ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1306/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 29 tháng 07 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỤM, KHỐI THI ĐUA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Nghị định số 65/2014/NĐ- CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1486/SNV-TĐKT ngày 14 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động Cụm, Khối thi đua của tỉnh và các Cụm, khối thi đua do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền thành lập.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; Các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động Cụm, Khối thi đua của tỉnh trước đây đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể, tổ chức Hội cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Doanh nghiệp trong các Khối thi đua của tỉnh; Trưởng các Cụm, Khối thi đua của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM, KHỐI THI ĐUA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng. Quy chế này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các Cụm, Khối thi đua do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các Cụm, Khối thi đua do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền thành lập.
Các đơn vị thành viên trong các Cụm, Khối thi đua do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các Cụm, Khối thi đua do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền thành lập.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Cụm, Khối thi đua
1. Việc thành lập các Cụm, Khối thi đua của tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập; các Cụm, Khối thi đua được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thành lập, quy định tổ chức và hoạt động theo thẩm quyền, không trái với quy định này.
2. Tổ chức Cụm, Khối thi đua gồm:
- Cụm thi đua có: Cụm thi đua các huyện, thành phố và Cụm thi đua xã, phường, thị trấn;
- Khối thi đua có: Khối thi đua của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh; Khối các trường chuyên nghiệp, cao đẳng; Khối cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Khối các doanh nghiệp; Khối các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh quản lý. Tổ chức Cụm, Khối thi đua gồm Cụm trưởng, Khối trưởng, Cụm phó, Khối phó và các đơn vị thành viên. Cụm trưởng, Cụm phó; Khối trưởng, Khối phó do các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua lựa chọn, giới thiệu luân phiên trong hội nghị tổng kết hằng năm và tổ chức điều hành hoạt động của Cụm, Khối thi đua ngay sau khi được lựa chọn.
3. Cụm, Khối thi đua được quy định tại Điều 2 quy chế này hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Các đơn vị trong Cụm, Khối sử dụng con dấu của đơn vị mình làm cơ sở pháp lý ban hành các văn bản phục vụ hoạt động thi đua của Cụm, Khối. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị thành viên là bộ phận giúp việc của đơn vị.
Điều 4. Nhiệm vụ của Cụm, Khối thi đua
1. Cụm trưởng và Khối trưởng
a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập, trực tiếp quản lý Cụm, Khối về tổ chức và hoạt động của Cụm, Khối thi đua.
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức, điều hành các hoạt động thi đua; chủ trì các hội nghị của Cụm, Khối, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
c) Đầu năm đôn đốc các đơn vị thành viên trong Cụm, Khối đăng ký các chỉ tiêu thi đua, danh hiệu thi đua làm cơ sở xây dựng nội dung giao ước thi đua của Cụm, Khối và làm cơ sở đánh giá sơ, tổng kết, chấm điểm thi đua hằng năm.
d) Tổ chức phát động và ký kết giao ước thi đua; tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề trao đổi về nghiệp vụ, kinh nghiệm trong công tác thi đua, khen thưởng, nhằm từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Cụm, Khối thi đua.
đ) Xây dựng các tiêu chí thi đua, thang bảng điểm và thống nhất với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị quản lý tổ chức, hoạt động Cụm, Khối; ban hành bảng chấm điểm của Cụm, Khối thi đua phù hợp với tính chất chức năng, nhiệm vụ được giao của mỗi đơn vị thành viên và yêu cầu thực tiễn của đơn vị, địa phương; lượng hóa các chỉ tiêu thi đua, các thang, bảng chấm điểm hằng năm theo hướng dẫn và các tiêu chí chủ yếu đã quy định.
e) Tổng hợp kết quả các cuộc họp của Cụm, Khối; thống nhất với các Cụm phó, Khối phó về hình thức, phương pháp tổ chức kiểm tra việc phát động thi đua, thực hiện, đánh giá kết quả phong trào thi đua và xác định điểm thi đua của mỗi đơn vị thành viên trong Khối theo các nội dung chỉ tiêu đã giao ước từ đầu năm.
