Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 137/2000/QĐ-BNN-QLN

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2000 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TẠM THỜI HỒ CHỨA NƯỚC DẦU TIẾNG

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 01 tháng 6 năm 1998.
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác & bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày10 tháng 9 năm 1994.
Căn cứ Nghị định số 73/CP của Chính phủ ngày 01 tháng 11 năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Xét Tờ trình số 118-TT/BQL ngày 14 tháng 4 năm 2000 của Ban Quản lý dự án thuỷ lợi 416 và tờ trình số 15-TT/CT ngày 7 tháng 4 năm 2000 của Công ty KTTL Dầu Tiếng.
Theo kết quả thẩm định và đề nghị của ông Cục trưởng Cục Quản lý nước và CTTL.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui trình Vận hành điều tiết tạm thời  hồ chứa nước Dầu Tiếng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Những Quy trình điều tiết trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: UBND và Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh; các  Cục, Vụ, đơn vị liên quan; Cục trưởng Cục Quản lý nước &CTTL; Giám đốc Công ty KTTL Dầu Tiếng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG  BỘ NÔNG NGHIỆP
 VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Phạm Hồng Giang

 

QUI TRÌNH

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TẠM THỜI HỒ CHỨA NƯỚC DẦU TIẾNG

Chương 1:

CÁC QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mọi hoạt động trên lưu vực và trong hệ thống công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng phải tuân thủ:

1/ Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10; Nghị định hướng dẫn 197/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 .

2/ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được ban hành bằng lệnh số 36L/CTN ngày 10 tháng 9 năm 1994 và Nghị định hướng dẫn 98-CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 .

3/ Pháp lệnh phòng chống lụt, bão được ban hành bằng lệnh số 09L/CTN ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Nghị định hướng dẫn 32-CP ngày 20 ngày 5 năm 1996.

4/ Các Tiêu chuẩn hiện hành:

a- Công trình thuỷ lợi kho nước- yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác 14TCN-55.88 Bộ Thuỷ lợi.

b- Qui phạm công tác thuỷ văn trong hệ thống thuỷ nông 14TCN-49.86 Bộ Thuỷ lợi.

Điều 2: Việc quản lý và bảo vệ công trình trong mùa mưa lũ (từ tháng VII đến tháng XI) phải tuân thủ Pháp lệnh phòng chống lụt, bão và Nghị định 32-CP ngày 20 tháng 5 năm 1996 (nêu ở điều 1), đồng thời phải đặt công trình trong phạm vi quản lý của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão hồ Dầu Tiếng.

Điều 3: Qui trình vận hành điều tiết hồ Dầu Tiếng được sử dụng làm cơ sở pháp lý:

1/ Trong quá trình điều hành tích, xả nước trong hồ, cấp nước phục vụ các nhu cầu dùng nước- đảm bảo nguồn nước nguyên trạng trước khi xây dựng công trình trên sông Sài Gòn về mùa kiệt.

2/ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình với tần suất lũ thiết kế 0,1% .

Điều 4: Công ty KTTL Dầu Tiếng có trách nhiệm vận hành điều tiết hồ Dầu Tiếng theo những quy định trong Qui trình này. Quá trình điều hành phải thường xuyên kiểm tra theo dõi để đề xuất việc  bổ sung, hoàn thiện Qui trình.

Điều 5: Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến việc thực hiện Qui trình.

Chương 2:

NHỮNG  QUI ĐỊNH ĐIỀU TIẾT HỒ  PHỤC VỤ  CÁC YÊU CẦU DÙNG NƯỚC.

Điều 6: Trong quá trình vận hành tích và xả nước, cao trình mực nước hồ phải luôn luôn bằng hoặc thấp hơn " tung độ đường phòng phá hoại"; cao hơn hoặc bằng  "tung độ đường hạn chế cấp nước" trên biểu đồ điều phối; cụ thể:

 

   Ngày tháng

Đường phòng phá hoại

Đặc trưng

1/7

1/8

16/8

1/9

1/10

1/11

20/11

1/12

Z hồ (m)

19.08

19.90

20.57

21.08

22.89

24.16

24.40

24.40

 

Đường hạn chế cấp nước

Z hồ (m)

17.00

17.00

17.00

17.31

18.91

20.69

21.31

21.65

 

   Ngày tháng

 Đường phòng phá hoại

Đặc trưng

1/1

11/1

1/2

1/3

1/4

1/5

1/6

1/7

Z hồ (m)

24.40

24.40

23.97

22.94

21.55

20.52

20.17

19.08

 

Đường hạn chế cấp nước

Z hồ (m)

21.67

21.43

20.93

19.96

18.53

17.44

17.06

17.00

 

Điều 7: Những năm thời tiết bình thường, lượng dòng chảy đến hồ và phân phối dòng chảy trong các tháng bằng hoặc xấp xỉ dòng chảy năm ứng với tần suất thiết kế đảm bảo tưới Q75% = 50,1 m3/s (chi tiết ở trang 21- phụ lục) và mực nước trong hồ sau ngày 20 tháng 11 đạt cao trình +24,40m thì hồ được vận hành cấp nước từ tháng XII năm trước đến tháng VII năm  sau với cao trình mực nước hồ luôn luôn cao hơn hoặc bằng tung độ đường "Hạn chế  cấp nước" trên  biểu đồ điều phối, cụ thể:

 

 Ngày tháng

Tung độ điểm đường hạn chế cấp nước và dung tích hồ tương ứng

Đặc trưng

1/7

1/8

16/8

1/9

1/10

1/11

20/11

1/12

Z hồ (m)

17.00

17.00

17.00

17.31

18.91

20.69

21.31

21.65

W hồ (106 m3)

470.00

470.00

470.00

500.07

668.92

894.60

988.08

1043.93

 

 Ngày tháng

Tung độ điểm đường hạn chế cấp nước và dung tích hồ tương ứng

Đặc trưng

1/1

11/1

1/2

1/3

1/4

1/5

1/6

1/7

Z hồ (m)

21.67

21.43

20.93

19.96

18.53

17.44

17.06

17.00

Whồ (106m3)

