ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1294/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 02 tháng 6 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI về việc thực hiện 10 chương trình và 4 đề án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;
Căn cứ Kế hoạch số 10-KH/TU ngày 05 tháng 3 năm 2005 của Ban Thường vụ Thành ủy lâm thời thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị;
Căn cứ Biên bản số 17/BB-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ họp Hội đồng thẩm định Chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Kết luận số 21-KL/TU ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Ban Thường vụ Thành ủy trong cuộc họp ngày 16 tháng 7 năm 2007;
Xét đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:
1.1. Tầm nhìn đến năm 2020:
- Mở rộng liên kết, thu hút các nguồn đầu tư theo hướng xã hội hóa, hình thành mạng lưới khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao có đủ năng lực nghiên cứu, thử nghiệm, trình diễn, sản xuất và cung ứng các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ cao, tạo bước đột phá, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của thành phố và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Tạo được các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao và mang tính đặc thù, độc đáo của thành phố và của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.
1.2. Đến năm 2010:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho mạng lưới khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao; hình thành một số loại hình dịch vụ về giống, quy trình công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm chủ lực là lúa, cây ăn trái, rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;
- Triển khai các dự án ưu tiên trong các hoạt động của chương trình nhằm chuyển giao và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất đại trà, hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, tăng thu nhập trên từng đơn vị diện tích canh tác.
2.1. Tầm nhìn đến năm 2020:
- Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái đô thị với các sản phẩm chủ lực là lúa, rau, hoa, cây cảnh, trái cây, chăn nuôi, thủy sản nước ngọt và các dịch vụ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến, phù hợp tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;
- Cung cấp dịch vụ khoa học kỹ thuật và công nghệ ở trình độ cao cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Tạo giống cây, con có năng suất cao, phẩm chất tốt; ứng dụng các quy trình tiên tiến trong sản xuất, phòng trị sâu bệnh, công nghệ sau thu hoạch;
- Xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao, tiến tới hình thành mạng lưới khu - trạm và các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2.2. Đến năm 2010:
- Trồng trọt: chọn giống chất lượng cao (lúa, cây ăn trái, rau sạch, hoa lan - cây kiểng), trình diễn và sản xuất các sản phẩm theo quy trình sản xuất tiên tiến (nhà kính, nhà lưới, thủy canh, màng dinh dưỡng), nhân giống cấy mô, sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón; tưới nước tiết kiệm…, để tạo sản phẩm chất lượng cao;
- Chăn nuôi: trình diễn nuôi heo siêu nạc, vịt siêu thịt - siêu trứng trong mô hình vườn ao chuồng và mô hình nuôi công nghiệp gắn với công nghệ chế biến;
- Thủy sản: sản xuất giống và trình diễn mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao an toàn sinh học đối với một số chủng loại cá nước ngọt và thủy đặc sản;
- Sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh: trình diễn và sản xuất giống nấm, nghiên cứu ứng dụng và sản xuất các chế phẩm vi sinh phục vụ xử lý ao, ruộng nuôi thủy sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng - vật nuôi;
- Dịch vụ: cung cấp, chuyển giao công nghệ giống mới, sản phẩm mới chất lượng cao. Tổ chức các chương trình tham quan du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đào tạo, huấn luyện. Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, giới thiệu và bán sản phẩm công nghệ cao. Phối hợp với Viện - Trường mở rộng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
- Về chỉ tiêu tăng trưởng trong từng giai đoạn 5 năm: 2006 - 2010 tăng bình quân 5,5%/năm; 2011 - 2015 tăng bình quân 6,2%/năm và 2016 - 2020 tăng bình quân 6,5%/năm;
- Tỷ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP: 10,65% năm 2010, 6,33% năm 2015 và 3,74% năm 2020;
- Giảm dần tỷ trọng lao động khu vực I trong cơ cấu lao động của nền kinh tế: năm 2010 là 27,4%, năm 2015 là 23,7%, năm 2020 là 21,7%;
- Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha đạt 2.900 - 3.000 USD/năm vào năm 2010, tăng lên 6.100 - 6.200 USD/năm vào năm 2020;