f) Đề nghị các đơn vị thành viên trong Cụm, Khối báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua đã đăng ký; cung cấp các căn cứ để chấm điểm của đơn vị trong năm thi đua và các thông tin liên quan phục vụ cho hoạt động của Cụm, Khối.
g) Chủ trì việc thẩm định lại bảng tự chấm điểm thi đua cho các đơn vị trong Cụm, Khối thi, đua trên cơ sở các tài liệu, văn bản minh chứng do đơn vị thành viên cung cấp. Cụm trưởng, Khối trưởng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tổ chức, hoạt động Cụm, Khối về trách nhiệm thẩm định lại điểm tự chấm và tổng hợp điểm chung các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua. Thay mặt các đơn vị thành viên báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và cơ quan quản lý trực tiếp Cụm, Khối khi cần thiết.
h) Phối hợp báo cáo với cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị quản lý (đối với Cụm, Khối do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền thành lập) về kết quả đánh giá thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và các chỉ tiêu đã giao ước của các thành viên trong Cụm, Khối thi đua; kết quả tổng hợp chấm điểm và các tài liệu minh chứng do Cụm trưởng, Khối trưởng cung cấp; báo cáo làm rõ điểm chấm, điểm thẩm định các chỉ tiêu thi đua các đơn vị thành viên (nếu có) trước ngày diễn ra Hội nghị tổng kết Cụm, Khối thi đua tối thiểu 3 ngày.
i) Tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết 1 năm hoạt động của Cụm, Khối thi đua; Tổ chức các cuộc kiểm tra trong Cụm, Khối; đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua, Bằng khen cho các đơn vị tiêu biểu trong Cụm, Khối thi đua theo quy định.
k) Giới thiệu Cụm trưởng, Khối trưởng, Cụm phó, Khối phó thi đua của năm tiếp theo.
l) Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thành viên.
2. Cụm phó và Khối phó
a) Phối hợp với Cụm trưởng, Khối trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch, phương pháp tổ chức điều hành các hoạt động; thang, bảng chấm điểm các chỉ tiêu thi đua của Cụm, Khối thi đua.
b) Cùng với Cụm trưởng, Khối trưởng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý về tổ chức, hoạt động Khối thi đua; về trách nhiệm thẩm định lại điểm tự chấm và tổng hợp điểm chung các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua theo các điểm quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Thay mặt Cụm trưởng, Khối trưởng điều hành, giải quyết các công việc của Cụm, Khối khi được Cụm trưởng, Khối trưởng Ủy quyền.
d) Làm trưởng đoàn kiểm tra theo sự phân công của Cụm trưởng, Khối trưởng và kế hoạch của Cụm, Khối thi đua.
đ) Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thành viên.
3. Các đơn vị thành viên trong Cụm, Khối thi đua
a) Đăng ký các nội dung, chỉ tiêu thi đua (nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu pháp lệnh, chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị, địa phương, ngành, lĩnh vực; chỉ tiêu về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể...) và nhiệm vụ công tác thi đua hàng năm gửi Cụm trưởng, Khối trưởng trong quý I hằng năm.
b) Tổ chức phát động, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung đã ký kết giao ước thi đua.
c) Tự chấm điểm thi đua của đơn vị mình theo các nội dung, tiêu chí đã đăng ký, ký kết và gửi báo cáo kết quả, các văn bản, căn cứ có liên quan đến việc đánh giá chấm điểm cho Cụm trưởng, Khối trưởng tổng hợp, thẩm định, Cung cấp văn bản, tài liệu minh chứng, báo cáo giải trình với Cụm trưởng, Khối trưởng, Cụm phó, Khối phó về điểm tự chấm.
