CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/1999/QĐ-CHK-TCCB | Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC HKDD VIỆT NAM SỐ 12/1999/QĐ-CHK-TCCB NGÀY15 THÁNG 5 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN TRUNG -DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 25 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục hàng không dân dụng Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 2 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
Căn cứ các Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 1998, số 258/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 1998 và số 16/1999/QĐ-TTg ngày 6 tháng 2 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển các Cụm cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
Xét đề nghị của đồng chí Trưởng ban Tổ chức Cán bộ-Lao động và đồng chí Tổng Giám đốc Cụm cảng hàng không miền Trung,
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cụm cảng hàng không miền Trung-Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích"-Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 1999.
Điều 3: Các đồng chí Trưởng ban Tổ chức Cán bộ-Lao động Cục Hàng không dân dụng, Tổng Giám đốc Cụm cảng hàng không miền Trung, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tiến Sâm (Đã ký) |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN TRUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/1999/QĐ-CHK-TCCB ngày 15 tháng 5 năm1999 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng)
Điều 1: Cụm cảng Hàng không miền Trung (dưới đây gọi tắt là Cụm cảng) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg ngày 06/07/1998, Quyết định số 258/1998/QĐ-TTg ngày 31/12/1998 và Quyết định số 16/1999/QĐ-TTg ngày 06/02/1999. Cụm cảng trực thuộc Cục Hàng không dân dụng gồm có các đơn vị thành viên, được phân công đảm nhiệm một số nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng và các cảng Hàng không địa phương để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Điều 2: Cụm cảng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Quản lý và khai thác các Cảng Hàng không trong khu vực theo quy định của pháp luật; Thực hiện thu các khoản phí, giá theo quy định của Nhà nước; Là chủ đầu tư các công trình, đề án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục Hàng không dân dụng;
2. Cung ứng hoặc tổ chức cung ứng các dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng tại Cảng Hàng không theo đơn đặt hàng của Nhà nước, theo giá và khung giá do Nhà nước quy định;
3. Quản lý và khai thác mặt đất, mặt nước và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng thuộc quyền quản lý và sử dụng của Cụm cảng hoặc giao nhượng quyền sử dụng, khai thác cho các đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong khu vực cảng Hàng không theo quy định của Nhà nước và theo giá, khung giá do Nhà nước quy định;
4. Chủ trì phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân hoạt động tại cảng Hàng không và chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an ninh, an toàn, điều hòa, hiệu quả, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, chống xâm nhập, can thiệp bất hợp pháp các hoạt động Hàng không dân dụng và tàu bay dân dụng; Thực hiện công tác khẩn nguy, cứu nạn tại Cảng Hàng không và khu vực lân cận;
5. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương án khai thác, chương trình an ninh Hàng không của các cảng Hàng không trong khu vực trình Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng phê duyệt và tổ chức thực hiện;
6. Xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới cơ sở hạ tầng cảng Hàng không; phát triển nguồn nhân lực; đổi mới trang thiết bị; ứng dụng các thành tựu khoa học - Công nghệ, kỹ năng quản lý, công nghệ mới; các dự án hợp tác liên doanh với trong và ngoài nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
7. Tổ chức kiểm tra, giám sát và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm khắc phục việc ô nhiễm môi trường do các hoạt động tại Cảng Hàng không gây ra; Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác cảng Hàng không;
8. Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho hành khách, hàng hóa và tầu bay tại các cảng Hàng không trong khu vực quản lý;
Điều 3:Cụm cảng có:
1. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;
2. Tên gọi: Cụm cảng Hàng không miền Trung
Tên giao dịch quốc tế: Middle Airports Authority
Tên viết tắt: MAA
3. Trụ sở chính của Cụm cảng đặt tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng - Thành phố Đà Nẵng;
4. Điều lệ tổ chức và hoạt động; Bộ máy quản lý và điều hành; Các đơn vị thành viên;
5. Vốn và tài sản do Nhà nước giao; Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Cụm cảng quản lý;
6. Con dấu, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
7. Nghĩa vụ thực hiện chế độ tài chính, kế toán; Các quỹ tập trung theo quy định của pháp luật.
Điều 4:Cụm cảng chịu sự quản lý trực tiếp của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước và theo lĩnh vực thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 5:Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cụm cảng được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ và các quy định của Đảng Cộng sảnViệt Nam.
Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác trong Cụm cảng hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức đó.
1. Được quản lý, sử dụng vốn, đất đai, vùng nước, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo chỉ tiêu kế hoạch và các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;
2. Được giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Cụm cảng đã nhận của Nhà nước; Điều chỉnh những nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Cụm cảng;
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an ninh, an toàn Hàng không; Đình chỉ việc xây dựng các công trình, lắp đặt các trang thiết bị, trồng cây trong khu vực cảng Hàng không và khu vực lân cận vi phạm quy hoạch, quy chế tĩnh không, uy hiếp, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến hoạt động bay tại cảng Hàng không;
4. Được đầu tư liên doanh, liên kết, vay vốn, góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật sau khi được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép;
5. Được chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Cụm cảng trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, phù hợp với các quy định của pháp luật và phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép;
6. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị chuyên ngành tại Cảng Hàng không đáp ứng yêu cầu về an ninh, an toàn và hiện đại hoá.
Điều 7: Quyền tổ chức quản lý, cung ứng các dịch vụ và kinh doanh như sau:
1. Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành đảm bảo quản lý, cung ứng, tổ chức cung ứng các dịch vụ và sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao;
2. Cung ứng hoặc tổ chức cung ứng các dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng tại Cảng Hàng không; tổ chức mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ và sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực khác trên cơ sở tận dụng có hiệu quả các nguồn lực của Cụm cảng theo yêu cầu của thị trường, nhưng không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hoặc làm thay đổi vốn, tài sản của hoạt động công ích (Chi tiết tại phụ lục 1) theo quyết định của Cục Hàng không dân dụng và phải được cấp có thẩm quyền cho phép;
3. Tham gia xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các phí, khung giá hoặc giá cung cấp các dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng tại cảng hàng không;
4. Xây dựng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương trên cơ sở quy định của ngành và của Nhà nước trình Cục Hàng không dân dụng phê duyệt và tổ chức thực hiện;
5. Tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, thuê, bố trí sử dụng, đào tạo lao động theo quy định của pháp luật và của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật; Quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương được duyệt, hiệu quả hoạt động của Cụm cảng và mức cống hiến của người lao động;
6. Được quan hệ với các cơ quan trung ương, địa phương để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Được mời và tiếp các tổ chức, cá nhân nước ngoài có quan hệ công tác trong lĩnh vực quản lý, khai thác Cảng Hàng không dân dụng; Được cử cán bộ, nhân viên của Cụm cảng ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan theo quy định về quản lý đoàn ra, đoàn vào và phân cấp của Cục Hàng không dân dụng, của Nhà nước;
7. Được ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước theo quy định của Cục Hàng không dân dụng và pháp luật;
8.Được xuất nhập khẩu trực tiếp các trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên ngành phục vụ hoạt động khai thác Cảng Hàng không sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Được thiết kế, thi công, lắp đặt các trang thiết bị chuyên ngành; Tổ chức duy tu bảo dưỡng, sửa chữa cảng Hàng không, các trang thiết bị chuyên ngành và các thiết bị khác của Cảng Hàng không; Nghiên cứu sản xuất các linh kiện, phụ tùng, trang thiết bị chuyên ngành để thay thế nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Điều 8: Quyền quản lý tài chính:
1. Được Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và bổ sung vốn (nếu có) để hoàn thành nhiệm vụ công ích theo chỉ tiêu kế hoạch được Nhà nước giao; Được sử dụng vốn và các quỹ của Cụm cảng để phục vụ kịp thời nhu cầu cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tại Cảng Hàng không theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả;
2. Được huy động vốn, gọi vốn liên doanh, vay vốn để đầu tư chiều sâu và tổ chức hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu Nhà nước, phù hợp quy định của pháp luật và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;
Được trích lập, quản lý và sử dụng các quĩ tập trung theo quy định của Nhà nước;
Được thu phí, lệ phí tại cảng Hàng không và được sử dụng phí, lệ phí để phục vụ hoạt động của đơn vị theo quy định của Nhà nước;
Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá, ưu đãi đầu tư và tái đầu tư, cũng như các chế độ ưu đãi khác theo quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
6. Được đề xuất, kiến nghị với Nhà nước và các cấp có thẩm quyền về các giải pháp, cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài chính áp dụng đối với Cụm cảng;
7. Được Nhà nước trực tiếp đầu tư các hạng mục công trình trọng điểm theo quy định của Nhà nước; Là chủ đầu tư các công trình theo phân cấp quản lý của Nhà nước và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Điều 9: Cụm cảng có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
1. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, các tài nguyên, đất đai, vùng nước và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ công ích cho các đối tượng theo khung giá hoặc giá do Nhà nước quy định;
2. Thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối kế toán của Cụm cảng tại thời điểm chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích hoặc các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của Cụm cảng;
Trả các khoản tín dụng quốc tế mà Cụm cảng sử dụng theo quyết định của Chính phủ; Các khoản tín dụng do Cụm cảng trực tiếp vay hoặc uỷ quyền cho các đơn vị thành viên vay để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh ngoài chức năng chính của Cụm cảng;
Đóng niên liễm ICAO hàng năm theo quy định của Cục HKDD.
Điều 11: Nghĩa vụ quản lý hoạt động công ích và hoạt động sản xuất, kinh doanh khác tại các cảng Hàng không như sau:
1. Quản lý, khai thác các Cảng Hàng không bảo đảm cung ứng dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng tiện lợi, văn minh, lịch sự theo các quy định, quy chế của Nhà nước và các tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành của tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, điều hoà và hiệu quả cho các hoạt động tại cảng Hàng không;
2. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Cụm cảng và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Cụm cảng cung cấp;
3. Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm, các phương án đầu tư phát triển, phương án khai thác của Cụm cảng phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của ngành Hàng không dân dụng Việt nam, với nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
4. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ hoặc đơn đặt hàng do Nhà nước giao; Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác;
5. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng các nguồn thu từ hoạt động của Cụm cảng, các hoạt động phụ trợ, từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của Cụm cảng sau khi đã khấu hao các khoản chi phí hoạt động;
6. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Cụm cảng; Xây dựng nội qui lao động theo quy định của pháp luật, đăng ký với cơ quan quản lý lao động địa phương, tổ chức thực hiện và công bố công khai trong Cụm cảng;
7. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia;
8. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy định, yêu cầu của Cục HKDD và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo;
9. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan Tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện chế độ, quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ tài chính khác đối với doanh nghiệp công ích do Nhà nước quy định; Chịu trách nhiệm về tính xác thực các hoạt động tài chính của Cụm cảng;
Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Cụm cảng theo quy định của Nhà nước đối với Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích;
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật;
Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý chuyên ngành do Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng uỷ quyền.
TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC
1. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng; Tổng giám đốc Cụm cảng Hàng không miền Trung kiêm giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Cụm cảng, là người có quyền quản lý, điều hành cao nhất trong Cụm cảng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng và trước pháp luật về kết quả điều hành hoạt động của Cụm cảng.
Tổng giám đốc được Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật;
2. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Cụm cảng theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công;
3. Kế toán trưởng Cụm cảng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của Cụm cảng, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
4. Các văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành công việc.
Điều 14: Tổ chức cơ quan giúp Tổng giám đốc gồm:
1. Văn phòng Cảng vụ.
2. Văn phòng Cụm cảng.
3. Phòng Kinh tế - Kế hoạch.
4. Phòng Tài chính, kế toán.
5. Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương.
6. Phòng Kỹ thuật - Công nghệ.
7. Văn phòng Đảng - Đoàn.
Điều 15: Tổng Giám đốc có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, vùng nước, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Cụm cảng; Quyết định giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các đơn vị thành viên theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cụm cảng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đúng pháp luật; Kiến nghị cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng, giảm vốn;
2. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao; Xây dựng phương án huy động vốn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
3. Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng Hàng không, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới trang thiết bị, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, dây chuyền công nghệ mới, hợp tác liên doanh với trong và ngoài nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, dự án đó;
4. Quản lý và điều hành các hoạt động của Cụm cảng theo phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Cụm cảng; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đơn đặt hàng của Nhà nước giao cho Cụm cảng; Báo cáo Cục Hàng không dân dụng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động của Cụm cảng theo quy định của Nhà nước và Cục Hàng không dân dụng;
5. Xây dựng và trình Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng phê duyệt, quyết định các phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thành viên và bộ máy giúp việc của cụm cảng; Quy định chức năng, nhiệm vụ, Điều lệ tổ chức và hoạt động các đơn vị thành viên của Cụm cảng;
6. Đề nghị Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều động, cử đi, công tác, học tập... trong và ngoài nước đối với Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh khác theo phân cấp quản lý cán bộ của Cục Hàng không dân dụng;
7. Xây dựng và ban hành các quy chế lao động, quy chế về tiền lương, tiền thưởng, khen thưởng, kỷ luật và các văn bản quy định khác áp dụng trong Cụm cảng phù hợp với quy định của pháp luật;
8. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch, đơn đặt hàng do Nhà nước giao; Chịu sự kiểm tra giám sát của Cục Hàng không dân dụng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành của mình;
9. Chủ trì giải quyết những vướng mắc giữa các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng Hàng không và tạm thời đóng cửa cảng Hàng không không quá 24 giờ khi có tình huống bất trắc, đồng thời phải báo cáo ngay cho Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phối hợp giải quyết;
10. Xây dựng và ban hành nội quy phòng gian, bảo mật trong hoạt động của Cụm cảng, bảo vệ các thông tin kinh tế - Kỹ thuật nội bộ, bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật để áp dụng thống nhất trong toàn Cụm cảng;
11. Tổ chức và thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn Hàng không theo quy định của Uỷ ban thường trực tìm tiếm - Cứu nạn Hàng không dân dụng và Uỷ ban quốc gia tìm kiếm - Cứu nạn trên không, trên biển và chịu sự chỉ đạo, phân công của các Uỷ ban này;
12. Phối hợp với các đơn vị quân đội trong để quản lý, bảo vệ và khai thác các cảng Hàng không dùng chung.
TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CỤM CẢNG
Điều 16: Đại hội công nhân viên chức của Cụm cảng là hình thức trực tiếp để người lao động tham gia quản lý Cụm cảng; Đại hội công nhân viên chức có các quyền sau đây:
1. Tham gia thảo luận xây dựng thoả ước lao động tập thể giữa một bên là người lao động hoặc người đại diện tập thể lao động , một bên là Tổng giám đốc Cụm cảng hoặc giám đốc các đơn vị thành viên theo uỷ quyền của Tổng giám đốc;
2. Thảo luận và thông qua quy chế sử dụng các quỹ có liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động trong Cụm cảng;
3. Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, đánh giá hiệu quả hoạt động, kinh doanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Cụm cảng.
Điều 17: Đại hội công nhân viên chức được tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt nam.
Điều 18: Các tổ chức đoàn thể và cá nhân người lao động được quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với các cấp có thẩm quyền trong và trên Cụm cảng theo quy định của pháp luật về những vấn đề của Cụm cảng, nhưng cấm các tổ chức, đoàn thể và cá nhân tổ chức đình công, bãi công, lãn công hoặc các biểu hiện chống đối trái pháp luật khác trong Cụm cảng.
ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA CỤM CẢNG
1. Cụm cảng có các đơn vị thành viên tại thời điểm thành lập như sau:
a. Cảng Hàng không Nha Trang.
- Tên giao dịch quốc tế: Nha Trang Airport
- Viết tắt: NHA
- Trụ sở: Cảng Hàng không Nha Trang - Thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa.
b. Cảng Hàng không Phú Bài:
- Tên giao dịch quốc tế: Phu Bai Airport.