- Về trồng trọt: phát triển ổn định cơ cấu 2 vụ lúa chất lượng cao, chú trọng mở rộng cơ cấu 2 - 3 vụ lúa - màu và lúa - thủy sản; hình thành các vùng rau, màu chuyên canh chất lượng cao, an toàn, hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng ổn định vùng cây ăn trái, chú trọng vùng chuyên canh cây có múi và khai thác tiềm năng tổng hợp của kinh tế vườn. Đẩy mạnh phát triển sản xuất giống cây ăn trái đầu dòng, giống đặc sản, giống lúa, rau, giống hoa kiểng nhiệt đới nhập nội và lai tạo mới, chim, cá cảnh,…;
- Về chăn nuôi: đẩy mạnh phát triển chăn nuôi heo, bò, gà theo phương thức tập trung quy mô lớn (trang trại và doanh nghiệp), tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các quy trình nuôi công nghiệp tiên tiến; đưa chăn nuôi ra khỏi khu đô thị và khu dân cư nông thôn. Đến năm 2020, có trên 50% tổng đàn gia súc, gia cầm thực hiện phương thức nuôi công nghiệp - bán công nghiệp. Nâng dần tỷ lệ đàn heo được lai quy ước 2 - 3 máu lên 95% vào năm 2020, nuôi thử nghiệm bò thịt công nghiệp chất lượng cao và nhân rộng đại trà sau năm 2015. Phục hồi dần đàn gia cầm theo phương thức nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, ổn định quy mô đàn gia cầm sau năm 2015;
- Về nuôi trồng thủy sản: duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 10,4%/năm trên cơ sở đa dạng các mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt phù hợp điều kiện sinh thái với các sản phẩm chủ lực: cá tra, tôm càng xanh, các loại cá đồng;
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp công nghệ cao:
+ Giai đoạn 2006 - 2010: xây dựng khu sản xuất giống tập trung, bao gồm: Trung tâm giống thủy sản và mạng lưới các trại vệ tinh ương giống thủy sản nước ngọt. Thực hiện các dự án ưu tiên để ứng dụng kỹ thuật - công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản;
+ Thời kỳ 2011 - 2020: xây dựng 3 khu và 3 trạm nông nghiệp công nghệ cao nhằm sản xuất, cung cấp các sản phẩm mới có chất lượng cao, an toàn, cung ứng các dịch vụ về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
4. Các nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện:
4.1. Xây dựng mạng lưới khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao:
a) Chức năng tổng quát:
- Tiếp thu và chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới tại các khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao; chuyển giao các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao ra sản xuất;
- Thu hút doanh nghiệp ươm tạo và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao, bao gồm: tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực và sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
b) Nhiệm vụ chủ yếu:
- Làm đầu mối tiếp thu, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các sản phẩm, các quy trình công nghệ mới hiện đại; giới thiệu, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long;
- Thực nghiệm, trình diễn công nghệ, sản xuất thử các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Cung cấp các sản phẩm như giống, công nghệ, chế phẩm sinh học và vi sinh, vật liệu mới có chất lượng xác nhận đạt tiêu chuẩn ra sản xuất đại trà;
- Hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Tổ chức thăm quan, du lịch, hội thảo, hội chợ và triển lãm sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao.
c) Mạng lưới khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao:
- Các khu nông nghiệp công nghệ cao, dự kiến xây dựng 3 khu nông nghiệp công nghệ cao đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái của thành phố, bao gồm:
+ Khu nông nghiệp công nghệ cao 1: là khu trung tâm có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một khu nông nghiệp công nghệ cao hiện đại tại Trung tâm giống nông nghiệp thành phố thuộc xã Thới Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ; quy mô diện tích dự kiến ban đầu là 20 ha;
+ Khu nông nghiệp công nghệ cao 2: là khu phụ trợ đại diện cho tiểu vùng sinh thái ven sông Hậu, có nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực sản xuất giống và quy trình canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, tồn trữ và chế biến nông sản; sản xuất thử, triển lãm, cung ứng dịch vụ và thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao với các đối tượng chính là cây ăn trái, rau màu, heo, bò) và gia cầm (gà, vịt), sinh vật cảnh (hoa, cây kiểng, chim và cá cảnh); xây dựng 1 khu sinh vật cảnh của thành phố Cần Thơ. Địa điểm tại Công ty Nông nghiệp Sông Hậu, quy mô diện tích 200 - 500 ha;
+ Khu nông nghiệp công nghệ cao 3: đại diện cho tiểu vùng sinh thái ngập lũ, nhiệm vụ chính tương tự như Khu nông nghiệp công nghệ cao 2 nhưng đối tượng ứng dụng chính là cây lúa và thủy sản nước ngọt. Địa điểm tại Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ, quy mô diện tích: khoảng 6.000 ha, trong đó có khu nhân và sản xuất giống (70 -100 ha) và khu trình diễn mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Lộ vành đai Bốn Tổng - Một Ngàn).
