hố chôn lấp giai đoạn 01 | 15.900 | 7,81 |
| Hnh1 | Hố chôn chất thải nguy hại (khu vục cô lập vĩnh viễn) | 4.900 | 2,41 |
| Hsh1 | Hố chôn chất thải sinh hoạt | 11.000 | 5,40 |
|
| Hố chôn lấp giai đoạn 02 | 58.655 | 28,81 |
| Hnh1 | Hố chôn chất thải nguy hại (khu vục cô lập vĩnh viễn) | 25.365 | 12,46 |
| Hsh2 + Hsh3 | Hố chôn chất thải sinh hoạt | 33.290 | 16,35 |
2 | LD | Các khu lò đốt | 4.800 | 2,36 |
3 | XB | Bãi xà bần | 3.993 | 1,96 |
IV |
| KHU XỬ LÝ NƯỚC RÁC | 5.170 | 2,54 |
1 | NT1 | Đất công trình xử lý nước thải | 1.820 | 0,89 |
2 | NT2 | Đất chức năng xử lý nước thải (hồ chứa sinh học, rỉ rác, ô chứa bùn, phân hầm cầu) | 3.350 | 1,65 |
|
| Đất hồ chứa sinh học | 2.050 | 1,01 |
|
| Ô chứa bùn | 500 | 0,25 |
|
| Đất khu vực phân hầm cầu | 800 | 0,39 |
V | CX | CÂY XANH TẬP TRUNG | 40.901 | 20,09 |
VI |
| GIAO THÔNG - HẠ TẦNG KỸ THUẬT | 37.822 | 18,58 |
|
| TỔNG CỘNG | 203.572,7 | 100,00 |
4. Phân khu chức năng
a) Khu phụ trợ và tái chế chất thải:
- Khu phụ trợ và tái chế chất thải gồm các công trình: Nhà điều hành, văn phòng, phòng thí nghiệm, nhà ăn, nghỉ nhân viên, trạm sửa chữa bảo dưỡng, trung tâm tái chế chất thải sinh hoạt và công nghiệp thông thường…
- Diện tích xây dựng 22.470m2 chiếm 11,04% diện tích toàn khu.
- Tầng cao trung bình: 01 ÷ 04 tầng.
b) Khu tiền xử lý:
- Khu tiền xử lý gồm các công trình: Khu phân loại chất thải nguy hại, phân loại chất thải sinh hoạt và CNTT, khu xử lý đóng bánh và làm khô, khu ổn định hóa, các hạng mục xử lý tái chế chất thải .
- Diện tích xây dựng 13.862m2 chiếm 6,81% diện tích toàn khu.
- Tầng cao trung bình: 01 tầng
c) Khu chôn lấp:
- Khu chôn lấp và xử lý được bố trí tại cả 02 giai đoạn, giai đoạn 01 với diện tích khoảng 15.900m2, giai đoạn 02 với diện tích 58.655m2. Khu vực được bố trí thuận lợi cho việc chôn lấp cũng như xử lý chất thải, gần kề khu vực xử lý nước thải thuận lợi công tác xử lý. Trong khu này được bố trí tất cả các quy trình dây chuyền công nghệ xử lý, phân loại và tái chế chất thải… Trong đó, khu xử lý rác thải sinh hoạt (XLCT) chủ yếu xử lý rác sinh hoạt, rác công nghiệp được tập kết từ các nơi khác về sẽ được phân loại và xử lý theo dây chuyền công nghệ được bố trí trong khu vực này.
- Khu chôn lấp và xử lý gồm các công trình: Các khu chôn lấp, các khu lò đốt, bãi xà bần. Diện tích 83.384m2 chiếm 40,94% diện tích toàn khu.
d) Khu xử lý nước rác:
- Khu xử lý nước thải được bố trí ở phía Bắc của giai đoạn 01 dự án, tại vị trí này có địa hình tự nhiên thấp nhất so với các khu vực khác trong khu quy hoạch, tiếp giáp con suối hiện hữu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom nước thải, xử lý và xả thải nước rỉ rác cho toàn khu…
- Khu xử lý nước rác gồm các công trình: Công trình xử lý nước thải, các hạng mục chức năng xử lý nước thải (hồ chứa sinh học, ô chứa bùn, phân hầm cầu).
