BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1211/1999/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 1999 |
VỀ QUẢN LÝ BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và Nghị định số 77/1998/ NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ;
Xét đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vận tải, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quyết định này áp dụng đối với việc quản lý và khai thác các bến khách ngang sông, trừ các bến phà đã được cấp có thẩm quyền công bố.
Bến khách ngang sông quy định tại Quyết định này là nơi dành cho phương tiện chuyên chở ngang sông ra, vào hoạt động.
1- Điều 2. Điều kiện và trình tự cho phép mở bến khách ngang sông
Vị trí đặt bến phải có địa hình ổn định; đủ độ sâu, rộng để phương tiện ra, vào an toàn; không ảnh hưởng tới luồng chạy tầu thuyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Việc xem xét cho phép mở bến khách ngang sông quy định như sau:
a/ Khi có nhu cầu mở bến khách ngang sông, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân xã ) làm văn bản xin mở bến khách ngang sông trình Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính (sau đây gọi chung là Sở Giao thông vận tải ). Văn bản xin mở bến của Uỷ ban nhân dân xã phải có ý kiến xác nhận bến đảm bảo điều kiện an toàn quy định tại khoản 1, Điều này của Đoạn Quản lý Đường sông thuộc Cục Đường sông Việt Nam (nếu bến khách ngang sông xin mở nằm trên tuyến đường thuỷ nội địa Trung ương trực tiếp quản lý) hoặc cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải ( nếu bến khách ngang sông xin mở nằm trên các tuyến đường thuỷ nội địa còn lại trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
b/ Sở Giao thông vận tải xem xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận văn bản xin mở bến, nếu đủ điều kiện Sở Giao thông vận tải ra quyết định cho phép Uỷ ban nhân dân xã được mở bến khách ngang sông tại vị trí xã đề nghị. Nếu không đủ điều kiện để cho phép mở bến, Sở Giao thông vận tải phải trả lời cho Uỷ ban nhân dân xã.
Đối với các bến khách ngang sông nằm trên tuyến ranh giới giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Giao thông vận tải nhận văn bản xin mở bến phải bàn bạc thống nhất với Sở Giao thông vận tải liên quan trước khi ra quyết định cho phép mở bến.
Tuỳ theo tình hình của địa phương, Sở Giao thông vận tải có thể trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét quyết định cho phép mở bến khách ngang sông. Trong trường hợp các bến nằm trên tuyến ranh giới giữa hai huyện, Uỷ ban nhân dân hai huyện cần thống nhất trước khi ra quyết định.
3- Sau khi có Quyết định cho phép mở bến của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 của Điều này, Uỷ ban nhân dân xã có thể giao cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, khai thác bến khách ngang sông hoặc tổ chức đấu thầu đầu tư xây dựng, khai thác hoặc xã trực tiếp đầu tư xây dựng và tổ chức đấu thầu khai thác bến khách ngang sông theo các điều kiện quy định tại Điều 3 và các hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải địa phương.
Điều 3. Điều kiện an toàn hoạt động của bến, phương tiện và người điều khiển phương tiện:
a- 1/ Đối với bến khách ngang sông:
b- Có bậc, cầu để khách lên xuống hoặc xếp dỡ hàng hoá. Những bến khách có ô tô qua lại phải có đường cho ô tô lên xuống đảm bảo an toàn thuận tiện;
c- Có đủ thiết bị để phương tiện neo buộc;
d- Có đèn đủ độ sáng ( nếu hoạt động ban đêm );
Phải đặt báo hiệu theo quy định ( nếu bến nằm trên tuyến đường thuỷ đã được đầu tư, quản lý).
a- 2/ Đối với phương tiện chuyên chở ngang sông:
b- Phương tiện ra, vào các bến khách ngang sông chỉ được phép chuyên chở hành khách, hàng hoá, các phương tiện giao thông đường bộ thô sơ, xe máy, ô tô chở khách dưới 12 chỗ ngồi hoặc ô tô tải nhẹ dưới 2,5 tấn.
Phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và có đủ các giấy tờ theo quy định hiện hành.
3/ Đối với người điều khiển phương tiện : Phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với loại phương tiện điều khiển theo quy định hiện hành.
Điều 4. Quyết định cho phép mở bến khách ngang sông sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
1- Do sự biến động dòng chảy hoặc các yếu tố tự nhiên khác dẫn tới không đảm bảo điều kiện an toàn nêu tại
2- Do quy hoạch giao thông hoặc quy hoạch xây dựng không cho phép tồn tại bến khách tại vị trí đã cho phép mở.
Cơ quan thu hồi quyết định cho phép mở bến phải nêu rõ lý do và phải thông báo việc thu hồi quyết định trước thời hạn ngừng hoạt động của bến ít nhất là 6 tháng.
Những bến đã được cấp Giấy phép mở bến đò theo Quyết định 1138/QĐ/PC-VT được tiếp tục hoạt động đến khi Giấy phép hết hạn, sau đó phải làm thủ tục lại theo quy định tại
Những bến đang hoạt động nhưng chưa được cấp Giấy phép mở bến đò theo Quyết định 1138/ QĐ/PC-VT thì phải thực hiện theo trình tự thủ tục nêu tại
Bộ Giao thông vận tải giao cho Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này trong phạm vi toàn quốc.
Trong quá trình hoạt động tổ chức, cá nhân kinh doanh khai thác bến khách ngang sông phải chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các quy định tại Quyết định này. Các hành vi vi phạm các quy định của Quyết định này, tuỳ theo mức độ sẽ bị thu hồi Quyết định cho phép mở bến hoặc bị xử lý vi phạm hành chính.
Điều 7. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vận tải, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam , Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam , Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| K.T BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
- 1 Quyết định 07/2005/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 4 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1 Nghị định 77/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 40/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 2 Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 3 Nghị định 22-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải
- 1 Quyết định 07/2005/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014