d) Tham gia đầy đủ, đúng thành phần các cuộc họp do Cụm trưởng, Khối trưởng triệu tập. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
đ) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động và các tiêu chí thi đua, thang bảng điểm của Cụm, Khối thi đua theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (nếu có); tham gia bình xét khen thưởng cho các đơn vị thành viên trong Cụm, Khối;
e) Tham gia các đoàn kiểm tra do Cụm trưởng, Khối trưởng thành lập, cung cấp đầy đủ nội dung, tài liệu minh chứng theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.
g) Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh, đổi mới công tác thi đua khen thưởng của Cụm, Khối và của tỉnh trong giai đoạn mới. Phát hiện, phổ biến, giới thiệu các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm mới có hiệu quả trong phong trào thi đua để các đơn vị thành viên tham quan, học tập kinh nghiệm.
h) Tham gia các hoạt động khác do Cụm, Khối thi đua thống nhất tổ chức.
Điều 5: Hoạt động của Cụm, Khối thi đua
1. Hội nghị ký kết giao ước thi đua đầu năm
a) Thành phần
- Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh được giao phụ trách theo dõi, chỉ đạo Cụm, Khối thi đua;
- Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh và chuyên viên phụ trách Cụm, Khối thi đua (đối với Cụm, Khối thi đua do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập).
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, cán bộ phụ trách công tác Thi đua - Khen thưởng các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua.
b) Nội dung
- Đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động và các tiêu chí thi đua, thang, bảng điểm của Cụm, Khối thi đua (nếu có).
- Xây dựng nội dung giao ước thi đua gắn với chủ đề, mục tiêu chung; chủ đề, mục tiêu, chỉ tiêu riêng của các đơn vị thành viên.
- Tổ chức phát động và ký kết giao ước thi đua của Cụm, Khối thi đua.
c) Thời gian: Tổ chức hoàn thành trong quý I của năm thi đua. Riêng Khối các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và các đơn vị sự nghiệp, trường học tính theo năm học tổ chức trước 30/10 hàng năm.
2. Hội nghị Sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm
a) Thành phần
- Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh được giao phụ trách theo dõi, chỉ đạo Cụm, Khối thi đua;
- Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh và chuyên viên phụ trách Cụm, Khối thi đua (đối với Cụm, Khối thi đua do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập).
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, cán bộ phụ trách công tác Thi đua - Khen thưởng các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua.
Riêng Cụm thi đua huyện, thành phố hoặc Cụm thi đua cấp xã do cấp huyện quản lý chỉ định 2 đến 3 đơn vị thành viên mời một đại diện điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc báo cáo tại Hội nghị.
b) Nội dung
- Thông qua dự thảo báo cáo sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Cụm, Khối thi đua.
- Giới thiệu kết quả xây dựng mô hình, điển hình mới của đơn vị.
- Tọa đàm, trao đổi về các phương pháp nghiệp vụ; kinh nghiệm đổi mới công tác thi đua khen thưởng của Cụm, Khối, đặc biệt là phương pháp đánh giá, kiểm tra, biện pháp nhân rộng điển hình tiên tiến, những mô hình mới, những nhân tố mới hiệu quả trên các lĩnh vực đặc thù theo các Cụm, Khối thi đua.
c) Thời gian: Tổ chức hoàn thành trước ngày 15/7 của năm thi đua. Riêng Khối các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và các đơn vị sự nghiệp, trường học tính theo năm học tổ chức vào tháng 3 hàng năm (Sau khi kết thúc học kỳ I).
3. Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua
a) Thành phần
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách Khối, lĩnh vực
- Thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh được giao phụ trách theo dõi, chỉ đạo Cụm, Khối thi đua;
- Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh và chuyên viên phụ trách Cụm, Khối thi đua (đối với Cụm, Khối thi đua do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập).
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, cán bộ làm công tác Thi đua - Khen thưởng các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua.
b) Nội dung:
- Đánh giá kết quả hoạt động của Cụm, Khối thi đua trong năm và đề ra các giải pháp triển khai nhiệm vụ năm tiếp theo.
- Thông báo kết quả tự chấm điểm, thẩm định điểm của các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua.
- Bình chọn, xếp hạng thi đua; đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các đơn vị tiêu biểu, xuất sắc dẫn đầu Cụm, Khối, đơn vị xếp thứ nhì, ba theo số lượng phân bổ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
- Giới thiệu, suy tôn Cụm trưởng, Khối trưởng, Cụm phó, Khối phó thi đua năm tiếp theo.
c) Thời gian: Tổ chức hoàn thành trước ngày 31/12 hàng năm. Riêng Khối các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và các đơn vị sự nghiệp, trường học tính theo năm học tổ chức trước 30/7 hàng năm.
4. Các Cụm, Khối thi đua có trách nhiệm báo cáo cơ quan thường trực Hội đồng và thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh được phân công phụ trách hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý hoạt động Cụm, Khối để được hướng dẫn, chỉ đạo về nội dung, chương trình, báo cáo tự chấm điểm, thẩm định điểm theo điểm h, khoản 1, Điều 4 Quy chế này (tối thiểu trước 3 ngày diễn ra hội nghị sơ kết, tổng kết).
Điều 6. Chế độ kiểm tra và thông tin báo cáo
a) Chế độ kiểm tra: Tuỳ vào tình hình thực tế và số lượng các đơn vị thành viên trong các Cụm, Khối thi đua, Cụm trưởng, Khối trưởng thống nhất với các Cụm phó, Khối phó xây dựng kế hoạch, chương trình và hình thức tổ chức kiểm tra phù hợp, hiệu quả, báo cáo thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý hoạt động Cụm, Khối.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu thi đua đã giao ước từ đầu năm gửi Cụm trưởng, Khối trưởng tổng hợp, cơ quan, đơn vị quản lý Cụm, Khối và Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh theo dõi.
b) Chế độ thông tin báo cáo: Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ sơ kết 6 tháng và tổng kết năm hoặc báo cáo đột xuất (nếu có) với Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) hoặc cơ quan, đơn vị quản lý Cụm, Khối tổng hợp.
Điều 7: Nội dung các tiêu chí thi đua chủ yếu
1. Thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao (550 điểm)
a) Đối với Cụm thi đua huyện, thành phố (Cụm thi đua cấp xã)
- Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm.
- Sản lượng cây lương thực có hạt.
- Diện tích trồng rừng và độ che phủ rừng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn
- Thu nhập bình quân đầu người
- Giải quyết việc làm
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí hiện nay
- Các chỉ tiêu kế hoạch về xây dựng nông thôn mới
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
- Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia
- Kết quả thực hiện các tiêu chí GD&ĐT trong năm học
- Tỷ lệ cơ quan, đơn vị; thôn, làng, tổ dân phố văn hóa và gia đình văn hóa.
- Thực hiện phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh tổ quốc; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
- Thực hiện an toàn giao thông
- Công tác phòng, chống dịch bệnh
- Công tác quốc phòng quân sự, địa phương
- Thực hiện cải cách hành chính
- Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng...
b) Đối với Khối các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, các tổ chức Hội; Khối các trường chuyên nghiệp, Cao đẳng (Khối các Phòng, Ban, Ngành, Đoàn thể, Hội cấp huyện; Khối các đơn vị sự nghiệp, trường học do sở Giáo dục và Đào tạo quản lý).
- Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị được Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao; các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực của bộ, ngành, đoàn thể, hội Trung ương giao; chỉ tiêu kế hoạch năm của ngành, lĩnh vực.
- Nghiên cứu cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực.
- Chất lượng, hiệu quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lý Nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngành, lĩnh vực được giao.
- Công tác nghiên cứu khoa học; hoạt động sáng kiến, giải pháp, phổ biến nhân rộng sáng kiến, giải pháp; bồi dưỡng và đào tạo cán bộ.
- Tham gia thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, ngày quốc phòng toàn dân, thực hiện tốt công tác huấn luyện dân quân tự vệ.