- Viết tắt: HUI
- Trụ sở: Cảng Hàng không Phú Bài -Tỉnh Thừa Thiên Huế
c. Cảng Hàng không Tuy Hoà
- Tên giao dịch quốc tế: Tuy Hoa Airport
- Viết tắt: TBB
- Trụ sở: Cảng Hàng không Tuy Hoà - Tỉnh Phú Yên
d. Cảng Hàng không Plâyku:
- Tên giao dịch quốc tế: Pleiku Airport
- Viết tắt: PXV
- Trụ sở: Cảng Hàng không Plâyku - Tỉnh Gia Lai
e. Cảng Hàng không Phù Cát:
- Tên giao dịch quốc tế: Phu Cat Airport
- Viết tắt: VIH
- Trụ sở: Cảng Hàng không Phù Cát - Tỉnh Bình Định
f. Trung tâm khai thác ga Đà Nẵng
- Tên giao dịch quốc tế: Đà Nẵng Terminal Operation Centre
- Viết tắt: DTOC
- Trụ sở: Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng - Thành phố Đà Nẵng
g. Trung tâm khai thác khu bay:
- Tên giao dịch quốc tế: Airfield Operation Centre
- Viết tắt: AOC
- Trụ sở: Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng - Thành phố Đà Nẵng
h. Trung tâm An ninh hàng không:
- Tên giao dịch quốc tế: Aviation Security Centre
- Viết tắt: ASC
- Trụ sở: Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng - Thành phố Đà Nẵng
i. Trung tâm khẩn nguy - Cứu nạn Hàng không:
- Tên giao dịch quốc tế: Aviation Emergency - Rescue Centre
- Viết tắt: AERC
- Trụ sở: Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng - Thành phố Đà Nẵng
k. Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Hàng không:
- Tên giao dịch quốc tế: Aviation Technical Services Centre
- Viết tắt: ATSC
- Trụ sở: Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng - Thành phố Đà Nẵng
Các đơn vị thành viên của Cụm cảng có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp nhiệm vụ quyền hạn được giao, hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc, phù hợp với các quy định của Pháp luật và Điều lệ của Cụm cảng.
Điều 20: Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc có quyền:
1. Tự chủ hoạt động theo phân cấp của Cụm cảng, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Cụm cảng; Cụm cảng chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này;
2. Được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ hoặc sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Cụm cảng; Quyền hạn, nhiệm vụ của các đơn vị thành viên được cụ thể hoá trong quyết định thành lập, Điều lệ Tổ chức và hoạt động của các đơn vị này.
Điều 21: Cụm cảng thực hiện chế độ hạch toán tập trung, tự chủ tài chính trong cung ứng các dịch vụ công cộng, dịch vụ Hàng không và các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của Cụm cảng.
1. Vốn điều lệ của Cụm cảng gồm có:
a. Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm chuyển đổi Cụm cảng thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
b. Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho Cụm cảng (nếu có);
c. Phần trích lại từ kết quả hoạt động của Cụm cảng để bổ sung vốn và các nguồn vốn khác (nếu có).
2. Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, Cụm cảng phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán và công bố vốn điều lệ của Cụm cảng đã được điều chỉnh.
Điều 23: Các Quỹ của Cụm cảng:
Cụm cảng được trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ (Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính; Quỹ khen thưởng và qũy phúc lợi;...) theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho quá trình hoạt động và phát triển của Cụm cảng đạt hiệu quả cao.
