ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/QĐ-UB-TC | Long Xuyên, ngày 28 tháng 02 năm 1994 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
VỀ TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ CỦA CÁN BỘ XÃ.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG.
- Căn cứ Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân ngày 30 tháng 06 năm 1989;
- Căn cứ Nghị định số 46-CP của Chính Phủ ngày 23 tháng 06 năm 1993 và Thông tư số 22 LB/TT của liên bộ Ban Tổ Chức Cán Bộ Chính Phủ và Bộ Tài Chánh;
- Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh và chờ Chính Phủ bổ sung các điều khoản thi hành Nghị định 46-CP;
- Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ Chức Chính Quyền tỉnh và Giám đốc Sở Tài Chánh - Vật giá tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bảng Quy định tạm thời về tổ chức và chế độ sinh hoạt phí của cán bộ xã.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1994.
Điều 3: Các Ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban TCCQ tỉnh, Giám đốc sở Tài chánh - Vật giá, Giám đốc sở LĐ-TB-XH, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
BẢNG QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ CỦA CÁN BỘ XÃ
Ngày 23 tháng 06 năm 1993 Chánh Phủ đã ra Nghị định số 46-CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, Chánh quyền và kinh phí hoạt động của các Đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Ban Tổ Chức Cán Bộ Chánh Phủ và Bộ Tài Chánh đã ra Thông tư liên bộ số 22 LB/TT ngày 09/10/1993 để hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Nay Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tạm thời quy định và hướng dẫn cụ thể, nhằm áp dụng cho phù hợp với thực tế của địa phương như sau:
I. VỀ CÁN BỘ ĐẢNG, CÁN BỘ HÀNH CHÁNH VÀ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP Ở XÃ:
A. Số lượng và các chức danh:
a). Về số lượng cán bộ xã theo quy định của Nghị định 46-CP gồm có ba mức: 08 cán bộ, 09 cán bộ và 11 cán bộ tùy theo số lượng dân cư của xã; riêng tỉnh ta thống nhất bố trí 11 cán bộ.
b). Về các chức danh ở xã trên cơ bản thực hiện theo Thông tư số 22 LB/TT, riêng đối với các xã đông dân sẽ được tăng cường thêm người cho các chức danh để đảm bảo hoạt động.
Cụ thể các chức danh được bố trí như sau:
1. Bí thư chi bộ xã nhiệm vụ cụ thể do tổ chức Đảng hướng dẫn.
2. Thư ký Hội Đồng Nhân Dân xã nhiệm vụ thực hiện theo điều 29 Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân ngày 30/06/1989.
3. Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã phụ trách công tác kế hoạch, sản xuất, kinh tế, xã hội, tài chánh, ngân sách, xây dựng nông thôn mới, thực hiện Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
4. Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã (02 phó) một Phó chủ tịch giúp Chủ tịch phụ trách công tác nội chính, tư pháp, thanh tra nhân dân, công tác khiếu tố, công tác tổ chức và cán bộ. Một Phó chủ tịch giúp Chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội và văn phòng UBND xã.
5. Ủy viên quân sự trực tiếp làm Xã đội trưởng, tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ, quản lý quân dự bị, xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, kết hợp với Công an làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phụ trách cả công tác Lao động Thương binh Xã hội.
6. Cán bộ văn phòng Ủy Ban Nhân Dân xã (02 C. bộ) tiếp nhận, lưu trữ, phát hành công văn của Ủy Ban Nhân Dân, lập chương trình làm việc hàng tuần, hàng tháng của Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân. Thường trực tiếp dân, tổng hợp tình hình báo cáo Ủy Ban Nhân Dân cấp trên. Phụ trách cả công tác hộ tịch, hộ khẩu, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế … Trong đó có một cán bộ chuyên trách công tác tư pháp, hộ tịch, hộ khẩu.