- Thực hiện cải cách hành chính.
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
c) Đối với Khối Doanh nghiệp, Ngân hàng và Bảo hiểm (Khối Doanh nghiệp, Hợp tác xã do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh quản lý).
- Các chỉ tiêu kinh tế (Tốc độ tăng trưởng; tổng doanh thu, năng suất lao động, lợi nhuận; nộp ngân sách, thu nhập bình quân của người lao động và các chỉ tiêu khác).
- Các giải pháp chủ yếu ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Thực hành cải cách hành chính.
- Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm.
- Tham gia xây dựng củng cố an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Thực hiện hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, chính sách đối với người lao động (Tỷ lệ người được tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp... trên tổng số cán bộ, công nhân viên, người lao động).
- Chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho người lao động, cải thiện điều kiện việc làm, các quy định về bảo hộ lao động; tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, xây dựng nông thôn mới.
2. Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh (200 điểm)
a) Tổ chức học tập, quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
b) Triển khai thực hiện tốt Luật phòng, chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Không có cán bộ vi phạm từ khiển trách trở lên.
d) Thực hiện tốt việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị; tổ chức có hiệu quả, có nhiều cách làm và mô hình hay để tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
đ) Kết quả đánh giá, nhận xét của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.
e) Đánh giá, xếp loại tổ chức đoàn thể.
f) Tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
g) Ngoài các quy định trên đối với doanh nghiệp thực hiện tốt:
- Thực hiện tốt các quy định về thỏa ước lao động tập thể, không để xảy ra tranh chấp lao động, khiếu kiện kéo dài, đình công, bãi công, mất an ninh trật tự; mất an toàn, gây cháy nổ, tai nạn lao động...
- Thực hiện tốt các quy định Luật Doanh nghiệp, quản lý thuế, Luật kế toán; Bảo hiểm xã hội; các quy định về bảo vệ môi trường và pháp luật liên quan.
3. Thực hiện các nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng (200 điểm)
a) Triển khai quán triệt thực hiện Chỉ thị, Luật Thi đua, Khen thưởng, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương.
b) Triển khai cụ thể hóa, quán triệt thực hiện Chỉ thị, Quyết định, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh.
c) Xây dựng ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng, văn bản hướng dẫn cụ thể hóa chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị, địa phương. Ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức phát động các phong trào thi đua.
d) Xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước (thi đua thường xuyên).
đ) Xây dựng kế hoạch; tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước (thi đua chuyên đề, theo đợt) gắn với nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ khó của cơ quan, đơn vị, địa phương và chuyên đề, đợt thi đua của tỉnh hàng năm.
e) Triển khai thực hiện các quy định về kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng; việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng.
f) Tiếp tục tổ chức, triển khai phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”, thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo, yêu cầu về chất lượng, tiến độ, công tác sơ tổng kết hàng năm và giai đoạn thi đua theo chỉ đạo của tỉnh.
g) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến; định kỳ giới thiệu mô hình điển hình theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
h) Công tác kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết các phong trào thi đua; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị.
i) Thực hiện tốt công tác khen thưởng; chất lượng xét duyệt, cho ý kiến khen thưởng; Tỷ lệ khen thưởng người lao động trực tiếp (thường xuyên, chuyên đề) cấp cơ sở, cấp tỉnh; trình tự, thủ tục hồ sơ khen thưởng, tiến độ đề nghị khen thưởng.
k) Thực hiện tốt các quy định về hoạt động sáng kiến, giải pháp; phổ biến, nhân rộng, áp dụng sáng kiến, giải pháp.
l) Thực hiện đầy đủ đúng thời gian quy định về chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác thi đua, khen thưởng; chế độ thông tin báo cáo định kỳ theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình ban hành chế độ báo cáo các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 06/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bãi bỏ khoản Điều 4 của Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011.
4. Căn cứ vào những nội dung, tiêu chí thi đua chủ yếu nêu trên, các Cụm, Khối thi đua của tỉnh cụ thể hóa hoặc bổ sung thêm một số tiêu chí thi đua cho phù hợp với đặc thù của Cụm, Khối, nhưng không vượt quá 30% số tiêu chí đã quy định trong từng nội dung. Việc cụ thể hóa nội dung thi đua, phân chia thang, bảng điểm, điểm thưởng không được vượt quá tổng số điểm đã quy định cho mỗi nội dung thi đua và được các thành viên trong Cụm, Khối thi đua thảo luận, thống nhất ban hành sau khi có ý kiến nghiệp vụ của cơ quan Thường trực Hội đồng (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh), Thuờng trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, đơn vị quản lý Cụm, Khối để làm căn cứ cho việc chấm điểm, thẩm định điểm và bình xét thi đua hàng năm.
Điều 8. Nguyên tắc, phương pháp chấm điểm, bình xét thi đua và hồ sơ thủ tục đề nghị.
1. Nguyên tắc chấm điểm
- Thống nhất lấy chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Hội đồng nhân dân các cấp giao làm căn cứ chấm điểm thi đua. Những chỉ tiêu thi đua trong bảng chấm điểm không có trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp, thì lấy chỉ tiêu kế hoạch giao của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp (hoặc chỉ tiêu kế hoạch năm do ngành, lĩnh vực giao) từ đầu năm, chỉ tiêu kế hoạch do đơn vị xây dựng trong bản đăng ký thi đua từ đầu năm và giao ước thi đua của Cụm, Khối.
- Lấy các số liệu được xác định, thống nhất tại báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp (Đối với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, tổ chức Hội cấp tỉnh; các Ban, Ngành, Đoàn thể, Hội cấp huyện, cấp xã thì lấy báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ chính trị báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan Trung ương đối với cấp tỉnh; cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, cơ quan quản lý cấp trên và cấp có thẩm quyền đối với các ban, ngành, đoàn thể, hội cấp huyện, cấp xã); Báo cáo tổng kết năm của các các đơn vị trong các Cụm, Khối thi đua và văn bản điều chỉnh số liệu của các đơn vị thành viên và các tài liệu minh chứng làm căn cứ tính điểm, tỷ lệ kết quả đạt được để chấm điểm thi đua.
- Nếu các chỉ tiêu giới hạn trong khoảng từ sàn đến trần thì cách tính điểm lấy số thực hiện/kế hoạch trần bằng kết quả đạt được để tính điểm.
* Điểm cộng, điểm trừ
- Điểm cộng 50 điểm: dùng để thưởng cho các chỉ tiêu quy định tại mục I, Thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao. Thực hiện thưởng điểm theo nguyên tắc mỗi chỉ tiêu vượt 1% cộng 01 điểm, nhưng không quá 5 điểm cho mỗi chỉ tiêu.
- Điểm trừ: Nếu kết quả các chỉ tiêu thi đua thực hiện thấp hơn 1% so kế hoạch sẽ bị trừ 02 điểm nhưng không trừ quá 02 lần điểm thưởng cho mỗi chỉ tiêu.
2. Các căn cứ đánh giá: Căn cứ quy chế hoạt động của Cụm, Khối thi đua; bản đăng ký thi đua; kết quả đạt được trong năm thi đua; điểm đơn vị tự chấm; kết quả kiểm tra; kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh đối với các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố; Kết quả nhận xét, đánh giá của Ban Tổ chức Tỉnh ủy đối với Khối Đảng, đoàn thể tỉnh; các thông tin văn bản liên quan để làm cơ sở cho việc đánh giá, chấm điểm, xếp loại thi đua cho mỗi đơn vị thành viên; căn cứ vào số liệu cung cấp của các ngành có liên quan (nếu có).