Điều 24: Tự chủ về tài chính của Cụm cảng:
1. Cụm cảng hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn hoạt động của Cụm cảng, kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác;
2. Chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối kế toán của Cụm cảng và các cam kết tài chính khác (nếu có);
3. Thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính trong toàn Cụm cảng;
4. Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay và mua, bán hàng trả chậm, bảo lãnh) giữa Cụm cảng với đối tác bên ngoài Cụm cảng phải tuân theo sự phân cấp về hạn mức đối với một lần vay và tổng dư nợ các lần vay theo quy định của Nhà nước;
5. Cụm cảng có trách nhiệm xây dựng, trình, đăng ký kế hoạch tài chính và các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của Cụm cảng để báo cáo với Cục Hàng không dân dụng và các cấp có thẩm quyền và tổng quyết toán hàng năm với Nhà nước; Việc kiểm tra và phê duyệt quyết toán hàng năm của Cụm cảng được tiến hành theo quy định của Nhà nước;
6. Cụm cảng có trách nhiệm nộp các khoản thuế và các khoản nộp khác theo pháp luật hiện hành; Được sử dụng phần lãi sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước theo quy định hiện hành;
7. Lợi nhuận mà Cụm cảng hoặc các đơn vị thành viên thu được từ phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia cổ tức cho các bên góp vốn;
8. Trách nhiệm vật chất của Cụm cảng trong các mối quan hệ kinh doanh và trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mức tổng số vốn của Cụm cảng tại thời điểm công bố gần nhất;
9. Cụm cảng phải nghiêm chỉnh thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán và báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
Cụm cảng chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính và các hoạt động kinh doanh, cung ứng các dịch vụ công cộng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
MỐI QUAN HỆ CỦA CỤM CẢNG VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 25: Mối quan hệ với Nhà nước:
Chấp hành pháp luật, thực hiện các quy định của Nhà nước có liên quan đến Cụm cảng và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích;
Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Cụm cảng trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển ngành Hàng không dân dụng;
Chấp hành các quy định của Nhà nước về: Thành lập, tách, nhập, tổ chức lại; Các chính sách về tổ chức, cán bộ; Chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận; Các chế độ về kế toán, thống kê;
Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước tại Cụm cảng;
Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ công ích khác được Nhà nước giao thêm ngoài nhiệm vụ chính theo kế hoạch và đơn đặt hàng của Nhà nước;
Được đề xuất, kiến nghị về các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với Cụm cảng;
Được quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ công cộng và kinh doanh và phải bảo toàn, phát triển các nguồn lực đó;
Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước.
Điều 26: Mối quan hệ với Cục Hàng không dân dụng:
1. Với chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng, Cục Hàng không dân dụng chi phối, chỉ đạo:
a. Định hướng, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Cụm cảng theo quy định của pháp luật;
b. Phê duyệt các kế hoạch, qui hoạch, phương án hoạt động, phát triển các nguồn lực và qui mô hoạt động của Cụm cảng và các đơn vị thành viên; Kiểm tra, giám sát Cụm cảng về việc thực hiện các kế hoạch, qui hoạch, phương án đã phê duyệt;
c. Ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ; Tiêu chuẩn công nghệ, kể cả thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu; Các định mức cấp ngành và trực tiếp kiểm tra, giám sát Cụm cảng về việc thực hiện các tiêu chuẩn và định mức đó;
d. Uỷ quyền cho Cụm cảng thực hiện một số nhiệm vụ quản lý chuyên ngành tại cảng Hàng không;
e. Cụm cảng chịu trách nhiệm thực hiện các quy định trên đây của cục Hàng không dân dụng; Được kiến nghị với Cục Hàng không dân dụng về các nội dung có liên quan.
2. Với nhiệm vụ được Nhà nước giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu, Cục Hàng không dân dụng có thẩm quyền:
a. Thành lập mới, tách, nhập, tổ chức lại các đơn vị thành viên của Cụm cảng;
b. Phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và Hoạt động, các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Cụm cảng;
c. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều động, cử đi công tác, học tập trong nước và ngoài nước theo thẩm quyền quản lý cán bộ của Cục Hàng không dân dụng và quy chế phân cấp quản lý cán bộ, quy hoạch cán bộ của Đảng uỷ Cục Hàng không dân dụng;
Tham gia giao vốn và các nguồn lực khác cho Cụm cảng, kiểm tra hoạt động của Cụm cảng; Cụm cảng có trách nhiệm báo cáo theo quy định của Nhà nước và các báo cáo khác theo yêu cầu của Cục Hàng không dân dụng.
Điều 27: Mối quan hệ với các cơ quan, bộ, ngành với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát Cụm cảng:
1. Thực hiện các định mức kinh tế - Kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia liên quan;
2. Đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia; Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại, xuất, nhập khẩu và các quy định về bảo vệ môi trường;
3. Tuân thủ các chế độ tài chính kế toán, thuế, tổ chức bộ máy hạch toán, kế toán; Duyệt quyết toán hàng năm; kiểm tra, thanh tra tài chính và kiểm toán nội bộ Cụm cảng;
4. Bảo đảm thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
5. Cụm cảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát về những lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định cho các cơ quan này và được quyền kiến nghị với các cơ quan đó về các nội dung nói trên.