- Các trạm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Là các vệ tinh của khu nông nghiệp công nghệ cao, thực hiện chức năng thông tin và trình diễn các sản phẩm, dịch vụ của khu nông nghiệp công nghệ cao; chuyển giao và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao thông qua công tác khuyến nông, khuyến ngư. Dự kiến xây dựng 3 trạm đại diện cho 3 khu vực:
+ Trạm nông nghiệp công nghệ cao huyện Vĩnh Thạnh: địa điểm tại thị trấn huyện Vĩnh Thạnh, quy mô từ 2,8 - 3 ha, đối tượng ứng dụng là: cây lúa, rau màu, gia súc, gia cầm;
+ Trạm nông nghiệp công nghệ cao huyện Thốt Nốt: địa điểm tại Cù lao Tân Lộc, quy mô 4 ha, đối tượng ứng dụng: rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và thủy sản;
+ Trạm nông nghiệp công nghệ cao huyện Phong Điền: địa điểm tại: ven sông Cái Răng (xã Nhơn Ái), quy mô từ 6,5 - 7 ha, đối tượng ứng dụng là: cây ăn quả và thủy sản.
4.2. Các dự án ưu tiên trong Chương trình:
Gồm 12 dự án được chia thành 3 nhóm chính:
a) Nhóm dự án về phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái:
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất giống cây, con nông nghiệp;
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất các loại rau an toàn (rau sạch) phục vụ tiêu dùng nội địa (Khu đô thị);
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống, nuôi trồng và sản xuất các loại sinh vật cảnh (hoa và cây kiểng, chim và cá cảnh); thành lập khu sinh vật cảnh;
- Dự án phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, tập hợp và hình thành nhóm tư vấn giải pháp công nghệ kỹ thuật phục vụ nền nông nghiệp công nghệ cao;
- Dự án tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất của nền nông nghiệp công nghệ cao;
- Dự án nhân giống, phục hồi và xây dựng vườn cây ăn quả đặc sản kết hợp du lịch sinh thái.
b) Nhóm dự án về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn nông, thủy sản:
- Dự án ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn trong chăn nuôi (gia súc, gia cầm);
- Dự án ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản (cá, tôm nước ngọt).
c) Nhóm dự án về hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao:
- Dự án phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao;
- Dự án triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ra sản xuất đại trà;
- Dự án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ;
- Dự án ứng dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn sau thu hoạch (tồn trữ, chế biến, phân phối) để nâng cao chất lượng nông sản.
Tổng kinh phí thực hiện (đến năm 2020): 3.138,280 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn do Trung ương hỗ trợ: 666,590 tỷ đồng (21,24%);
+ Vốn Ngân sách thành phố: 285,610 tỷ đồng (9,10 %);
+ Vốn huy động: 2.186,080 tỷ đồng (69,66%).
- Hợp phần đầu tư:
+ Đầu tư các khu - trạm nông nghiệp công nghệ cao: 805,900 tỷ đồng (25,68%);
+ Đầu tư cho các dự án ưu tiên: 2.332,380 tỷ đồng (74,32%).
- Phân kỳ đầu tư:
+ Giai đoạn đến năm 2010: 567,700 tỷ đồng, chiếm 18,07%;
+ Giai đoạn 2011 - 2015: 1.373,260 tỷ đồng, chiếm 43,75%;
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 1.197,320 tỷ đồng, chiếm 38,09%.
6.1. Giải pháp về tài chính:
- Ngân sách Trung ương: lồng ghép nguồn kinh phí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; đồng thời đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ các dự án nâng cấp và xây dựng mới cơ sở nghiên cứu và chuyển giao về công nghệ cao trong nông nghiệp theo Quyết định số 42/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Cần Thơ;
- Ngân sách thành phố: vận dụng Quyết định số 42/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Trung ương bố trí cho Cần Thơ;
- Nguồn đầu tư huy động ngoài ngân sách: các ngân hàng cho vay ưu đãi nhằm ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao; đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế để tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi theo Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao, để thu hút các nhà đầu tư. Về lâu dài, đây là nguồn thu chính của chương trình dưới dạng các khoản đầu tư trực tiếp, các hợp đồng nghiên cứu;
- Nguồn kinh phí tái đầu tư mở rộng đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu, bao gồm quỹ dự phòng, quỹ phát triển sản xuất và tỷ lệ để lại của các loại phí, lệ phí và từ những hoạt động của khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao.