7. Cán bộ tài chánh giúp Chủ tịch xây dựng ngân sách, thu thuế, quản lý thị trường, thống kê.
8. Cán bộ địa chính lập sổ địa bạ, theo dõi quản lý đất đai, quản lý bản đồ địa giới hành chánh, bản đồ giải thửa, phụ trách cả công tác xây dựng, giao thông, thủy lợi.
9. Trưởng công an xã có nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (Thông tư 22 LB/TT không có chức danh này mà Phó chủ tịch trực tiếp làm Trưởng công an xã, nhưng tỉnh ta vẫn giữ chức danh đã có)
c). Những trường hợp được tăng thêm cán bộ
1. Cán bộ Đảng: những xã có Đảng ủy hoặc trên 15.000 dân được tăng thêm 01 cán bộ Đảng (như vậy xã có Đảng ủy và trên 15.000 dân thì có tất cả là 03 cán bộ hệ Đảng).
2. Cán bộ quản lý Nhà nước: những xã có trên 15.000 dân được tăng thêm 02 cán bộ bố trí cụ thể như sau: 01 cán bộ Tài chánh, 01 cán bộ Văn phòng UBND.
d). Cán bộ hoạt động sự nghiệp:
1. Ngành Giáo dục và Y tế vẫn giữ tổ chức, hoạt động như cũ.
2. 01 cán bộ Văn hóa Thông tin, Thể dục Thể thao và 01 cán bộ truyền thanh xã giúp việc cho Phó chủ tịch phụ trách văn xã và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của ngành.
3. 02 cán bộ Nông nghiệp (01 bảo vệ thực vật và 01 thú y) giúp việc cho Ủy Ban Nhân Dân và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của ngành.
4. 01 cán bộ Giao thông Thủy lợi, cùng với cán bộ địa chính xã giúp Ủy Ban Nhân Dân thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực Giao thông Thủy lợi và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của ngành.
5. 01 cán bộ Lao động Thương binh Xã hội cùng Xã đội trưởng giúp Chủ tịch thực hiện lĩnh vực công tác này theo nhiệm vụ được giao và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của ngành.
Đối với các cán bộ sự nghiệp nói trên mỗi xã đều được tạm bố trí như nhau.
B. Cán bộ Ấp và lực lượng Công an, Quân sự xã:
a). Đối với Ban Nhân Dân Tự Quản thì mỗi ấp có 03 người gồm 01 Trưởng Ban và 02 Phó trưởng ban theo kết luận của Hội nghị Ban thường vụ Tỉnh Ủy tháng 05/1993.
b). Hai lực lượng Công an và Quân sự xã về số lượng sẽ có quy định riêng.
II. VỀ MỨC SINH HOẠT PHÍ, HOẠT ĐỘNG PHÍ Ở XÃ:
A. Về mức sinh hoạt phí:
- Bí thư chi bộ hoặc bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã mức sinh hoạt phí là 214.000 đ/tháng.
(160.000 đ + 54.000 đ = 214.000 đ/tháng)
- Phó bí thư chi bộ hoặc phó bí thư Đảng ủy xã, Phó chủ tịch xã, Thư ký Hội Đồng Nhân Dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng Công an xã mức sinh hoạt phí là 185.000 đ/tháng.
(140.000 đ + 45.000 đ = 185.000 đ/tháng)
- Các chức danh còn lại ở kể cả cán bộ hoạt động sự nghiệp nói ở phần trên (trừ Giáo dục và Y tế) được hưởng mức sinh hoạt phí là 120.000 đ/tháng.
- Đối với hai lực lượng Công an và Quân sự mức sinh hoạt phí là 90.000 đ/người/tháng (tương đương với mức đang hưởng hiện nay).
- Phó Xã đội trưởng, Phó trưởng Công an thuộc biên chế hai lực lượng, nếu được chỉ định chức vụ thì hưởng mức sinh hoạt phí như lực lượng và thêm 50.000 đồng.
(90.000 đ + 50.000 đ = 140.000 đ/tháng)
- Trưởng ban nhân dân tự quản mức sinh hoạt phí là 120.000 đ/tháng.
- Phó trưởng ban nhân dân tự quản mức sinh hoạt phí là 90.000 đ/tháng.
