Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm chỉ đạo:

a) Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều kiện của từng vùng trên phạm vi cả nước, không gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

b) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan đa dạng sinh học.

c) Thống nhất theo các tiêu chí của Luật đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa hiện có.

d) Bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

đ) Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

e) Tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt với các nước có chung biên giới.

2. Mục tiêu đến năm 2020

a) Mục tiêu tổng quát:

Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xác định và khoanh vùng bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Nâng cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ trên phạm vi cả nước; nâng độ che phủ rừng đạt 45%; bảo tồn và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả 0,57 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; bảo vệ và phát triển bền vững khoảng 60.000 ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; bảo vệ hệ sinh thái các đầm phá ven biển vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; khôi phục 2.000 ha diện tích rừng trên núi đá vôi tại vùng Đông Bắc.

- Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn; đề xuất điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm quỹ đất thành lập và đưa vào hoạt động 46 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 567.000 ha, nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi cả nước đạt khoảng 2.940.000 ha.

- Phát triển và nâng cấp hệ thống 26 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch phát triển với các loại hình: 04 vườn thực vật tại các vùng địa lý: Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 05 vườn cây thuốc quốc gia tại các vùng địa lý: Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ; 02 vườn động vật quốc gia tại các vùng địa lý: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 12 trạm/trung tâm cứu hộ động vật trên phạm vi cả nước và 3 ngân hàng gen tại vùng đồng bằng sông Hồng.

- Thành lập và đưa vào hoạt động 04 hành lang đa dạng sinh học tại 02 vùng Đông Bắc và Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 120.000 ha nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái và loài sinh vật.

3. Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tự nhiên, đầm phá ven biển và núi đá vôi bị suy thoái.

- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất.

II. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH

A. NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Đến năm 2020:

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 theo 08 vùng địa lý trên phạm vi cả nước theo 04 đối tượng, bao gồm: Hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học, cụ thể như sau:

a) Vùng Đông Bắc:

- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Gâm; hệ sinh thái núi đá vôi tại Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh; hệ sinh thái đất ngập nước tại Đầm Hà, Yên Hưng (Quảng Ninh).

- Chuyển tiếp 36 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 265.800 ha.

- Nâng cấp và thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 01 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật và 01 vườn cây thuốc.

- Thành lập và đưa vào hoạt động 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 506 ha kết nối các sinh cảnh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và Vườn quốc gia Ba Bể.

b) Vùng Tây Bắc:

- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Đà, sông Mã; rừng ở các đai cao trên 1.500 m tại Lào Cai, Sơn La.

- Chuyển tiếp 15 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 261.500 ha.

- Nâng cấp, thành lập 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 01 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.

c) Vùng đồng bằng sông Hồng:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên tại Hải Phòng, Thái Bình; các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng tại Ninh Bình, Nam Định.

- Chuyển tiếp 11 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 88.000 ha.

- Nâng cấp, thành lập 08 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật, 01 vườn động vật, 01 vườn cây thuốc và 03 ngân hàng gen.

d) Vùng Bắc Trung Bộ:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh tại Nghệ An, Hà Tĩnh; rừng tự nhiên lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh; rừng ngập mặn ven biển tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa; hệ sinh thái núi đá vôi ở Thanh Hóa và Quảng Bình; hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tại Thừa Thiên Huế.

- Chuyển tiếp 21 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 630.000 ha.

- Nâng cấp, thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.

đ) Vùng Nam Trung Bộ:

- Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Cái (tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa), sông Côn, sông Đà Rằng, sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn; hệ sinh thái rừng khộp tại Ninh Sơn (Ninh Thuận), Hoàn Giao (Khánh Hòa); các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Cù Lao Chàm, Ninh Hải, vịnh Vĩnh Hy, vịnh Cam Ranh, đầm Thủy Triền, vịnh Vân Phong; hệ sinh thái đất ngập nước khu vực đầm Thị Nại, Trà Ổ, Cù Mông, Ô Loan, Nha Phu.

- Chuyển tiếp 22 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 347.000 ha.

- Thành lập và đưa vào hoạt động 03 hành lang đa dạng sinh học kết nối các khu bảo tồn tại vùng Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 118.700 ha.

e) Vùng Tây Nguyên:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh gồm: rừng trên núi trung bình (Ngọc Linh, Chư Yang Sin), rừng nửa rụng lá (rừng bằng lăng), rừng rụng lá cây họ Dầu (rừng khộp); rừng tự nhiên lưu vực sông Sê San, sông Ba, sông Đồng Nai.

- Chuyển tiếp 16 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 461.000 ha.

- Nâng cấp, thành lập 03 trung tâm cứu hộ động vật.

g) Vùng Đông Nam Bộ:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển tại Cà Ná, Côn Đảo; hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm Thị Nại, rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Chuyển tiếp 11 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 212.200 ha.

