ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2019/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 09 tháng 07 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về lập, cấp phát và thanh quyết toán tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 7 năm 2019.
Quyết định này thay thế Quyết định số 84/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc “Ban hành quy định mức thu, cấp bù, lập, cấp phát và thanh quyết toán thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LẬP, CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN TIỀN HỖ TRỢ SỬ DỤNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2019/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định này quy định cụ thể về đối tượng, mức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và trình tự lập, cấp phát, thanh quyết toán tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi công ích trên địa bàn Hà Nam
1. Tưới, tiêu.
a) Tưới, tiêu chủ động:
Tưới chủ động là: khi bơm nước hoặc mở cống, đập, nước chảy từ sau công trình đầu mối qua hệ thống kênh, được tháo trực tiếp vào mặt ruộng đủ theo yêu cầu sản xuất.
Tiêu chủ động là: khi công trình đầu mối vận hành, nước được chảy từ mặt ruộng ra công trình đầu mối, đến khi lớp nước còn lại ở mặt ruộng đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Số lần tưới, tiêu trong thời kỳ làm đất, sinh trưởng và phát triển của cây trồng đến khi thu hoạch đạt 2/3 số lần yêu cầu tưới, tiêu trở lên là tưới, tiêu chủ động.
b) Tưới, tiêu chủ động một phần:
Tưới, tiêu chủ động một phần là: công trình đầu mối cấp nước hoặc tiêu nước ở giai đoạn làm đất, phục vụ cây trồng sinh trưởng và phát triển đạt 1/3 số lần yêu cầu.
c) Tưới, tiêu tạo nguồn:
Tưới tạo nguồn là: khi công trình đầu mối hoạt động nhưng nước thấp hơn mặt ruộng, không tưới trực tiếp được mà công trình đầu mối chỉ đủ khả năng cấp nước để bơm, tát tiếp nước mới vào mặt ruộng.
Tiêu tạo nguồn là: nước không tháo được trực tiếp từ ruộng chảy ra công trình đầu mối mà phải bơm, tát nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
2. Tưới, tiêu tạo nguồn từ bậc 2 là: khi hệ thống công trình đầu mối lấy nước từ nguồn nước (sông Hồng, sông Đáy) tạo ra các vùng diện tích tưới, tiêu tạo nguồn thì vùng diện tích tạo nguồn này là tạo nguồn bậc 1, các hệ thống công trình làm nhiệm vụ chuyển nước tiếp từ tạo nguồn bậc 1 để tưới nhưng chỉ đạt được tạo nguồn để các trạm bơm phải bơm tiếp một lần nữa mới đạt đến chủ động thì phần diện tích tạo nguồn lần này là tạo nguồn bậc 2. Đơn vị nào làm nhiệm vụ chuyển nước tiếp từ tạo nguồn bậc 1 đến tạo nguồn bậc 2 trở lên thì được hưởng mức giá dịch vụ thủy lợi tăng thêm 20% mức giá tưới, tiêu chủ động.
Quy định về các vùng diện tích tưới tiêu tạo nguồn bậc 1, bậc 2 như sau:
Khu vực Duy Tiên, Kim Bảng: Phần diện tích tạo nguồn từ các hệ thống trạm bơm, cống, đập, lấy nước hoặc tiêu nước trực tiếp ra sông Đáy, sông Hồng là tưới tiêu tạo nguồn bậc 1; Phần diện tích tạo nguồn từ các hệ thống trạm bơm, cống, đập, lấy nước hoặc tiêu nước trực tiếp ra sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Châu Giang là tưới, tiêu tạo nguồn bậc 2.
Khu vực Nam Hà Nam (Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm): Phần diện tích tạo nguồn từ các hệ thống trạm bơm, cống, đập, lấy nước hoặc tiêu nước trực tiếp ra sông Đáy, sông Hồng là tưới tiêu tạo nguồn bậc 1; Phần diện tích tạo nguồn từ các hệ thống trạm bơm, cống, đập, lấy nước hoặc tiêu nước trực tiếp ra sông Châu Giang, sông Sắt, sông Kinh Thủy, sông Biên Hòa, sông Mỹ Đô là tưới tiêu tạo nguồn bậc 2.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL);
Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là đơn vị khai thác công trình thủy lợi) gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) khai thác công trình thủy lợi, doanh nghiệp có nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) có nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân có nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
4. Hộ dùng nước: là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
5. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa đơn vị khai thác công trình thủy lợi và tổ chức thủy lợi cơ sở là vị trí được xác định theo quy mô thủy lợi nội đồng
Quy mô thủy lợi nội đồng được xác định là công trình thủy lợi có diện tích phục vụ từ 25 ha trở xuống
Điều 4. Đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
1. Đối với diện tích được công trình thủy lợi tưới, tiêu
Hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 điều 11 nghị định 96/2018/NĐ-CP được hỗ trợ 100% tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi tính từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến công trình thủy lợi đầu mối.
Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 6 điều 11 nghị định 96/2018/NĐ-CP được hỗ trợ 100% tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo mức giá do UBND tỉnh quy định trên cơ sở khung giá tối đa của Bộ Tài chính
2. Các diện tích chưa có công trình thủy lợi phục vụ, nhân dân tự tưới, tiêu hoặc do các tổ chức không được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ tưới, tiêu thì không được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định này.
3. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thực hiện theo quy định của UBND tỉnh từng thời kỳ.
4. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trực tiếp cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
5. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi không thuộc đối tượng được hỗ trợ thì phải nộp tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho đơn vị khai thác công trình thủy lợi
6. Quy định về giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi vào mặt ruộng (thủy lợi nội đồng): Tổ chức thủy lợi cơ sở căn cứ đặc điểm hệ thống thủy lợi nội đồng, thông qua đại hội xã viên hoặc tập thể người dùng nước để thỏa thuận mức đóng góp sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nội đồng cho phù hợp trên nguyên tắc đa số, tính đúng, tính đủ và công khai để đảm bảo hoạt động.
1. Về lập dự toán.
Hàng năm (tháng 7, tháng 8 năm trước năm dự toán) các đơn vị khai thác công trình thủy lợi lập dự toán tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền.
a) Cơ sở lập dự toán: là diện tích được công trình thủy lợi tưới, tiêu (ha), khối lượng nước cung cấp (m3),
Xác định diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi căn cứ hệ thống công trình thủy lợi, vào bản đồ giải thửa, hình thức cấp nước, tưới nước, tiêu nước, hợp đồng cấp nước, tưới nước, tiêu nước giữa Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi với các Hộ dùng nước (bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước, giám đốc doanh nghiệp, giám đốc trạm trại thí nghiệm, hoặc ký trực tiếp với các hộ gia đình, cá nhân) phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã để lập bảng kê đối tượng và diện tích đất được tưới nước, tiêu nước được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.
Trường hợp hộ dùng nước được xác định là Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước, giám đốc doanh nghiệp, giám đốc trạm trại thí nghiệm, thì phải có bảng danh sách các hộ gia đình, diện tích đất của từng hộ gia đình kèm theo; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đối tượng được hỗ trợ cư trú chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát và xác nhận diện tích được hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận.
Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp, thẩm định diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các địa phương, đơn vị trình UBND tỉnh phê duyệt.
b) Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
2. Tổng hợp dự toán:
Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, thành phố tổng hợp dự toán của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi ngoài vùng, gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách cấp huyện, báo cáo Ủy ban Nhân Dân (UBND) cấp huyện kiểm tra, phê duyệt và gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
HTXDVNN trong vùng lập dự toán gửi Công ty KTCTTL. Công ty KTCTTL tổng hợp dự toán của các HTXDVNN trong vùng vào dự toán chung của Công ty, gửi Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài chính
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn kiểm tra, thẩm định diện tích, biện pháp công trình tưới, tiêu và tổng hợp dự toán của các công ty KTCTTL (đã bao gồm cả dự toán của các HTXDVNN trong vùng)
d) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán của các Công ty KTCTTL (đã được Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổng hợp), dự toán tổng hợp của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi ngoài vùng (do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề nghị), báo cáo UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
3. Giao dự toán: Căn cứ thông báo mức hỗ trợ kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của Chính phủ, Bộ Tài chính và dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh có quyết định giao dự toán cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
Thời gian giao dự toán: hoàn thành trước ngày 31/12 năm trước năm kế hoạch.
Điều 6. Quy định về đặt hàng, cấp phát thanh quyết toán cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi
1. UBND tỉnh thực hiện đặt hàng hàng năm với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi theo quy định sau:
a) Ủy quyền cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thực hiện ký kết hợp đồng đặt hàng với các Công ty KTCTTL hoặc có nhiệm vụ KTCTTL.
b) Giao UBND các huyện, thành phố ủy quyền cho phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (đối với các huyện), phòng Kinh tế (đối với thành phố Phủ Lý) thực hiện ký kết hợp đồng đặt hàng với các HTXDVNN ngoài vùng.
c) Trình tự đặt hàng:
Căn cứ quyết định phê duyệt dự toán của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) các huyện, thành phố ký kết hợp đồng đặt hàng với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi (đơn vị nhận đặt hàng) theo phân cấp, đúng trình tự theo Thông tư 178/2014/TT-BTC ngày 26/11/2014 của Bộ Tài chính và văn bản có liên quan
d) Thực hiện đặt hàng:
Căn cứ các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi chủ động tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký. Sau mỗi đợt, vụ tưới, tiêu phải tổ chức nghiệm thu, làm cơ sở cho thanh lý hợp đồng cuối năm.
đ) Chế độ báo cáo: Kết thúc năm, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi (đơn vị nhận đặt hàng) phải lập báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng đặt hàng. Cơ quan đặt hàng tổ chức kiểm tra việc thực hiện hợp đồng đặt hàng và lập biên bản thanh lý hợp đồng đặt hàng làm cơ sở cho việc thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ.
2. Quy định hợp đồng đặt hàng đối với các HTXDVNN trong vùng tưới, tiêu chuyển tiếp (phần trong vùng các Công ty quản lý)
Hàng năm, các Công ty KTCTTL phối hợp với HTXDVNN trong vùng cùng quản lý hệ thống, rà soát, thống nhất diện tích tưới, tiêu, biện pháp công trình để xác định những diện tích phải tưới, tiêu chuyển tiếp. Các Công ty KTCTTL ký kết hợp đồng phục vụ phần chuyển tiếp với các HTX trong vùng. Việc nghiệm thu kết quả tưới, tiêu của HTXDVNN trong vùng phải có chữ ký của hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn, xóm đại diện). Cuối mỗi vụ lấy biên bản nghiệm thu kết quả tưới, tiêu có xác nhận của UBND xã làm cơ sở cho nghiệm thu thanh quyết toán hợp đồng với Công ty KTCTTL.
3. Cấp phát kinh phí.
Sở Tài chính thanh toán kinh phí cho các Công ty KTCTTL, phòng Tài chính huyện, thành phố thanh toán kinh phí cho các HTXDVNN ngoài vùng khi nhận được đề nghị của đơn vị đặt hàng và thực hiện cấp phát thanh toán cho đơn vị nhận đặt hàng bằng lệnh chi tiền làm 2 đợt. Cụ thể như sau:
a) Đợt 1: Ngay sau khi hợp đồng đặt hàng được ký, cơ quan đặt hàng (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế thành phố Phủ Lý) đề nghị tạm ứng 60% kinh phí theo hợp đồng vào tháng 2 cho các đơn vị nhận đặt hàng (là các công ty KTCTTL, các HTXDVNN hoặc tổ chức có nhiệm vụ KTCTTL).
b) Đợt 2: Sau khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng đạt 60% giá trị hợp đồng, cơ quan đặt hàng đề nghị ứng tiếp 30% kinh phí theo hợp đồng vào tháng 7.
c) Số 10% còn lại sẽ được thanh toán sau khi hợp đồng được thanh lý. Trường hợp thiếu sẽ cấp bù vào kế hoạch năm sau.
d) Đối với các HTXDVNN trong vùng bơm chuyển tiếp, Công ty KTCTTL thực hiện tạm ứng và thanh toán cho các HTXDVNN theo hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên. Mức tạm ứng thanh toán theo tỷ lệ mà Công ty được ngân sách Nhà nước tạm ứng và thanh toán.
4. Quyết toán diện tích tưới, tiêu đất sản xuất nông nghiệp.
a) Đối với các Công ty KTCTTL, chứng từ quyết toán gồm: Hợp đồng tưới, tiêu nước, cấp nước giữa công ty KTCTTL và các HTXDVNN bơm chuyển tiếp; Biên bản nghiệm thu kết quả tưới, tiêu nước, cấp nước từng đợt, từng vụ; Thanh lý hợp đồng; các tài liệu khác có liên quan
b) Đối với các HTXDVNN trong vùng bơm chuyển tiếp, chứng từ quyết toán gồm: Biên bản nghiệm thu đợt tưới, tiêu nước, cấp nước có chữ ký trực tiếp của các hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn, xóm đại diện) và HTXDVNN; Hợp đồng và thanh lý hợp đồng tưới, tiêu, cấp nước giữa HTXDVNN và các hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn, xóm đại diện), UBND xã xác nhận; Biên bản nghiệm thu kết thúc vụ tưới, tiêu nước, cấp nước có chữ ký của HTXDVNN, các hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn, xóm đại diện), UBND xã xác nhận; các tài liệu khác có liên quan.
c) Đối với các HTXDVNN ngoài vùng, chứng từ quyết toán gồm: Hợp đồng và thanh lý hợp đồng tưới, tiêu, cấp nước giữa HTXDVNN và các hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn, xóm đại diện), UBND xã xác nhận; Biên bản nghiệm thu đợt tưới, tiêu, cấp nước có chữ ký trực tiếp của các hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn, xóm đại diện) và HTXDVNN; Biên bản nghiệm thu kết thúc vụ tưới, tiêu, cấp nước có chữ ký của HTXDVNN, các hộ dùng nước (hoặc trưởng thôn, xóm đại diện); UBND xã xác nhận; các tài liệu khác có liên quan.
5. Quyết toán diện tích tiêu thoát nước nông thôn và đô thị (trừ vùng nội thị)
Chứng từ quyết toán gồm: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu kết quả tiêu nước cả năm, biên bản thanh lý hợp đồng tiêu nước giữa đơn vị khai thác công trình thủy lợi và UBND cấp xã; nếu có nhiều đơn vị khai thác công trình thủy lợi cùng chung nhiệm vụ tiêu thoát nước thì phải có hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng tiêu thoát nước giữa các đơn vị, giữa các đơn vị và UBND cấp xã.
6. Phân cấp quyết toán:
a) UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm quyết toán với ngân sách tỉnh qua Sở Tài chính về kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các HTXDVNN ngoài vùng.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quyết toán với ngân sách tỉnh qua Sở Tài chính về kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các Công ty KTCTTL. Việc kiểm tra quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hàng năm được thực hiện trước để làm cơ sở kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm của các Công ty.
c) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), Công ty KTCTTL hoặc Xí nghiệp thủy nông kiểm tra quyết toán phần kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các HTXDVNN.
d) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm của các Công ty KTCTTL và trình UBND tỉnh phê duyệt.
e) Hàng năm UBND tỉnh quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi với ngân sách Trung ương qua Bộ Tài chính.
Ngoài các quy định trên, việc quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi phải tuân theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn Luật
Điều 7. Xử lý thừa, thiếu kinh phí hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Việc xử lý thừa, thiếu kinh phí hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thực hiện theo điều 18 nghị định 96/2018/NĐ-CP .
Điều 8. Quy định kinh phí dành cho bảo trì công trình thủy lợi.
Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi dành ít nhất 18% tổng chi phí sản xuất kinh doanh từ sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ thủy lợi trong 1 năm để bảo trì công trình.
Điều 9. Mức thu tiền tạo nguồn của các Công ty Khai thác công trình thủy lợi.
Mức thu tiền tạo nguồn của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ với Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam theo thỏa thuận giữa 2 bên.
Mức thu tiền tạo nguồn của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà với Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, đơn vị có liên quan kiểm tra diện tích tưới tiêu của các công ty KTCTTL, các HTXDVNN; hướng dẫn các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trong việc xác định diện tích tưới, tiêu, biện pháp công trình.
2. Kiểm tra việc thực hiện chế độ sửa chữa tài sản cố định ở cả 2 hạng mục: sửa chữa lớn (định kỳ) và sửa chữa thường xuyên của các Công ty KTCTTL, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ khai thác công trình thủy lợi. Kiểm tra việc sửa chữa công trình thủy lợi bằng nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và nguồn vốn khác của các HTXDVNN, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
3. Hướng dẫn và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi đảm bảo công tác vận hành công trình, điều hành tưới, tiêu hiệu quả, tiết kiệm nước, điện.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi thủ tục lập dự toán, hợp đồng, tạm ứng, thanh lý, cấp phát, thanh quyết toán và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định hiện hành.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. UBND huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, triển khai quy định này tới các xã, phường, thị trấn, các HTXDVNN, hộ dùng nước; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người hưởng lợi về nước trên địa bàn huyện, thành phố
2. Chỉ đạo các HTXDVNN rà soát, xác định diện tích và mức độ phục vụ; xác nhận diện tích, đối tượng được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định.
3. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc sửa chữa công trình thủy lợi của các HTXDVNN theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Kiểm tra, xác nhận diện tích, đối tượng được hỗ trợ tiền sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định. Ký kết hợp đồng tiêu thoát nước nông thôn và đô thị (trừ vùng nội thị) với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
2. Chỉ đạo các HTXDVNN tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kịp thời;
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các HTXDVNN trong việc tu sửa công trình thủy lợi do HTXDVNN quản lý
Điều 14. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Rà soát diện tích và mức độ phục vụ để tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế với các hộ dùng nước ngay từ đầu vụ. Nghiệm thu các diện tích đã được tưới, tiêu, thanh lý hợp đồng cuối vụ theo quy định đã ban hành.
2. Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tưới, tiêu với các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên địa bàn được giao quản lý.
3. Chịu trách nhiệm về độ chính xác của diện tích, hình thức tưới, tiêu theo cơ cấu cây trồng trên địa bàn quản lý. Báo cáo chất lượng dịch vụ theo các nội dung hợp đồng đã ký kết.
4. Cung cấp đầy đủ, kịp thời đúng tiến độ về dịch vụ tưới nước và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tiêu nước phục vụ dân sinh đồng thời thực hiện triệt để chính sách tiết kiệm nước.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính) để xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về mức giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 257/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 1767/QĐ-UBND năm 2018 quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4 Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
- 5 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 7 Luật Thủy lợi 2017
- 8 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Thông tư 178/2014/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch, đối với đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về mức giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 257/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 1767/QĐ-UBND năm 2018 quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị