BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1387/1998/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HUẤN LUYỆN - CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN VÀ ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH THUYỀN VIÊN TRÊN TẦU BIỂN VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ Điều 40 Bộ luật Hàng hải Việt Nam ban hành ngày 30/6/1990 và Công ước về Huấn luyện - cấp Chứng chỉ và Trực ca (STCW 78/95) của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và lao động.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Huấn luyện - cấp Chứng chỉ chuyên môn và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên tầu biển Việt Nam".
Điều 2. Bản Quy chế ban hành theo Quyết định này được áp dụng sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành; các Điều lệ và văn bản quy định về thi, cấp Bằng cấp Trưởng Hàng hải và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên tầu biển đã ban hành trước đây trái với quy định của Quy chế này đều không còn giá trị thực hiện.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - lao động, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, các chủ tầu biển, Hiệu trưởng các trường Hàng hải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Lã Ngọc Khuê (Đã ký) |
HUẤN LUYỆN - CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN VÀ ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH THUYỀN VIÊN TRÊN TẦU BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1387/1998/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 6 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)
Quy chế này không áp dụng đối với những người làm việc trên các tàu của các lực lượng vũ trang không tham gia hoạt động kinh tế, những tàu chuyên dùng để khai thác thuỷ sản và những tàu chuyên dùng khác (như Hải quan, chữa cháy, thanh tra, cảng vụ...) không tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.
Điều 2. Các thuật ngữ dùng trong Quy chế này có ý nghĩa như sau:
2.1. "Vận chuyển xô": là vận chuyển hàng với khối lượng lớn và không có bao bì;
2.2. "Tàu dầu": Là tàu được chế tạo và sử dụng để vận chuyển xô các loại dầu và sản phẩm của dầu mỏ;
2.3. "Tàu chở hoá chất": Là tàu được chế tạo hoặc được chứng nhận để vận chuyển xô bất kỳ một sản phẩm ở dạng lỏng nào đã được liệt kê trong Chương 17 của Bộ luật quốc tế vận chuyển xô hoá chất (IBC code); 2.4. "Tàu chở khí hoá lỏng": Là tàu được chế tạo hoặc được chứng nhận để vận chuyển xô bất kỳ một chất khí hoá lỏng nào đã dược liệt kê trong Chương 19 của Bộ luật quốc tế về vận chuyển khí hoá lỏng (IGC code);
2.5. "Tàu chở khách Ro-Ro": Là tàu chở khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt đã được định nghĩa trong Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển - 1974, đã được sửa đổi (SOLAS 74, AS AMENDED);
2.6. "Hành trình gần bờ": Là hành trình cách đất liền của Việt Nam không quá 100 hải lý của tàu biển có tổng dung tích dưới 500 GT trong giới hạn bởi các đường thẳng nối các điểm có toạ độ: 12độ00'N, 100độ00'E; 23độ00'N, 100độ00'E; 23độ00'N, 114độ20'E; 12độ00'N, 114độ20'E; 12độ00'N, 116độ00'E; 07độ00'N, 116độ00'E và 07độ00'N, 102độ30'E. Ngoài ra hành trình của các tàu trong vùng nước thuộc chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam đều được xem là hành trình gần bờ;
2.7. "Hành trình ven biển Việt Nam": Là hành trình của tàu biển có tổng dung tích dưới 100 GT, cách bờ biển Việt Nam không quá 20 hải lý;
2.8. "Sổ ghi nhận huấn luyện": Là sổ do Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để ghi các thông tin về cá nhân, nơi đào tạo, ghi nhận thời gian đi biển, các nội dung huấn luyện và nhiệm vụ được giao khi làm việc trên tàu;
2.9. "Thời gian nghiệp vụ": Là thời gian thuyền viên làm việc trực tiếp trên tàu của hạng tầu tương ứng với chứng chỉ chuyên môn được cấp;
2.10. "Thời gian thực tập": Là thời gian thuyền viên làm việc trên tàu theo một chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu của Bộ luật STCW95;
2.11. "Thời gian đảm nhiệm chức danh": Là thời gian thuyền viên được làm việc theo chức năng phù hợp với chứng chỉ chuyên môn được cấp.
2.12. "Thời gian tập sự": Là thời gian thực tập làm chức danh trên hạng tàu tương ứng dưới sự giám sát của một sĩ quan đã có chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
2.13. "Bộ luật STCW": Là Bộ luật kèm theo Công ước về Huấn luyện, cấp bằng và trực ca của Tổ chức Hàng hải quốc tế đã được Hội nghị các nước thành viên thông qua năm 1978 và được bổ sung, sửa đổi năm 1995, dưới đây viết tắt là STCW 95.
HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN VÀ CHỨC DANH THUYỀN VIÊN
3.1. Hệ thống chứng chỉ chuyên môn bao gồm:
3.1.1. "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn": Là chứng chỉ cấp cho các thuyền viên có đủ khả năng chuyên môn đảm nhiệm các chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, sĩ quan máy hai, sĩ quan boong, máy, và thuỷ thủ trực ca boong, máy tương ứng và phù hợp với Công ước STCW 78/95.
Giấy này phản ánh các chức năng riêng biệt theo nội dung quy định của Chương II, III và IV của Công ước STWC 78/95. Các khả năng riêng biệt trong các tiêu chuẩn năng lực được phân thành các nhóm thích hợp với 7 chức năng sau:
- Hàng hải (dẫn tàu, đi biển).
- Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hoá.
- Kiểm soát hoạt động của con tàu và chăm sóc những người trên tàu.
- Kỹ thuật máy tàu thuỷ.
- Kỹ thuật điện, điện tử và máy điều khiển.
- Bảo dưỡng và sửa chữa.
- Thông tin và liên lạc vô tuyến.
Mỗi chức năng nói chung còn được phân theo 3 mức trách nhiệm sau đây:
- Mức quản lý.
- Mức vận hành.
- Mức trợ giúp.
3.1.2. "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản": Là chứng chỉ cấp cho các thuyền viên đã hoàn thành các khoá huấn luyện về an toàn cơ bản theo quy định của Bộ luật STCW 95 bao gồm:
- Kỹ thuật cứu sinh;
- Phòng cháy, chữa cháy;
- Sơ cứu (cơ sở);
- An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội.
3.1.3. "Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt": Là chứng chỉ cấp cho các thuyền viên đã hoàn thành các khoá huấn luyện đặc biệt theo quy định của Bộ luật STCW 95, bao gồm:
- An toàn tàu dầu (làm quen và nâng cao);
- An toàn tàu hoá chất (làm quen và nâng cao);
- An toàn dầu khí hoá lỏng (làm quen và nâng cao);
- An toàn tàu khách Ro-Ro.
3.1.4. "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ": Là chứng chỉ cấp cho các thuyền viên đã hoàn thành các khoá huấn luyện nghiệp vụ theo quy định của Bộ luật STCW 95, bao gồm:
- Quan sát và đồ giải Radar;
- Mô phỏng Radar;
- ARPA;
- GMDSS;
- Chữa cháy nâng cao;
- Sơ cứu y tế;
- Chăm sóc y tế;
- Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn; xuồng cứu nạn cao tốc.
3.2. Mẫu các loại chứng chỉ chuyên môn:
Mẫu các loại chứng chỉ chuyên môn được áp dụng thống nhất trong toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Điều 4. Quy định về hệ thống chức danh thuyền viên.
Căn cứ mức độ trách nhiệm phải thực hiện các chức năng được quy định trong Bộ luật STCW 95 nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của con tàu, sự an toàn của người và bảo vệ môi trường biển, các chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được phân thành các nhóm như sau:
4.1. Mức trách nhiệm quản lý: bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm các chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng và máy hai với trách nhiệm như sau:
4.1.1. "Thuyền trưởng" là người chỉ huy cao nhất trên tàu;
4.1.2. "Đại phó" là một sĩ quan boong có cấp bậc kề sát thuyền trưởng, được quyền thay thế thuyền trưởng chỉ huy con tàu, trong các trường hợp thuyền trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức danh của mình;
4.1.3. "Máy trưởng" là một sĩ quan máy cao nhất chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của con tàu; và về vận hành cũng như bảo quản các thiết bị cơ khí và điện của tàu;
4.1.4. "Sĩ quan máy hai" là một sĩ quan máy có cấp bậc kề sát máy trưởng, chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu, về khai thác, bảo dưỡng máy và trang thiết bị điện của con tàu trong trường hợp máy trưởng mất khả năng đảm nhiệm chức danh của mình;
4.2. Mức trách nhiệm vận hành: bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm các chức danh sĩ quan boong, sĩ quan máy và sĩ quan vô tuyến điện với trách nhiệm như sau:
4.2.1. "Sĩ quan boong" là một sĩ quan có trình độ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương II - Công ước STCW 78/95;
4.2.2. "Sĩ quan máy" là một sĩ quan có trình độ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương III - Công ước STCW 78/95;
4.2.3. "Sĩ quan vô tuyến điện" là một sĩ quan đã được cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" thích hợp theo các quy tắc vô tuyến của cơ quan có thẩm quyền quy định và các điều khoản của Chương IV - Công ước STCW 78/95;
4.3. Mức trách nhiệm trợ giúp: bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuỷ thủ. Thuỷ thủ là một thành viên trong thuyền bộ nhưng không phải là thuyền trưởng hoặc sĩ quan;
Căn cứ tổng dung tích (GT), hành trình hàng hải và tổng công suất máy chính của tàu mà các chức danh mức quản lý và mức vận hành được phân hạng như sau:
5.1. Thuyền trưởng, đại phó và các sĩ quan boong được phân hạng theo tổng dung tích của tàu (GT) và hành trình hàng hải như sau:
a. Thuyền trưởng và đại phó:
- Tàu trên 3000 GT
- Từ 500 GT đến 3000 GT
- Từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
- Dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam.
b. Sĩ quan boong
- Từ 500 GT trở lên
- Từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.
5.2. Máy trưởng, máy hai và sĩ quan máy được phân hạng theo tổng công suất máy chính (KW) của tàu như sau:
a. Máy trưởng và máy hai:
- Trên 3000 KW
- Từ 750 KW đến 3000 KW
- Từ 150 KW đến dưới 750 KW
- Dưới 150 KW.
b. Sĩ quan máy:
- Từ 750 KW trở lên
- Từ 150 KW đến dưới 750 KW.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Điều 6. Quy định về các điều kiện chung.
Thuyền viên muốn được cấp chứng chỉ chuyên môn để làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đầy đủ các điều kiện chung như sau:
6.1. Có giấy chứng nhận sức khoẻ đáp ứng các tiêu chuẩn quy định hiện hành đối với thuyền viên Việt Nam;
6.2. Đã tốt nghiệp các chuyên ngành (điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu, điện tàu thuỷ, vô tuyến điện) ở các trường Đại học Hàng hải, Trung học Hàng hải, Kĩ thuật nghiệp vụ Hàng hải, theo chương trình đào tạo do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn của Công ước STCW 78/95.
Nếu tốt nghiệp các chuyên ngành trên ở các trường khác (như trường Hải quân, Thuỷ sản...) còn phải thoả mãn thêm hai điều kiện sau đây:
- Phải qua lớp bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ tại các trường do Bộ Giao thông vận tải quy định và được trường đó cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học.
- Phải kéo dài thời gian nghiệp vụ trên tàu tương ứng với số thời gian thiếu hụt so với chương trình đào tạo tại các trường Hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải. Riêng đối với ngành máy, số thời gian thực hành về sửa chữa ở xưởng, thời gian làm việc về thiết kế được tính với hệ số 1/2, nhưng tổng thời gian đó không được tính vượt quá một nửa thời gian nghiệp vụ quy định.
6.3. Phải thoả mãn yêu cầu cụ thể về thời gian nghiệp vụ, thời gian tập sự chức danh, thời gian đảm nhiệm chức danh theo quy định của quy chế này.
6.4. Hoàn thành chương trình huấn luyện quy định và đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn theo Công ước STCW 78/95.
6.5. Làm đầy đủ hồ sơ theo quy định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (đối với diện xét cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM).
Ngoài các điều kiện chung đã quy định như trên, mỗi chức danh còn phải thoả mãn các điều kiện chuyên môn riêng của từng hạng tàu, quy định tại các điều thuộc Chương III dưới đây.
7.1. Thuyền trưởng và Đại phó tàu trên 3000 GT
+ Tốt nghiệp Đại học Hàng hải trở lên;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của thuyền trưởng và đại phó tàu trên 3000 GT trở lên, được quy định ở Mục A - II/2 của Bộ luật STCW 95;
+ Để được xét cấp GCNKNCM đại phó phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan boong tàu trên 500 GT tối thiểu 12 tháng;
+ Để được xét cấp GCNKNCM thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu trên 3000 GT tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến 3000 GT tối thiểu 12 tháng.
7.2. Thuyền trưởng và Đại phó tàu từ 500 GT đến 3000 GT.
+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hàng hải trở lên;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của thuyền trưởng và đại phó các tàu từ 500 GT đến 3000 GT, được quy định ở mục A-II/2 của Bộ luật STCW 95;
+ Để được xét cấp GCNKNCM đại phó phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan boong tàu trên 500 GT tối thiểu 12 tháng;
+ Để được xét cấp GCNKNCM thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến 3000 GT tối thiểu 12 tháng, hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng.
7.3. Thuyền trưởng và đại phó tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.
+ Tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của thuyền trưởng và đại phó các tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ, được quy định ở mục A-II/3 của Bộ luật STCW 95;
+ Để được xét cấp GCNKNCM đại phó phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan boong tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng;
+ Để được xét cấp GCNKNCM thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam tối thiểu 12 tháng.
7.4. Thuyền trưởng và đại phó tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam.
+ Tốt nghiệp sơ cấp hàng hải trở lên;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của thuyền trưởng và đại phó tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam;
+ Để được xét cấp GCNKNCM đại phó phải có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng;
+ Để được xét cấp GCNKNCM thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam tối thiểu 12 tháng.
8.1. Sĩ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hàng hải trở lên;
+ Đáp ứng những yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với chức danh sĩ quan boong tàu từ 500 GT trở lên được quy định tại quy tắc II/1 của Công ước STCW 78/95;
+ Có thời gian thực tập tối thiểu 12 tháng theo chương trình đáp ứng các yêu cầu của mục A-II/1 của Bộ luật STCW 78/95; Thời gian này phải được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện". Hoặc có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng trên tàu cùng hạng;
+ Trong khoảng thời gian trên, phải có thời gian tập sự trực ca tối thiểu 06 tháng;
+ Nếu đã làm sĩ quan boong trên tàu từ 100 GT đến 500 GT hành trình gần bờ thì thời gian nghiệp vụ trên tàu cùng hạng tối thiểu là 06 tháng.
8.2. Sĩ quang boong tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.
+ Tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên;
+ Đáp ứng những yêu cầu tối thiểu quy định đối với chức danh này, được quy định tại quy tắc II/3 của Công ước STCW 78/95;
+ Có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 100 GT trở lên.
9.1. Máy trưởng và Máy hai tàu trên 3000 KW.
+ Tốt nghiệp Đại học Hàng hải;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của máy trưởng và máy hai tàu trên 3000 KW được quy định ở Mục A-III/2 của Bộ luật STCW 95;
+ Để được xét cấp GCNKNCM sĩ quan máy hai phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy tàu trên 750 KW tối thiểu 12 tháng;
+ Để được xét cấp GCNKNCM máy trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy hai tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu từ 750 KW đến 3000 KW tối thiểu 12 tháng.
9.2. Máy trưởng và Máy hai tàu từ 750 KW đến 3000 KW
+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hàng hải trở lên;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của máy trưởng và máy hai tàu từ 750 KW đến 3000 KW được quy định ở Mục A-III/3 của Bộ luật STCW 95; + Để được xét cấp GCNKNCM sĩ quan máy hai phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy tàu từ 750 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;
+ Để được xét cấp GCNKNCM máy trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy hai tàu từ 750 KW đến 3000 KW tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng.
9.3. Máy trưởng và máy hai tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW
+ Tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực đối với máy trưởng và máy hai tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW do Bộ Giao thông vận tải quy định
+ Để được xét cấp GCNKNCM sĩ quan máy hai phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy tàu từ 150 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;
+ Để được xét cấp GCNKNCM máy trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy hai tàu từ 150 KW tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu dưới 150 KW tối thiểu 12 tháng.
9.4. Máy trưởng và máy hai tàu dưới 150 KW
+ Tốt nghiệp sơ cấp hàng hải trở lên;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực đối với máy trưởng và máy hai tàu dưới 150 KW do Bộ Giao thông vận tải quy định
+ Để được xét cấp GCNKNCM sĩ quan máy hai phải có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng;
+ Để được xét cấp GCNKNCM máy trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy hai tàu dưới 150 KW tối thiểu 12 tháng.
Điều 10. Điều kiện chuyên môn để xét cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" đối với sĩ quan máy;
10.1. Sĩ quan máy tàu từ 750 KW trở lên:
+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hàng hải trở lên;
+ Đáp ứng những yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với sĩ quan máy tàu từ 750 KW trở lên, được quy định tại quy tắc III/1 của Công ước STCW 78/95;
+ Có thời gian thực tập tối thiểu 12 tháng theo chương trình đáp ứng các yêu cầu của mục A-III/1 của Bộ luật STCW 95; Thời gian này phải được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện". Hoặc có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng trên tàu cùng hạng;
+ Trong khoảng thời gian trên phải có thời gian tập sự trực ca tối thiểu 06 tháng;
+ Nếu đã làm sĩ quan máy tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW thì thời gian nghiệp vụ làm quen trên tàu cùng hạng là 06 tháng.
10.2. Sĩ quan máy tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW
+ Tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên;
+ Đáp ứng những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực đối với chức danh này do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 150 KW trở lên.
+ Tốt nghiệp kỹ thuật - nghiệp vụ thông tin ở trường chuyên ngành;
+ Có đủ trình độ, năng lực theo quy định của các Quy tắc thông tin vô tuyến Việt Nam và các Công ước Quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện quy định và trúng tuyển kỳ thi sát hạch tương ứng đối với từng hạng tàu, theo nội dung chương trình do Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Bưu điện thống nhất quy định;
+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận GMDSS", nếu làm việc trên tàu có trang bị GMDSS.
12.1. Thuỷ thủ trưởng:
+ Tốt nghiệp sơ cấp (Công nhân kỹ thuật) Hàng hải trở lên;
+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn mức trợ giúp" và "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";
+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh Thuỷ thủ trực ca 36 tháng;
+ Đã qua huấn luyện và được công nhận đạt các tiêu chuẩn năng lực quy định đối với "Thuỷ thủ trưởng".
12.2. Thuỷ thủ trực ca:
+ Tốt nghiệp sơ cấp Hàng hải trở lên;
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực quy định tại Quy tắc II/4 của công ước STCW 78/95;
+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";
+ Đã qua thời gian tập sự Thuỷ thủ trực ca 03 tháng, được công nhận và ghi vào "Sổ ghi nhận huấn luyện".
12.3. Thợ máy chính:
+ Tốt nghiệp sơ cấp hàng hải trở lên;
+ Đã qua huấn luyện và trúng tuyển kỳ thi sát hạch theo chương trình đối với thợ máy chính, do Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn mức trợ giúp" và " Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";
+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca 36 tháng.
12.4. Thợ máy trực ca:
+ Tốt nghiệp sơ cấp hàng hải trở lên;
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực quy định tại Quy tắc III/4 của Công ước STCW 78/95;
+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";
+ Đã qua thời gian tập sự Thợ máy trực ca 03 tháng, được công nhận và ghi vào "Sổ ghi nhận huấn luyện".
12.5. Nhân viên vô tuyến GMDSS:
+ Tốt nghiệp kỹ thuật - nghiệp vụ thông tin ở trường chuyên ngành;
+ Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy tắc IV/2 của Công ước STCW 78/95;
+ Có trình độ tiếng Anh chuyên môn hàng hải theo quy định;
+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";
+ Đã qua thời gian tập sự chức danh này 03 tháng, trừ những người đã được cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của sĩ quan boong".
12.6. Đối với các chức danh thuyền viên khác:
Các thuyền viên còn lại bao gồm các chức danh không phải là các chức danh nêu trên phải có đầy đủ các điều kiện chung quy định tại Điều 6 của Quy chế này, và:
+ Tốt nghiệp ngành nghề phù hợp với chức danh công tác trên tàu tại các trường đào tạo chuyên ngành.
QUY ĐỊNH VỀ HUẤN LUYỆN, CƠ SỞ HUẤN LUYỆN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN
13.1. Huấn luyện làm quen.
13.2. Khoá huấn luyện an toàn cơ bản.
13.2.1. Kỹ thuật cứu sinh
13.2.2. Phòng cháy, chữa cháy.
13.2.3. Sơ cứu (cơ sở).
13.2.4. An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội.
13.3. Các khoá huấn luyện đặc biệt:
13.3.1. Làm quen tàu dầu.
13.3.2. Huấn luyện nâng cao về khai thác tàu dầu.
13.3.3. Làm quen tàu chở hoá chất.
13.3.4. Huấn luyện nâng cao về khai thác tàu chở hoá chất.
13.3.5. Làm quen tàu chở khí hoá lỏng.
13.3.6. Huấn luyện nâng cao về khai thác tàu chở khí hoá lỏng.
13.3.7. An toàn tàu khách RO-RO.
13.4. Các khoá huấn luyện nghiệp vụ:
13.4.1. Quan sát và đồ giải Radar.
13.4.2. Mô phỏng Radar.
13.4.3. ARPA.
13.4.4. GMDSS.
13.4.5. Chữa cháy nâng cao.
13.4.6. Sơ cứu y tế.
13.4.7. Chăm sóc y tế.
13.4.8. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn, xuồng cứu nạn cao tốc.
13.5. Các khoá huấn luyện chuyên môn cho thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, các sĩ quan boong, máy, sĩ quan vô tuyến điện và các thuỷ thủ trực ca buồng lái, máy làm cơ sở để cấp mới, chuyển đổi, gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền trưởng, máy trưởng, các sỹ quan và thuỷ thủ nói trên.
Điều 16. Huấn luyện viên chính.
16.1. Huấn luyện viên chính là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, được đào tạo về nghiệp vụ huấn luyện tại Đại học Hàng hải theo chương trình phù hợp với yêu cầu của IM0 và được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Chứng chỉ Huấn luyện viên chính.
16.2. Chỉ những người đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Chứng chỉ Huấn luyện viên chính hoặc người có Chứng chỉ Huấn luyện viên do nước ngoài cấp được Tổ chức Hàng hải Quốc tế chấp nhận mới được cử làm nhiệm vụ huấn luyện cho các khoá học tương ứng.
Điều 18. Các cơ sở được cấp Giấy phép huấn luyện có nghĩa vụ:
18.1. Tổ chức huấn luyện theo chương trình đã được Bộ phê duyệt.
18.2. Theo dõi khoá huấn luyện và đánh giá kết quả huấn luyện.
18.3. Cấp chứng chỉ huấn luyện.
18.4. Quản lý các chứng chỉ huấn luyện bằng hệ mạng tin học, nối với Trung tâm quản lý chứng chỉ của Cục Hàng hải Việt Nam.
18.5. Hàng quý báo cáo tình hình huấn luyện và cấp chứng chỉ huấn luyện về Cục Hàng hải Việt Nam.
QUY ĐỊNH VỀ THI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN CHO THUYỀN VIÊN
Điều 21. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định thành lập Hội đồng thi cho mỗi kỳ thi tuỳ thuộc vào nội dung và quy mô của từng khoá huấn luyện.
Hội đồng thi gồm các thành viên: Chủ tịch Hội đồng là người được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam uỷ quyền, các uỷ viên là đại diện Ban chức năng của Cục, Thủ trưởng cơ sở huấn luyện, đại diện cơ quan quản lý đào tạo cấp Bộ và Trưởng Ban giám khảo kỳ thi.
Thành viên Ban giám khảo chuyên môn là thuyền trưởng, máy trưởng và giáo viên có trình độ, kinh nghiệm tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của các khoá thi.
1. Xét duyệt danh sách thí sinh của các khoá thi theo các điều kiện được quy định tại chương III của Quy chế này.
2. Chuẩn bị các đề thi;
3. Điều hành và kiểm tra các kỳ thi;
4. Xử lý các vụ việc xảy ra trong các kỳ thi (nếu có);
5. Tổ chức chấm thi;
6. Tổng hợp kết quả của kỳ thi, báo cáo Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt.
23.1. Căn cứ biên bản của Hội đồng thi, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định công nhận trúng tuyển để cấp, đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên.
23.2. Thuyền viên dự thi đạt yêu cầu tất cả các môn thi theo quy định (Đạt điểm 5 trở lên trên thang điểm 10) thì được công nhận trúng tuyển kỳ thi và đủ điều kiện để tiến hành việc thực tập trên tàu theo quy định của bản Quy chế này.
23.3. Trường hợp thuyền viên chỉ có 1/2 số môn đạt yêu cầu thì kết quả các môn này sẽ được bảo lưu trong thời gian một năm.
24.1. Tất cả các giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cấp cho thuyền trưởng, máy trưởng, các sĩ quan hàng hải và thuyền viên khác và giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt chỉ có giá trị sử dụng trong 5 năm kể từ ngày cấp.
24.2. Khi hết hạn sử dụng, muốn được gia hạn (Xác nhận lại) hoặc đổi, xin cấp mới phải có đủ hai điều kiện sau:
24.2.1. Tuổi và sức khoẻ phù hợp với quy định tại khoản 6.1. Điều 6 của Quy chế này;
24.2.2. Đã đảm nhiệm chức danh phù hợp với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong vòng 5 năm hoặc đã tập sự 3 tháng trở lên theo chức danh của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn trên cùng loại tàu.
24.3. Người có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hết hạn sử dụng đã đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại mục 24.2.1 (Điều 24) nhưng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quy định tại mục 24.2.2. (Điều 24) muốn được cấp, xác nhận lại để sử dụng phải qua kỳ thi và đạt yêu cầu theo quy định của Quy chế này.
24.4. Trường hợp thuyền viên có sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật, gây hậu quả thì tuỳ theo mức độ vi phạm, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền tạm thu hoặc thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đã cấp cho thuyền viên đó.
24.5. Đối với thuyền viên nước ngoài muốn được làm việc trên tàu biểu treo cờ Việt Nam thì Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đã có để xét đổi sang Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn tương ứng của Việt Nam theo quy định của Công ước STCW 78/95.
BỐ TRÍ CHỨC DANH TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM
25.1. Chủ tàu là người chịu trách nhiệm bố trí thuyền viên cho tàu theo đúng quy định của Công ước STCW 78/95 và các quy định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam về định biên các thuyền bộ.
25.2. Đối với tài dưới 500 GT không tham gia vào hành trình gần bờ phải bố trí thuyền viên có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn phù hợp như đối với tàu từ 500 GT trở lên.
25.3. Việc bố trí định biên trên tàu biến Việt Nam phải được Cơ quan Đăng ký tàu biển và Thuyền viên có thẩm quyền ghi và xác nhận trong Sổ danh bạ thuyền viên.
25.4. Quy định về miễn trừ
Trường hợp đặc biệt khi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc trong trường hợp bất khả kháng thuyền trưởng, máy trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức danh của mình thì chủ tàu có thể bố trí đại phó, sĩ quan máy hai thay thế, nhưng chỉ để hoàn thành nốt chuyến đi để về đến Cảng Việt Nam đầu tiên.
Điều 27. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện Quy chế này.
1. Từ nay đến ngày 01/02/2002, các Bằng và Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Hàng hải được cấp theo quy định của Điều lệ ban hành theo các Quyết định 1240 QĐ/TCCB-LĐ ngày 10/07/1989 và 1299 QĐ/TCCB-LĐ ngày 29/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vẫn tiếp thục có giá trị theo quy định tại Quyết định số 1674 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/06/1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Sau ngày 01/02/2002, các Bằng và Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn nói tại Điểm 1 trên đây sẽ hết hiệu lực.
3. Những thuyền viên đã được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về cứu hoả, sơ cứu, cứu sinh theo Quyết định số 1601/TCCB-LĐ ngày 24/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nay đã hết hạn nhưng đã làm việc trên tàu tối thiểu 12 tháng được trở về cơ sở đào tạo cũ dể đổi thành Giấy chứng nhận huấn lượng cơ bản.
4. Căn cứ điều kiện thực tế để bảo đảm an toàn khai thác, hoạt động cho tàu, chủ tàu có thể tiếp tục bố trí chức danh sĩ quan điện và thợ điện cho tàu của mình.
5. Từ ngày 01/08/1998, thuyền viên sau khi đã được đào tạo, huấn luyện hoặc bồi dưỡng cập nhật thì được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo tiêu chuẩn của STCW 95.
TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CỦA CÁC KHOÁ HUẤN LUYỆN THEO YÊU CẦU CỦA BỘ LUẬT STCW 95
I. KHOÁ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT CỨU SINH
(Học viên: 20 người).
Số TT | Danh mục | Đơn vị tính | Số lượng |
01 | Phao bè 10 người | cái | 01 |
02 | Phao bè 20 người | cái | 01 |
03 | Cầu đỡ phao bè | cái | 01 |
04 | Giá đỡ xuồng CS | cái | 01 |
05 | Bộ Davit nâng hạ xuồng CS | cái | 01 |
06 | Xuồng CS (từ 15 - 20 chỗ ngồi) | cái | 01 |
07 | Phao áo CS | cái | 20 |
08 | Quần áo bơi giữ nhiệt |
| 01 |
09 | Thiết bị chống mất nhiệt | cái | 02 |
10 | Máy VTĐ xách tay dùng cho phương tiện CS | cái | 01 |
11 | Pháo hiệu, đuốc hiệu, pháo hiệu khói |
| 06 |
12 | EPIRB | cái | 01 |
13 | Dây cứu sinh dùng đưa người lên may bay | cái | 01 |
14 | Giỏ cứu sinh | cái | 01 |
15 | Thiết bị phóng dây | cái | 01 |
16 | Tivi-Đầu video & băng huấn luyện cứu sinh | bộ | 01 |
17 | Cần năng hạ phao bè tự thổi | cái | 02 |
18 | Cầu nhẩy | 01 | cao 2,5 hoặc 4,5m |
(Học viên: 20 người)
STT | Tên y cụ | Đơn vị | Số lượng |
1 | Bông hút nước | gói | 20 |
2 | Gạc các cỡ | m | 30 |
3 | Băng cuộn | cuộn | 50 |
4 | Băng dính cuộc | - | 2 |
5 | Băng dính cá nhân | - | 20 |
6 | Kim tiêm có mầu | cái | 2 |
7 | Kéo cắt băng | - | 2 |
8 | Bộ tiểu phẫu | bộ | 1 |
9 | Xoong 2 lít (tiêm) | cái | 1 |
10 | Nhiệt kế | - | 5 |
11 | Huyết áp | - | 5 |
12 | Khẩu trang | - | 5 |
13 | Găng phẫu thuật | đôi | 5 |
14 | Kim + chỉ khâu da | bộ | 2 |
15 | Bơm tiêm nhựa | cái | 50 |
16 | Thông đái nam | - | 2 |
17 | Bô đái nam | - | 2 |
18 | Túi chườm nóng | - | 2 |
19 | Băng tam giác vải 90 x 90 | - | 10 |
20 | Nẹp gãy xương các loại | bộ | 5 |
21 | Phông đèn chiếu | cái | 1 |
22 | Bảng phoóc-mi-ca | - | 1 |
23 | Bút xoá | - | 1 |
24 | Chậu | - | 2 |
| Xô | - | 2 |
| Khăn mặt | - | 2 |
25 | Khăn trải bàn | - | 3 |
26 | Bàn ghế phòng học đủ cho 30 học viên bố trí vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chỗ |
|
|
27 | Quạt và chiếu sáng phòng học |
|
|
28 | Các tranh ảnh phục vụ giảng dạy theo tiêu chuẩn STCW 95 |
|
|
29 | Giường cá nhân (0,9m) | chiếc | 01 |
30 | Chiếu trải giường | - | 2 |
31 | Gối | - | 2 |
32 | Garô cầm máu | bộ | 5 |
33 | Túi y tế cơ động | túi | 2 |
34 | Cáng Neil-Robertson (Hoặc cáng bóng đá) | cáng | 1 |
35 | Tủ thuốc và y cụ |
| 1 |
36 | Tủ tài liệu |
| 1 |
37 | Túi chườm lạnh | cái | 2 |
38 | Khay vuông, chữ nhật | - | 2 |
STT | Tên thuốc | Dạng thuốc | Hàm lượng | Số lượng |
1 | Aspirin | viên | 0,3 - 0,5 | 100 |
2 | Paracetamon | - | 0,3 - 0,5 | 100 |
3 | Cao sao vàng | hộp | 10 |
|
4 | Mocphin HCL | ống | 0.01 | 5 |
5 | Cồn xoa bóp | lọ | 5 |
|
6 | Promethzin | viên | 25mg | 30 |
7 | Ampixilin | - | 0,25 - 0,5g | 100 |
8 | Ampixilin | lọ | 1g | 10 |
9 | Nước cất | ống | 2ml | 20 |
10 | Gentamyxin | ống | 80mg | 20 |
11 | Bixep tol 480 | viên | 480mg | 50 |
12 | Tetraxiclin | - | 0,25g | 50 |
13 | Cloroquin | - | 0,25g | 50 |
14 | Diazepam | - | 5mg | 20 |
15 | Orezol | gói | 10 |
|
16 | Ntroglyxerin | viên | 0,5mg | 20 |
17 | Hypothiazid | viên | 25mg | 20 |
18 | Propranolol | - | 40mg | 20 |
19 | Cimetidine | - | 250mg | 50 |
20 | Kawet | - |
| 100 |
21 | Atropin Sunfat | ống | 1/4mg | 20 |
22 | Opizoic | viên | 400 |
|
23 | Klion | - | 0,25g | 50 |
24 | Codein | - | 0,01g | 100 |
25 | Panthenol | tuýp | 4,26% | 3 |
26 | Ôxy già | lọ | 12 thể tích | 20 |
27 | Cồn boric | - | 3% | 10 |
28 | Cloamfenicol | - | 4% | 10 |
29 | Sulgarin | - | 1% | 5 |
30 | Dentoxit | - |
| 5 |
31 | Cồn ASA |
|
|
|
32 | Mỡ Tetraxiclin | tuýp | 1% | 5 |
33 | Mỡ Flucinar | tuýp |
| 2 |
34 | DEP | lọ |
| 10 |
35 | Cồn 70 độ | - |
| 20 |
36 | Vitamin B1 | viên | 0,01 | 100 |
37 | Vitamin C | - | 0,1 | 100 |
38 | Vitamin B1 | ống | 0,025 | 20 |
39 | Vitamin C | - | 0,5 | 20 |
40 | Penixilin | viên | 1 000 000 | 20 |
(Học viên: 20-30)
Số TT | Nội dung |
A | Các vật tư theo yêu cầu trang thiết bị. |
1 | 1 căn nhà cho việc luyện tập lửa, khói có 4 phòng. |
2 | 1 trạm nạp khí nén bao gồm máy nén, thiết bị đo, đường ống hoàn chỉnh. |
3 | 1 phòng thao tác, sửa chữa các thiết bị cứu hoả, và 1 phòng treo quần áo. |
4 | 2 khay bằng tôn 7mm kích thước 1m x 1m x 0,3m. |
5 | 2 thùng bằng gạch chịu lửa có 3 mặt. |
6 | 2 đường ống nước cứu hoả đường kính j110mm, dài 140m mỗi ống có chỗ lắp 3 vòi rồng cứu hoả. |
7 | Thùng phi đựng dầu (1) gỗ, giẻ rách. |
8 | 6 người giả để luyện tập cứu người bị nạn trong lửa, khói. |
9 | 6 ống rồng cứu hoả (tiêu chuẩn) đường kính 70mm. |
10 | 3 ống rồng cứu hoả (tiêu chuẩn) đường kính 45mm. |
11 | 6 vòi phun nước cứu hoả gồm: |
| - 2 vòi phun tiêu chuẩn |
| - 2 vòi phun khuếch tán |
| - 2 vòi phun kiểu phản lực |
12 | 1 máy tạo bọt giãn nở cao (thấp nhất). |
13 | 2 đường ống nhánh để sử dụng bọt từ máy tạo bọt. |
14 | 2 tay mở van. |
15 | 6 bình cứu hoả bằng nước loại 9 lít |
16 | 6 bình cứu hoả bằng bọt loại 9 lít |
17 | 6 bình cứu hoả loại 5kg CO2 |
18 | 4 bình cứu hoả Halon 1211 loại 2,5kg |
19 | 10 bình bọt cứu hoả loại 10kg |
20 | 30 bộ quần áo bảo hộ mũ, găng, ủng chống nắng, áo mưa. |
21 | 25 bộ thiết bị báo kiệt sức để lắp cho các thiết bị tự thở (DSVs) |
22 | 1 máy tạo khói để luyện tập (dự toán) |
23 | Mặt nạ chống khói |
24 | Đặt một đường ống nước ngọt có vòi rửa, vòi tắm để phục vụ cho vệ sinh |
25 | 1 cáng thương bằng vải bạt |
26 | 1 tủ thuốc cấp cứu |
27 | 1 bộ cấp cứu bằng thở ôxy |
28 | 2 bộ quần áo chống cháy |
29 | 2 rừu cứu hoả |
30 | 2 đường dây an toàn có móc, mỗi đường 36m |
31 | 25 bộ thiết bị tự thở hoàn chỉnh |
32 | 1 bơm cứu hoả |
33 | 1 bộ TV + Video để học viên xem băng |
IV. KHOA HUẤN LUYỆN TRÊN MÔ PHỎNG RADAR VÀ ARPA
(Học viên: 06 người)
1. Mô phỏng RADAR với ít nhất hai buồng huấn luyện với các đặc tính:
- Có bộ phận điều khiển động cơ chính.
- Có khả năng mô phỏng ít nhất 10 mục tiêu.
- Màn ảnh RADAR đáp ứng theo yêu cầu nêu ở Nghị quyết A.574(14) và A.477(XI) của IMO.
2. Bàn thực hiện huấn luyện đồ giải, hải đồ, các trang thiết bị cần thiết.
3. Phòng học với máy chiếu v.v...
V. KHOÁ HUẤN LUYỆN GMDSS - CHỨNG CHỈ GOC, ROC
(Học viên: 06 người)
Số TT | Thiết bị | Số lượng |
1 | - Bộ thu phát MF/HF, HBDP, DSC hoàn chỉnh | - 01 bộ |
2 | - Bộ MF/HF trực thu trên tần số nguy hiểm | - 01 bộ |
3 | - Thiết bị báo hiệu EPIRB (406 MH2 hoặc 1.6 GH7) | - 01 bộ |
4 | - Thiết bị thu EGC | - 01 bộ |
5 | - Thiết bị thu NAVTEX | - 01 bộ |
6 | - Thiết bị thu phát trên kênh 70 | - 01 bộ |
7 | - Thiết bị thu trực canh 2182 KHz | - 01 bộ |
8 | - Thiết bị VHF cầm tay cùng với bộ nạp | - 01 bộ |
9 | - Thiết bị mô phỏng hoặc máy vi tính có thể mô phỏng hoạt động của IMMARSAT-A/B,IMMARSAT-C,DSC và NBDP | - 02 bộ |
10 | - Ắc quy và hộp nạp | - 01 bộ |
11 | - Các tài liệu vận hành: IMMARSAT A/B, IMMARSAT C, NBDP, gọi chọn số (DSC) | - 01 bộ |
VI. KHOÁ HUẤN LUYỆN AN TOÀN TÀU DẦU (CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)
(Học viên: 20 người)
Số TT | Thiết bị | Số lượng |
1 | - Phòng học với các trang thiết bị: máy chiếu, video và băng v.v... |
|
2 | - Thiết bị cấp cứu | - 01 bộ |
3 | - Thiết bị thở ôxy | - 01 bộ |
4 | - Bình bọt chữa cháy | - 05 bộ |
5 | - Bình khí CO2 chữa cháy | - 05 bộ |
6 | - Vòi chữa cháy bằng nước | - 01 bộ |
7 | - Bình chữa cháy bột | - 05 bộ |
8 | - Máy báo nồng độ ôxy cá nhân | - 02 bộ |
9 | - Máy báo nồng độ ôxy cá nhân | - 02 bộ |
10 | - Thiết bị chỉ báo khi cháy | - 02 bộ |
11 | - Các ống hấp thụ hoá học | - 05 bộ |
12 | - Thiết bị phát hiện khí độc hại | - 01 bộ |
13 | - Thiết bị đưa người ra khỏi két | - 01 bộ |
VII. KHOÁ HUẤN LUYỆN AN TOÀN TÀU KHÍ HOÁ LỎNG (CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)
(Học viên: 20 người)
Số TT | Thiết bị | Số lượng | |
1 | - Phòng học có đầy đủ thiết bị phục vụ giảng dạy: máy chiếu, video và băng, các hình ảnh về tầu chuyên chở khí hoá lỏng. |
| |
2 | - Quần áo an toàn. | - 01 bộ | |
3 | - Thiết bị bảo vệ. | - 01 bộ | |
4 | - Một bộ cấp cứu. | - 01 bộ | |
5 | - Một bộ thở ôxy. | - 01 bộ | |
6 | - Phin lọc chất độc hại dùng khi thoát nạn. | - 05 bộ | |
7 | - Bộ quần áo thở. | - 01 bộ | |
8 | - Ống phát hiện khí. | - 02 bộ | |
9 | - Thiết bị phát hiện khí để bàn. | - 02 bộ | |
10 | - Thiết bị phát hiện khí cháy để bàn. | - 02 bộ | |
11 | - Thiết bị đo nồng độ khí ôxy. | - 02 bộ | |
12 | - Một bộ quần áo chống cháy. | - 01 bộ | |
|
|
|
|
VIII. KHOÁ HUẤN LUYỆN AN TOÀN TÀU CHỞ HOÁ CHẤT (CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO)
(Học viên: 20 người)
Số TT | Thiết bị | Số lượng |
1 | - Phòng học có đầy đủ thiết bị phục vụ giảng dạy: máy chiếu, video và các hình vẽ và ảnh về tầu chuyên chở khí hoá chất. |
|
2 | - Quần áo an toàn. | - 01 bộ |
3 | - Thiết bị bảo vệ. | - 01 bộ |
4 | - Một bộ cấp cứu. | - 01 bộ |
5 | - Một bộ thở ôxy. | - 01 bộ |
6 | - Phin lọc chất độc hại dùng khi thoát nạn. | - 05 bộ |
7 | - Bộ quần áo thở. | - 01 bộ |
8 | - Ống phát hiện khí. | - 02 bộ |
9 | - Thiết bị phát hiện khí để bàn. | - 02 bộ |
10 | - Thiết bị phát hiện khí cháy để bàn. | - 02 bộ |
11 | - Thiết bị đo nồng độ khí ôxy. | - 02 bộ |
12 | - Một bộ quần áo chống cháy. | - 01 bộ |
13 | - Một phòng thí nghiệm để thực hành về phát hiện và xác định các loại hoá chất. |
|
- 1 Quyết định 66/2005/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tầu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 2 Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 5 Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014