3. Căn cứ xếp loại thi đua: Căn cứ vào kết quả chấm điểm của đoàn kiểm tra (nếu tổ chức đoàn kiểm tra) hoặc kết quả chấm điểm, kết quả thẩm định lại điểm của Cụm trưởng, Khối trưởng, Cụm phó, Khối phó đã được các đơn vị thành viên thống nhất tại hội nghị kiểm tra hoặc hội nghị trù bị trước khi diễn ra hội nghị tổng kết Cụm, Khối thi đua, sau khi đã có ý kiến của Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị quản lý Cụm, Khối do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền thành lập.
4. Quy trình đánh giá
- Các đơn vị thành viên tự chấm điểm.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả.
- Tổng hợp, thẩm định lại kết quả tự chấm điểm thông báo cho các đơn vị thành viên.
- Báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hoặc cơ quan quản lý Cụm, Khối và thành viên Hội đồng được phân công theo dõi, chỉ đạo Khối thi đua theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 4 và khoản 4, Điều 5 Quy chế này.
- Tổ chức cuộc họp tổng kết, bình xét thi đua.
5. Bình xét thi đua
a) Bình xét thi đua đối với Cờ thi đua và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
- Trên cơ sở nội dung Báo cáo tổng kết thực hiện phong trào thi đua, Bảng tự chấm điểm của các đơn vị trong Cụm, Khối; điểm thẩm định của trưởng Khối, phó trưởng Khối; Cụm trưởng, Cụm phó tổng hợp.
- Các thành viên trong Cụm, Khối xem xét thống nhất với kết quả tổng hợp thi đua. Kết quả xếp hạng từ số điểm cao đến số điểm thấp. Đơn vị có số điểm cao nhất nếu đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, Khen thưởng là đơn vị được đề nghị tặng Cờ dẫn đầu Cụm, Khối thi đua; các đơn vị có số điểm đạt kế tiếp là đơn vị được đề nghị tặng giải Nhì, Ba Cụm, Khối theo quy định.
- Chỉ áp dụng hình thức bỏ phiếu kín trong trường hợp khi có từ 02 đơn vị trở lên có tổng số điểm bằng nhau.
- Căn cứ kết quả bình xét và đề nghị trình khen của các Cụm, Khối thi đua, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổng hợp báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét, cho ý kiến trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tặng Cờ và Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Bình xét thi đua đối với Cờ thi đua của Chính phủ
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét chọn 20% trong số những đơn vị đạt Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân tỉnh và đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Luật Thi đua, Khen thưởng để đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ.
- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thẩm định, tổng hợp báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét, cho ý kiến. Căn cứ kết quả cho ý kiến bằng phiếu kín của thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh). Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổng hợp, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua.
6. Hồ sơ và thời gian trình khen thưởng
a) Hồ sơ, thủ tục gồm:
- Tờ trình đề nghị của Cụm trưởng, Khối trưởng.
- Biên bản họp xét thi đua của Cụm, Khối thi đua.
- Bảng tổng hợp chấm điểm của Cụm, Khối thi đua.
- Báo cáo thành tích của đơn vị.
- Đối với Cụm, Khối thi đua trực thuộc phải có ý kiến của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được giao quản lý.
- Hồ sơ trình khen thưởng nộp tại Phòng Hành chính - Tổng hợp, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, số lượng gồm:
+ Khen thưởng tổng kết năm (Cờ thi đua, Bằng khen): 01 bộ bản chính.
+ Cờ thi đua của Chính phủ: 05 bộ bản chính
+ File điện tử hồ sơ trình khen thưởng: Tờ trình, danh sách, báo cáo thành tích của các tập thể ở định dạng “.doc”.
b) Thời gian trình khen
- Đối với khen tổng kết năm (Cờ thi đua, Bằng khen): trước ngày 05/01 năm sau.
- Đối với danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ: trước ngày 20/02 năm sau
- Riêng đối với ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời gian từ 15/6 đến 15/8 hàng năm.
c) Những trường hợp không xét khen thưởng
- Không đăng ký và ký kết giao ước thi đua hàng năm.
- Đơn vị có các vụ tiêu cực, tham nhũng, có sai phạm nghiêm trọng trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Chưa xét thi đua đối với những đơn vị có dấu hiệu sai phạm đang chờ các cơ quan có thẩm quyền kết luận.
- Các Cụm, Khối hoạt động không tuân thủ đúng các quy định tại Quy chế này, sẽ không được công nhận kết quả bình xét thi đua.
- Những đơn vị không đăng ký thi đua, không có báo cáo tổng kết thi đua và bảng chấm điểm sẽ không xét công nhận các danh hiệu thi đua; không xét khen thưởng và hiệp y khen thưởng cho tập thể đơn vị và cá nhân người đứng đầu đơn vị đó.
7. Cơ cấu giải thưởng các Khối thi đua của tỉnh quy định cụ thể như sau
- Khối có dưới 06 đơn vị: Chọn 01 giải nhất, 01 giải nhì.
- Khối có 06 đến 08 đơn vị: Chọn 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba.
- Khối có 09 đến 11 đơn vị: Chọn 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba.
- Khối có 12 đến 20 đơn vị: Chọn 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba.
- Khối có 21 đến 30 đơn vị: Chọn 01 giải nhất, 03 giải nhì, 05 giải ba.
- Khối có từ 30 đơn vị trở lên: Chọn 01 giải nhất, 05 giải nhì, 06 giải ba.
1. Căn cứ vào quy chế này, Cụm trưởng, Khối trưởng các Cụm, Khối thi đua của tỉnh có trách nhiệm xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể, phù hợp, thảo luận và thống nhất với các thành viên của Cụm, Khối mình thực hiện các nội dung thi đua theo đúng quy định. Tổ chức ký kết giao ước thi đua và đăng ký các chỉ tiêu thi đua theo quy định hiện hành.
2. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền thành lập Cụm, Khối có trách nhiệm cụ thể hóa quy định này thành Quy định tổ chức, hoạt động và hướng dẫn các Cụm, Khối thi đua trực thuộc theo quy định của pháp luật và Quy chế này. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động của Cụm, Khối thi đua do các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức; kiểm tra, giám sát, theo dõi, chỉ đạo, xét duyệt, đề nghị khen thưởng theo quy định hiện hành.
3. Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc, phát sinh các đơn vị gửi ý kiến tham gia về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh để tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh điều chỉnh, bổ sung./.
- 1 Quyết định 17/2015/QĐ-UBND Quy chế đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm đối với các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Hòa Bình
- 2 Quyết định 1749/QĐ-UBND năm 2015 ban hành quy định tổ chức các Cụm, Khối thi đua trong tỉnh Long An
- 3 Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của các Cụm, Khối thi đua thuộc tỉnh Bến Tre
- 4 Quyết định 291/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua tỉnh Đắk Nông
- 5 Luật Doanh nghiệp 2014
- 6 Quyết định 2275/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Quy định về tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của Cụm, Khối thi đua kèm theo Quyết định 2617/QĐ-UBND do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7 Nghị định 65/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013
- 8 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 9 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 10 Quyết định 18/2011/QĐ-UBND quy định chế độ báo cáo của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 11 Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 13 Luật quản lý thuế 2006
- 14 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 15 Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 16 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 17 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 18 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 19 Luật Kế toán 2003
- 1 Quyết định 291/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua tỉnh Đắk Nông
- 2 Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của các Cụm, Khối thi đua thuộc tỉnh Bến Tre
- 3 Quyết định 2275/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Quy định về tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của Cụm, Khối thi đua kèm theo Quyết định 2617/QĐ-UBND do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 4 Quyết định 1749/QĐ-UBND năm 2015 ban hành quy định tổ chức các Cụm, Khối thi đua trong tỉnh Long An
- 5 Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế tổ chức và hoạt động Cụm, Khối thi đua do tỉnh Hòa Bình ban hành