UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2020/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 17 tháng 4 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
Căn cứ Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 264/TTr-SNV ngày 08 tháng 4 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định về chức vụ, chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2. Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ ở cấp xã (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã), công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (huyện, thị xã, thành phố sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Điều 2. Quy định chức vụ, chức danh, số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã có các chức danh sau:
a) Chỉ huy trưởng Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) hoặc Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
a) Cấp xã loại 1 được bố trí tối đa 22 người (trong đó: cán bộ không quá 11 người, công chức không quá 11 người);
c) Cấp xã loại 3 được bố trí tối đa 18 người (trong đó: cán bộ không quá 10 người, công chức không quá 08 người).
4. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo quy định tại Khoản 3 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.
5. Đối với các phường, thị trấn không có tổ chức Hội Nông dân chuyên trách (không có đất sản xuất nông nghiệp, không bố trí cán bộ giữ chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân phường, thị trấn) thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo quy định tại Khoản 3 Điều này giảm 01 người.
Điều 3. Bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã
1. Các chức vụ cán bộ cấp xã được bố trí 01 người đảm nhiệm gồm: Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Đối với chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã: Bố trí Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Đối với xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì bố trí Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Điều 4. Bố trí, sắp xếp công chức cấp xã
1. Các chức danh công chức cấp xã được bố trí tối đa không quá 03 người trở lên đảm nhiệm gồm:
b) Chức danh công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã): Xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 03 người; xã loại 2, loại 3 được bố trí tối đa không quá 02 người.
c) Chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn): Phường, thị trấn loại 1 được bố trí tối đa không quá 03 người; phường, thị trấn loại 2, loại 3 được bố trí tối đa không quá 02 người.
d) Chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch: Cấp xã loại 1, loại 2 được bố trí tối đa không quá 02 người.
đ) Chức danh công chức Văn hóa - xã hội: Cấp xã loại 1, loại 2, loại 3 được bố trí tối đa không quá 02 người.
2. Các chức danh công chức cấp xã được bố trí 01 người đảm nhiệm gồm:
a) Chỉ huy trưởng Quân sự, Tài chính - kế toán đối với cấp xã loại 1, loại 2.
b) Chỉ huy trưởng Quân sự, Văn phòng - thống kê, Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch đối với cấp xã loại 3.
3. Những chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 02 người trở lên đảm nhiệm, khi tiếp nhận, tuyển dụng mới hoặc khi thực hiện việc bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, trong hồ sơ lý lịch và sổ bảo hiểm xã hội của công chức phải ghi thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức cấp xã quy định tại
Điều 5. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và việc phân công nhiệm vụ đối với từng chức danh công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
2. Việc phân công nhiệm vụ đối với từng công chức ở những chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 02 người trở lên đảm nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trên cơ sở đánh giá về năng lực, trình độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ của công chức, bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã (có Phụ lục kèm theo).
Điều 6. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã được hưởng các chế độ tiền lương, phụ cấp theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 10 Nghị định số 92/2009/NĐ- CP và Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP. Việc xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 13/2019/TT-BNV và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Quy định việc bố trí kiêm nhiệm chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại
2. Chỉ bố trí cán bộ cấp xã kiêm nhiệm chức danh công chức cấp xã khi cán bộ cấp xã đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh công chức cấp xã quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư số 13/2019/TT-BNV.
3. Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ cấp xã đủ điều kiện hưởng phụ cấp kiêm nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 13/2019/TT-BNV.
4. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh theo quy định.
5. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 8. Một số chế độ, chính sách khác
1. Cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật; được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn chức vụ, chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức; được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
2. Đối với các chức danh công chức thuộc diện bố trí, sắp xếp lại để bảo đảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo đúng quy định tại
3. Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Quyết định này thì thực hiện tinh giản biên chế, cho thôi việc; hoặc điều chuyển, bổ sung cho các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn cấp huyện hoặc ở địa bàn cấp huyện khác thuộc tỉnh; hoặc chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên theo quy định. Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do việc sắp xếp theo quy định tại Quyết định này thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.
1. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với từng xã, phường, thị trấn theo quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã và theo quy định tại
b) Phổ biến, quán triệt và thực hiện rà soát, đánh giá để bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã, bố trí kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức cấp xã thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý gắn với Đề án tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015 - 2021; bảo đảm nguyên tắc dân chủ, khách quan, minh bạch trong việc rà soát, đánh giá, xếp loại, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức theo đúng các quy định của pháp luật và quy định tại Quyết định này; lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; đồng thời, bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có cán bộ, công chức đảm nhiệm.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng phương án, giải pháp và thực hiện phương án, giải pháp bố trí, sắp xếp và giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư (nếu có) do thực hiện bố trí, sắp xếp lại chức vụ, chức danh, số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Quyết định này.
d) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tạo nguồn, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý và cử công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm phải đạt đủ tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã quy định tại Điều 1 Thông tư số 13/2019/TT-BNV.
đ) Quản lý, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo công tác tổ chức thực hiện tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, biệt phái, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã; thực hiện các chế độ, chính sách và công tác quản lý hồ sơ đối với cán bộ, công chức cấp xã thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với từng xã, phường, thị trấn theo quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã và theo quy định tại
b) Hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo công tác thực hiện các quy định của pháp luật và các quy định tại Quyết định này về chức vụ, chức danh, số lượng, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, biệt phái, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã; về thực hiện các chế độ, chính sách và công tác quản lý hồ sơ đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
c) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới các văn bản về quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, thực hiện các chế độ, chính sách và tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
3. Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cân đối, điều chỉnh, bố trí kinh phí kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật và quy định tại Quyết định này; đồng thời hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1176/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu làm căn cứ và áp dụng trong Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được thực hiện theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước Hưng Yên, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH CÔNG CHỨC CẤP XÃ ĐƯỢC BỐ TRÍ TỪ 02 NGƯỜI TRỞ LÊN ĐẢM NHIỆM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)
1. Chức danh công chức Văn phòng - thống kê
Trường hợp chức danh công chức Văn phòng - thống kê được bố trí 02 người đảm nhiệm thì phân công nhiệm vụ công tác đối với từng công chức như sau:
a) Công chức 1: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
b) Công chức 2: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tổ chức, nhân sự, quy chế dân chủ ở cơ sở, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, thanh niên, nhận và chuyển đơn thư khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
a) Trường hợp chức danh công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường được bố trí 03 người đảm nhiệm thì phân công nhiệm vụ công tác đối với từng công chức như sau:
- Công chức 1: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
- Công chức 2: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Xây dựng, đô thị, giao thông, thủy lợi trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
- Công chức 3: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Môi trường, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
b) Trường hợp chức danh công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường được bố trí 02 người đảm nhiệm thì phân công nhiệm vụ công tác đối với từng công chức như sau:
- Công chức 1: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, xây dựng, đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
- Công chức 2: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Môi trường, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
c) Trường hợp chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường được bố trí 03 người đảm nhiệm thì phân công nhiệm vụ công tác đối với từng công chức như sau:
- Công chức 1: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn giao.
- Công chức 2: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn trong các lĩnh vực: Xây dựng, đô thị, giao thông, thủy lợi trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn giao.
- Công chức 3: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Môi trường, nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn giao.
d) Trường hợp chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường được bố trí 02 người đảm nhiệm thì phân công nhiệm vụ công tác đối với từng công chức như sau:
- Công chức 1: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trong
các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, xây dựng, đô thị; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn giao.
- Công chức 2: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn trong các lĩnh vực: Môi trường, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn giao.
3. Chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch
Trường hợp chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch được bố trí 02 người đảm nhiệm thì phân công nhiệm vụ công tác đối với từng công chức như sau:
a) Công chức 1: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực: Tư pháp - hộ tịch; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục trên địa bàn; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
b) Công chức 2: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực: Chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
4. Chức danh công chức Văn hóa - xã hội
a) Công chức 1: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
b) Công chức 2: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao./.
- 1 Quyết định 41/2020/QĐ-UBND về giao số lượng và bố trí cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2 Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3 Quyết định 10/2020/QĐ-UBND về số lượng và bố trí các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4 Quyết định 49/2019/QĐ-UBND quy định về số lượng, chức vụ, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 5 Nghị quyết 23/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 298/2009/NQ-HĐND về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là người miền xuôi lên công tác tại vùng cao do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7 Nghị quyết 27/2019/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế
- 8 Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
- 9 Nghị định 08/2016/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân
- 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
- 13 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 1 Quyết định 1176/QĐ-UBND năm 2016 về quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên
- 2 Nghị quyết 27/2019/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế
- 3 Quyết định 49/2019/QĐ-UBND quy định về số lượng, chức vụ, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4 Nghị quyết 23/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 298/2009/NQ-HĐND về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là người miền xuôi lên công tác tại vùng cao do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Quyết định 10/2020/QĐ-UBND về số lượng và bố trí các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6 Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7 Quyết định 41/2020/QĐ-UBND về giao số lượng và bố trí cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 8 Quyết định 38/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An
- 9 Quyết định 10/2021/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quy định số lượng, chức vụ, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre kèm theo Quyết định 49/2019/QĐ-UBND