- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
- 7 Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kết quả Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8 Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47/2015/NQ-HĐND8 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo
- 9 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND về chuẩn hộ nghèo tỉnh và chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020
- 10 Quyết định 18/2021/QĐ-UBND quy định về chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2021/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2021 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3931/TTr-SLĐTBXH ngày 05 tháng 7 năm 2021 đề nghị ban hành Quyết định quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tiêu chí thu nhập
a) Khu vực nông thôn:2.000.000 đồng/người/tháng.
b) Khu vực thành thị: 2.500.000 đồng/người/tháng.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
1. Chuẩn hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2. Chuẩn hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
3. Chuẩn hộ có mức sống trung bình
a) Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
b) Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
4. Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2022 - 2025.
5. Đối tượng áp dụng
a) Hộ gia đình đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội.
b) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân tham gia công tác giảm nghèo và an sinh xã hội.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai, hướng dẫn công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm bảo chính xác, tin cậy, xác định đúng đối tượng, công khai và công bằng.
b) Tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2022-2025 và hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả rà soát hộ nghèo hàng năm theo quy định.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan đề xuất, bố trí ngân sách thực hiện rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và thực hiện mục tiêu giảm nghèo của Thành phố.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ số hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo chuẩn quy định tại Quyết định này, chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, cơ quan liên quan, triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, ưu tiên thực hiện đối với các địa phương có nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo.
4. Ban Dân tộc Thành phố
Căn cứ số hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo chuẩn quy định tại Quyết định này, chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, cơ quan liên quan, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 gắn với giảm nghèo bền vững, ưu tiên thực hiện đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.
5. Các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành Thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố các chương trình, giải pháp cải thiện mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
a) Tuyên truyền quy định về chuẩn nghèo đa chiều của Thành phố để Nhân dân biết, thực hiện và giám sát.
b) Chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo quy định.
c) Xây dựng Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình thực tế của địa phương.
d) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các giải pháp giảm nghèo tại địa phương.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và giám sát quá trình tổ chức thực hiện.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2021.
2. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định tại Quyết định này, được cấp có thẩm quyền công nhận, được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ và của Thành phố kể từ ngày 01/01/2022.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN, CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THIẾU HỤT DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN VÀ NGƯỠNG THIẾU HỤT TRONG CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Dịch vụ xã hội cơ bản (Chiều thiếu hụt) | Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản | Ngưỡng thiếu hụt |
1. Việc làm | Việc làm | Hộ gia đình có ít nhất một người không có việc làm (người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, sẵn sàng/mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm); hoặc có việc làm công ăn lương nhưng không có hợp đồng lao động*. (*) Xem xét cho việc làm thường xuyên, đều đặn, mang tính chất ổn định hoặc tương đối ổn định. |
Người phụ thuộc trong hộ gia đình | Hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm: trẻ em dưới 16 tuổi; người cao tuổi hoặc người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. | |
2. Y tế | Dinh dưỡng | Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi. |
Bảo hiểm y tế | Hộ gia đình có ít nhất một người từ đủ 6 tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế. | |
3. Giáo dục | Trình độ giáo dục của người lớn | Hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi không tham gia các khóa đào tạo hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng [Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học cơ sở; từ 18 tuổi đến 30 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc sơ cấp/trung cấp/cao đẳng nghề; hoặc người từ 16 tuổi đến 30 tuổi được doanh nghiệp tuyển dụng và chứng nhận đào tạo nghề tại chỗ (hình thức vừa học vừa làm)]. |
Tình trạng đi học của trẻ em | Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi (trẻ từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non, trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi được tiếp cận giáo dục tiểu học và trẻ từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi được tiếp cận giáo dục trung học cơ sở). | |
4. Nhà ở | Chất lượng nhà ở | Hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc). |
Diện tích nhà ở bình quân đầu người | Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8 m2. | |
5. Nước sinh hoạt và vệ sinh | Nguồn nước sinh hoạt | Hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt (gồm: nước máy, giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ và nước mua, nước đóng chai bình). |
Nhà tiêu hợp vệ sinh | Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (gồm: tự hoại/bán tự hoại, thấm dội nước (Suilabh), cải tiến có ống thông hơi (VIP), hố xí đào có bệ ngồi, hai ngăn). | |
6. Thông tin | Sử dụng dịch vụ viễn thông | Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ internet. |
Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin | Hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: - Phương tiện dùng chung: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại; - Phương tiện cá nhân: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh. |
- 1 Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kết quả Tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47/2015/NQ-HĐND8 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo
- 3 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND về chuẩn hộ nghèo tỉnh và chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020
- 4 Quyết định 18/2021/QĐ-UBND quy định về chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025
- 5 Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2021 quy định về chuẩn nghèo đa chiều Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
- 6 Nghị quyết 76/2021/NQ-HĐND quy định về chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025