- Diện tích xây dựng 5.170m2 chiếm 2,54% diện tích toàn khu.
- Tầng cao trung bình: 01 tầng
e) Cây xanh tập trung:
- Diện tích 40.901m2 chiếm 20,09% diện tích toàn khu quy hoạch, cây xanh chủ yếu cách ly giữa khu quy hoạch với xung quanh, mặt khác với vị trí khu quy hoạch được chọn cách khá xa với dân cư tập trung và xung quanh đều là mảng xanh rộng lớn, nên rất thuận lợi cho việc giảm thiểu gây ô nhiễm ra môi trường bên ngoài.
5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Quy hoạch san nền - thoát nước mưa:
* Phương án san nền:
- Do đặc thù của khu quy hoạch là bãi chôn lấp chất thải rắn, do đó chỉ san nền cục bộ những vị trí xây dựng công trình còn các hố chôn rác thì không san lấp.
- Giai đoạn đầu khối lượng đất đắp sẽ được lấy từ khối lượng đất đào của hố chôn rác đầu tiên.
- Đất đắp phải được đắp thành từng lớp dày 30cm đến cao độ thiết kế. Đất đắp phải được đầm nén chặt k ≥ 0.85.
* Giải pháp thoát nước mưa:
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với nước thải, phân chia lưu vực thoát nước mưa thành nhiều lưu vực nhỏ, tạo điều kiện thoát nước mưa nhanh nhất ra mạng cống bên ngoài.
- Nước mưa giai đoạn 02 và một nửa của giai đoạn 01 sẽ được thu gom vào hệ thống cống chính chạy dọc theo đường N1 và thoát ra ở của xả nằm ở phía Bắc dự án chảy vào suối Rết, cách ranh dự án khoảng 15m. Đoạn cống nằm ngoài ranh dự án chủ đầu tư sẽ bỏ kinh phí để xây dựng.
- Các tuyến thoát nước xây dựng bằng cống tròn BTCT bố trí dưới vỉa hè dọc theo các trục đường với Ø600 - Ø1200. Độ sâu chôn cống bảo vệ cống ≥ 0,5m đối với cống trên vỉa hè, ≥ 0,7m đối với cống dưới lòng đường.
b) Quy hoạch hệ thống giao thông:
* Giao thông đối ngoại:
- Ở phía Đông Nam của dự án giáp với đường Tây Hòa - Cây Gáo (đường quy hoạch rộng 32m).
- Giáp ranh ở phía Nam của dự án có đường đất hiện hữu rộng khoảng 10m, hiện tại đang được nâng cấp thành đường nhựa.
* Giao thông đối nội:
- Bề rộng mặt đường: Đường nội bộ của dự án có bề rộng lòng đường (07 ÷ 10)m, bề rộng vỉa hè mỗi bên từ (02 ÷ 05) m, các mặt cắt ngang đại diện (1-1), (2-2), (3-3), (4-4), (5-5), (6-6).
- Mặt cắt 1-1 (áp dụng cho các đường D2, D3 và N3):
+ Lộ giới: 20,0m;
+ Bề rộng mặt đường: 10,0m;
+ Bề rộng vỉa hè: 5,0m x 2;
- Mặt cắt 2-2 (áp dụng cho đường N1):
+ Lộ giới: 17,0m;
+ Bề rộng mặt đường: 12m;
+ Bề rộng vỉa hè: 2,5m + 2,5m;
- Mặt cắt 3-3 (áp dụng cho đường N5):
+ Lộ giới: 18,0m;
+ Bề rộng mặt đường: 10,0m;
+ Bề rộng vỉa hè: 5,0m + 3,0m;
- Mặt cắt 4-4 (áp dụng cho đường N1):
+ Lộ giới: 14,0m;
+ Bề rộng mặt đường: 7,0m;
+ Bề rộng vỉa hè: 5,0m + 2,0m;
- Mặt cắt 5-5 (áp dụng cho đường D4, N1):
+ Lộ giới: 17,0m;
+ Bề rộng mặt đường: 7,0m;
+ Bề rộng vỉa hè: 5,0m x 2;
- Mặt cắt 6-6 (áp dụng cho đường N2):
+ Lộ giới: 17,0m;
+ Bề rộng mặt đường: 10,0m;
+ Bề rộng vỉa hè: 5,0m + 2,0m;
c) Quy hoạch hệ thống cấp nước:
- Nhu cầu dùng nước trong khu vực bao gồm nước phục vụ cho khu hành chính, nước cho phòng cháy chữa cháy, nước tưới cây rửa đường, khu xử lý rác...
- Nguồn cấp: Trước mắt nguồn nước dự kiến được lấy từ nguồn nước ngầm. Theo sơ đồ cấp nước: Nước giếng khoan bơm vào bể (V= 240m3), từ bể chứa bơm lên đài nước (V = 50m3, H = 20m), từ đài nước chảy vào hệ thống ống cấp nước tới các điểm nhu cầu dùng nước. Về lâu dài nguồn cấp nước được lấy trên đường ống của khu vực…
- Các tuyến ống trong khu quy hoạch được thiết kế tạo thành các mạng vòng khép kín, cung cấp an toàn cho khu quy hoạch.
- Bố trí mạng lưới ống cấp bảo đảm lượng cung cấp nước đầy đủ cho nhu cầu dùng nước hàng ngày và nhu cầu cứu hỏa của toàn khu khi cần thiết.
- Chủ đầu tư liên hệ với ngành cấp nước để thỏa thuận vị trí gắn kết và các chỉ tiêu kỹ thuật.
d) Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Hệ thống thoát nước thải được tách riêng với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải trong khu xử lý chủ yếu là nguồn nước thải khu hành chính, nước thải từ khu xử lý rác, nước thải từ các hố chôn lấp rác, nước từ khu ủ lên men…
- Nước thải trong khu vực được thu gom qua các hố ga theo hệ thống đường cống về trạm xử lý nước thải trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải sau khi xử lý phải đạt loại A theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN25-2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT). Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn về vệ sinh môi trường được dẫn vào hồ sinh học; sau đó dẫn ra suối Rết và xả ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Thao.
e) Quy hoạch hệ thống điện:
- Nguồn điện: Nguồn cấp điện cho khu vực trực tiếp qua các tuyến trung thế 22 KV đi theo đường Quốc lộ 1, từ Trạm biến áp 110/22 KV 40MVA Trảng Bom.
- Giải pháp cấp điện: Hệ thống đường dây trung thế đi nổi trên cột BTLT, hệ thống hạ thế đi ngầm.
- Chủ đầu tư sẽ liên hệ với ngành điện để thỏa thuận phương án bố trí, vị trí đấu nối và các chỉ tiêu kỹ thuật.
g) Quy hoạch hệ thống thông tin - liên lạc:
- Nguồn được ghép nối vào mạng viễn thông hiện có tại khu vực.
- Các tuyến dây, tuyến cáp đi ngầm.
- Đầu tư xây dựng một hệ thống hố ga chờ, có khả năng kết nối một cách đồng bộ tránh việc phát sinh do thi công sau này.
- Chủ đầu tư sẽ liên hệ với ngành bưu chính viễn thông để thỏa thuận vị trí đấu nối và các chỉ tiêu kỹ thuật.