- Nâng cấp, thành lập 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật, 02 vườn thực vật, 01 vườn cây thuốc và 01 vườn động vật.

h) Vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- Bảo vệ và phát triển bền vững 30.000 ha hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên; hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Phú Quốc; các hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm tại Tràm Chim, U Minh, Trà Sư.

- Chuyển tiếp 21 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 106.500 ha.

- Nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật.

i) Giai đoạn từ 2016 - 2020, định hướng quy hoạch thành lập mới 46 khu bảo tồn với diện tích khoảng 567.000 ha từ quỹ đất tăng thêm trên cơ sở kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua. Cụ thể như sau: 06 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 81.300 ha tại vùng Đông Bắc; 02 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 35.000 ha tại vùng Tây Bắc; 07 khu bảo tồn mới với diện tích dự kiến khoảng 63.150 ha tại vùng đồng bằng sông Hồng; 07 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 140.000 ha tại vùng Bắc Trung Bộ; 08 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 113.000 ha tại vùng Nam Trung Bộ; 03 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 57.100 ha tại vùng Tây Nguyên; 04 khu bảo tồn với diện tích khoảng 43.600 ha tại vùng Đông Nam Bộ; 09 khu bảo tồn với diện tích khoảng 33.500 ha tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

k) Danh mục các khu bảo tồn đã chuyển tiếp sang hệ thống khu bảo tồn theo quy định của Luật đa dạng sinh học được nêu tại Phụ lục I của Quyết định này.

2. Định hướng đến năm 2030:

- Xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên và tiềm năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng; tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái.

- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động 20 khu bảo tồn mới với tổng diện tích dự kiến khoảng 128.000 ha, nâng tổng số khu bảo tồn đạt 219 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 3.067.000 ha, được phân bố đều trên phạm vi cả nước.

- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động 12 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, nâng tổng số cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học lên 38 cơ sở.

- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động 17 hành lang đa dạng sinh học, phân bố tại 08 vùng trên phạm vi cả nước với tổng diện tích dự kiến khoảng 445.000 ha.

B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI

Phê duyệt về nguyên tắc 06 chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch (chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo Quyết định này).

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học; tiêu chí phân hạng, phân loại khu bảo tồn theo hệ sinh thái; thành lập khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học; định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương, tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.

2. Tăng cường hiệu quả hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, trong đó chú trọng việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường công tác thực thi pháp luật, chế tài xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ trung ương đến địa phương.

3. Điều tra, nghiên cứu xác định các tiêu chí phân vùng sinh thái trên phạm vi cả nước; xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương, bị suy thoái để có kế hoạch bảo vệ và phục hồi. Tập trung các vùng có tiềm năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Điều tra, đánh giá sự phù hợp và nhu cầu thực tế về quỹ đất cho bảo tồn đa dạng sinh học.

Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất và biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng hạng, loại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học. Tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ và áp dụng các mô hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học.

4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong thực hiện quy hoạch, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ về tài chính và kỹ thuật để điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; mở rộng việc trao đổi, hợp tác khoa học với các nước, đặc biệt với các nước có chung biên giới để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học.

6. Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án thực hiện quy hoạch được xác định cụ thể trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành về tài chính của Nhà nước; đồng thời khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính; xây dựng cơ chế đa dạng hóa nguồn đầu tư cho quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Xây dựng nội dung, kế hoạch lồng ghép quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phát triển các ngành có liên quan, kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu khác từ cấp trung ương đến địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả quy hoạch.

c) Hướng dẫn các địa phương rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy hoạch này.

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch trên phạm vi cả nước; tổ chức tổng kết việc thực hiện quy hoạch vào năm 2020.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án ưu tiên được phân công.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch theo chức năng quản lý của Bộ.

b) Chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án ưu tiên được phân công.

c) Thực hiện lồng ghép các nội dung quy hoạch trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Bố trí vốn đầu tư cho các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch.

b) Vận động các nguồn tài trợ quốc tế để thực hiện quy hoạch.

4. Bộ Tài chính

Trên cơ sở các nội dung quy hoạch, các chương trình, dự án ưu tiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính cân đối, bố trí kịp thời vốn ngân sách nhà nước để thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ phù hợp với các mục tiêu, nội dung và giải pháp của quy hoạch.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện quy hoạch tại địa phương.

b) Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy hoạch này.

c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình, dự án triển khai thực hiện quy hoạch; lập và phê duyệt dự án thành lập các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học tại địa phương theo phân cấp.

d) Tổ chức quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.

đ) Xây dựng cơ chế, chính sách khai thác các giá trị của đa dạng sinh học để phát triển kinh tế và ổn định đời sống người dân địa phương.

e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong bảo tồn đa dạng sinh học.

g) Bố trí các nguồn lực của địa phương và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực do trung ương cấp để thực hiện quy hoạch.

h) Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Quy hoạch này thay thế Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước nêu tại Phụ lục I của Quyết định này thay thế quy hoạch các khu bảo tồn vùng nước nội địa có cùng vị trí, tên địa danh đã được quy hoạch tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nưpsc;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT; các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC KHU BẢO TỒN QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên

Tỉnh

Diện tích quy hoạch (ha)

Phân hạng

Phân loại

Phân cấp quản lý

Phân kỳ quy hoạch

Ghi chú

Vùng Đông Bắc

1.

