Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 1413/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 26 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 174/TTr-SNNPTNT ngày 20/6/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012 - 2020, với các nội dung sau:

I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT (có Phụ lục chi tiết kèm theo).

1. Đất có rừng: 5.688,15ha, trong đó:

- Rừng trồng trang:

794,20ha;

- Rừng trồng bần:

1.107,56ha;

- Rừng hỗn giao:

3.682,43ha;

- Rừng trồng phi lao:

103,96ha.

2. Đất chưa có rừng: 4.903,95ha, gồm:

- Đất bãi triều:

3.709,85ha;

- Đất bãi cát:

599,00ha;

- Đất hành lang bảo vệ đê biển:

595,10ha.

II. MỤC TIÊU:

- Nâng cao độ che phủ của rừng vùng ven biển lên 4,3% so với diện tích tự nhiên vào năm 2020;

- Phát triển hệ thống rừng ven biển có kết cấu nhiều tầng, nhằm hạn chế tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, phát huy vai trò chắn sóng, chắn gió, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ đê biển, các cơ sở sản xuất nông, công nghiệp và các công trình xây dựng ven biển, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, lập lại cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm nước ven bờ; tăng nhanh tốc độ lắng đọng phù sa, mở rộng diện tích bãi bồi tạo tiền đề quai đê lấn biển để tăng diện tích canh tác nông nghiệp và khu dân cư;

- Đảm bảo trong hành lang bảo vệ đê biển, đê sông có điều kiện về quỹ đất trồng đều được ưu tiên trồng rừng phòng hộ bảo vệ đê với các loài cây thích hợp;

- Tạo cảnh quan môi trường vùng nội đồng xanh, sạch đẹp, góp phần điều hòa không khí để môi trường sống trong lành;

- Góp phần tăng giá trị sản phẩm ngành nông - lâm - ngư nghiệp thông qua các hoạt động trồng và bảo vệ rừng; tạo môi trường thuận lợi cho các loài sinh vật biển phát triển, tăng nguồn lợi thủy sản ven bờ.

III. NHIỆM VỤ

- Bảo vệ rừng: 7.309,1ha.

- Trồng mới rừng: 1.851,83ha.

- Trồng bổ sung rừng: 790ha.

- Trồng cây phân tán nội đồng: 100ha.

- Trồng tre chắn sóng ven đê sông tổng chiều dài 23.650m (tương đương 70.000 khóm tre).

- Trồng Phi lao bảo vệ đê biển phía nội đồng: 114,27ha.

IV. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020

Tổng hợp vốn đầu tư: 95.382 triệu đồng, trong đó:

- Hạng mục lâm sinh: 82.784 triệu đồng;

- Hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh: 760 triệu đồng;

- Hạng mục khuyến lâm: 4.139 triệu đồng;

- Hạng mục quản lý dự án: 7.699 triệu đồng.

V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

- Dự án bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012 - 2020.

- Dự án phát triển trồng cây phân tán nội đồng: 2012 - 2020.

- Dự án xây dựng cơ bản, hệ thống thông tin trong quản lý lâm nghiệp.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về tổ chức quản lý

1.1. Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ dự án tổ chức lập dự án bảo vệ và phát triển rừng quy mô cả tỉnh theo các giai đoạn khác nhau;

1.2. Cấp huyện: Hạt Kiểm lâm phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố có đất lâm nghiệp chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng năm tại các xã có đất lâm nghiệp;

1.3. Cấp xã: Cán bộ lâm nghiệp các xã được Ban quản lý huy động vào việc chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc thực hiện các hợp đồng đã ký kết trên địa bàn xã.

2. Về khoa học và công nghệ

2.1. Tuyển chọn, nhập nội, lai tạo và nhân nhanh cây giống tốt, có chiều cao lớn, mọc nhanh, đa dạng, có tác dụng phòng hộ cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương;

2.2. Xây dựng các khu rừng giống chuyển hóa và vườn ươm giống chất lượng cao, áp dụng công nghệ sinh học vào tạo, nhân giống;

2.3. Thực hiện chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người lao động bằng các hình thức mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng các mô hình nông - lâm - ngư kết hợp;

2.4. Chú trọng các loài cây bản địa và trồng hỗn loài để tạo nên rừng nhiều tầng nhằm nâng cao năng lực phòng hộ;

2.5. Nghiên cứu quy trình trồng rừng phù hợp đảm bảo tỷ lệ thành rừng cao;

2.6. Nghiên cứu xây dựng định mức trồng rừng ngập mặn ven biển phù hợp yêu cầu thực tế.

3. Giáo dục đào tạo và khuyến lâm

3.1. Liên kết với các trung tâm, đơn vị nghiên cứu để tăng cường các hoạt động đào tạo lực lượng cán bộ tại chỗ, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người lao động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, giúp nhân dân tiếp cận và ứng dụng được những phương pháp tiên tiến.

3.2. Công tác khuyến lâm: Củng cố hệ thống khuyến lâm ở các cấp để làm tốt công tác hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, giúp người dân bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả cao.

4. Giải pháp vận dụng hệ thống chính sách

4.1. Chính sách đất đai:

- Phải ưu tiên quỹ đất tốt nhất vùng bãi bồi để trồng rừng;

- Thu hồi diện tích đầm nuôi trồng thủy hải sản nằm cạnh đê biển để cải tạo mặt bằng tái trồng rừng nhằm khép kín đai rừng.

4.2. Chính sách đầu tư và tín dụng:

- Ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư cho việc, trồng và bảo vệ rừng, cấp phát vốn theo đúng tiến độ;

- Tăng suất đầu tư chú ý phần chi phí nhân công để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm người dân tham gia trồng rừng.

4.3. Chính sách xã hội:

- Xã hội hóa, động viên mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng và phát triển bảo vệ rừng, tận dụng lao động tại chỗ, ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương;

- Tăng cường kiến thức hiểu biết về bảo vệ tài nguyên rừng ven biển Thái Bình nói riêng cho mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của rừng;

- Tổ chức các lớp truyền thông về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế cộng đồng trong vùng.

5. Vốn đầu tư

- Hệ thống rừng tại tỉnh Thái Bình chủ yếu là rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nguồn vốn chủ yếu để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng từ ngân sách nhà nước.

- Vốn ODA và vốn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án cụ thể.

6. Phát triển nguồn nhân lực

- Hộ gia đình: Bao gồm các hộ cán bộ, nông dân sống trong vùng ven biển, và nội đồng đây là lực lượng trực tiếp trồng và bảo vệ rừng;

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và Hạt Kiểm lâm làm nhiệm vụ tư vấn kỹ thuật;

- Lực lượng kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra giám sát đảm bảo thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn;

- Lực lượng khuyến lâm: Củng cố hệ thống khuyến lâm ở các cấp để làm tốt công tác hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới.

7. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

- Chính quyền địa phương các cấp tăng cường quản lý về mọi mặt, chỉ đạo các ngành hỗ trợ cho dự án;

- Ngành Nông nghiệp là cơ quan chủ quản phối hợp với ngành Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư bố trí và cung ứng vốn kịp thời cho dự án;

- Ngành Thủy sản cần phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, tuyên truyền ngư dân có ý thức bảo vệ rừng ven biển khi thực hiện các hoạt động sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản;

- Ngành Thủy lợi xác định hành lang thoát lũ và những nơi có nhu cầu phòng hộ cao cần được ưu tiên đầu tư, coi khôi phục và phát triển rừng ngập mặn là một trong những hạng mục tu bổ đê để từ đó có thể hỗ trợ vốn;

- Ngành Du lịch cần tuyên truyền cho du khách có ý thức giữ vệ sinh môi trường, hỗ trợ vốn để phát triển rừng ngập mặn, tạo cảnh quan đẹp, tạo môi trường du lịch sinh thái thêm hấp dẫn;

- Công an, Kiểm lâm phối hợp xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng;

- Tăng cường hợp tác quốc tế về đầu tư vốn, về đào tạo nguồn nhân lực và trao đổi các thông tin về phát triển lâm nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh trong triển khai thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 - 2020; kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện quy hoạch; báo cáo tiến độ thực hiện quy hoạch hàng năm, cụ thể tình hình thực hiện những mặt được và chưa được, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục cho năm kế hoạch tiếp theo của kỳ quy hoạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu VT, NN, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Sinh

 

PHỤ LỤC

HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
(Kèm theo Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh)

STT

Hạng mục

Tổng toàn tỉnh

Phân theo huyện và theo loại rừng (ha)

(ha)

Tiền Hải

Thái Thụy

Tổng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Tổng

Rừng phòng hộ

I

Đất có rừng

5.688,15

2.314,83

1.450,16

864,67

3.373,32

3.373,32

1

Rừng trồng trang

794,20

403,20

301,20

102,00

391,00

391,00

2

Rừng trồng bần

1.107,56

261,04

157,44

103,60

846,52

846,52

3

Rừng hỗn giao

3.682,43

1.554,43

929,36

625,07

2.128,00

2.128,00

4

Rừng trồng phi lao

103,96

96,16

62,16

34,00

7,80

7,80

II

Đất chưa có rừng

4.903,95

2.707,24

2.133,24

574,00

2.196,81

2.196,81

1

Đất bãi triều

3,709,85

1.663,84

1.503,84

160,00

2.046,01

2.046,01

2

Đất bãi cát

599,00

599,00

291,00

308,00

0,00

 

3

Đất hành lang bảo vệ đê biển

595,10

444,40

338,40

106,00

150,80

150,80

 

Tổng Cộng

10.592,10

5.022,07

3.583,40

1.438,67

5.570,13

5.570,13