Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 19 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG LĨNH VỰC SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

Xét Tờ trình số 04/TTr-SNV ngày 09/01/2018 của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác sử dụng ngân sách nhà nước, cụ thể:

I. Sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh 05 lĩnh vực

1. Lĩnh vực công thương

2. Lĩnh vực giao thông vận tải

3. Lĩnh vực lao động thương binh và xã hội

4. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

5. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường

II. Sự nghiệp khác cấp tỉnh

1. Lĩnh vực kế hoạch đầu tư

2. Lĩnh vực tài chính

(Kèm theo danh mục lĩnh vực chi tiết)

Điều 2. Căn cứ Danh mục dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 của Quyết định này, giao các đơn vị, địa phương quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp và các quy định hiện hành sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Công Thương, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập có liên quan thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Quang Trung

 

DANH MỤC

DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 19/01/2018 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Lĩnh vực

Tên dịch vụ

Nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí

Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí

Ghi chú

A. SỰ NGHIỆP KINH TẾ

 

 

 

 

I. LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG

 

 

 

 

1. Khuyến công

 

 

 

 

 

Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành

x

 

 

 

Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.

x

 

 

 

Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.

 

x

 

 

Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.

x

 

 

 

Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Lập dự án đầu tư, marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập doanh nghiệp; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

x

 

 

 

Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, thông qua các hình thức như: Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác.

x

 

 

 

Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường:

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề. Hỗ trợ xây dựng các cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp.

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.

x

 

 

 

Hợp tác quốc tế về khuyến công, bao gồm các hoạt động:

- Xây dựng và tham gia thực hiện hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn trong các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế.

- Trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công, khuyến khích phát triển công nghiệp, quản lý cụm công nghiệp, sản xuất sạch hơn với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công theo các chương trình hợp tác quốc tế và các chương trình, đề án học tập khảo sát ngoài nước.

x

 

 

 

Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công:

 

 

 

 

a) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công.

x

 

 

 

b) Tổ chức tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm trong nước; hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công; xây dựng, duy trì và phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về khuyến công, sản xuất sạch hơn.

x

 

 

 

c) Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Trung tâm Khuyến công cấp vùng và cấp tỉnh. Xây dựng và duy trì mạng lưới cộng tác viên khuyến công.

x

 

 

 

d) Xây dựng chương trình khuyến công từng giai đoạn; kế hoạch khuyến công hàng năm.

x

 

 

 

đ) Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công.

x

 

 

2. Tiết kiệm năng lượng

 

 

 

 

 

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhân dân

x

 

 

 

Mô hình thí điểm các dạng năng lượng thay thế có quy mô lớn và mô hình gia đình tiết kiệm năng lượng

 

x

 

 

Xây dựng các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và thực hiện chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc

x

 

 

 

Hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bán lẻ sản phẩm

hiệu suất năng lượng cao và các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng trong nước

 

x

 

 

Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, cải thiện hiệu suất nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

x

 

 

 

Xây dựng tiêu chuẩn và mô hình quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng

x

 

 

3. Sản xuất sạch

 

 

 

 

 

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư

x

 

 

 

Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

x

 

 

 

Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng Sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

x

 

 

 

Xây dựng, duy trì mạng lưới các tổ chức hỗ trợ Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

 

x

 

 

Xây dựng các chủ trương, chính sách của tỉnh về Sản xuất sạch hơn

x

 

 

4. Tư vấn phát triển công nghiệp

 

 

 

 

 

Thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp và thương mại ở địa phương:

 

 

 

 

a) Tư vấn lập dự án: quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch khu, cụm công nghiệp; quy hoạch điện lực; quy hoạch thương mại của địa phương;

 

x

 

 

b) Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, thương mại và công trình dân dụng;

 

x

 

 

c) Tư vấn về khai thác, chế biến khoáng sản; tư vấn về kiểm tra an toàn, hiệu chỉnh các thiết bị khoan, máy nổ mìn trong hoạt động khoáng sản và thi công có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

 

x

 

 

d) Tư vấn các lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; sản xuất sạch, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động tư vấn, giám sát; thẩm tra, thẩm định kỹ thuật dự án, các công trình kỹ thuật công nghiệp và thương mại khác theo quy định của pháp luật

 

x

 

5. Khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

Hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

x

 

 

6. Xúc tiến thương mại

 

 

 

 

 

Tổ chức hội chợ, triển lãm về xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh

 

X

 

 

Tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn

X

 

 

 

Đăng thông tin và hình ảnh sản phẩm cho doanh nghiệp lên website

X

 

 

 

Thực hiện hoạt động tư vấn thương mại - dịch vụ

 

X

 

 

Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường nội địa và quốc tế

 

X

 

 

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng dụng thương mại điện tử

X

 

 

7. Đào tạo, tập huấn

 

 

 

 

 

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về xúc tiến thương mại - marketing cho các doanh nghiệp

 

X

 

 

Tổ chức các lớp bán hàng và chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp

 

X

 

 

Tổ chức các lớp phát triển thương hiệu và quảng bá sản phẩm

 

X

 

II. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

 

 

1. Nhóm dịch vụ chăm sóc người có công

 

 

 

 

Dịch vụ điều dưỡng luân phiên người có công;

Dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh, người có công.

x

 

 

2. Nhóm dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

Dịch vụ đào tạo sơ cấp nghề, đào tạo nghề dưới 03 tháng cho phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

x

 

 

3. Nhóm dịch vụ về việc làm

 

 

 

 

 

Dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp cho người lao động;

Dịch vụ thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động gồm: Thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối thị trường lao động

x

 

 

 

Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng; người cần nâng cao trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động thuộc dự án, chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.

x

 

 

4. Nhóm dịch vụ trợ giúp xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em

 

 

 

 

Dịch vụ chăm sóc đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp theo Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu; Cung cấp chỗ ở tạm thời; Cung cấp thực phẩm, thức ăn; Cung cấp quần áo và các vật dụng sinh hoạt thiết yếu; Hỗ trợ tâm lý; Trị liệu; Phục hồi thể chất; các dịch vụ cần thiết khác.

x

 

 

 

Dịch vụ chăm sóc dài hạn cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, gồm: Sàng lọc và tiếp nhận đối tượng; Đánh giá nhu cầu chăm sóc trung hạn hoặc dài hạn; Kiểm tra và chăm sóc sức khỏe ban đầu; Xây dựng kế hoạch chăm sóc; Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc; Cung cấp chỗ ở, thức ăn, quần áo và các vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt; Quản lý đối tượng; Xác minh, tiếp xúc với gia đình của đối tượng; Hỗ trợ đối tượng trở về gia đình, cộng đồng; Tổ chức giáo dục; Dạy nghề; Dạy kỹ năng sống; Vật lý trị liệu; Lao động trị liệu; Trị liệu tâm lý; Phục hồi chức năng; Tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí; Chăm sóc y tế; Tư vấn, trợ giúp đối tượng trở về gia đình, cộng đồng.

x

 

 

 

Dịch vụ công tác xã hội và chăm sóc bán trú cho đối tượng theo quy định tại Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không còn nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020; đối tượng quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, gồm: Dịch vụ công tác xã hội: Dịch vụ tư vấn, tham vấn; Trị liệu; Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Trợ giúp pháp lý; Hoà giải; Vận động nguồn lực; Kết nối; Chuyển tuyến; Phòng ngừa, ngăn chặn đối tượng bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh khó khăn khác; Hoạt động can thiệp; Hỗ trợ đối tượng hoà nhập cộng đồng;

x

 

 

 

Quản lý đối tượng; Giáo dục xã hội và nâng cao năng lực; Phát triển cộng đồng; Tư vấn, truyền thông, (ii) Dịch vụ chăm sóc, nhận nuôi: Dịch vụ tuyển chọn, tư vấn, nâng cao năng lực và phát triển mạng lưới gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội có thời hạn; Đánh giá nhu cầu, lập hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội cần tìm kiếm gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng; Lập hồ sơ đăng ký nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội có thời hạn của gia đình, cá nhân; Đánh giá, chứng nhận điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình, cá nhân đăng ký; Tập huấn, nâng cao năng lực gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng đủ điều kiện; Hỗ trợ tâm lý cho đối tượng; Đưa đối tượng về gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Kiểm tra, theo dõi việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, Dịch vụ chăm sóc bán trú: Dịch vụ được cung cấp tại Trung tâm: Đánh giá tình trạng ban đầu và nhu cầu của đối tượng; Chăm sóc sức khỏe; Phục hồi thể chất; Dạy kĩ năng sinh hoạt hàng ngày; Chuẩn bị các kĩ năng học đường; Dạy kỹ năng sống; Tổ chức các hoạt động văn hoá,

 

 

 

 

Vui chơi, giải trí; Phục hồi chức năng; Dạy nghề; Trị liệu tâm lý; Vật lý trị liệu; Dịch vụ được cung cấp tại gia đình: Thăm, khám sức khỏe và đánh giá nhu cầu của đối tượng theo yêu cầu; Phục hồi chức năng; Trị liệu; Tư vấn; Tham vấn; Chăm sóc).

Dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng và Trung tâm công tác xã hội; Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, hỗ trợ phục hồi và hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán.

 

 

 

5. Nhóm dịch vụ lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội

 

 

 

 

Dịch vụ tư vấn dự phòng nghiện ma tuý; tư vấn điều trị, cai nghiện ma tuý, cai nghiện phục hồi; đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện công lập.

x

 

 

6. Nhóm dịch vụ về việc làm

 

 

 

 

 

Dịch vụ cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trừ đối tượng thuộc bảo hiểm thất nghiệp chi trả.

 

x

 

7. Nhóm dịch vụ lĩnh vực xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội

 

 

 

 

Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng dài hạn cho đối tượng tự nguyện;

Dịch vụ công tác xã hội và chăm sóc bán trú cho đối tượng tự nguyện.

 

x

 

8. Nhóm dịch vụ về an toàn vệ sinh lao động

 

 

 

 

 

Dịch vụ Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

 

x

 

9. Nhóm dịch vụ lĩnh vực xã hội

 

 

 

 

 

Dịch vụ mai táng cho người dân có nhu cầu

 

x

 

III. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

 

1. Giống nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản)

 

 

 

 

Thực hiện dự án phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

X

 

 

Nghiên cứu, khảo nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển giống nông nghiệp trong tỉnh.

X

 

 

 

Nuôi dưỡng, khai thác giống gốc vật nuôi, cây đầu dòng phục vụ nâng cao chất lượng giống vật nuôi, cây trồng trên địa bàn tỉnh.

 

X

 

 

Kiểm định, kiểm nghiệm, công nhận tiêu chuẩn cơ sở giống nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

X

 

 

Tập huấn, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công tác giống nông nghiệp trong tỉnh.

X

 

 

2. Hoạt động thuộc lĩnh vực nước sạch nông thôn

 

 

 

 

Sản xuất nước sạch phục vụ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh.

 

 

Tự đảm bảo chi phí

3. Hoạt động lĩnh vực khuyến nông

 

 

 

 

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất cho nông dân

X

 

 

 

Các mô hình đầu tư, trình diễn

 

X

 

4. Hoạt động lĩnh vực đào tạo nghề nông thôn

 

 

 

 

Dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

 

X

 

5. Hoạt động thuộc lĩnh vực thu thập, xử lý, cung cấp, phổ biến thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại nông, lâm, thuỷ sản.

 

 

 

 

Dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, nông, lâm, thuỷ sản.

X

 

 

 

Thu thập, xử lý, cung cấp, phổ biến thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

X

 

 

 

Ứng dụng phát triển công nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành các đơn vị thuộc Sở.

X

 

 

 

Hoạt động dịch vụ: Dịch vụ tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nghiệp vụ công nghệ thông tin, liên doanh liên kết, dịch vụ tư vấn khác.

X

 

 

 

Dịch vụ: Giới thiệu các sản phẩm, thành tựu, hoạt động, hình ảnh của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên bản tin nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

X

 

 

IV. LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

 

1. Nhóm dịch vụ thuộc lĩnh vực đường thuỷ

 

 

 

 

Dịch vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường thuỷ nội địa do địa phương quản lý

x

 

 

2. Nhóm dịch vụ thuộc lĩnh vực đường bộ

 

 

 

 

Dịch vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường bộ do địa phương quản lý

x

 

 

3. Hoạt động thuộc lĩnh vực giao thông vận tải

 

 

 

 

Quy định nơi neo đậu cho các phương tiện thuỷ nội địa trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa;

 

x

 

 

Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường của phương tiện đường thuỷ nội địa; kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện; cấp phép cho phương tiện ra vào cảng, bến thuỷ nội địa;

 

x

 

 

Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cầu tàu, bến, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa; khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời;

 

x

 

 

Giám sát việc khai thác, sử dụng cầu tàu, bến đảm bảo an toàn, yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến thuỷ nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến khi xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình;

 

x

 

 

Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hoá, phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa;

 

x

 

 

Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa để tham gia cứu người, hàng hoá, phương tiện trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;

 

x

 

 

Tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố trong vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa; yêu cầu các bên có liên quan khắc phục hậu quả tai nạn;

 

x

 

 

Xử phạt vi phạm hành chính; lưu giữ phương tiện; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

 

x

 

 

Chủ trì phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng, bến thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện nước ngoài (nếu có);

 

x

 

 

Xây dựng quy hoạch phát triển cảng, bến thuỷ nội địa trong phạm vi quản lý khi có yêu cầu.

 

x

 

 

Trực tiếp quản lý, duy tu, sửa chữa, khai thác công trình giao thông được phân cấp trên địa bàn tỉnh;

 

x

 

 

Tham gia công tác kiểm tra, kiểm định, nghiệm thu chất lượng các công trình giao thông trong tỉnh, đồng thời tổ chức tiếp nhận quản lý và khai thác công trình giao thông khi được uỷ quyền;

 

x

 

 

Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và nâng cấp các công trình giao thông mà đơn vị quản lý theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư;

 

x

 

 

Thi công các công trình giao thông; Trực tiếp quản lý và khai thác các bến phà trong tỉnh theo phân cấp quản lý.

 

x

 

V. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

 

 

1. Đo đạc và bản đồ

 

 

 

 

 

Đo lưới địa chính đo bằng công nghệ GPS.

x

 

 

 

Đo đạc lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo trực tiếp (áp dụng cho khu đo trên ha).

 

x

 

 

Đo đạc phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, khu công nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình điện năng.

 

x

 

 

Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính.

 

x

 

 

Đo địa chính thửa đất (áp dụng cho khu vực chưa lập bản đồ địa chính chính quy )

 

x

 

 

Kiểm tra thẩm định bản trích đo địa chính.

 

x

 

 

Đo đạc chỉnh lý bản trích đo địa chính hoặc chỉnh lý riêng từng thửa đất của bản đồ địa chính

 

x

 

 

Số hoá và chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính

 

x

 

 

Đo đạc tài sản gắn liền với đất.

 

x

 

 

Đo đạc phục vụ thanh tra đất đai, xác minh, thi hành án, toà án.

 

x

 

 

Thành lập bản đồ hành chính cấp huyện và cấp xã (ngoại trừ cấp tỉnh) và bản đồ chuyên đề.

x

 

 

 

Thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ lớn (tỷ lệ 1:500, 1:1000; 1:2000,1:5000)

 

x

 

2. Quản lý Đất đai

 

 

 

 

 

Đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu

x

 

 

 

Đăng ký, cấp đổi giấy chứng nhận:

+ Đồng loạt tại xã, thị trấn

+ Đồng loạt tại phường

+ Đăng ký cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận riêng lẻ

 

x

 

 

Đăng ký biến động đối với hộ gia đình, cá nhân

 

x

 

 

Đăng ký biến động đối với tổ chức

 

x

 

 

Trích lục, trích sao hồ sơ địa chính.

 

x

 

 

Viết thông tin lên giấy chứng nhận (áp dụng trong trường hợp in thông tin lên GCN theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị)

 

x

 

 

Công tác lưu trữ hồ sơ địa chính

x

 

 

 

Cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường.

 

x

 

 

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

x

 

 

 

Lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (Cấp tỉnh và cấp huyện; đối với cấp tỉnh được lồng ghép chung trong quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14).

x

 

 

 

Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

x

 

 

 

Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

x

 

 

 

Xây dựng và điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể

x

 

 

 

Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hoá đất; điều tra ô nhiễm đất; điều tra phân hạng đất nông nghiệp; quan trắc giám sát tài nguyên đất

 

 

 

 

Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính do các đơn vị khác yêu cầu.

 

x

 

 

Vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.

 

x

 

 

Chuyển thông tin sang cơ quan thuế.

 

x

 

3. Tài nguyên nước

 

 

 

 

 

Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh

x

 

 

 

Điều tra, đánh giá tài nguyên nước, điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh

x

 

 

 

Quan trắc, giám sát tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh

x

 

 

 

Lập, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

x

 

 

 

Kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh

x

 

 

4. Địa chất và khoáng sản

 

 

 

 

 

Danh mục các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh

x

 

 

5. Khí tượng thuỷ văn

 

 

 

 

 

Điều tra, khảo sát, quan trắc, giám sát tác động và dự báo, cảnh báo về khí tượng thuỷ văn

x

 

 

6. Môi trường

 

 

 

 

 

Quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

x

 

 

 

Lập báo cáo hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh.

x

 

 

 

Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

x

 

 

 

Các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

x

 

 

7. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

 

 

 

 

Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

x

 

 

 

Các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Đa dạng sinh học.

x

 

 

B. SỰ NGHIỆP KHÁC CẤP TỈNH

 

 

 

 

I. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

 

 

 

1. Lĩnh vực môi giới đầu tư

 

 

 

 

 

Dịch vụ phục vụ môi giới đầu tư, các dịch vụ đầu tư miễn phí cho các dự án ưu tiên đầu tư, các dự án xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm

 

x

 

2. Lĩnh vực tư vấn

 

 

 

 

 

Dịch vụ tư vấn quy hoạch, tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn về bảo vệ môi trường, đất đai các dịch vụ tư vấn khác có liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư

 

x

 

3. Lĩnh vực đào tạo

 

 

 

 

 

Mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản trị doanh nghiệp, các chương trình hợp tác phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

 

x

 

II. LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

 

 

 

 

1. Mua sắm

 

 

 

 

 

Dịch vụ mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung

 

x

 

2. Thẩm định

 

 

 

 

 

Dịch vụ thẩm định phương án đền bù giải tỏa

 

x