6. Công nghệ dự kiến của khu xử lý
Công nghệ đốt chất thải công nghiệp nguy hại, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và một số công nghệ xử lý khác theo quy định.
7. Phân kỳ đầu tư:
Tiến độ dự kiến (hạ tầng kỹ thuật): 05 năm kể từ năm 2014 đến kết thúc năm 2019:
- Phân kỳ đầu tư:
· Từ năm 2014 - 2016:
+ Đầu tư hoàn thiện giao thông và hạ tầng cơ sở của giai đoạn 01.
+ Thực hiện hoàn tất công tác đền bù giải tỏa giai đoạn 02.
· Từ năm 2017 - 2020:
+ Đầu tư hoàn thiện giao thông và hạ tầng cơ sở của toàn bộ nhà máy.
+ Xây dựng hoàn tất các công trình kiến trúc trong giai đoạn 01.
+ Triển khai xây dựng các công trình kiến trúc giai đoạn 02.
· Từ năm 2021 trở đi: Triển khai thi công hoàn tất các công trình nhà xưởng sản xuất theo quy mô hoạt động của nhà máy.
8. Nguồn vốn thực hiện: Vốn chủ đầu tư.
Điều 2. Ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải rắn tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom do Công ty TNHH Tài Tiến làm chủ đầu tư gồm 03 chương và 13 điều.
Điều 3. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, UBND huyện Trảng Bom, UBND xã Tây Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Tài Tiến, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm:
1. Công bố công khai cho nhân dân và các đơn vị kinh tế xã hội có liên quan trên địa bàn về nội dung quy hoạch, cùng nghiêm chỉnh thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Căn cứ nội dung quy hoạch được duyệt, UBND huyện Trảng Bom chỉ đạo chuyển các mốc giới theo nội dung quy hoạch ra thực địa, cùng UBND xã Tây Hòa quản lý xây dựng theo đúng hồ sơ đã được duyệt.
3. Căn cứ vào quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư thực hiện việc đầu tư xây dựng các hạng mục theo quy định hiện hành, tổ chức lập hồ sơ thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức thi công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch.
4. Khi bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật cần liên hệ với các chuyên ngành: Giao thông, cấp nước, cấp điện, bưu chính viễn thông, phòng cháy chữa cháy,… để xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp với hệ thống đấu nối hạ tầng chung tại khu vực.
5. Chủ đầu tư lập dự thảo quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch, trình Sở Xây dựng thỏa thuận ký quyết định ban hành, thời gian ban hành Quy định quản lý xây dựng là 15 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt quy hoạch được ký.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Ðầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông Vận tải, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom, Chủ tịch UBND xã Tây Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Tài Tiến, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 170/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý rác thải tại thung Cổ Chày, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
- 2 Quyết định 2823/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy xử lý chất thải tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tỷ lệ 1/500 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4 Quyết định 2658/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 5 Quyết định 1264/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/2.000 trung tâm xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2025 theo hướng đạt chuẩn đô thị loại V
- 6 Quyết định 1265/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Long Mỹ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 7 Quyết định 1609/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn tỉnh Trà Vinh
- 8 Quyết định 524/QĐ-UBND năm 2010 về việc quy hoạch đất xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung, thuộc phường Phước Thới và Thới An, quận Ô Môn do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9 Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 10 Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 11 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 12 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 14 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 524/QĐ-UBND năm 2010 về việc quy hoạch đất xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung, thuộc phường Phước Thới và Thới An, quận Ô Môn do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 1264/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/2.000 trung tâm xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đến năm 2025 theo hướng đạt chuẩn đô thị loại V
- 3 Quyết định 1265/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Long Mỹ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 1609/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn tỉnh Trà Vinh
- 5 Quyết định 2658/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 6 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 7 Quyết định 2823/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy xử lý chất thải tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tỷ lệ 1/500 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 8 Quyết định 170/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý rác thải tại thung Cổ Chày, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam