- 1 Luật Thương mại 2005
- 2 Luật Giao dịch điện tử 2005
- 3 Luật Công nghệ thông tin 2006
- 4 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- 6 Quyết định 07/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 11 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 12 Luật Đầu tư công 2019
- 13 Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
- 14 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 16 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 17 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 18 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1282/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 01 tháng 6 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định về sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Căn cứ Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 3321/TTr-SCT ngày 12 tháng 5 năm 2023 và số 3684/TTr-SCT ngày 30 tháng 5 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
a) Đơn vị chủ trì là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, tổ chức chính trị xã hội, cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Đối tượng thụ hưởng
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Khách mời trung ương, đại biểu ngoài tỉnh tham gia đề án, dự án, đề tài thuộc chương trình phát triển thương mại điện tử theo kế hoạch được duyệt.
2. Chính sách: Hỗ trợ xây dựng phát triển hạ tầng và dịch vụ phát triển thương mại điện tử
2.1. Nội dung thực hiện xây dựng phát triển hạ tầng và dịch vụ phát triển thương mại điện tử, gồm:
a) Xây dựng, nâng cấp sàn giao dịch thương mại điện tử, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác vận hành, quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đầu tư, quản lý.
b) Xây dựng phần mềm quản lý về thương mại điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.
2.2. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Được sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp để hỗ trợ 100% chi phí đối với dự án, đề án dưới 15 tỷ đồng.
b) Nội dung hỗ trợ: Chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; chi phí dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại đề cương và dự toán chi tiết; Các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.1. Nội dung thực hiện tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đầu tư, quản lý, gồm:
a) Xuất bản các ấn phẩm, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về thương mại điện tử.
b) Xây dựng, thực hiện tuyên truyền, quảng bá về thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đầu tư, quản lý thông qua hình thức in, treo băng rôn, cờ phướn, xe lưu động tuyên truyền; trên hệ thống thông tin đại chúng như: báo giấy, báo điện tử, Đài Phát thanh - Truyền hình trong và ngoài tỉnh, trên mạng xã hội hay các hình thức truyền thông xã hội khác.
3.2. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí với mức tối đa không quá 200 triệu đồng/01 đề án, đề tài.
b) Nội dung hỗ trợ: Chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; Mua tư liệu, xuất bản và phát hành ấn phẩm, tài liệu, tập gấp, sổ tay; Chi phí tổ chức, quản lý (làm thêm giờ, công tác phí, tiền thuê phòng nghỉ, đi lại); Chi phí chụp hình, quay phim, in ấn; Chi phí in, treo băng rôn, cờ phướn; Chi phí thực hiện nội dung tuyên truyền; Thuê xe lưu động tuyên truyền; Chi phí hợp đồng quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền với đơn vị chức năng; Chi phí thuê hội trường, máy chiếu, trang thiết bị, trang trí hội trường, tài liệu, văn phòng phẩm; Chi nước uống giữa giờ: 20.000 đồng/buổi (nửa ngày)/người; Các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4.1. Hỗ trợ 100% chi phí với mức tối đa không quá 120 triệu đồng/01 đề án, đề tài thực hiện trong tỉnh Đồng Nai, mức tối đa không quá 200 triệu đồng/01 đề án, đề tài thực hiện ngoài tỉnh Đồng Nai; mức tối đa không quá 500 triệu đồng/01 đề án, đề tài thực hiện ở nước ngoài; gồm: Chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; Chi phí tổ chức, quản lý (chi làm thêm giờ, công tác phí, tiền thuê phòng nghỉ, đi lại); Chi phí chụp hình, quay phim, in ấn; Chi phí thuê hội trường, máy chiếu, trang thiết bị, trang trí hội trường, tài liệu, văn phòng phẩm; Chi nước uống giữa giờ: 20.000 đồng/buổi (nửa ngày)/người; Chi phí thù lao, biên soạn nội dung tài liệu đào tạo, tập huấn, đi lại, ăn, tiền thuê phòng nghỉ cho báo cáo viên, diễn giả; Số hóa tài liệu trong trường hợp tổ chức từ xa; Tiền ăn cho đại biểu là khách mời không nằm trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; khách mời trung ương, đại biểu ngoài tỉnh tổ chức tại thành phố Biên Hòa, ngoài tỉnh Đồng Nai: 200.000 đồng/ngày/người, tổ chức tại thành phố Long Khánh và các huyện: 150.000 đồng/ngày/người; Chi bồi dưỡng người tham gia phiên tọa đàm tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn cho 200.000 đồng/người/phiên; Chi phí tham dự; Các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4.2. Đối với đối tượng thụ hưởng ngoài cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về thương mại điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt tổ chức trong, ngoài nước do đơn vị khác tổ chức (không phải đơn vị chủ trì tổ chức) được hỗ trợ, cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổ chức trong tỉnh Đồng Nai: hỗ trợ 100% chi phí tham dự, tài liệu, đi lại; tiền ăn cho đại biểu cho 01 người/ đơn vị tham gia, tối đa không quá 01 triệu đồng/lần/ đơn vị.
b) Trường hợp tổ chức ngoài tỉnh Đồng Nai: hỗ trợ 100% chi phí tham dự, tài liệu, tiền đi lại, tiền thuê phòng nghỉ; tiền ăn cho đại biểu 01 người/đơn vị tham gia, tối đa không quá 10 triệu đồng/lần.
c) Trường hợp tổ chức ở nước ngoài: hỗ trợ 100% chi phí đi lại, phí tham dự với mức tối đa không quá 20 triệu đồng/lần/đơn vị tham gia tại khu vực Châu Á; 30 triệu đồng/lần/đơn vị tham gia tại các khu vực khác.
5.1. Mức hỗ trợ: 100% chi phí, tối đa không quá 300 triệu đồng/năm
5.2. Nội dung hỗ trợ: Chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; chi thuê tổ chức, cá nhân thực hiện công tác tư vấn, quản trị, vận hành, quản lý duy trì, cập nhật thông tin, bảo đảm bảo mật và an toàn thông tin cho sàn giao dịch thương mại điện tử; các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
6.1. Mức hỗ trợ
a) Đối với sàn giao dịch thương mại điện tử do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đầu tư, quản lý hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng, tối đa không quá 5 năm.
b) Đối với sàn giao dịch thương mại điện tử không do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đầu tư, quản lý hỗ trợ 70% chi phí phí thuê gian hàng, tối đa không quá 24 triệu đồng/ năm/ sàn thương mại điện tử, không quá 02 sàn thương mại điện tử/ năm/ đối tượng thụ hưởng.
6.2. Nội dung hỗ trợ: Chi phí thuê gian hàng trên các sàn thương mại điện tử; các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
7.1. Hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử
a) Mức hỗ trợ: Tối đa 70% chi phí, tối đa không quá 6 triệu đồng/ đối tượng thụ hưởng.
b) Nội dung hỗ trợ: Chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; chi phí xây dựng website thương mại điện tử (bao gồm tập huấn, bồi dưỡng về quản trị, vận hành, quản lý website); chi phí duy trì tên miền, thuê bao hosting đối với website thương mại điện tử; các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
7.2. Hỗ trợ duy trì tên miền, thuê bao hosting đối với website thương mại điện tử sau khi đi vào hoạt động.
a) Mức hỗ trợ: 100% chi phí, tối đa không quá 2,5 triệu đồng/ năm/ tên miền, thuê bao hosting website thương mại điện tử.
b) Nội dung hỗ trợ: Chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; chi phí duy trì tên miền, thuê bao hosting đối với website thương mại điện tử, hỗ trợ đều trong 36 tháng của năm kế tiếp sau ngày vận hành chính thức của website thương mại điện tử; các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Chính sách: Hỗ trợ điều tra thống kê, nghiên cứu thị trường về thương mại điện tử
8.1. Điều tra thống kê về thương mại điện tử
a) Mức hỗ trợ: 100% chi phí, tối đa 1.000 triệu đồng/lần
b) Nội dung hỗ trợ: Chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; Chi phí liên quan công tác thống kê; các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
8.2. Nghiên cứu thị trường về thương mại điện tử
a) Mức hỗ trợ: 100% chi phí, tối đa không quá 200 triệu đồng/lần
b) Nội dung hỗ trợ: Chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; Chi phí liên quan công tác nghiên cứu thị trường; Chi phí tổ chức, quản lý (chi làm thêm giờ, công tác phí, tiền thuê phòng nghỉ, đi lại); chi phí đi lại, chụp hình, quay phim, in ấn; các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
9. Chính sách: Hỗ trợ hợp tác về thương mại điện tử
9.1. Các hoạt động hợp tác về thương mại điện tử, gồm:
a) Tổ chức đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng cơ chế hợp tác trong nước, nước ngoài về thương mại điện tử.
b) Hoạt động hợp tác về thương mại điện tử với các tổ chức kinh tế, tỉnh, thành, vùng trong nước, nước ngoài, thương mại quốc tế nhằm phát triển thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới, thương mại phi giấy tờ.
c) Tham gia các đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác về thương mại điện tử, không dùng tiền mặt trong nước, nước ngoài.
9.2. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ 100% chi phí thẩm định giá, đấu thầu, tư vấn; Chi phí tổ chức, quản lý (chi làm thêm giờ, công tác phí, ở, đi lại), thuê hội trường, máy chiếu, trang thiết bị, trang trí hội trường, tài liệu, phiên dịch, văn phòng phẩm; Chi nước uống giữa giờ: 20.000 đồng/buổi (nửa ngày)/người; Tiền ăn cho đại biểu là khách mời không nằm trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đại biểu khách mời (đối tác) 200.000 đồng/ngày/người; các chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Đối với đối tượng tham gia không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hỗ trợ 100% chi phí đi lại, ăn, ở tối đa không quá 10 triệu đồng/01 đơn vị tham gia ngoài tỉnh Đồng Nai, 20 triệu đồng/01 đơn vị tham gia tại khu vực Châu Á; 30 triệu đồng/01 đơn vị tham gia tại các khu vực nước ngoài khác.
10. Thời gian thực hiện: Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
11. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách địa phương cấp hàng năm theo kế hoạch.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Công văn 4147/GDĐT-TH năm 2020 hướng dẫn sử dụng hồ sơ sổ sách điện tử trong cơ sở giáo dục tiểu học do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 1096/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện phát triển thương mại điện tử năm 2023 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3 Kế hoạch 124/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai năm 2023
- 4 Kế hoạch 109/KH-UBND thực hiện đề án thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2023 của tỉnh Quảng Ngãi
- 5 Kế hoạch 2450/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
- 6 Kế hoạch 3684/KH-UBND về phát triển Thương mại điện tử tỉnh Bình Dương năm 2023