Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1411/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 29 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ ĐỊNH MỨC VÀ MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016;

Căn cứ Quyết định số 75/QĐ-UBDT ngày 29/02/2016 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Liên bộ Ủy ban Dân tộc-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Bộ Tài chính-Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 16/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế động tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 20/02/2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1116/TTr-SNN ngày 14/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời một số định mức và mức hỗ trợ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện liên quan tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện có những vấn đề gì chưa phù hợp hoặc có phát sinh mới về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, thiết bị, máy móc và định mức kinh tế kỹ thuật, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- PVP NN;
- Lưu: VT, K1, K10

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

MỘT SỐ ĐỊNH MỨC VÀ MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc hỗ trợ

Thực hiện theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công

1. Nội dung thực hiện.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân giúp nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai có hiệu quả;

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến.

2. Mức hỗ trợ

2.1. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

a) Chi phí tổ chức lớp học

- Thuê hội trường, trang thiết bị, mua văn phòng phẩm, vật tư thực hành (nếu có)... phục vụ lớp học chi theo thực tế tại thời điểm tổ chức lớp học và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

- In tài liệu đào tạo, tập huấn: Chi theo thực tế tại thời điểm in ấn tài liệu và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

- Chi phí quản lý, điều hành lớp học (nếu có): Tối đa không quá 5% giá trị dự toán.

b) Chi trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia và hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật

- Giảng viên, báo cáo viên 400.000 đồng/người/ngày;

- Hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 50.000 đồng/người/giờ.

c) Chi cho học viên

- Hỗ trợ tiền nước uống cho học viên trong thời gian tập huấn 15.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền ăn cho học viên trong thời gian tập huấn: 70.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho học viên: thanh toán theo hóa đơn hợp pháp nhưng không vượt quá 100.000 đồng/ngày/người;

- Hỗ trợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học.

2.2. Chi tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến tại các địa phương trên địa bàn tỉnh

- Hỗ trợ tiền ăn, nước uống trong thời gian tham quan, học tập tối đa không quá 85.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ (nếu nghỉ qua đêm): 100.000 đồng/người/đêm.

- Hỗ trợ tiền thuê tàu, xe đi và về theo hóa đơn thực tế.

Điều 3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản và vật tư thiết yếu có giá trị kinh tế nằm trong danh mục được phép sản xuất và kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phù hợp với quy hoạch, đề án tái cơ cấu ngành và điều kiện của địa phương

1. Nội dung thực hiện

- Hỗ trợ giống cây trồng và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo định mức kỹ thuật áp dụng cho từng loại giống cây trồng;

- Hỗ trợ giống vật nuôi, giống thủy sản và thuốc thú y theo quy định của thú y;

- Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.

2. Mức hỗ trợ

- Tùy vào nội dung đã đăng ký tham gia trong dự án phát triển sản xuất, đối tượng tham gia được hỗ trợ 100% chi phí để mua giống cây trồng và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo định mức kỹ thuật áp dụng cho từng loại giống cây trồng hoặc giống vật nuôi và thuốc thú y theo quy định của thú y; Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ. Trường hợp giống vật nuôi có giá trị cao hơn mức hỗ trợ tối đa thì có thể lồng ghép từ các nguồn vốn khác như: vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quyết định hiện hành đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn; vốn tự có; vốn huy động từ các nguồn khác để hỗ trợ người dân bổ sung phần giá trị còn lại. Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế của địa phương có thể xây dựng dự án theo hình thức hỗ trợ quay vòng nhưng phải đảm bảo đúng định mức quy định.

- Hỗ trợ một lần với mức 1,5 triệu đồng/hộ để cải tạo ao nuôi thủy sản có diện tích ao từ 100 m2 trở lên;

- Hỗ trợ một lần với mức 02 triệu đồng/hộ để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

3. Không áp dụng nội dung hỗ trợ này đối với các đối tượng đã được thụ hưởng theo quy định tại Khoản 3 và 4, Điều 1, Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc sửa đổi, bổ sung một số định mức hỗ trợ phát triển sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng kinh phí thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ từ năm 2014 trở đi tại 3 huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh.

Điều 4. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến

1. Nội dung thực hiện

Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất; hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập nhân rộng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả.

2. Mức hỗ trợ

Áp dụng theo Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.

Điều 5. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch

1. Nội dung thực hiện

Hỗ trợ chi phí mua máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất và phục vụ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Máy móc, thiết bị đầu tư phải thực sự cần thiết, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và phải nằm trong danh mục chủng loại máy móc, thiết bị quy định tại Thông tư số 08/2014/TT- BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; ưu tiên hỗ trợ những trang thiết bị, máy, công cụ sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và đang có nhu cầu cao của địa phương.

2. Mức hỗ trợ

- Đối với hộ: Tùy vào nội dung đã đăng ký tham gia trong dự án phát triển sản xuất, đối tượng tham gia được hỗ trợ 100% chi phí để mua thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; Mức hỗ trợ tối đa không quá 7 triệu đồng/hộ;

- Đối với nhóm hộ: Hỗ trợ 100% chi phí để mua thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch dùng chung theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng không vượt quá nguồn vốn của chương trình cấp cho xã, thôn theo định mức hàng năm và định mức hỗ trợ tối đa không quá 7 triệu đồng/hộ. Trường hợp chi phí mua thiết bị, máy móc vượt định mức vốn được cấp thì phần chi phí còn lại do nhóm hộ đóng góp; mức đóng góp và tỉ lệ đóng góp giữa các đối tượng trong nhóm hộ do nhóm tự bàn bạc và quyết định. Quy trình hỗ trợ mua sắm và quản lý sử dụng máy, thiết bị cho nhóm hộ thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản số 120/KTHT-HTTT ngày 16/3/2009 của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cấp xã, huyện tham gia chỉ đạo, quản lý dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

1. Nội dung thực hiện

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư về dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm; giúp hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ, kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và vận dụng vào kế hoạch sản xuất của hộ, nhóm hộ đã được xác định để phát triển sản xuất trên địa bàn xã.

2. Mức hỗ trợ: áp dụng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 16/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào đạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định tạm thời chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

Điều 7. Xây dựng, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 8. Phân bổ và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ

1. Nguồn vốn hỗ trợ:

Vốn để thực hiện các nội dung trên phải được lồng ghép từ các nguồn vốn: vốn Chương trình 135, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, vốn tự có, vốn huy động từ các nguồn khác để tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả.

2. Tổng hợp, phân bổ, quản lý nguồn vốn:

Việc lập, phân bổ, quyết định giao dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí Chương trình 135 thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

3. Sử dụng nguồn vốn

- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ phát triển sản xuất được sử dụng chi cho các nội dung hỗ trợ tại các Điều 2, 3, 4, 5 và 6 của Quy định này;

- Kinh phí quản lý Chương trình 135 ở các cấp địa phương được đảm bảo từ NSĐP và các nguồn vốn hợp pháp khác dùng để hỗ trợ chi cho các hoạt động: kiểm tra giám sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình 135, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của huyện, tỉnh và Trung ương; thiết bị văn phòng cho các hoạt động của cơ quan thường trực. Mức kinh phí quản lý đảm bảo từ NSĐP hàng năm;

- Đối với các loại giống cây trồng, vật nuôi; vật tư; công cụ, máy móc, thiết bị; dịch vụ... mua của các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh để hỗ trợ phát triển sản xuất thì cần phải có hóa đơn tài chính (hóa đơn đỏ). Trường hợp mua bán giữa các hộ dân với nhau không có hóa đơn tài chính thì phải có giấy biên nhận, mua bán và giá cả phải phù hợp mặt bằng giá cả chung trên địa bàn cùng thời điểm và phải được trưởng thôn và UBND xã xác nhận;

- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình 135 từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước.

Điều 9.Tổ chức thực hiện

Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 10. Các quy định khác thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Liên bộ Ủy ban Dân tộc- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Tài chính- Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn./.

 

PHỤ LỤC

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT MỘT SỐ LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN VÀ VẬT TƯ THIẾT YẾU THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

1. Trồng trọt

1.1. Trồng rừng (Keo lai, Bạch đàn)

nh cho 01ha trồng mới

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

1.1

Trồng rừng theo mật độ 1.600 cây/ha

1

Giống

cây

1.600

2

Trồng dặm (10%)

cây

160

3

Phân vi sinh

kg

320

1.2

Trồng rừng theo mật độ 2.000 cây/ha

1

Giống

cây

2.000

2

Trồng dặm (10%)

cây

200

3

Phân vi sinh

kg

440

1.2. Trồng mây dưới tán rừng

Tính cho 01ha trồng mới

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

cây

3.300

02

Phân hữu cơ

kg

1.000

03

Ure

kg

600

04

Lân

kg

1.300

05

Kali

kg

220

06

Thuốc xử lý đất

kg

20

1.3. Trồng nấm rơm bằng nguyên liệu rơm phun

Tính cho 1 tấn nquyên liệu rơm

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Nguyên liệu rơm

tấn

01

02

Meo giống

kg

15

03

Vôi

kg

07

04

Khuôn gỗ làm mô

kg

03

1.4. Kỹ thuật trồng chuối

Tính cho 1 ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

cây

2.035

02

Vôi

kg

925

03

Phân chuồng

kg

20.000

04

Ure

kg

555

05

Lân

kg

1.850

06

Kali

kg

1.850

07

NPK

kg

185

1.5. Kỹ thuật sản xuất lúa lai

Tính cho 1ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

kg

40-50

02

Phân chuồng

kg

8.000-10.000

03

Vôi

kg

400-500

04

Ure

kg

220-240

05

Lân

kg

200-300

06

Kali

kg

120-140

07

NPK (20-20-15)

kg

100

08

Thuốc cỏ

lít

2

09

Thuốc BVTV

lít

3

10

Phân bón lá

lít

2

1.6. Kỹ thuật sản xuất lúa thuần

nh cho 1ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

kg

100-120

02

Phân chuồng

kg

8.000-10.000

03

Vôi

kg

400-500

04

Ure

kg

200-220

05

Lân

kg

180-200

06

Kali

kg

100-120

07

NPK (20-20-15)

kg

100

08

Thuốc cỏ

lít

1

09

Thuốc BVTV

lít

4

10

Phân bón lá

lít

2

1.7. Kỹ thuật thâm canh giống nếp ngự

nh cho 1ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số Iượng

01

Giống

kg

120

02

Phân chuồng

kg

10.000

03

Vôi

kg

500

04

NPK (20-14-8-TE)

kg

320

05

NPK (20-0-20-TE)

kg

160

06

Thuốc cỏ

lít

1

07

Thuốc BVTV

lít

4

08

Phân bón lá

lít

2

1.8. Trồng thâm canh ngô lai giống mới

Tính cho 1 ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

kg

20

02

Phân chuồng

kg

10.000

03

Ure

kg

400

04

Lân

kg

600

05

Kali

kg

200

06

Thuốc BVTV

lít

04

07

Thuốc xử lý đất

kg

20

1.9. Kỹ thuật trồng lạc thâm canh

Tính cho 1 ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống lạc vỏ

kg

200-220

02

Phân chuồng

kg

8.000-10.000

03

Vôi

kg

400-500

04

Đạm Ure

kg

80-100

05

Lân

kg

500-600

06

Kali

kg

160-200

07

Thuốc cỏ

lít

1

08

Thuốc BVTV

lít

4

09

Phân bón lá

lít

2

1.10. Kỹ thuật trồng sắn thâm canh

nh cho 1 ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

02

Giống sắn

hom

14.000-16.000

03

Phân chuồng

kg

10.000

05

Ure

kg

300

06

Lân

kg

500

07

Kali

kg

300

08

Hợp trí Super Humic

kg

10

09

Thuốc BVTV

lít

1

10

Hydrophos

lít

5

1.11. Kỹ thuật thâm canh cây mè

Tính cho 1ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

kg

5

02

Phân chuồng

kg

10.000

03

Vôi

kg

500

04

Ure

kg

140

05

Lân

kg

500

06

Kali

kg

120

1.12. Kỹ thuật trồng đậu xanh/đậu đen

Tính cho 1ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống đậu xanh/đậu đen

kg

15-18/18-20

02

Phân chuồng

kg

10.000

03

Vôi

kg

500

04

Ure

kg

140

05

Lân

kg

300

06

Kali

kg

120

1.13. Kỹ thuật trồng một số giống cỏ chất lượng cao

Tính cho 1ha

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống cỏ Mulato

 

Hạt giống

kg hạt

10-12

 

Hom giống (25-30cm)

kg

4.000-4.500

 

Phân chuồng

kg

10.000-20.000

 

Supe Lân

kg

500-650

 

Kali clorua

kg

150-200

 

Đạm ure

kg

350-450

 

Vôi bột

kg

1.000

02

Giống cỏ VA06

 

Hom giống (30-40cm)

kg

8.000

 

Phân chuồng

kg

15.000-30.000

 

Supe Lân

kg

300-400

 

Sunfat Kali

kg

50-200

 

Đạm ure

kg

400-500

03

Giống cỏ STYLO

 

Hạt giống

kg

10

 

Phân chuồng

kg

10.000-15.000

 

Supe Lân

kg

300-350

 

Kali clorua

kg

100-150

 

Ure

kg

50

 

Vôi

kg

500-1.000

04

Giống cỏ GHINE

 

Hạt giống

kg

5-6

 

Khóm giống

kg

5.000-6.000

 

Phân chuồng

kg

10.000-15.000

 

Supe Lân

kg

200-250

 

Sunfat Kali

kg

150-200

 

Sunfat Đạm

kg

200-300

Ghi chú: Phân chuồng có thể thay thế bằng phân vi sinh với tỉ lệ: 1kg phân vi sinh = 10kg phân chuồng.

2. Chăn nuôi

Tiêu chuẩn kỹ thuật con giống và định mức thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đối với từng loại con giống được hỗ trợ: Áp dụng theo Quyết định số 54/QĐ/BNN-KHCN ngày 09/01/2014 Ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật tạm thời áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực Chăn nuôi và Quyết định số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 Ban hành định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình khuyến ngư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.