ATK Định Hoá

Thái Nguyên

8.728

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

2.

Ba Bể

Bắc Cạn

10.048

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

3.

Bắc Mê

Hà Giang

9.042,5

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

4.

Bái Tử Long

Quảng Ninh

15.600

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

5.

Bản Giốc

Cao Bằng

566

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

6.

Bát Đại Sơn

Hà Giang

4.531,2

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

7.

Cát Bà

Hải Phòng

15.331,6

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

8.

Chạm Chu

Tuyên Quang

15.902,1

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

9.

Cô Tô

Quảng Ninh

7.850

Vườn quốc gia

Biển

Địa phương

2020

Thành lập mới

10.

Đá Bàn

Tuyên Quang

119,6

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

11.

Đảo Trần

Quảng Ninh

4.200

Bảo vệ cảnh quan

Biển

Địa phương

2020

Thành lập mới

12.

Đền Hùng

Phú Thọ

538

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

13.

Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Quảng Ninh

14.851

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

14.

Du Già

Hà Giang

11.540,1

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

15.

Hữu Liên

Lạng Sơn

8.293

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

16.

Khau Ca

Hà Giang

2.010,4

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

17.

Khuôn Hà - Thượng Lâm

Tuyên Quang

19.220

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

18.

Quản Bạ

Hà Giang

5.000

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

19.

Chi Sán

Hà Giang

5.300

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2030

Thành lập mới

20.

Khu vực ngã ba sông Đà - Lô - Thao

Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội

24.000

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Trung ương

2020

Thành lập mới

21

Kim Bình

Tuyên Quang

210,8

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

22.

Kim Hỷ

Bắc Kạn

14.772

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

23.

Lam Sơn

Cao Bằng

75

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

24.

Na Hang

Tuyên Quang

22.401,5

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

25.

Nam Xuân Lạc

Bắc Kạn

1.788

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

26.

Núi Lăng Đồn

Cao Bằng

1.149

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

27.

Núi Nả

Phú Thọ

670

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

28.

Núi Pia Oắc

Cao Bằng

12.261

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

29.

Pắc Bó

Cao Bằng

1.137

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

30.

Phong Quang

Hà Giang

7.910,9

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

31.

Suối Mỡ

Bắc Giang

1.207,1

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

32.

Tam Đảo

Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang

29.515,03

Vườn quốc gia

Trên cạn

Trung ương

2020

Đã chuyển tiếp

33.

Tân Trào

Tuyên Quang

4.187,3

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

34.

Tây Côn Lĩnh

Hà Giang

14.489,3

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

35.

Tây Yên Tử

Bắc Giang

12.172,22

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

36.

Thần Sa - Phượng Hoàng

Thái Nguyên

17.639

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

37.

Thăng Hen

Cao Bằng

372

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

38.

Trần Hưng Đạo

Cao Bằng

1.143

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

39.

Trùng Khánh

Cao Bằng

10.000

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

40.

Vùng cửa sông Tiên Yên

Quảng Ninh

21.000

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

41.

Xuân Sơn

Phú Thọ

15.048

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

42.

Yên Lập

Phú Thọ

330

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

43.

Yên Tử

Quảng Ninh

2.687

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

Vùng Tây Bắc

44.

Chế Tạo

Yên Bái

20.108,2

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

45.

Copia

Sơn La

6.311

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

46.

Hang Kia - Pà Cò

Hoà Bình

5.257,77

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

47.

Hoàng Liên

Lào Cai, Lai Châu

28.500,1

Vườn quốc gia

Trên cạn

Trung ương

2020

Đã chuyển tiếp

48.

Hoàng Liên - Bát Xát

Lào Cai

15.000

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

49.

Mường La

Sơn La

20.000

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

50.

Mường Nhé

Điện Biên

44.940,30

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

51.

Mường Phăng

Điện Biên

935,88

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

52.

Mường Tè

Lai Châu

33.775

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

53.

Nà Hẩu

Yên Bái

16.399,92

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

54.

Ngọc Sơn - Ngổ Luông

Hoà Bình

15.890,63

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

55.

Phu Canh

Hoà Bình

5.647

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

56.

Sốp Cộp

Sơn La

18.020

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

57.

Tà Xùa

Sơn La

16.553

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

58.

Thượng Tiến

Hoà Bình

5.872,99

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

59.

Văn Bàn

Lào Cai

25.173

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

60.

Xuân Nha

Sơn La

18.116

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

Vùng đồng bằng sông Hồng

61.

Ba Vì

Hà Nội, Hòa Bình

10.749,7

Vườn quốc gia

Trên cạn

Trung ương

2020

Đã chuyển tiếp

62.

Quan Sơn

Hà Nội

2741

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

63.

Bạch Long Vĩ

Hải Phòng

20.700

Dự trữ thiên nhiên

Biển

Địa phương

2020

Thành lập mới

64.

Chùa Thầy

Hà Nội

37,13

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

65.

Côn Sơn Kiếp Bạc

Hải Dương

1.216,9

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

66.

Cửa sông Hồng

Nam Định - Thái Bình

40.000

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Trung ương

2020

Thành lập mới

67.

Cửa sông Thái Bình

Hải Phòng - Thái Bình

2.000

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Trung ương

2020

Thành lập mới

68.

Cửa sông Thái Thụy

Thái Bình

13.100

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

69.

Cửa sông Văn Úc huyện Tiên Lãng

Hải Phòng

1.500

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

70.

Cúc Phương

Ninh Bình, Thanh Hóa, Hoà Bình

22.405,9

Vườn quốc gia

Trên cạn

Trung ương

2020

Đã chuyển tiếp

71.

Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn

Hà Nội

900

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

72.

Hồ Hoàn Kiếm

Hà Nội

16

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

73.

Hồ Suối Hai

Hà Nội

1.200

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

74.

Hồ Tây

Hà Nội

440

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

75.

Hoa Lư

Ninh Bình

2.985

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

76.

Hương Sơn

Hà Nội

2.719,8

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

77.

K9 - Lăng Hồ Chí Minh

Hà Nội

423

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

78.

Đảo Cò

Hải Dương

31,673

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

79.

Tiền Hải

Thái Bình

3.245

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

80.

Vân Long

Ninh Bình

1.973,5

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

81.

Vật Lại

Hà Nội

11,28

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

82.

Xuân Thuỷ

Nam Định

7.100

Vườn quốc gia

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

Vùng Bắc Trung Bộ

83.

Bắc Hướng Hóa

Quảng Trị

23.456

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

84.

Bạch Mã

Thừa Thiên Huế, Quảng Nam

37.487

Vườn quốc gia

Trên cạn

Trung ương

2020

Đã chuyển tiếp

85.

Bàu Sen

Quảng Bình

200

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

86.

Bến En

Thanh Hóa

12.033

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

87.

Cồn Cỏ

Quảng Trị

4.400

Dự trữ thiên nhiên

Biển

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

88.

Đakrông

Quảng Trị

40.526

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

89.

Đường Hồ Chí Minh

Quảng Trị

5.680

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

90.

Hải Vân - Sơn Chà

Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

17.000

Dự trữ thiên nhiên

Biển

Trung ương

2020

Thành lập mới

91.

Hồ Cẩm Khanh

Quảng Bình

8.590

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

92.

Hòn Mê

Thanh Hóa

6.700

Bảo vệ cảnh quan

Biển

Địa phương

2020

Thành lập mới

93.

Hương Nguyên

Thừa Thiên Huế

10.310,5

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

94.

Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh

21.759

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

95.

Giăng Màn

Quảng Bình, Hà Tĩnh

20.000

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Trung ương

2030

Thành lập mới

96.

Rừng sến Tam Quy

Thanh Hóa

518,5

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

97.

Khu bảo tồn Sao La

Thừa Thiên Huế

12.153

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

98.

Khe Nét

Quảng Bình

26.800

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

99.

Khe nước trong

Quảng Bình

19.000

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

100.

Puxilaileng

Nghệ An

50.000

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

101.

Núi Chung

Nghệ An

628,3

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

102.

Núi Thần Đinh (Chùa Non)

Quảng Bình

136

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

103.

Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai

Thừa Thiên Huế

20.000

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

104.

Phong Điền

Thừa Thiên Huế

30.262,8

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

105.

Phong Nha Kẻ Bàng

Quảng Bình

125.362

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

106.

Pù Hoạt

Nghệ An

35.723

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

107.

Pù Hu

Thanh Hóa

23.028,2

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

108.

Pù Huống

Nghệ An

40.127,7

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

109.

Pù Luông

Thanh Hóa

16.902,3

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

110.

Pù Mát

Nghệ An

93.524,7

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

111.

Rú Lịnh

Quảng Trị

270

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

112.

Vũ Quang

Hà Tĩnh

52.882

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

113.

Xuân Liên

Thanh Hóa

23.475

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

Vùng Nam Trung Bộ

114.

An Toàn

Bình Định

22.545

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

115.

Bà Nà - Núi Chúa

Quảng Nam

2.753

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

116.

Bà Nà - Núi Chúa

Đà Nẵng

30.206,3

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

117.

Bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng

3.871

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

118.

Cù Lao Chàm

Quảng Nam

1.490

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

119.

Cù Lao Chàm

Quảng Nam

8.265

Bảo vệ cảnh quan

Biển

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

120.

Đầm Cù Mông

Phú Yên

3.000

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

121.

Đầm Nại

Ninh Thuận

700

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

122.

Đầm Ô Loan

Phú Yên

1.570

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

123.

Đầm Thị Nại

Bình Định

5.000

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

124.

Đầm Trà Ổ

Bình Định

1.600

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

125.

Đầm Trà Ổ

Bình Định

10.000

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

126.

Đèo Cả - Hòn Nưa

Phú Yên

5.768,2

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

127.

Hồ Sông Hinh

Phú Yên

500

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

128.

Hòn Bà

Khánh Hòa

19.164,48

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

129.

Hòn Cau

Bình Thuận

12.500

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

130.

Hòn Hèo

Khánh Hòa

7.000

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

131.

Khu bảo tồn Sao La

Quảng Nam

15.822

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

132.

Khu Tây huyện Ba Tơ

Quảng Ngãi

39.000

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

133.

Krông Trai

Phú Yên

13.392

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

134.

Lý Sơn

Quảng Ngãi

7925

Dự trữ thiên nhiên

Biển

Địa phương

2020

Thành lập mới

135.

Nam Hải Vân

Đà Nẵng

3.397,3

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

136.

Nam Yết

Khánh Hòa

35.000

Dự trữ thiên nhiên

Biển

Địa phương

2020

Thành lập mới

137.

Ngọc Linh

Quảng Nam

17.576

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

138.

Núi Bà

Bình Định

2.384

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

139.

Núi Chúa

Ninh Thuận

29.865

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

140.

Núi Ông

Bình Thuận

23.834

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

141.

Phú Quý

Bình Thuận

18.980

Dự trữ thiên nhiên

Biển

Địa phương

2020

Thành lập mới

142.

Phước Bình

Ninh Thuận

19.814

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

143.

Quy Hòa - Ghềnh Ráng

Bình Định

2.163

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

144.

Sơn Thái - Giang Ly

Khánh Hòa

10.500

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

145.

Sông Thanh

Quảng Nam

79.694

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

146.

Tà Kóu

Bình Thuận

8.407

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

147.

Trà Bồng

Quảng Ngãi

1.000

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

148.

Vịnh Nha Trang

Khánh Hòa

15.000

Dự trữ thiên nhiên

Biển

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

149.

Vườn Cam Nguyễn Huệ

Bình Định

752

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

Vùng Tây Nguyên

150.

Bidoup - Núi Bà

Lâm Đồng

55.968

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

151.

Biển Hồ

Gia Lai

600

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

152.

Chư Mom Rây

Kon Tum

56.434,2

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

153.

Chư Yang Sin

Đắk Lắk

59.316,1

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

154.

Đắk Uy

Kon Tum

659,5

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

155.

Đray Sáp - Gia Long

Đắk Nông

1.515,2

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

156.

Ea Ral

Đắk Lắk

49

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

157.

Ea Sô

Đắk Lắk

24.017

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

158.

Hồ Ialy

Gia Lai

6.450

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

159.

Hồ Lắk

Đắk Lắk

9.478,3

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

160.

Hồ Yaun hạ

Gia Lai

700

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

161.

Ayun Pa

Gia Lai

50.000

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

162.

Kon Chư Răng

Gia Lai

15.446

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

163.

Kon Ka Kinh

Gia Lai

39.955

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

164.

Nam Ca

Đắk Lắk

21.912,3

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

165.

Nam Nung

Đắk Nông

10.912

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

166.

Ngọc Linh

Kon Tum

38.109,4

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

167.

Sông Se San - hồ Ialy

Gia Lai

6.500

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Trung ương

2020

Thành lập mới

168.

Tà Đùng

Đắk Nông

17.915,2

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

169.

Trấp Ksơ

Đắk Lắk

100

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

170.

Yok Đôn

Đắk Lắk

109.196

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

Vùng Đông Nam Bộ

171.

Bình Châu Phước Bửu

Bà Rịa- Vũng Tàu

10.905

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

172.

Bù Gia Mập

Bình Phước

25.926

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

173.

Căn cứ Châu Thành

Tây Ninh

147

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

174.

Căn cứ Đồng Rùm

Tây Ninh

32

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

175.

Cát Tiên

Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước

71.457

Vườn quốc gia

Trên cạn

Trung ương

2020

Đã chuyển tiếp

176.

Chàng Riệc

Tây Ninh

9.122

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

177.

Côn Đảo

Bà Rịa- Vũng Tàu

19.991

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

178.

Cửa sông Đồng Nai

Bà Rịa- Vũng Tàu

10.000

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

179.

Lò Gò Sa Mát

Tây Ninh

18.345

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

180.

Núi Bà Đen

Tây Ninh

1.545

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

181.

Núi Bà Rá

Bình Phước

1.056

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

182.

Sông Bé - hồ Thác Mơ

Bình Phước

1.000

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

183.

Sông Đồng Nai - hồ Trị An

Đồng Nai

32.300

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

184.

Sông Sài Gòn - hồ Dầu Tiếng

Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương

300

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Trung ương

2020

Thành lập mới

185.

Vĩnh Cửu

Đồng Nai

53.850,3

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

186.

Ấp Canh Điền

Bạc Liêu

363

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

187.

Búng Bình Thiên

An Giang

500

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

188.

Cụm đảo Thổ Chu

Kiên Giang

20.000

Dự trữ thiên nhiên

Biển

Địa phương

2030

Thành lập mới

189.

Đầm Đông Hồ

Kiên Giang

1.597

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

190.

Đầm Thị Tường

Cà Mau

700

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

191.

Gò Tháp

Đồng Tháp

289,8

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

192.

Hòn Chông

Kiên Giang

964,7

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

193.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc

Kiên Giang

2.881,47

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Biển

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

194.

Ven biển cù lao An Hóa

Bến Tre

10.000

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

195.

Vùng cửa sông Hàm Luông

Bến Tre

10.000

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

196.

Khu bảo tồn rừng ngập mặn Long Khánh

Trà Vinh

868,1

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

197.

Khu sinh thái Đồng Tháp Mười

Tiền Giang

623

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

198.

Vùng cửa sông Ba Lai

Bến Tre

10.000

Bảo vệ cảnh quan

Đất ngập nước

Địa phương

2030

Thành lập mới

199.

Rừng Tràm huyện Tri Tôn

An Giang

1.900

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

200.

Rừng ngập mặn Cù Lao Dung

Sóc Trăng

25.333,7

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

201.

Láng Sen

Long An

5.030

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

202.

Lung Ngọc Hoàng

Hậu Giang

790,64

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

203.

Mũi Cà Mau

Cà Mau

41.089

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

204.

Núi đá vôi Kiên Lương

Kiên Giang

929,1

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

205.

Núi Sam

An Giang

171

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

206.

Phú Mỹ

Kiên Giang

1.106,3

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Thành lập mới

207.

Phú Quốc

Kiên Giang

29.135,9

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

208.

Rừng cụm đảo Hòn Khoai

Cà Mau

621

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

209.

Rừng tràm Trà Sư

An Giang

850

Dự trữ thiên nhiên

Đất ngập nước

Địa phương

2020

Thành lập mới

210.

Sân Chim đầm Dơi

Cà Mau

130

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

211.

Thạnh Phú

Bến Tre

2.584

Dự trữ thiên nhiên

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

212.

Thoại Sơn

An Giang

370,5

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

213.

Trà Sư

An Giang

844,1

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

214.

Tràm Chim

Đồng Tháp

7.313

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

215.

Tức Dụp

An Giang

200

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

216.

U Minh Hạ

Cà Mau

7.926

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

217.

U Minh Thượng

Kiên Giang

8.038

Vườn quốc gia

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

218.

Vườn Chim Bạc Liêu

Bạc Liêu

385

Bảo tồn loài và sinh cảnh

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

219.

Xẻo Quýt

Đồng Tháp

50

Bảo vệ cảnh quan

Trên cạn

Địa phương

2020

Đã chuyển tiếp

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC CƠ SỞ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên

Loại hình

Cơ quan chủ quản

Tỉnh, thành phố

Diện tích quy hoạch (ha)

Phân kỳ quy hoạch

Vùng Đông Bắc

1.

Vườn thực vật Mê Linh

Vườn thực vật

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Vĩnh Phúc

170

2020

2.

Trung tâm cứu hộ động vật vườn quốc gia Tam Đảo

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Tam Đảo

Vĩnh Phúc

05

2020

3.

Vườn cây thuốc tại Tam Đảo

Vườn cây thuốc

Viện Dược liệu

Vĩnh Phúc

1,5

2020

4.

Vườn cây thuốc quốc gia Yên Tử

Vườn cây thuốc

 

Quảng Ninh

270

2030

5.

Vườn thực vật An Phụ

Vườn thực vật

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hải Dương

Hải Dương

20

2030

6.

Vườn thực vật Cầu Hai

Vườn thực vật

Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Cầu Hai

Phú Thọ

700,8

2030

7.

Vườn thực vật Côn Sơn

Vườn thực vật

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Hải Dương

Hải Dương

35,5

2030

Vùng Tây Bắc

8.

Trung tâm cứu hộ động vật Hoàng Liên - Sa Pa

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Hoàng Liên

Lào Cai

05

2020

9.

Vườn cây thuốc tại Sa Pa

Vườn cây thuốc

Viện Dược liệu

Lào Cai

03

2020

Vùng Đồng bằng sông Hồng

10.

Hệ thống bảo tồn nguồn gen vật nuôi

Ngân hàng gen

Viện Chăn nuôi quốc gia

Hà Nội và các tỉnh

 

2020

11.

Hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật quốc gia

Ngân hàng gen

Trung tâm Tài nguyên thực vật nông nghiệp (25 Viện, trung tâm nghiên cứu khác, gồm 3 ngân hàng gen hạt giống, 24 Ngân hàng gen đồng ruộng (các vườn sưu tập cây trồng) và một số Ngân hàng gen invitro)

Hà Nội và các tỉnh

100

2020

12.

Hệ thống ngân hàng lưu trữ nguồn gen dược liệu (ngân hàng gen hạt và invitro)

Ngân hàng gen

Viện Dược liệu

Hà Nội

0,1

2020

13.

Công ty giống cây trồng

Ngân hàng gen

Công ty giống cây trồng lâm nghiệp trung ương (9 đơn vị thành viên)

Hà Nội và các tỉnh

 

2030

14.

Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn

Trung tâm cứu hộ động vật

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội

Hà Nội

01

2020

15.

Vườn thú Hà Nội

Vườn động vật

UBND Thành phố Hà Nội

Hà Nội

220

2020

16.

Vườn Bách thảo Hà Nội

Vườn thực vật

Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên - Công ty cây xanh Hà Nội

Hà Nội

10

2020

17.

Vườn cây thuốc tại Hà Nội

Vườn cây thuốc

Viện Dược liệu

Hà Nội

05

2020

18.

Vườn thực vật Núi Luốt

Vườn thực vật

Trường Đại học lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hà Nội

100

2030

19.

Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Cúc Phương

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Cúc Phương

Ninh Bình

04

2020

Vùng Bắc Trung Bộ

20.

Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Phong Nha

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Phong Nha

Quảng Bình

05

2020

21.

Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Pù Mát

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Pù Mát

Nghệ An

05

2020

22.

Vườn cây thuốc tại Thanh Hóa

Vườn cây thuốc

Viện Dược liệu

Thanh Hóa

05

2020

23.

Vườn thực vật ngoại vi Vườn quốc gia Pù Mát

Vườn thực vật

Vườn quốc gia Pù Mát

Nghệ An

53,65

2030

24.

Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Bến En

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Bến En

Thanh Hóa

05

2030

Vùng Nam Trung Bộ

25.

Công viên động vật biển/ Trạm cứu hộ động vật biển

Vườn động vật

UBND tỉnh Khánh Hòa

Nha Trang

Thành lập mới

2030

26.

Trung tâm cứu hộ động vật khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh

Trung tâm cứu hộ động vật

Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh

Quảng Nam

05

2030

Vùng Tây Nguyên

27.

Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Lâm Đồng

5

2020

28.

Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Gia Lai

50

2020

29.

Vườn thực vật Lang Hanh

Vườn thực vật

Trạm Thực nghiệm lâm nghiệp Lang Hanh

Lâm Đồng

105

2030

30.

Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Kon Tum

80

2020

Vùng Đông Nam Bộ

31.

Vườn cây thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh

Vườn cây thuốc

Viện Dược liệu

Thành phố Hồ Chí Minh

1,2

2020

32.

Trung tâm cứu hộ động vật Vườn quốc gia Cát Tiên

Trung tâm cứu hộ động vật

Vườn quốc gia Cát Tiên

Đồng Nai

240

2020

33.

Trung tâm cứu hộ động vật Củ Chi

Trung tâm cứu hộ động vật

Chi cục Kiểm lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

0,4

2020

34.

Thảo Cầm Viên

Vườn động vật

UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

200

2020

35.

Thảo cầm Viên Sài Gòn

Vườn thực vật

UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

33

2020

36.

Vườn thực vật Củ Chi

Vườn thực vật

UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

219,39

2020

37.

Vườn thực vật Trảng Bom

Vườn thực vật

Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Đồng Nai

07

2030

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

38.

Trạm cứu hộ động vật Hòn Me

Trung tâm cứu hộ động vật

Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang

Kiên Giang

0.1

2020

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên

Tỉnh

Diện tích (ha)

Phân kỳ quy hoạch

Mục đích thành lập

Vùng Đông Bắc

1.

Na Hang - Ba Bể

Tuyên Quang

506

2020

Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

2.

Bắc Mê - Du Già

Hà Giang

5.601

2030

Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

3.

Bắc Mê - Khau Ca

Hà Giang

7.576

2030

- Quần thể loài Voọc mũi hếch tại khu bảo tồn Khau Ca hiện có thể sắp đạt sức chứa sinh thái.

- Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm.

4.

Khau Ca - Du Già

Hà Giang

360

2030

- Quần thể loài Voọc mũi hếch tại khu bảo tồn Khau Ca hiện có thể sắp đạt sức chứa sinh thái.

- Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm.

- Diện tích nhỏ, tính khả thi cao.

5.

Na Hang - Bắc Mê

Tuyên Quang, Hà Giang

17.847

2030

- Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng, hành lang đi qua khu vực còn tồn tại một quần thể Voọc đen má trắng có ý nghĩa bảo tồn.

- Hỗ trợ quá trình di cư của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Vùng Tây Bắc

6.

Cúc Phương - Ngọc Sơn - Ngổ Luông

Hòa Bình

622

2030

- Hỗ trợ quá trình di cư của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

- Diện tích nhỏ, tính khả thi cao.

- Hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin di truyền giữa các quần thể Voọc mông trắng bị cách ly.

7.

Pù Luông - Hang Kia - Pà Cò

Hòa Bình

19.141

2030

Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Vùng đồng bằng sông Hồng

8.

Hành lang ven biển Bắc Bộ

Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh

20.056

2030

- Loại hình hành lang không liên tục (step-stone).

- Đẩy nhanh quá trình tích tụ vật chất, nâng cao nền đất và giảm thiểu ảnh hưởng của nước biển dâng.

- Hỗ trợ hình thành khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng sông Hồng.

- Phòng tránh thiên tai (sóng biển).

- Cung cấp nơi sống và sinh sản cho các loài sinh vật có giá trị kinh tế.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Vùng Bắc Trung Bộ

9.

Khe Nét - Vũ Quang

Hà Tĩnh, Quảng Bình

88.786

2030

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nhóm Gà lôi đặc hữu có biên độ sinh thái hẹp.

- Mở rộng vùng sống và sinh cảnh được ưu tiên bảo vệ cho quần thể Voi châu Á.

- Đi qua khu vực núi Giăng Màn có tính đa dạng sinh học cao.

10.

Pù Hoạt - Xuân Liên

Nghệ An

17.318

2030

Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

11.

Pù Huống - Pù Hoạt

Nghệ An

23.037

2030

- Hỗ trợ hình thành khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

12.

Pù Mát - Pù Huống

Nghệ An

35.964

2030

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

13.

Vũ Quang - Pù Mát

Hà Tĩnh, Nghệ An

79.688

2030

- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Vùng Nam Trung Bộ

14.

Đắk Rông - Bắc Hướng Hóa

Quảng Trị

15.451

2020

- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng.

- Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt nhóm Gà và Linh trưởng có phạm vi phân bố hẹp.

15.

Sao La - Phong Điền

Thừa Thiên Huế

26.711

2020

- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng.

- Hỗ trợ các loài tái lập lại quần thể tại những nơi đã tuyệt chủng cục bộ hoặc quần thể bị suy giảm (Ví dụ nhóm Linh trưởng ở Vườn quốc gia Bạch Mã).

- Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

16.

Sông Thanh - Sao La

Quảng Nam

76.579

2020

- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng.

- Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

17.

Ngọc Linh (Quảng Nam) Sông Thanh

Quảng Nam

9.633

2030

- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng.

- Bảo tồn ngoài biên giới rừng đặc dụng.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Vùng Tây Nguyên

18.

Ngọc Linh - Ngọc Linh (Kon Tum)

Kon Tum

2.336

2030

- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

19.

Kon Ka Kinh - Kon Cha Răng

Gia Lai

9.511

2030

- Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Vùng Đông Nam Bộ

20.

Cát Tiên - Cát Lộc

Đồng Nai

16.722

2030

Hỗ trợ quá trình di chuyển của các loài có vùng sống rộng (Bò tót). Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

21.

Đồng bằng sông Cửu Long

Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau

90.222

2030

- Loại hình hành lang không liên tục (step-stone) kết nối các khu bảo tồn Mũi Cà Mau, sân chim Đầm Dơi, Thạnh Phú và Cần Giờ.

- Nếu được hình thành sớm có thể đẩy nhanh quá trình tích tụ vật chất, nâng cao nền đất và giảm thiểu ảnh hưởng của nước biển dâng.

- Phòng tránh thiên tai (sóng biển).

- Cung cấp nơi sống và sinh sản cho các loài sinh vật có giá trị kinh tế.

- Hỗ trợ quá trình di cư trong tương lai của các loài sinh vật dưới tác động của biến đổi khí hậu.

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên chương trình, dự án ưu tiên

Cơ quan chủ trì xây dựng và trình

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn mới theo quy định của Luật đa dạng sinh học

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các trường đại học, viện nghiên cứu

2016-2020

2

Triển khai kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các trường đại học, viện nghiên cứu

2015-2020

3

Quy hoạch chi tiết các hành lang đa dạng sinh học tại vùng Đông Bắc và Nam Trung Bộ

Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố, Ban quản lý khu bảo tồn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2015 -2020

4

Đào tạo, tăng cường năng lực thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh; Ban quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học

2014-2018

5

Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thí điểm các mô hình hỗ trợ người dân sống hợp pháp trong khu bảo tồn, vùng đệm và hành lang đa dạng sinh học nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Ban quản lý các khu bảo tồn; Các tổ chức chính trị, xã hội, khoa học liên quan.

2015 -2020

6

Điều tra, nghiên cứu phân vùng sinh thái và đánh giá không gian về đa dạng sinh học phục vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các trường đại học, viện nghiên cứu

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

2014-2020