- Đối với cán bộ tăng cường xã hưởng lương theo Nghị định 25-CP của Chánh Phủ.
B. Về sinh hoạt phí và hoạt động phí của đoàn thể:
a) Mức khoán sinh hoạt phí và hoạt động phí cho 05 Đoàn thể ở xã gồm: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân tập thể Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam như sau:
- Đối với xã dưới 15.000 dân là 4.000.000 đ/năm cho mỗi đoàn thể.
- Đối với xã từ 15.000 dân trở lên là 5.000.000 đ/năm cho mỗi đoàn thể.
b). Mức khoán sinh hoạt phí và hoạt động phí cho Hội Chữ thập đỏ và Hội Y học dân tộc là 1.500.000 đ/năm cho mỗi Hội.
C. Một số phụ cấp và chánh sách đối với cán bộ xã:
Cán bộ xã là Bí thư Đảng và kiêm nhiệm Chủ tịch UBND xã ngoài sinh hoạt phí như trên, còn được hưởng thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm bằng 10% sinh hoạt phí.
Cán bộ xã có thời gian công tác liên tục từ 03 năm trở lên, khi nghỉ việc được trợ cấp thôi việc bằng 01 tháng sinh hoạt phí cho mỗi năm công tác.
D. Về nguồn chi trả:
Nguồn chi trả sinh hoạt phí cho cán bộ xã theo các chức danh định suất nói trên do ngân sách xã đài thọ.
* Đối với phường và thị trấn dân cư tập trung đông, đối tượng quản lý có phức tạp song công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội do Công an phường, thị trấn đảm nhiệm. Do đó, cần bố trí cán bộ tinh giảm, không bố trí vượt quá 09 chức danh. Phần này giao cho Ban Tổ Chức Chánh Quyền tỉnh cùng với hai thị xã và huyện xem xét bố trí cụ thể. Sinh hoạt phí, hoạt động phí và các chánh sách của cán bộ ở phường, thị trấn được tính như xã.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Các địa phương căn cứ hướng dẫn này mà sắp xếp ổn định về tổ chức, thống nhất theo quy định chung của tỉnh, không được tùy tiện thay đổi, bảo đảm bộ máy hành chánh xã gọn nhẹ, nhưng thật sự hiệu lực và hoạt động có hiệu quả.
Phải chú ý đến việc quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ đủ trình độ và năng lực thực hiện Nghị định 46-CP của Chánh Phủ.
Số cán bộ dôi ra, xã phải quan tâm tạo điều kiện ổn định cuộc sống theo các chế độ, chánh sách hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, Ban Tổ Chức Chánh Quyền, Sở Tài Chánh - Vật Giá và Sở Lao Động - Thương Binh - Xã Hội có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và kiến nghị những vấn đề phát sinh không phù hợp để Ủy Ban Nhân Dân tỉnh kịp thời chỉ đạo, xử lý.
- 1 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 2 Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 3 Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 1 Nghị quyết 01/2008/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp địa phương đối với cán bộ chuyên trách; phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khóm; chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ ở xã, phường, thị trấn và cán bộ công tác ở ấp, khóm kèm theo Nghị quyết 33/2007/NQ-HĐND do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Nghị quyết 33/2007/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp địa phương đối với cán bộ chuyên trách; phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khóm; chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ công tác ở ấp, khóm do tỉnh An Giang ban hành
- 3 Nghị định 46-CP năm 1993 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn
- 4 Hiến pháp năm 1992
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 1 Nghị quyết 33/2007/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp địa phương đối với cán bộ chuyên trách; phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khóm; chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ công tác ở ấp, khóm do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Nghị quyết 01/2008/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp địa phương đối với cán bộ chuyên trách; phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở ấp, khóm; chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ ở xã, phường, thị trấn và cán bộ công tác ở ấp, khóm kèm theo Nghị quyết 33/2007/NQ-HĐND do tỉnh An Giang ban hành
- 3 Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 4 Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996