Điều 28: Đối với chính quyền địa phương nơi Cụm cảng có các đơn vị thành viên hoạt động, Cụm cảng chịu sự quản lý Nhà nước và chấp hành các quy định hành chính, các nghĩa vụ đối với Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 29:Việc tổ chức lại Cụm cảng do Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Điều 30: Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cụm cảng Hàng không miền Trung có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Tất cả các cá nhân, đơn vị thành viên trong Cụm cảng chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.
Điều 31: Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cụm cảng, Tổng giám đốc Cụm cảng trình Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng quyết định; Các đơn vị thành viên của Cụm cảng nếu cần sửa đổi bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động phải trình Tổng giám đốc Cụm cảng quyết định.
CÁC DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VÀ KINH DOANH CỦA CỤM CẢNG:
(Kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động)
I- CÁC DỊCH VỤ CÔNG ÍCH:
Dịch vụ sân đậu cho tầu bay.
Dịch vụ phục vụ kỹ thương mại mặt đất.
Dịch vụ cung cấp thông tin, không báo, khí tượng Hàng không.
Dịch vụ điều hành các phương tiện mặt đất hoạt động trong khu bay.
Dịch vụ dẫn dắt tầu bay.
Dịch vụ điều hành tầu bay lăn.
Dịch vụ kéo đẩy tầu bay.
Dịch vụ thủ tục, kế hoạch bay.
Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn, tham gia điều tra tai nạn.
Khẩn nguy, cứu hoả.
Dịch vụ thông tin liên lạc.
Cung ứng mặt bằng làm việc.
Dịch vụ An ninh Hàng không.
Dịch vụ vệ sinh môi trường.
Dịch vụ khai thác ga Hàng không, ga hàng hoá.
Dịch vụ phục vụ khách chuyên cơ, VIP.
Dịch vụ cho thuê, khai thác các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành.
Cung cấp điện, nước.
Dịch vụ y tế Hàng không.
Dịch vụ phục vụ bay quân sự.
Dịch vụ bổ sung điều hành bay quá cảnh.
Dịch vụ kho, bến bãi.
Dịch vụ mặt bằng quảng cáo.
Dịch vụ khác.
II- CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH:
Dịch vụ cho thuê văn phòng.
Dịch vụ quảng cáo.
Cung ứng mặt bằng kinh doanh.
Xuất nhập khẩu vật tư trang thiết bị chuyên ngành.
Dịch vụ vận chuyển hành khách.
Dịch vụ du lịch, hướng dẫn tham quan.
Dịch vụ xuất ăn, Bar, căng tin, hàng lưu niệm, văn hoá phẩm.
Dịch vụ thu đổi ngoại tệ.
Khách sạn, nhà nghỉ.
Dịch vụ giải trí tại nhà ga Hàng không.
Khai thác, lọc, phân phối nước.
Dịch vụ cung cấp nhiên liệu.
Đại lý bán vé, đại lý hàng hoá.
Bán hành miễn thuế, hàng thương nghiệp....
Bốc xếp hàng hoá tại máy bay, kho hàng, nhà ga.
Kho hành lý, hàng hoá, giao nhận hành lý....
Đóng gói hành lý, hàng hoá tại cảng Hàng không.
Trung tâm giao dịch Hàng không.
San lấp, làm sạch mặt bằng các công trình xây dựng chuyên ngành.
Xây dựng, sửa chữa bảo trì, lắp đặt, khai thác các công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành Hàng không.
Lắp đặt các trang thiết bị cho các công trình xây dựng, điện, điện tử, cơ khí chuyên ngành, công trình dân dụng.
Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng chuyên ngành Hàng không.
Điều phối và hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Hoàn thiện công trình xây dựng.
Các dịch vụ khác.
- 1 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 3 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1 Quyết định 4271/QĐ-BGTVT năm 2013 về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 258/1998/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 113/1998/QĐ-TTg về việc chuyển các Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 113/1998/QĐ-TTg về việc chuyển các Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 4 Nghị định 56-CP năm 1996 về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích
- 5 Nghị định 68-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
- 1 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 4271/QĐ-BGTVT năm 2013 về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014