1047.21

1008.09

928.20

793.24

626.36

512.68

470.58

470.00

 

Điều 8: Những năm thời tiết bất thường, lượng dòng chảy đến hồ nhỏ hơn dòng chảy năm thiết kế (Q đến< Q p=75%):

1/ Nếu mực nước trong hồ sau ngày 20 tháng 11 đạt cao trình +24,40m, lượng dòng chảy  đến hồ  (Q đến) từ tháng XII năm trước đến tháng VII năm sau không đạt  lưu lượng thiết kế (Qđến th i < Qp=75% th i); cụ thể:

 Tháng

Đặc trưng

XII

I

II

III

IV

V

VI

VII

Q P=75%  (m3/s)

37.2

25.8

19.2

17.2

15.5

14.4

21.9

44.6

g     (%)

6.19

4.30

3.19

2.86

2.58

2.39

3.64

7.41

 

a- Phải giữ mực nước hồ từ ngày 01 tháng 6 đến trước ngày 16 tháng 8 luôn cao hơn mực nước chết (+17,00m).

b- Phải có kế hoạch tiết kiệm và hạn chế ngay từ đầu vụ đông xuân để đủ nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chăn nuôi gia súc; đảm bảo tưới đến cuối vụ hè thu; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các nhu cầu sử dụng khác.

2/ Nếu mực nước trong hồ sau ngày 20 tháng 11 không đạt cao trình +24,40m, lượng dòng chảy đến hồ (Q đ) từ tháng XII năm trước đến tháng VII năm sau không đạt lưu lượng thiết kế (Qđ hi< Qp=75% ) thì ngoài mục 1 nêu trên, Công ty KTTL Dầu Tiếng phải :

a. Cân đối nguồn nước, xác định diện tích có thể đảm bảo tưới chắc chắn, bàn bạc với các hộ dùng nước, xác định diện tích cần phải cắt giảm hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với khả năng cấp nước của hồ.

b- Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để lập và thực hiện đúng kế hoạch phân phối nước. Khi mực nước hồ nằm dưới đường "Hạn chế cấp nước", thực hiện ngay các biện pháp hạn chế cấp nước; nhanh chóng đưa mực nước hồ lên trên đường "Hạn chế cấp nước".

c- Kết hợp cùng với các cấp, các ngành phổ biến qua các phương tiện thông tin, tiến hành kiểm tra, có biện pháp hữu hiệu xử lý những trường hợp dùng nước lãng phí và những tranh chấp.

Điều 9: Những năm lượng nước đến hồ quá kiệt ( những năm hạn đặc biệt) việc vận hành cấp nước như mục 2- điều 8. Công ty KTTL Dầu Tiếng lập kế hoạch trình Bộ Nông nghiệp &PTNT, đồng thời gửi báo cáo về Cục Quản lý nước &CTTL xin phép được sử dụng một phần dung tích chết (Wc = 470,00 .106 m3) để giải quyết nhu cầu của các hộ đã ký hợp đồng dùng nước, trước hết phải bảo đảm tuyệt đối nhu cầu nước cho ăn uống sinh hoạt và chăn nuôi gia súc.

Chương 3:

ĐIỀU TIẾT PHÒNG CHỐNG LŨ

 

Điều10: Hàng năm trước mùa lũ, Công ty KTTL Dầu Tiếng phải tiến hành kiểm tra công trình, kiểm tra bổ sung vật tư dự phòng; lập phương án phòng chống lũ, khắc phục sự cố, đặc biệt là các phương án xử lý trường hợp lũ bất thường trình Phân ban CĐPCLB miền Nam;  Ban chỉ huy  phòng chống lụt bão công trình; thông báo các địa phương cơ quan vùng hạ du biết để phòng tránh khi hồ xả lũ hoặc có sự cố.

Điều 11: Vào mùa mưa lũ từ 01 tháng 7 đến 30 tháng 11 việc đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình đầu mối phải được các cấp, các ngành trong khu vực hệ thống công trình  và Công ty KTTL Dầu Tiếng đặt lên vị trí hàng đầu.

Điều 12:Trước khi lập kế hoạch tích và xả lũ hàng năm, Công ty KTTL Dầu Tiếng phải dựa vào:

a- Lịch thuỷ triều hàng năm của khu vực chịu ảnh hưởng việc xả lũ.

b- Kế hoạch điều tiết của hai hồ chứa thuỷ điện Trị An và Thác Mơ để lập kế hoạch xả lũ thích hợp, có sự điều tiết toàn vùng, giảm mức thấp nhất cho những vùng chịu ảnh hưởng ngập lụt ở hạ du công trình. 

Điều 13: Trong điều kiện lũ bình thường:

1/ Hạn chế xả xuống hạ lưu sông Sài Gòn vào các thời kỳ triều cường (khi mực nước đỉnh triều tại trạm Phú An ³ +1,25m ) trong khoảng thời gian từ giữa tháng IX đến cuối tháng XII âm lịch.

2/ Căn cứ hiện trạng sản xuất ở hạ du, Công ty KTTL Dầu Tiếng phải áp dụng các biện pháp:

a- Hạ thấp lưu lượng, kéo dài thời gian xả.

b- Hoặc tăng lưu lượng; rút ngắn thời gian xả cho phù hợp nhằm giảm, tránh thiệt hại cho hạ du.

3/ Lưu lượng xả tối đa không vượt quá: Q xả £ 200m3/s.

Điều 14: Trong trường hợp công trình có sự cố hoặc lũ có cường suất lớn tập trung nhanh và các trường hợp khẩn cấp khác; Công ty KTTL Dầu Tiếng được phép vận hành xả đến mức tối đa lưu lượng xả lũ thiết kế (Q xả max= 2.800 m3/s).

Điều 15: Trước khi tiến hành xả (hoặc đóng) tràn, Công ty KTTL Dầu Tiếng phải:

1./ Bằng các phương tiện thông tin thông báo đến UBND và Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh trong vùng ảnh hưởng biết:

a- Về thời gian: Trước 72 giờ trong điều kiện lũ bình thường; trước  48 giờ trong điều kiện lũ lớn; trước 24 giờ trong trường hợp có sự cố đe doạ an toàn công trình đầu mối và các trường hợp khẩn cấp khác.

b- Nội dung thông báo phải ghi rõ:  Thời gian bắt đầu mở cửa xả; lưu lượng xả qua tràn.

c- Khi tăng (hoặc giảm) lưu lượng xả, Công ty KTTL Dầu Tiếng phải lặp lại trình tự trên. 

2./ Gửi công văn thông báo đến:

Phân ban chỉ đạo PCLB miền Nam; Trưởng ban Chỉ huy PCLB công trình;  Cục Quản lý nước &CTTL; Ban Chỉ huy PCLB các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

 Nội dung bao gồm: Mực nước hồ trước lúc xả tràn; thời gian bắt đầu mở cửa xả; tiến trình và lưu lượng xả; số cửa xả và vị trí các cửa xả;  độ mở các cửa xả.

3./ Đối với Ban CHPCLB các tỉnh, thành phố khi nhận được thông báo của Công ty KTTL Dầu Tiếng phải:

a- Triển khai ngay các biện pháp để chủ động phòng tránh thiệt hại đến các địa phương dọc tuyến hành lang thoát lũ.

b- Tuyến hành lang thoát lũ:

- Hiện tại: ranh giới xác định theo Quyết định 529QĐ/TN ngày 02 tháng 10 năm 1987 của Bộ Thuỷ lợi (chi tiết trang 38, 39-phụ lục).

- Trong tương lai: ranh giới sẽ xác định khi xây dựng xong bình đồ và cắm mốc chỉ giới ngập lụt tương ứng với các mức lưu lượng xả dọc tuyến hành lang thoát lũ.

Điều 16: Khi tiến hành xả tràn, Công ty KTTL Dầu Tiếng phải bố trí đủ nhân lực có năng lực chuyên môn và sức khoẻ đảm bảo với từng công việc được giao, thường xuyên kiểm tra theo dõi theo chế độ trực.

Điều 17:Việc vận hành tràn xả lũ  phải theo đúng Qui định vận hành công trình đã lập theo thiết kế được duyệt (hồ sơ kèm theo các Quyết định 1386 QĐ/XDCB ngày 01/8/1994 - Bộ Thuỷ lợi; 113 NN/ĐTXD/QĐ ngày 11/7/1996-Bộ Nông nghiệp&PTNT)

Điều 18: Trong quá trình hồ vận hành tích nước, sau ngày 01 tháng 7 hàng năm không  để cao trình mực nước hồ lớn hơn hơn tung độ đường "Phòng phá hoại trên biểu đồ điều phối" , cụ thể:

 

Ngày tháng

 Tung độ điểm đường phòng phá hoại và dung tích hồ tương ứng

Đặc trưng

1/7

1/8

16/8

1/9

1/10

1/11

20/11

1/12

Z hồ (m)

19.08

19.90

20.57

21.08

22.89

24.16

24.40

24.40

W hồ (106m3)

679.95

786.10

877.80

939.30

1261.76

1261.76

1580.80

1580.80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Ngày tháng

Tung độ điểm đường phòng phá hoại và dung tích hồ tương ứng

Đặc trưng

1/1

11/1

1/2

1/3

1/4

1/5

1/6

1/7 

Z hồ (m)

24.40

24.40

23.97

22.94

21.55

20.52

20.17

19.08

Whồ (106m3)

1580.80

1580.80

1481.82

1270.96

1027.65

870.80

821.80

679.95

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu mực nước trong hồ lớn hơn tung độ đường " Phòng phá hoại " phải điều tiết để duy trì mực nước hồ theo Điều 6 Qui trình này.

Điều 19: Khi mực nước trong hồ đạt cao trình (Zhồ) +23,30m trước ngày 10 tháng 10 phải theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng thuỷ văn trong lưu vực. Nếu xuất hiện lũ phải xác định khả năng dòng chảy lũ, có phương án xả kịp thời không để mực nước hồ vượt tung độ đường phòng phá hoại trước khi lũ đến, đề phòng lũ lớn.

Điều 20:

1/ Hàng năm khi cao trình mực nước hồ (Zhồ) =+ 23,30m xuất hiện lũ chính vụ (tháng IX, tháng X), tiến hành xả từ cao trình +23,30m:

a-  Nếu lũ đến nhỏ hơn lũ tần suất 1% (P > P= 1%)

 Điều tiết nước cao nhất trong hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường (+24,40m). Sau lũ đưa về cao trình mực nước tương ứng với thời gian trên tung độ đường phòng phá hoại của biểu đồ điều phối.

b- Nếu xuất hiện lũ lớn với tần suất P =1% ¸ 0,5%:

 Quá trình xả tiến hành theo bảng "Kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng" tần suất 1% hoặc 0,5% tương ứng (chi tiết ở trang 24, 25, 26, 27- phụ lục), lưu lượng xả lớn nhất từ 750 ¸1.000 m3/s. Sau lũ đưa về cao trình mực nước tương ứng trên tung độ đường phòng phá hoại của biểu đồ điều phối.

c- Trường hợp lũ đặc biệt lớn ứng với tần suất lũ thiết kế P= 0,1%:

 Quá trình xả tiến hành theo bảng "Kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng" tần suất P=0,1% (chi tiết ở trang 28, 29-phụ lục), lưu lượng xả lớn nhất Qxả max P=0,1%= 1.600m3/s. Sau lũ đưa về cao trình mực nước tương ứng trên tung độ đường phòng phá hoại của biểu đồ điều  phối.  

d-Trường hợp bất bình thường:

Xuất hiện lũ cực hạn, vượt quá tần suất lũ thiết kế (P < 0,1% đến 0,01%):

Quá trình xả tiến hành theo bảng " Kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng" tần suất P=0,01% (chi tiết ở trang 30, 31-phụ lục). Lưu lượng xả lớn nhất QxảmaxP=0,01% = 2.800m3/s, bằng lưu lượng xả cực đại thiết kế. Sau lũ đưa về cao trình mực nước tương ứng trên tung độ đường phòng phá hoại của biểu đồ  điều phối.

2./ Trong trường hợp khi mực nước hồ đã đạt cao trình mực nước dâng bình thường Zhồ = +24,40m hoặc sau ngày 20 tháng 10 xuất hiện lũ muộn:

a- Khi mực nước hồ đã đạt cao trình mực nước dâng bình thường Zhồ = +24,40m thượng nguồn lưu vực xuất hiện mưa lũ: phải theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, đảm bảo chế độ quan trắc quy định tại chương IV.

Công ty KTTL Dầu Tiếng tổng hợp tình hình, dự kiến lượng nước đến và khả năng dâng cao của mực nước trong hồ; đề ra những biện pháp đối phó với từng trường hợp cụ thể.

b- Quá trình xả lũ được tiến hành từng bước như mục 1(điểm b,c,d) Điều 20 dựa vào bảng tính "Quá trình điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng" (chi tiết ở trang 32, 33, 34, 35, 36, 37) ứng với:

- Lũ tần suất P=1%; Q xảmaxP=1% =1.800m3/s.

-  Lũ tần suất P= 0,5% Qxả maxP=0,5% = 2.100m3/s

- Lũ tần suất P=0,1% Q xảmaxP= 0,1% =2.800m3/s

c- Sau lũ đưa mực nước hồ về cao trình mực nước dâng bình thường (Zhồ=+24,40m).

d- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến của hệ thống đập và các công trình đầu mối khác.

Điều 21: Khi xảy ra sự cố công trình, Công ty KTTL Dầu Tiếng phải tiến hành xử lý kịp thời trong những giờ đầu, đồng thời phải gửi báo cáo, thông báo đến:

- Ban Chỉ huy PCLB các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An, Trưởng ban Chỉ huy PCLB công trình; Phân ban  Chỉ đạo PCLB  Miền Nam ; 

- UBND địa phương các cấp để nhận sự chỉ đạo và hỗ trợ.

- Cục Quản lý nước &CTTL; Bộ Nông nghiệp &PTNT xin ý kiến giải quyết.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC VÀ DỰ BÁO

Điều 22: Công ty  KTTL Dầu Tiếng có trách nhiệm quan trắc ghi chép và lưu trữ theo "Quy phạm công tác thuỷ văn trong hệ thống thuỷ nông (14TCN-49-86)" đã được Bộ thuỷ lợi ban hành:

1/ Số liệu khí tượng, thuỷ văn trên lưu vực, trong vùng hồ, khu tưới và các vùng lân cận.

2/ Số liệu về thời gian,  lưu lượng nước lấy qua cống và xả qua tràn.

3/ Số liệu mực nước hồ.

Điều 23: Việc quan trắc khí tượng thuỷ văn bao gồm:

1./ Số liệu mưa, bốc hơi, gió, nhiệt độ hàng ngày. Riêng mùa mưa bão (từ đầu  tháng 7 đến cuối tháng 11) quan trắc mưa theo chế độ 12-24 lần/ngày.

2./ Số liệu mực nước tuyến khống chế trên thượng lưu hồ phải định vị, định kỳ mùa lũ, mùa kiệt hàng năm. Trong các  trận mưa lũ lớn số liệu  mực nước đo theo chế độ 12 hoặc 24 lần/ngày.

Điều 24 : Quan trắc mực nước hồ:

1./ Trong mùa khô phục vụ cấp nước quan trắc 5 ngày/lần.

2./ Trong mùa mưa bão:

a- Khi mực  nước hồ từ cao trình +17,00m < Z hồ < + 23,30m quan trắc 2 lần/ngày.

b- Khi hồ xả lũ, cao trình mực nước hồ Z hồ > + 23,30m quan trắc theo chế độ 12-24 lần/ngày.

c- Trường hợp xả lũ khẩn trương hoặc lũ có cường suất lớn phải tiến hành quan trắc 24 lần/ ngày.  

Điều 25: Quan trắc lưu lượng qua cống lấy nước và tràn xả lũ:

1/ Khi mở cống lấy nước phải ghi chép số liệu về thời gian đóng mở cống, độ mở cống, mực nước thượng  hạ lưu cống.

2/ Khi xả lũ phải ghi chép số liệu về thời gian bắt đầu và kết thúc, số cửa xả, độ mở, lưu lượng xả, mực nước thượng lưu của tràn.

3/ Những diễn biến công trình và vùng hạ  du trong quá trình xả

4/ Khi gặp trận lũ vượt quá tần suất lũ thiết kế hoặc có sự cố công trình trong trường hợp khẩn cấp nếu phải mở tràn sự cố cần ghi chép vị trí, địa hình khu mở tràn, thời gian mở,  biện pháp áp dụng, cột nước tràn và những diễn biến trong quá trình tràn đến khi kết thúc.

Điều 26: Căn cứ vào các số liệu thực đo về khí tượng thuỷ văn, mực nước hồ và số liệu dự báo khí tượng thuỷ văn địa phương, Công ty Khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng có trách nhiệm:

1/ Lập phương án khả năng nước đến để chủ động lập kế hoạch dùng nước, kế hoạch tích cấp và xả tràn phù hợp với các quy định tại  chương II.

2/ Thông qua dự báo lũ để vận hành xả lũ cũng như các biện pháp xử lý khi gặp năm có lũ lớn, bất thường hoặc khi có sự cố công trình như những quy định tại chương III.

Chương 5:

QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP,CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ CÁC HỘ DÙNG NƯỚC

Điều 27:  Công ty Khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng:

1/ Bố trí đủ nhân lực có năng lực chuyên môn, sức khoẻ, bậc nghề phù hợp với công việc để vận hành hồ Dầu Tiếng theo các quy định của Qui trình này. 

2/ Trong mùa mưa lũ có trách nhiệm thường xuyên liên lạc với Bộ Nông nghiệp &PTNT, UBND TP Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão hồ Dầu Tiếng.  Có kế hoạch và biện pháp xử lý trong trường hợp công trình có nguy cơ xảy ra sự cố, báo cáo Bộ Nông nghiệp &PTNT để Bộ quyết định. 

3/ Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra.

4/ Khi gặp những diễn biến bất thường hoặc sự cố công trình: Phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo, yêu cầu, quyết định của cấp trên. Trường hợp khẩn cấp không kịp xin ý  kiến; Giám đốc Công ty có thể quyết định việc tháo, xả nước trong hồ để kịp xử  lý tình huống xảy ra, đồng thời phải báo cáo ngay lên cấp trên và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5/ Lập kế hoạch trữ nước, sử dụng nước để trình Bộ Nông nghiệp &PTNT và gửi báo cáo Cục Quản lý nước &CTTL trước ngày 01 tháng 3 hàng năm (2.3-14TCN 55-88).

6/ Hàng năm theo dõi để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện Qui trình này trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.

7/ Được phép yêu cầu UBND cấp thành phố, tỉnh, huyện trong khu vực hệ thống công trình có biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình quản lý và vận hành nhất là trường hợp  nguy cơ xảy ra sự cố.

Điều 28: UBND thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An:

1/ Có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện Qui trình này của Công ty KTTL  Dầu Tiếng.

2/ Giải quyết các vụ việc xâm hại đến hoạt động điều hành, vận hành điều tiết, vận hành  chống lũ để đảm bảo an toàn công trình.

Giải quyết các vụ việc xâm hại đến các điều luật đã quy định tại Luật Tài nguyên nước (số 08/1998/QH10); Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (số 36L/CTN); Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (số 09-L/CTN)- trên phạm vi lãnh thổ của mình.

3/  Chỉ đạo các Ban phòng chống lụt bão của tỉnh, thành chuẩn bị các phương án, vật tư dự phòng. Điều động nhân lực, phương tiện thi công, phương tiện cơ giới  sẵn có của tỉnh ứng cứu kịp thời khi có  sự cố.

4/ Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cùng Công ty tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc nâng cấp, sửa chữa công trình, mở rộng diện tích tưới, chỉ đạo thanh quyết toán hợp đồng dùng nước; bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho việc cấp nước phục vụ sản xuất và an toàn công trình, tránh những thiệt hại rủi ro không cần thiết trong việc xả lũ. 

Điều29:  Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh, thành trong hệ thống:

1/ Có trách nhiệm giúp đỡ Công ty KTTL Dầu Tiếng thực hiện Qui trình .

2/ Chỉ đạo các Chi cục Quản lý nước &CTTL (hoặc Chi cục Thuỷ lợi); các Công ty KTCTTL trong vùng hưởng lợi lập kế hoạch sản xuất, nhu cầu dùng nước; ký, nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng dùng nước và các hợp đồng kinh tế khác. Thực hiện nghiệm túc những yêu cầu kỹ thuật. Hàng năm có  kế hoạch nạo vét tu bổ sửa chữa hệ thống tiếp dẫn nước, sử dụng nước hợp lý không để thất thoát lãng phí. Đảm bảo an toàn cho công trình trong vận hành cấp nước, phòng chống lũ bão hàng năm.

3/ Có kế hoạch ứng cứu công trình, thực hiện bảo vệ người, tài sản... khi hồ xả lũ và khi công trình có sự cố.

Điều 30:  UBND các huyện, thị xã, các Công ty, công sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở kinh tế  văn hoá xã hội, ... và khu dân cư trong vùng ảnh hưởng:

1/ Có trách nhiệm giúp đỡ Công ty KTTL Dầu Tiếng thực hiện Qui trình .

2/ Thực hiện các yêu cầu của Công ty KTTL Dầu tiếng trong việc lập kế hoạch, quá trình cấp nước và an toàn khi sự cố công trình xảy ra.

3/ Có kế hoạch thực hiện bảo vệ người, tài sản khi hồ xả lũ và khi có sự cố....

Điều 31:Với các hộ dùng nước:

Hàng năm phải có kế hoạch, yêu cầu cụ thể đối với Công ty KTTL Dầu Tiếng để Công ty lập kế hoạch điều phối nước phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế và an toàn; phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của hộ dùng nước quy định trong điều 17 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Điều 32: Đối với các tổ chức xã hội và đoàn thể...ở khu vực hồ  và hạ lưu hồ:

1/ Có trách nhiệm giúp Công ty KTTL Dầu Tiếng thực hiện Qui trình.

2/ Có kế hoạch bảo vệ người,  tài sản khi hồ xả lũ và có sự cố.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33 : Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1/ Người vận hành làm sai Qui trình này.

2/ Người không có nhiệm vụ  quản lý vận hành hồ thực thi Qui trình này.

3/ Ra lệnh vận hành sai những quy định trong Qui trình này.

Điều 34: Qui trình này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Mọi quy định về vận hành hồ Dầu Tiếng trái Qui trình này đều bị bãi bỏ./.

PHẦN PHỤ LỤC

Phần I

 NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG  VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC

Hệ  thống công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng nằm trên địa phận các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Long An và thành phố Hồ Chí Minh. Lưu vực hồ có diện tích 2.700km2; trên vùng đồi núi thấp thuộc ba tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Bình Dương thấp dần theo hai hướng tây bắc- đông nam và bắc- nam  với độ cao trung bình  +50m so với mặt biển. Phía tây có núi Bà Đen cao +986m, phía đông là núi Ông cao +281m.  Đập chính và các công trình đầu mối nằm trên sông Sài Gòn, cách thị trấn Dầu Tiếng huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương 10km về phía bắc. Hệ thống kênh tưới và tiêu nước kẹp giữa sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương  và Long An.

I-1. Những cơ sở pháp lý của quá trình xây dựng:

Năm 1976 Phân viện khảo sát thiết kế Thuỷ lợi Nam Bộ đã tiến hành thu thập các số liệu, điều tra, đo đạc và thiết kế công trình.

Trong quá trình thiết kế và thi công, công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng được xây dựng căn cứ vào hệ thống văn bản:

- Quyết định số 190/TTg (ngày 18/5/1979) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế công trình.

- Quyết định số 96/CP (ngày16/3/1985) của Chủ tịch HĐBT phê duyệt việc mở rộng kênh Đông tưới 14.017ha cho huyện Củ Chi, tp Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 498/TTg (ngày 12/10/1993) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc điều chỉnh nhiệm vụ công trình.

- Quyết định số 1386QĐ/XDCB (ngày 01/8/1994) của Bộ Thuỷ lợi phê duyệt thiết kế kỹ thuật-Tổng dự toán (TKKT-TDT) đầu mối và kênh chính.

- Quyết định số 1113NN/ĐTXD/QĐ của Bộ Nông nghiệp &PTNT điều chỉnh và phê duyệt TKKT-TDT đầu mối và kênh chính.

- Quyết định số 1918NN/QLN/QĐ (ngày 08/8/1997) của Bộ Nông nghiệp &PTNT phê duyệt TKKT-TDT xử lý khẩn cấp công trình đầu mối và kênh chính Đông.

- Quyết định số 749NN-1998/ĐTXD (ngày 19/02/1998) của Bộ Nông nghiệp &PTNT phê duyệt việc bổ sung thay thế các hạng mục 3, 4, 5 điều 1 Quyết định 1113NN-ĐTXD/QĐ; các hạng mục 7, 9 điều 1 Quyết định 1918NN-QLN/QĐ.

I-2. Những cơ sở pháp lý trong quản lý khai thác

Để giải quyết những khó khăn, kịp thời phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng tiến hành khai thác từng giai đoạn song song với quá trình hoàn thiện xây dựng cơ bản.

- Ngày 24 tháng 4 năm 1993 Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi có Quyết định 205QĐ/TCCB-LĐ thành lập Xí nghiệp Liên hợp khai thác thuỷ lợi (LHKTTL) Dầu Tiếng (theo Nghị định 388 HĐBT).

- Ngày 8 tháng12 năm 1995, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã có Quyết định 203NN-CTCB/QĐ đổi tên Xí nghiệp LHKTTL Dầu Tiếng thành Công ty Khai thác thuỷ lợi (KTTL) Dầu Tiếng (theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước), quy định nhiệm vụ cụ thể, hoạt động và bộ máy tổ chức của Công ty KTTL Dầu Tiếng; trong đó xác định Công ty KTTL Dầu Tiếng chịu trách nhiệm :" Lập qui trình vận hành hệ thống trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. Điều hành hệ thống công trình tưới tiêu theo qui trình được duyệt, theo dõi thực hiện và bổ sung qui trình...."

- Công ty KTTL Dầu Tiếng chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Bộ Nông nghiệp &PTNT. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty thực hiện theo Quyết định 203NN-TCCB/QĐ của Bộ Nông nghiệp &PTNT.

Phần II

CÁC CHỈ TIÊU THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG THUỶ LỢI DẦU TIẾNG

I. Các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật (theo Quyết định số 498-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1993):

I-1 Các chỉ tiêu chung

- Cấp công trình: Công trình cấp I (theo TCVN 50-60-90)

- Tần suất đảm bảo chống lũ P=0,1%

- Lưu lượng xả lũ thiết kế QP= 0,1% = 2.800m3/s

- Tần suất đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp: P=75%

- Diện tích lưu vực F=2700 km2. Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường Fhbt = 270km2. Diện tích mặt nước hồ ứng với mực nước chết F hc =110km2.

- Chế độ điều tiết: nhiều năm

I-2. Công trình đầu mối:

 Hồ chứa:

- Mực nước dâng bình thường hbt=+24,4m. Mực nước lũ thiết kế hlTK=+25,1m. Mực nước chết Hc=+17,0 m

- Tổng dung tích W=1,58 tỷ m3. Dung tích hữu ích Whd=1,11 tỷ m3. Dung tích ứng với mực nước chết Wc=0,47 tỷ m3

 Đập chính:

- Hình thức kết cấu: đập đất đồng chất; tường chắn sóng bằng bê tông cốt thép cao 1,0m. Cao trình đỉnh đập +28,0m. Chiều rộng mặt đập + 8,0m. Chiều dài đập 1.100 m. Đập có hai cơ rộng 4 m ở cao trình +19,5m và +12,5m.

- Mái đập thượng lưu m1 =3,5; 4,0; 1,5. Mái đập hạ lưu m2 =3,5; 4,5; 2,5. Bảo vệ mái thượng lưu từ cao trình +19,5 m trở lên bằng tấm lát bê tông, từ cao trình +19,5 m trở xuống bằng đá lát. Bảo vệ mái hạ lưu bằng trồng cỏ và rãnh tiêu thoát nước

 Đập phụ:

- Hình thức kết cấu: đập đất đồng chất; tường chắn sóng bằng đá xây cao 1 m (từ đoạn nối đập chính đến K9 đập phụ). Cao trình đỉnh đập +27,0m. Chiều rộng mặt đập 5,0m. Chiều dài đập 27.200m

- Mái đập thượng lưu: m1 =3,5. Mái đập hạ lưu m2= 2,5; 3,5. Bảo vệ mái thượng lưu bằng đá lát. Bảo vệ mái hạ lưu bằng trồng cỏ và rãnh tiêu thoát nước.

 Đập tràn xả lũ:

- Hình thức kết cấu: Kiểu tràn sâu, có 6 cửa thoát nước, mỗi cửa rộng 10m cao 6,0m có tường ngực. Ngưỡng tràn kiểu đập tràn đỉnh rộng, cao trình đỉnh tràn +14,0 m.

-Tiêu năng bằng máng phun, cửa hình cung bằng thép, có phai sửa chữa, đóng mở bằng hệ thống pistong thuỷ lực. Sau tràn là kênh dẫn lũ ra sông Sài Gòn dài 1.000m.

 Cống số 1: đặt ở bờ phải sông Sài Gòn với hình thức kết cấu cống ngầm dưới đập đất có 3 cửa hình chữ nhật; mỗi cửa rộng 3m cao 4m bằng bê tông cốt thép. Ngưỡng cống ở cao trình +13m; cửa lấy nước kiểu phẳng. Chế độ thuỷ lực chảy trong cống không có áp, lưu lượng qua cống ứng với mực nước dâng bình thường + 24,4m là 93 m3/s.

 Cống số 2: đặt ở bờ phải vách suối Đá với hình thức kết cấu kiểu cống ngầm dưới đập đất (đập phụ) có 3 cửa hình chữ nhật, mỗi cửa có chiều rộng 3m cao 4m bằng bê tông cốt thép. Cao trình ngưỡng cống +13m; cửa lấy nước kiểu phẳng. Chế độ thuỷ lực chảy trong cống không áp, lưu lượng qua cống ứng với mực nước dâng bình thường +24,4m là 93m3/s.

 Cống số 3: lấy nước vào kênh Tân Hưng có một cửa 3x3m, cao trình ngưỡng cống +17,75m, lưu lượng thiết kế QTK= 12,8 m3/s.

I-3. Hệ thống kênh Đông:

Gồm một kênh chính và 44 kênh cấp I. Ngoài ra còn có các kênh cấp 2,3,4 và các trạm bơm lấy nước từ kênh để tưới cho các vùng cục bộ. Hệ thống kênh Đông có nhiệm vụ tưới cho 41.000 ha và cung cấp nước sinh hoạt trong vùng.

Kênh chính Đông dài 45,416 km, cao trình mực nước đầu kênh +16,5 m (khu tưới cho N2a và N2 là +17,5). Cao trình mực nước cuối kênh là +8,8m . Lưu lượng đầu kênh Qtk=64,54m3/s; chiều rộng đáy kênh đoạn đầu: HK=25m; chiều sâu cột nước thiết kế HTK= 3,79m ; độ dốc đáy kênh thay đổi từ 0,4x10-4 đến 0,9x10-4; chiều rộng bờ kênh chính 6,0m; tổng chiều dài kênh cấp I là 210km ; tổng chiều dài kênh cấp II là 675km

I-4. Hệ thống kênh Tây

Gồm 1 kênh chính và 22 kênh cấp 1. Ngoài ra còn có các kênh cấp 2,3,4 và các trạm bơm lấy nước từ kênh để tưới cho các vùng cao cục bộ. Hệ thống kênh Tây có nhiệm vụ tưới cho 41.689 ha và cung cấp nước sinh hoạt trong vùng.

Kênh Tây dài 38,750km; cao trình mực nước đầu kênh Tây +16,5m; cao trình mực nước cuối kênh +13,47m; lưu lượng đầu kênh chính QTK=71,9m3/s; chiều rộng đáy kênh đoạn đầu BK=25m; chiều sâu mực nước đầu kênh là HTK=3,0m; độ dốc đáy kênh thay đổi từ 0,5x10-4 đến 0,9x10-4; chiều rộng bờ kênh 6,0m; tổng chiều dài kênh cấp I là 145km; tổng chiều dài kênh cấp II là 466km

I-5. Hệ thống kênh Tân Hưng: Dài 29 km, cấp nước tưới cho 10.701 ha và nhà máy đường Boubors 8.000tấn/ngày.

II. CÁC THÔNG SỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN :

- Lượng mưa bình quân năm lưu vực Xtb=1916 mm

- Mưa 1 ngày lớn nhất =333,4mm; 3 ngày lớn nhất =416,8mm ; 5 ngày lớn nhất = 456,0mm

- Bốc hơi E=4,15 mm; nhiệt độ bình quân năm T0C=26,70C; độ ẩm bình quân năm RH = 78,4%; tốc độ gió bình quân năm Vg= 1,5 m/s; số giờ nắng bình quân năm S=7,4 h; bức xạ Rs= 19,7 mj/m2.

- Lượng dòng chảy năm: Q0=54,4 m3/s; Q p = 25%=63,9 m3/s; Q p=50%=56,7 m3/s; Q p=75% = 50,1 m3/s . 

- Lượng dòng chảy lũ : Q p=1% = 3.540 m3/s; Q P=0,1% = 4909 m3/s.

- Cv = 0,18; Cs=0,45 Cv.

 III. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG THUỶ LỢI DẦU TIẾNG (*)

III-1. Trước mắt:

a- Cấp nước tự chảy cho 64.830 ha; trong đó bao gồm:Tây Ninh 52.800 ha; thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi) 12.000 ha

b- Cấp nước tạo nguồn ổn định cho hạ du: 40.100 ha (Tây Ninh 16.640 ha, Long An 21.500 ha, Bình Dương 2.000 ha).

c-Xả nước xuống sông Sài Gòn về mùa kiệt, giữ nguyên tình hình như khi chưa có hồ.

d- Cấp nước cho nhà máy nước thành phố Hồ Chí Minh từ tháng I đến tháng VII với lưu lượng cấp Qc = 7,3 m3/s

e- Tạo nguồn mở rộng các dự án hạ du bằng 25.000 ha; trong đó: khu Bến Cầu-Tây Ninh 5.000 ha; khu Lộc Giang, Hiệp Hoà-Long An 5.000 ha; khu Hóc Môn, bắc Bình Chánh, Bến Mương-Láng The thành phố Hồ Chí Minh 15.000 ha.

g- Cấp nước cho khu tưới Tân Hưng : 10.701 ha

h- Cấp nước cho nhà máy đường với lưu lượng Q=1m3/s

III-2. Nhiệm vụ lâu dài:

a- Cấp nước tưới trực tiếp cho 93.390 ha; trong đó Tây Ninh78.830 ha, thành phố Hồ Chí Minh 14.560 ha

b- Tạo nguồn cho 40.140ha; trong đó Tây Ninh 16.640ha, Long An 21.500ha, Bình Dương 2.000ha.

c- Bảo đảm nước cho toàn bộ diện tích sản xuất đông xuân và hè thu dọc sông Sài Gòn... phải dựa vào nguồn sông Bé.

.............................................................................................................................

(*) QĐ số 498TTg ngày 12/10/1993 của Thủ tướng Chính phủ (và QĐ số 108QĐ/UB ngày 13/10/1995 của UBND tỉnh Tây Ninh đã được thoả thuận của Bộ Thuỷ lợi và UBKHNN)

Phần III

CÁC BIỂU ĐỒ, BIỂU BẢNG

 

- Phân phối dòng chảy năm thiết kế hồ chứa Dầu Tiếng

 

- Biểu đồ điều phối hồ chứa Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh (giai đoạn trước mắt khi chưa có hồ Phước Hoà)

 

- Biểu đồ điều phối hồ chứa Dầu Tiếng-tỉnh Tây Ninh (nhiệm vụ lâu dài khi đã có hồ Phước Hoà)

 

- Biểu đồ quá trình điều tiết lũ- hồ chứa Dầu Tiếng trường hợp lũ thiết P=1%

MNTL=+23,30m khống chế Qmax= 750m3/s

 

- Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ - hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế P=1% MNTL = +23,30m.

 

- Biểu đồ quá trình điều tiết lũ hồ chứa Dầu Tiếng trường hợp lũ thiết kế

P = 0,5%, MNTL = +23,30m khống chế Q max=1.000m3/s

 

- Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế 0,5%, MNTL = +23,30m.

 

- Biểu đồ quá trình điều tiết lũ hồ chứa Dầu Tiếng trường hợp thiết kế P=0,1%  MNTL =+23,30m, khống chế Qmax = 1.600m3/s

 

-  Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế 0,1%, MNTL = +23,30m.

 

-Biểu đồ Quá trình điều tiết lũ hồ chứa Dầu Tiếng trường hợp lũ thiết kế

P = 0,01%, MNTL = +23,30m, khống chế Qmax= 2.800m3/s

 

- Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế 0,01%, MNTL = +23,30m

 

- Biểu đồ Quá trình điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng trường hợp lũ thiết kế P = 1%, MNTL = +24,40m, khống chế Qmax =1.800m3/s

 

- Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế 1%, MNTL = +24,40m.

 

- Biểu đồ Quá trình điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế P =0,5%, MNTL = +24,40m, không chế Q max=2.100m3/s.

 

- Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế 0,5%, MNTL = +24,40m

 

- Biểu đồ Quá trình điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế P = 0,1%, MNTL = +24,40m, khống chế Qmax= 2.800m3/s.

 

-  Bảng kết quả tính toán điều tiết lũ hồ Dầu Tiếng lũ thiết kế 0,1%, MNTL =

+ 24,40m. 

 

- Cao trình mực nước lũ ở các vị trí theo mức lũ lịch sử năm 1952

 

- Diễn biến ngập lụt hạ du khi xả tràn Dầu Tiếng

 

 

Phân phối dòng chảy năm thiết kế hồ chứa Dầu Tiếng (P=75%)

Tháng

VII

VIII

IX

X

XI

XII

I

II

III

IV

V

VI

Q75%

(m3/s)

44,6

85,0

139

113

68,9

37,2

25,8

19,2

17,2

15,5

14,4

21,9

g (%)

7.41

14.14

23,07

18,76

11,46

6,19

4,30

3,19

2,86

2,58

2,39

3,64

 

Sử dụng các kết quả tính toán dòng chảy năm cho hồ Dầu tiếng

                                    Qo                    = 57,4 m3/s

                                    Cv                     = 0,18

                                    Cs                    = 0,45

                                    Q25%               = 63,9 m3/s

                                    Q50%               = 56,7 m3/s

                                    Q75%               = 50,1 m3/s

 

 

Dòng chảy lũ thiết kế hồ chứa Dầu Tiếng

 

 

Tần suất P=0,1%

Tần suất P =1%

Mưa 01 ngày lớn nhất

333,4 mm

2,49,7 mm

Mưa 03 ngày lớn nhất

416,8 mm

3117,1 mm

Mưa 05 ngày lớn nhất

456,0 mm

363,0 mm

Đỉnh lũ thiết kế

4910 m3/s

3540 m3/s

 

Cao trình mực nước lũ ở các vị trí theo mức lũ lịch sử năm 1952

(Kèm theo Quyết định 592- QĐ/TN ngày 2/10/1987 - Bộ Thuỷ lợi)

TT

Vị trí

Cao trình mực nước lũ  (m)

1

Thị trấn Phú Cường

1,62

2

Phú An, Bến Cát

1,81

3

Trạm bơm TN I, Bến Cát

2,70

4

Bến Sức, Bến Cát

4,00

5

Thanh An, Bến Cát

6,51

6

Dầu Tiếng, Bến Cát

9,50

7

Phú Mỹ, Củ Chi

3,92

8

Bùng Binh, Đơn Thuận

5,50

9

Sóc Lao, Đơn Thuận

5,50

10

Cầu Bến Nảy, Củ Chi

2,40

11

Cầu Láng Th, Củ Chi

2,30

12

Cầu Bà Nôn

2,40

13

Cầu Bong, Hóc Môn

2,58

14

Lái  Thiêu

1,70

15

Hiệp Bình,  Thủ Đức

1,50

16

Cầu Rạch Chiếc

1,90

17

Cầu Phước Bình

1,84

18

Cát Lái

1,98

 

DIỄN BIẾN NGẬP LỤT HẠ DU KHI XẢ TRÀN DẦU TIẾNG
(kèm theo quyết định 592-QĐ/TN ngày 2/10/1987 Bộ Thuỷ lợi)

 

Lưu lượng xả (m3/s)

Mực nước  tại

Dầu Tiếng (m)

Diện tích ngập

(ha)

Số nhà bị ảnh hưởng  (cái)

150

2,90

50

0

200

3,20

200

0

250

3,60

220

3

300

3,90

580

5

350

4,20

740

10

400

4,50

1.200

50

450

4,90

2.100

110

500

5,20

2.700

150

550

5,50

3.300

194

600

5,80

4.500

800

650

6,10

6.000

1.500

700

6,30

6.500

2.000

800

6,80

9.000

3.000

900

7,10

10.000

3.700

1.000

7,40

11.500

4.400

1.500

8,50

16.000

7.000

2.000

9,30

19.500

8.700

2.300

9,55

21.800

9.800

Ghi chú:

- Số liệu trên được tổng hợp báo cáo điều tra ngập lụt hạ du Dầu Tiếng 10/1985.

- Diện tích ngập được tính khi ngập cao hơn cao trình mặt ruộng 0,5m.

- Số nhà bị ảnh hưởng: không còn phù hợp với thực tế hiện nay.