6.2. Giải pháp về nguồn nhân lực:
- Bố trí kinh phí thỏa đáng từ nguồn ngân sách của thành phố cho công tác đào tạo, trong đó tập trung cho đào tạo dài hạn các lĩnh vực then chốt là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và khoa học quản lý;
- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở dạy nghề, thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo tại khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao để đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên công nghệ cao. Các cơ sở đào tạo thành lập tại các khu nông nghiệp công nghệ cao được thuê cơ sở hạ tầng, các dịch vụ với điều kiện ưu đãi và có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo;
- Có chế độ ưu đãi đối với các nhà khoa học thuộc Ban Cố vấn Chương trình cũng như hợp đồng (ngắn hạn và dài hạn) các chuyên gia cao cấp và các kỹ thuật viên lành nghề với mức lương thỏa đáng, kèm theo điều kiện ưu đãi trong sinh hoạt và làm việc.
6.3. Giải pháp về triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ:
- Thông qua Chương trình xây dựng và phát triển khoa học và công nghệ có chính sách ưu tiên đầu tư triển khai ứng dụng về công nghệ sinh học, chế biến, thông tin và vật liệu mới vào các dự án ưu tiên của Chương trình;
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền các sản phẩm cho các nhà khoa học và chuyên gia, cũng như cam kết và có biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền ở trong và ngoài nước;
- Xây dựng quỹ khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
6.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Lồng ghép việc bố trí vốn đầu tư các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng các hợp phần trong chương trình và các chương trình khác, trong đó ưu tiên cho đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật các khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao theo nguyên tắc tận dụng điều kiện hiện có của các nông trường, trung tâm, trạm trại.
- Tập trung vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án ưu tiên có hợp phần đầu tư xây dựng công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và hạ tầng nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng dự án.
- Vận dụng chính sách khuyến khích đầu tư tại Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2004 và Quyết định số 42/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
6.5. Giải pháp thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao:
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao thông qua Chương trình xây dựng và phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch của thành phố;
- Các cơ quan chức năng của thành phố tổ chức nghiên cứu, vận dụng và ban hành về tiêu chuẩn, quy trình sản xuất của từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, đặc biệt lưu ý các tiêu chuẩn đối với thực phẩm biến đổi gen ở thị trường nước ngoài;
- Phối hợp chặt chẽ với các Chương trình phát triển khoa học và công nghệ, chương trình công nghiệp để triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng (ISO) cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt ở các khâu tồn trữ, chế biến, đóng gói, phân phối;
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 80/2002/TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; đồng thời, ban hành cơ chế ưu đãi về thuế, về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, các quyền lợi khác đối với các cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư vào sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản có ứng dụng công nghệ cao.
6.6. Giải pháp về tổ chức quản lý và điều hành:
- Tổ chức quản lý và điều hành chung của Chương trình
+ Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình, có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động của Chương trình theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt;
+ Ban Chỉ đạo Chương trình thành lập Ban cố vấn khoa học và công nghệ nông nghiệp làm nhiệm vụ tư vấn cho Ban Chỉ đạo về các giải pháp công nghệ - kỹ thuật cao, đánh giá định kỳ các hoạt động của mạng lưới và các dự án ưu tiên.
- Tổ chức quản lý và điều hành các hợp phần của Chương trình
+ Mỗi khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao thành lập Ban quản lý khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ: quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch; vận động đầu tư, quản lý đầu tư và xây dựng; quản lý đất đai trong khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật; xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao trình cơ quan chủ quản phê duyệt; tổ chức và quản lý các dịch vụ trong khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao; báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt động của các khu, trạm nông nghiệp công nghệ cao;
- Các doanh nghiệp hoạt động trong khu nông nghiệp công nghệ cao được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Các Ban quản lý các dự án ưu tiên có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của Ban Chỉ đạo Chương trình nông nghiệp công nghệ cao và cơ quan chủ quản.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các dự án cụ thể phù hợp với nội dung đã được phê duyệt. Chỉ đạo đầu tư tập trung, có trọng điểm, nhất là các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững. Đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính phù hợp với quy định pháp luật, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích thu hút đầu tư vào các khu, trạm các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Điều 3. Các sở, ban, ngành thành phố có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình thực hiện chương trình để đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi để báo cáo và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 28/2017/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về chính sách đối với Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 3 Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5 Quyết định 42/2006/QĐ-TTg về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Cần Thơ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2005 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 7 Quyết định 53/2004/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Quyết định 28/2017/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về chính sách đối với Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 3 Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng