Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1446/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm;

Căn cứ Công văn số 862/BYT-UBQG50 ngày 18/02/2016 của Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2016;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 437/TTr-SYT ngày 23/3/2016 về việc Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2016.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn theo kế hoạch được phê duyệt; chỉ đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, có liên quan nghiên cứu bố trí nguồn kinh phí theo quy định để thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn sử dụng và thanh quyết toán kinh phí của các đơn vị đảm bảo đúng quy định hiện hành.

3. Các sở, ban, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với ngành y tế tổ chức, triển khai thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn theo kế hoạch.

4. Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2016 là cơ sở để ngành Y tế phối hợp với các các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai theo hướng dẫn của Bộ Y tế đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- TTr Tỉnh ủy, HĐND (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT (để b/c);
- Lưu: VT, VXsln.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1446/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Thực hiện Công văn số 862/BYT-UBQG50 ngày 18/02/2016 của Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2016.

Căn cứ kết quả phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 và thực trạng tình hình, diễn biến của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2016, gồm các nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng, trong đó phải kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về tác hại, hậu quả và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS. Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lây truyền của HIV và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe người bệnh AIDS. Kết hợp chặt chẽ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Yêu cầu:

Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân; 90% người nhiễm HIV đủ điều kiện điều trị theo hướng dẫn điều trị quốc gia được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV với tải lượng vi rút dưới ngưỡng lây truyền); khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.1. Yêu cầu cụ thể

2.1. 80% số người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm.

2.2. 80% số người gái mại dâm tiếp cận chương trình bao cao su.

2.3. 60% số người quan hệ tình dục đồng giới tiếp cận với chương trình bao cao su.

2.4. 70% người nghiện chích ma túy điều trị Methadone.

2.5. 100% số huyện triển khai giám sát trọng điểm HIV và giám sát phát hiện trường hợp nhiễm HIV theo đúng hướng dẫn về xét nghiệm huyết thanh học HIV tại Quyết định số 1098/QĐ-BYT ngày 4/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.6. 85% số bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1, sau 12 tháng.

2.7. 90% số bệnh nhân đạt ngưỡng ức chế tải lượng vi rút HIV sau 12 tháng điều trị ARV (ức chế thành công tải lượng vi rút HIV).

2.8. Tỷ lệ trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được chẩn đoán sớm nhiễm HIV có kết quả dương tính dưới 3%.

2.9. 100% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV.

2.10. 90% số bệnh nhân mới đăng kí được dự phòng bằng CTX.

2.11. 90% số người nhiễm HIV mới đăng ký điều trị được dự phòng mắc lao bằng INH.

2.12. 90% số bệnh nhân HIV mắc lao được điều trị bằng ARV.

2.13. 40% số người nhiễm HIV được tiếp cận với dịch vụ y tế thanh toán qua Bảo hiểm y tế.

2.2. Yêu cầu một số chỉ tiêu cơ bản năm 2016

- Số người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm: 5,500.

- Số gái mại dâm tiếp cận chương trình bao cao su: trên 2,000.

- Người nghiện chích ma túy điều trị Methadone: 5,300.

- Số người nguy cơ cao được tiếp cận: 22,942.

- Số người nguy cơ cao được xét nghiệm: 20,609.

- Tổng số người nhiễm HIV đưa vào điều trị (50%): 2,382, trong đó:

+ Số người nhiễm HIV phát hiện mới vào điều trị: 1,792.

+ Số người nhiễm HIV cũ đưa vào điều trị (50%): 590.

- Số người được đo tải lượng vi rút: 2,144.

- Số phụ nữ mang thai xét nghiệm dự phòng lây truyền mẹ con: 33,000.

- Tổng số Cơ sở điều trị Methadone mới được thành lập: 08.

- Tổng số Điểm cấp phát thuốc Methadone mới được thành lập: 35.

- Lũy tích bệnh nhân điều trị Methadone đến hết năm 2016: 5,300.

- Thành lập 15 phòng xét nghiệm khẳng định HIV thuộc 15 huyện, thị.

- Tổng số phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS được thành lập mới tại các bệnh viện: 17.

(Phụ lục 1: Chỉ tiêu thực hiện tại các địa phương năm 2016).

II. Nội dung và giải pháp thực hiện

1. Hoạt động 1: Dự phòng và can thiệp giảm tác hại

1.1. Mục tiêu chung: Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 15%, nhóm người bán dâm dưới 5% và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới dưới 10%.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1: 80% tỷ lệ người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm.

- Mục tiêu 2: 80% tỷ lệ gái mại dâm tiếp cận với chương trình bao cao su.

- Mục tiêu 3: 60% tỷ lệ người quan hệ tình dục đồng giới tiếp cận với chương trình bao cao su.

- Mục tiêu 4: 5.000 người Nghiện chích ma túy được điều trị Methadone.

- Mục tiêu 5: 80% người dân trong độ tuổi từ 15-49 có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.

- Mục tiêu 6: 80% người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

1.3. Nội dung, giải pháp

- Tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng phối hợp có hiệu quả, bao gồm can thiệp giảm tác hại, truyền thông có chủ đích, xét nghiệm và điều trị.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại.

- Xây dựng các hướng dẫn về điều trị dự phòng; chú trọng điều trị dự phòng lây nhiễm HIV do quan hệ tình dục với người nhiễm HIV; nghiên cứu áp dụng các biện pháp điều trị dự phòng phổ cập ngoài cơ sở y tế.

- Xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật và tổ chức thực hiện truyền thông về can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

- Xây dựng hướng dẫn lập kế hoạch dựa trên phương pháp tiếp cận thị trường tổng thể cho bao cao su, chất bôi trơn và bơm kim tiêm.

2. Hoạt động 2: Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS

2.1. Mục tiêu chung: Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch ở từng địa phương cũng như toàn quốc. Mở rộng độ bao phủ, cải thiện chất lượng và tăng cường thông tin xét nghiệm HIV.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1: 100% số huyện triển khai giám sát trọng điểm HIV và giám sát phát hiện trường hợp nhiễm HIV theo đúng hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm huyết thanh học HIV đã được ban hành tại Quyết định số 1098/QĐ-BYT ngày 4/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Mục tiêu 2: 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và nghi nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV.

- Mục tiêu 3: Thực hiện 22,942 mẫu xét nghiệm trong giám sát dịch HIV.

2.3. Nội dung, giải pháp

2.3.1. Mở rộng độ bao phủ xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV và xét nghiệm theo dõi điều trị

- Đánh giá chất lượng sinh phẩm đầu vào, cập nhật phương cách xét nghiệm 3 chiến lược.

- Thí điểm xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng bao gồm cả tự xét nghiệm nhằm nâng cao sự tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV của các nhóm đối tượng đích đặc biệt là nhóm “khó tiếp cận” nhằm đạt mục tiêu 90% người nhiễm HIV được chẩn đoán vào năm 2020.

- Phân vùng cung cấp hệ thống xét nghiệm CD4, PCR. Cung cấp xét nghiệm CD4 định kỳ cho các bệnh nhân.

- Thực hiện sử dụng các loại test chẩn đoán nhanh HIV mới nhằm làm tăng cơ hội xét nghiệm và phát hiện ca bệnh mới.

2.3.2. Cải thiện chất lượng xét nghiệm

- Cải thiện công tác xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ dưới 18 tháng tuổi đảm bảo 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm chẩn đoán sớm.

- Mở rộng và phân cấp mạng lưới phòng xét nghiệm khẳng định.

- Xây dựng chương trình nội kiểm, ngoại kiểm toàn quốc.

- Thực hiện các quy trình chuẩn từ lấy mẫu, vận chuyển, thực hiện thông báo và báo cáo.

- Triển khai hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm tại một số Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS sử dụng trung tâm dữ liệu

2.3.3. Giám sát dịch HIV

- Triển khai đánh giá nhanh tình hình dịch.

- Cập nhập quy trình báo cáo đảm bảo giảm trùng lặp và thông tin ca bệnh được thu thập đầy đủ.

- Triển khai báo cáo qua hệ thống phần mềm xuống tuyến huyện.

2.3.4. 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm và nghi nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV.

- Tiếp tục mở rộng phòng tư vấn, xét nghiệm HIV.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ phòng xét nghiệm.

- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

3. Hoạt động 3: Điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

3.1. Mục tiêu chung

- Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2%.

- 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân.

- 90% người nhiễm HIV (biết được tình trạng nhiễm) đủ điều kiện điều trị theo hướng dẫn điều trị quốc gia được điều trị ARV.

- 90% người nhiễm HIV điều trị ARV với tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: 90% bệnh nhân còn duy trì phác đồ ARV bậc 1 sau 12 tháng bắt đầu điều trị.

- Mục tiêu 2: 90% bệnh nhân đạt ngưỡng ức chế tải lượng vi rút HIV sau 12 tháng điều trị ARV (ức chế thành công tải lượng vi rút HIV).

- Mục tiêu 3: khống chế 3% trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được chẩn đoán sớm nhiễm HIV có kết quả dương tính.

- Mục tiêu 4: 90% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV.

- Mục tiêu 5: 90% bệnh nhân mới đăng ký được dự phòng bằng CTX.

- Mục tiêu 6: 40% người nhiễm HIV được tiếp cận với dịch vụ y tế thanh toán qua Bảo hiểm y tế.

3.3. Nội dung hoạt động

- Mở rộng điều trị ARV tại cộng đồng và trong trại giam, thực hiện điều trị ARV không phụ thuộc CD4 cho một số nhóm đối tượng đặc biệt.

- Ổn định, củng cố và kiện toàn mạng lưới tổ chức phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; lồng ghép các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, điều trị ARV, điều trị Methadone tạo thuận lợi cho người bệnh và tăng hiệu quả đầu tư; phân cấp và lồng ghép các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các cơ sở y tế phù hợp. Từng bước phân cấp điều trị ARV về tuyến xã/phường.

- Phân tích đánh giá tình hình dịch, xác định các khu vực địa lý ưu tiên các can thiệp điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

- Triển khai mô hình kết nối cung cấp dịch vụ tiếp cận nhóm nguy cơ cao bao gồm can thiệp dự phòng, xét nghiệm và điều trị ARV.

- Mở rộng việc điều trị ARV tại tuyến huyện và cấp phát thuốc ARV tại tuyến xã.

- Xây dựng và triển khai cung cấp gói y tế cơ bản và điều trị HIV/AIDS do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

- Thông tin, truyền thông về điều trị ARV sớm, tập trung cho quần thể có hành vi nguy cơ cao.

- Mở rộng triển khai các hoạt động phối hợp HIV/lao tại các tuyến. Điều trị bằng thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/Lao.

4. Hoạt động 4: Tăng cường năng lực hệ thống (Đào tạo, tập huấn, NCKH, hội nghị, hội thảo, quản lý, kiểm tra, giám sát,....)

4.1. Mục tiêu: tăng cường năng lực hệ thống đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

4.2. Nội dung hoạt động:

- Tiếp tục củng cố, duy trì nâng cấp các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS; mà tập trung đầu tư, củng cố, duy trì, nâng cấp các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh hiện có để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu dự án thành lập trung tâm kiểm soát bệnh tật cả tuyến tỉnh theo lộ trình được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ thống nhất và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015.

- Củng cố, ổn định tổ chức và tiếp tục nâng cao năng lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trong khuôn khổ của hệ thống y tế.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV.

- Đa dạng hóa các nguồn ngân sách cho chương trình phòng chống HIV, đặc biệt là qua việc huy động ngân sách trong nước.

- Hoàn thiện cơ chế mua sắm và cung ứng các hàng hóa có chất lượng bao gồm thuốc ARV, Methadone, sinh phẩm chẩn đoán HIV và vật dụng y tế liên quan khác.

4.2.1. Đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học

- Xây dựng tài liệu đào tạo dành cho nhân viên tiếp cận cộng đồng, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và khám, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

- Tập huấn TOT các lĩnh vực chuyên môn (Can thiệp, Xét nghiệm, Điều trị, Giám sát, Truyền thông...) cho cán bộ tuyến tỉnh.

- Đào tạo về kỹ năng hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh.

4.2.2. Quản lý, kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá hỗ trợ kỹ thuật

- Kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin và tài liệu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin và tài liệu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý ca bệnh điều trị HIV/AIDS.

- Xác định nhu cầu nhân lực và đào tạo cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS thông qua các bộ công cụ tính toán nhân lực.

- Phát triển mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật về các lĩnh vực chuyên môn.

4.2.3. Cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật dụng y tế bền vững

- Xây dựng nhu cầu thuốc điều trị ARV, Methadone và sinh phẩm hằng năm và cả giai đoạn.

- Hoàn thiện các quy trình dự trù, mua sắm, hướng dẫn sử dụng và cấp phát thuốc ARV cho các bộ y tế tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và cơ sở điều trị.

- Thanh quyết toán BHYT cho thuốc ARV: Cơ sở điều trị tổng hợp số lượng sử dụng thuốc ARV theo từng đối tượng có thẻ BHYT gửi Sở Y tế tổng hợp gửi Bộ Y tế để thanh quyết toán với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các bệnh nhân không có thẻ BHYT thanh toán trực tiếp cho cơ sở điều trị, Cơ sở điều trị tổng hợp kinh phí, chuyển Sở Y tế tổng hợp từ các cơ sở trên địa bàn để chuyển cho Bộ Y tế.

4.2.4. Lồng ghép và kết nối cung cấp dịch vụ

- Lồng ghép triển khai phân phát BKT, BCS với tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, chăm sóc, điều trị ARV.

- Lồng ghép các hoạt động can thiệp với mô hình cai nghiện tại cộng đồng, các mô hình sau cai nghiện.

- Lồng ghép tư vấn và xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV vào các dịch vụ tại mạng lưới y tế cơ sở.

- Lồng ghép các dịch vụ điều trị HIV vào hệ thống y tế tư nhân và khuyến khích thanh toán qua bảo hiểm y tế tư nhân chi trả cho các dịch vụ.

- Phối hợp và lồng ghép các hoạt động can thiệp của chương trình dự phòng lây truyền mẹ con vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản đặc biệt là xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai.

- Xây dựng cơ chế điều phối, kết nối dịch vụ trong việc chăm sóc và điều trị liên tục HIV/AIDS với các dịch vụ liên quan đến HIV.

- Kiện toàn hệ thống điều trị HIV/AIDS, lồng ghép điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế tiếp cận với bảo hiểm y tế.

- Phân cấp dịch vụ HIV xuống các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và lồng ghép với các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhằm tận dụng hệ thống Y tế hiện có đồng thời mở rộng sự sẵn có của dịch vụ từ đó tăng độ tiếp cận với dịch vụ cho các quần thể đích.

- Thực hiện mô hình phối hợp điều trị HIV/lao tại y tế cơ sở.

- Thí điểm mô hình lồng ghép điều trị HIV và Viêm gan C.

- Lồng ghép hệ thống cung cấp dịch vụ HIV vào hệ thống bệnh viện để đảm bảo việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị HIV.

(Phụ lục 2: Các hoạt động cụ thể trên các phụ lục đính kèm)

III. Dự toán ngân sách năm 2016

Căn cứ Quyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 18/12/2012 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm; Công văn số 862/BYT-UBQG50 ngày 18/02/2016 của Bộ Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2016;

Căn cứ Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 28/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020; các dự án tài trợ, dự toán ngân sách phòng, chống HIV/AIDS năm 2016; Quyết định số 5256/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao dự toán thu NSNN, chi NSĐP và phân bổ vốn ngân sách cấp tỉnh năm 2016;

Tổng hợp dự toán ngân sách theo các nguồn như sau:

ĐVT: nghìn đồng

TT

Nguồn ngân sách

Tổng dự toán

Ghi chú

1

Ngân sách tỉnh

1,980,000

 

2

Ngân sách huyện, thị xã, thành phố

945,000

 

3

Ngân sách xã, phường, thị trấn

4,726,540

 

4

Ngân sách Trung ương (CTMTQG)

1,509,360

 

5

Ngân sách từ các dự án

112,789,682

 

 

Tổng cộng (Làm tròn):

121,950,000

 

Bằng chữ: Một trăm hai mốt tỷ, chín trăm năm mươi triệu đồng chẵn.

(Chi tiết tại phụ lục 3)

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính và các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả việc huy động các nguồn viện trợ.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thành viên của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế căn cứ Kế hoạch đảm bảo tại chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 đề xuất tổng ngân sách nhà nước cho phòng, chống HIV/AIDS 2016; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình huy động và sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả kinh phí và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện việc phân bổ, điều phối các nguồn đầu tư cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng các quy định hiện hành.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin tuyên truyền ở cơ sở thực hiện tốt thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo hướng dẫn ngành xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học và sử dụng có hiệu quả kinh phí phòng, chống HIV/AIDS huy động được.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được với các chính sách xã hội hiện hành dành cho người yếu thế, những người dễ bị tổn thương.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và các địa phương xây dựng cơ chế, giải pháp cụ thể huy động tài chính cho các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở vui chơi giải trí, khu công cộng, bến tàu, bến xe, công viên, vườn hoa, nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn...

8. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng chống HIV/AIDS qua hệ thống bảo hiểm. Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV/AIDS thông qua hệ thống Bảo hiểm y tế.

9. Sở Ngoại vụ:

Chủ trì xúc tiến vận động, quản lý hoạt động của các khoản viện trợ thuộc các chương trình, dự án nhân đạo, viện trợ của các tổ chức Phi Chính phủ...

10. Công an tỉnh:

Phối hợp với ngành Y tế; Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức triển khai lồng ghép các hoạt động phòng, chống ma túy với điều trị thay thế. Chỉ đạo công tác điều tra khảo sát, phân loại người nghiện ma túy, cung cấp số liệu thực tế về nhu cầu triển khai cơ sở điều trị thay thế ở các địa phương.

11. Các sở, ngành, cơ quan khác

Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người vào kế hoạch công tác, bao gồm kế hoạch kinh phí thường xuyên của Sở, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị.

12. Đề nghị UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

- Phối hợp với ngành Y tế và các ngành có liên quan cùng cấp tăng cường huy động các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.

- Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chủ động đầu tư, bố trí ngân sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện phòng, chống HIV/AIDS năm 2016, đồng thời chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành.

Trên cơ sở Kế hoạch phê duyệt, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn lập kế hoạch ngân sách để thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao./.

 

PHỤ LỤC 1

CÁC HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2016

TT

Huyện/ thị xã

Chương trình truyền thông

Can thiệp giảm hại

Điều trị ARV

Dự phòng LTMC

VCT

Theo dõi và đánh giá (M&E)

Nâng cao năng lực

Trao đổi BKT

Cung cấp BCS

MMT

 

Tổng cộng

27

15

2

20

14

6

20

27

27

1

Tp. Thanh Hóa

MT

 

 

X

QTC

QTC

QTC

QTC/MT

QTC/MT

2

TX. Bỉm Sơn

MT

QTC

QTC

X

QTC

QTC

QTC

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

3

Quan Hóa

MT

QTC

 

X

QTC

QTC

QTC

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

4

Ngọc Lặc

MT

QTC

 

X

QTC

QTC

QTC

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

5

Thọ Xuân

MT

QTC

 

X

QTC

QTC

QTC

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

6

Mường Lát

MT

QTC

 

X

QTC

QTC

QTC

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

7

TX. Sầm Sơn

MT

QTC

QTC

X

 

 

VAAC-USCDC

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

8

Đông Sơn

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

9

Quảng Xương

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

10

Tĩnh Gia

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

11

Bá Thước

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

12

Hoằng Hóa

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

13

Triệu Sơn

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

14

Thường Xuân

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

15

Nông Cống

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

16

Hà Trung

MT

 

 

X

 

 

MT

ADB/MT

ADB/MT

17

Hậu Lộc

MT

QTC

 

X

 

 

MT

QTC/ADB/MT

QTC/ADB/MT

18

Thiệu Hóa

MT

 

 

X

 

 

 

ADB/MT

ADB/MT

19

Cẩm Thủy

MT

 

 

X

 

 

MT

QTC/MT

QTC/MT

20

Yên Định

MT

 

 

 

 

 

 

MT

MT

21

Lang Chánh

MT

 

 

 

 

 

 

MT

MT

22

Nga Sơn

MT

 

 

 

 

 

MT

MT

MT

23

Quan Sơn

MT

 

 

 

 

 

 

MT

MT

24

Như Xuân

MT

 

 

 

QTC

 

 

MT

MT

25

Như Thanh

MT

 

 

 

 

 

 

MT

MT

26

Vĩnh Lộc

MT

 

 

 

 

 

 

MT

MT

27

Thạch Thành

MT

 

 

 

 

 

 

MT

MT

28

TT 05-06

 

 

 

 

QTC

 

 

QTC

QTC

29

TT HIV/AIDS

 

 

 

X

QTC

 

VAAC-USCDC

 

 

30

BV Phụ sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31

BVĐK tỉnh

 

 

 

 

QTC

 

 

 

 

32

BV Da Liễu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

Tr.giam Thanh Phong

 

 

 

 

QTC

 

 

 

 

34

Trại giam số 5

 

 

 

 

QTC

 

 

 

 

35

Trung tâm bảo trợ XH

 

 

 

 

QTC

 

 

 

 

36

Trại giam Thanh Lâm

 

 

 

 

QTC

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU THỰC HIỆN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2016
(Phần xét nghiệm không tính chỉ tiêu chương trình lây truyền mẹ con)

TT

Đơn vị

ĐVT

Tiếp cận

Xét nghiệm

Điều trị ARV

Điều trị Methadone

Ghi chú

BN cũ

Chỉ tiêu năm 2016

Tổng cộng

BN cũ

Chỉ tiêu năm 2016

Tổng cộng

 

Tổng cộng

 

22,942

20,609

2,677

1,792

4,469

3,426

1,874

5,300

 

1

Thanh Hóa city

Người

1,063

956

638

227

865

744

144

888

 

2

Hoằng Hóa

Người

2,971

2,674

59

200

259

163

80

243

 

3

Quảng Xương

Người

1,783

1,605

120

132

252

100

80

180

 

4

Hậu Lộc

Người

2,379

2,141

58

161

219

112

80

192

 

5

Quan Hóa

Người

329

296

343

23

366

237

50

287

 

6

Nông cống

Người

1,079

971

33

77

110

68

80

148

 

7

Tĩnh Gia

Người

1,292

1,163

97

92

189

103

80

183

 

8

Thọ Xuân

Người

546

491

152

50

202

143

80

223

 

9

Đông Sơn

Người

379

341

49

27

76

121

80

201

 

10

Triệu Sơn

Người

1,208

1,088

57

86

143

0

80

80

 

11

Mường Lát

Người

488

439

223

34

257

51

50

101

 

12

Bỉm Sơn

Người

646

581

80

43

123

64

70

134

 

13

Ngọc Lặc

Người

679

611

88

49

137

19

70

89

 

14

Hà Trung

Người

750

675

55

55

110

112

50

162

 

15

Thường Xuân

Người

554

499

54

49

103

58

70

128

 

16

Bá Thước

Người

471

424

123

38

161

4

60

64

 

17

Lang Chánh

Người

342

308

52

24

76

 

50

50

CSĐT mới

18

Cẩm Thủy

Người

296

226

62

28

90

221

70

291

 

19

Nga Sơn

Người

1,121

1,009

50

75

125

 

50

50

CSĐT mới

20

Thạch Thành

Người

875

788

23

56

79

 

50

50

CSĐT mới

21

Sầm Sơn

Người

854

769

58

62

120

246

50

296

 

22

Thiệu Hóa

Người

1,133

1,020

43

78

121

31

50

81

 

23

Như Xuân

Người

658

593

19

47

66

 

50

50

CSĐT mới

24

Vĩnh Lộc

Người

313

281

33

21

54

 

50

50

CSĐT mới

25

Như Thanh

Người

179

161

31

17

48

 

50

50

CSĐT mới

26

Yên Định

Người

229

206

34

16

50

 

50

50

CSĐT mới

27

Quan Sơn

Người

325

293

43

25

68

 

50

50

CSĐT mới

28

TT PC HIV/AIDS

Người

 

 

 

 

 

722

50

772

 

29

TTCCDVCT xã hội

Người

 

 

 

 

 

107

50

157

 

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2016

ĐVT: 1000 đồng

TT

Các hoạt động triển khai

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức

Thành tiền

Nguồn ngân sách

Đơn vị điều phối nguồn NS

Ghi chú

I

Truyền thông dự phòng lây nhiễm

 

 

 

6,162,560

 

 

 

 

Truyền thông qua hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn (100%). (165.000đ/tháng). (Định mức chi theo TT 163). Trung tâm y tế giao chtiêu theo từng địa phương.

Xã, P, TT

637

165

1,261,260

Xã/phường/ thị trấn

UBND xã, P, TT

 

 

Tổ chức truyền thông Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia PC AIDS. (Băng zon, khẩu hiệu...). Mỗi xã 10 cái

Cái

6,370

300

1,911,000

Xã/phường/ thị trấn

UBND xã, P, TT

 

 

Triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư và các phong trào dựa vào cộng đồng khác

Xã, P, TT

637

1,000

637,000

Xã/phường/ thị trấn

Trạm Y tế

 

 

Truyền thông qua hệ thống Đài phát thanh, truyền hình huyện, thị, TP, tuyên truyền ... (dự kiến 15,000,000 đồng/năm).

Huyện, thị, TP

27

15,000

405,000

Huyện, thị, TP

TTYT huyện, thị, TP

 

 

Tổ chức truyền thông Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng chống AIDS. Mỗi huyện thị làm điểm 02 xã/P/TT

Huyện, thị, TP

54

10,000

540,000

Huyện, thị, TP

TTYT huyện, thị, TP

 

 

Tổ chức mít tinh Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS (12/2015)

Lần

1

48,300

48,300

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

In ấn và cấp phát tài liệu truyền thông tại 27 huyện, thị, thành phố cho hộ gia đình/cá nhân (tờ gấp)

Tờ

150,000

2

300,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

Băng ZoII KT 12mx0.8m

Cái

50

600

30,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

Tuyên truyền tại các ban ngành, đoàn thể (Hội phụ nữ, HCCB, ban tuyên giáo, hội phụ nữ, báo VH< đời sống, báo thanh Hóa, báo lao động xã hội , trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, ban dân tộc, mặt trận tổ quốc. Bộ đội biên phòng

Đơn vị

12

20,000

240,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

Mua tạp chí AIDS và cộng đồng

Quyển

10,000

8

80,000

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

Tuyên truyền tại 27 đơn vị Trung tâm (các hình thức truyền thông: mittinh, hội nghị truyền thông...)

Huyện, thị, TP

17

10,000

170,000

 

 

 

 

Mít tinh, diễu hành tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (6/2015)

Lần

1

50,000

50,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

 

Băng zoll tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (6/2015)

Cái

50

1,000

50,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

 

Phóng sự tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (6/2015)

Lần

1

30,000

30,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

7

In sao băng đĩa dự phòng lây truyền mẹ con

Cái

1,000

20

20,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

 

Truyền thông qua hệ thống Đài phát thanh, truyền hình và Báo in tỉnh.

Đơn vị

4

20,000

80,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

 

Duy trì hoạt động trang Web site của TTPC HIV/AIDS

Lần

2

20,000

40,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

 

Băng zon tháng chiến dịch phòng chống HIV/AIDS

Lần

1

50,000

50,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

 

Sửa chữa Bảng led tại TTPC HIV/AIDS

Lần

2

10,000

20,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

 

Hỗ trợ các huyện không có dự án cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

Đơn vị

10

20,000

200,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

II

Hoạt động Can thiệp giảm hại

 

 

 

39,527,474

 

 

 

 

Cung cấp Bơm kim tiêm cho người nghiện chích ma túy

Người

5,500

1,095

6,022,500

DA Quỹ toàn cầu

DA Quỹ toàn cầu

 

 

Cung cấp bao cao su người bán dâm

Người

650

1,095

711,750

DA Quỹ toàn cầu

DA Quỹ toàn cầu

 

 

Các hoạt động hỗ trợ can thiệp dự phòng cho người nghiện chích ma túy và bán dâm

Hoạt động

9

1,330,340

1,330,340

DA Quỹ toàn cầu

DA Quỹ toàn cầu

 

 

Cung cấp thuốc Methadone (Độ bao phủ 70%)

Người

5,000

5,360

26,800,000

Ngân sách các dự án

Bộ Y tế

 

 

Đầu tư trang thiết bị các Điểm cấp phát thuốc Methadone

Điểm

35

55,000

1,925,000

Dự án ADB

Dự án ADB

 

 

Đầu tư trang thiết bị các Cơ sở điều trị Methadone

Cơ sở

8

300,000

2,400,000

Dự án ADB

Dự án ADB

 

 

Hỗ trợ kỹ thuật tại các cơ sở Methadone và cung cấp bổ sung một số trang thiết bị

Hoạt động

2

337,884

337,884

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

III

Hoạt động tiếp cận và tư vấn xét nghiệm

 

 

 

16,774,202

 

 

 

1

Hoạt động tiếp cận: Chỉ tiêu năm 2016: tiếp cận 22923 đối tượng.

 

 

 

5,240,776

 

 

 

 

Duy trì mô hình tiếp cận dựa vào mạng lưới (PDI) tại Tp. Thanh Hóa

Hoạt động

1

151,679

151,679

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Tập huấn mô hình tiếp cận - xét nghiệm - điều trị - duy trì điều trị cho 17 huyện, thành phố dự án tài trợ năm 2016

Huyện, thị, TP

17

26,633

452,761

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Triển khai mô hình tiếp cận - xét nghiệm - điều trị - duy trì điều trị cho 17 huyện, thành phố dự án tài trợ năm 2016

Huyện, thị, TP

17

185,876

3,159,892

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Triển khai hoạt động mô hình tiếp cận theo mạng lưới (PDI) tại 12 huyện dự án tài trợ năm 2016

Huyện, thị, TP

12

123,037

1,476,444

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDATW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

2

Hoạt động tư vấn và xét nghiệm: chỉ tiêu xét nghiệm được cho 20.640 đối tượng và phát hiện 1.790 ca nhiễm HIV mới

 

 

 

11,533,426

 

 

 

 

Duy trì các hoạt động tại các cơ sở TVXNTN tại TTPC HIV/AIDS và TX Sầm Sơn

Huyện, thị, TP

2

153,033

306,066

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Hoạt động in án tài liệu và triển khai các hoạt động khác tại các cơ sở TVXNTN do dự án tài trợ năm 2016

Huyện, thị, TP

17

282,200

4,797,400

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Triển khai các hoạt động xét nghiệm cố định và lưu động tại các huyện, thị do dự án tài trợ năm 2016 (đào tạo, tập huấn và cung cấp dịch vụ)

Huyện, thị, TP

17

257,000

4,369,000

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Xét nghiệm cho các cơ sở TVXNTN trong tỉnh

Người

14,000

52

728,000

Dự án Quỹ toàn cầu

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Xét nghiệm cho hoạt động dự phòng lây truyền mẹ con

Người

19,000

52

988,000

Dự án Quỹ toàn cầu

BQLDATW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Vận hành phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện 02 phòng tư vấn XN tự nguyện

Mẫu

800

67

53,600

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

Giám sát thường xuyên và trọng điểm HIV

Mẫu

650

94

61,360

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

 

Xét nghiệm thông thường tại TTPC HIV/AIDS (CTM; Nước tiểu; Siêu âm; XQ...)

Bệnh nhân

1,000

230

230,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

IV

Điều trị người nhiễm HIV/AIDS: Chỉ tiêu năm 2016 điều trị cho 4.467 bệnh nhân, do tải lượng vi rút cho 4.020 bệnh nhân

 

 

 

29,378,501

 

 

 

 

Chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho người lớn tại 11 huyện do dự án tài trợ (Thuốc, Đào tạo, tập huấn, đo tải lường vi rút, xét nghiệm CD4, hỗ trợ xét nghiệm cơ bản...)

Huyện, thị, TP

11

292,000

3,212,000

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Cung cấp thuốc ARV điều trị người nhiễm HIV/AIDS:

Bệnh nhân

3,373

6,500

21,924,500

Dự án Quỹ toàn cầu

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Cung cấp thuốc nhiễm trùng cơ hội 11 huyện dự án năm 2016

Huyện, thị, TP

11

28,400

312,400

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Triển khai các hoạt động Lao/HIV (đào tạo tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật)

Hoạt động

5

609,162

609,162

Dự án VAAC - US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Nâng cao năng lực cho các phòng xét nghiệm (cung cấp bổ sung thiết bị, đào tạo tập huấn ... tại 15 huyện và 280 cơ sở y tế tuyến Xã)

Hoạt động

5

2,870,439

2,870,439

Dự án VAAC- US.CDC

BQLDA TW, tỉnh; TTYT huyện/T/TP

 

 

Cung cấp thuốc nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV/AIDS

Bệnh nhân

5,000

90

450,000

CTMTQG

TTPC HIV/AIDS

 

V

Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

29,183,437

 

 

 

 

Hội nghị tổng kết và triển khai kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS

Hội nghị

1

14,360

14,360

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

Chi trả phụ cấp cho hệ thống cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS 108 xã trọng điểm (Định mức tính theo TT 163/BTC-BYT -Điều 3, Khoản 12)

Xã, P, TT

108

2,400

259,200

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

Chi trả phụ cấp cho hệ thống cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS xã không trọng điểm (Định mức tính theo TT 163/BTC-BYT -Điều 3, Khoản 12)

Xã, P, TT

529

1,200

634,800

Ngân sách Tỉnh

TTPC HIV/AIDS

 

 

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

Hoạt động

8

2,227,398

2,227,398

Dự án ADB

TPC HIV/AIDS

 

 

Cung cấp trang thiết bị hoạt động phòng, chống HIV/AIDS các tuyến

Hoạt động

7

25,090,399

25,090,399

Dự án ADB

Dự án ADB

 

 

Hỗ trợ cho công tác quản lý về HIV tuyến xã: Giao ban, Văn phòng phẩm, báo cáo... (Định mức tính theo Thông tư Liên tịch s163/BTC-BYT - Điều 3, Khoản 13).

Xã, P, TT

637

120

917,280

Xã/phường/ thị trấn

Trạm Y tế

 

4

Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị xét nghiệm

Lần

2

20,000

40,000

CTMTQG

TPC HIV/AIDS

 

VI

Hoạt động giám sát

 

 

 

924,408

 

 

 

 

Hỗ trợ các huyện không có dự án cho hoạt động giám sát phòng, chống HIV/AIDS

Huyện, thị, TP

10

10,000

100,000

CTMTQG

TPC HIV/AIDS

 

 

Giám sát hỗ trợ tuyến tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã mục tiêu 90-90-90

OPC

4

22,000

88,000

CTMTQG

TPC HIV/AIDS

 

9

Hoạt động giám sát dịch tễ học tại Trung tâm PC HIV/AIDS và Liên ngành của BCĐ tỉnh

Đạt

2

74,870

149,740

Ngân sách tình

TPC HIV/AIDS

 

 

Giám sát các hoạt động Dự án ADB

Hoạt động

2

586,668

586,668

Dự án ADB

TPC HIV/AIDS

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

121,950,582

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP NGÂN SÁCH VÀ NGUỒN NGÂN SÁCH

1

Ngân sách tỉnh

 

 

 

1,980,000

 

 

 

2

Ngân sách huyện, thị, thành phố

 

 

 

945,000

 

 

 

3

Ngân sách xã, phường, thị trấn

 

 

 

4,726,540

 

 

 

4

Ngân sách Trung ương( CTMT quốc gia)

 

 

 

1,509,360

 

 

 

5

Ngân sách từ các dự án

 

 

 

112,789,682

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

121,950,582

 

 

 

 

Tổng cộng (Làm tròn):

 

 

 

121,950,000

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP NGÂN SÁCH THEO DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG

1

Truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV

 

 

 

6,162,560

 

 

 

2

Hoạt động Can thiệp giảm hại

 

 

 

39,527,474

 

 

 

3

Hoạt động tiếp cận và tư vấn xét nghiệm

 

 

 

16,774,202

 

 

 

4

Điều trị người nhiễm HIV/AIDS

 

 

 

29,378,501

 

 

 

5

Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

29,183,437

 

 

 

6

Hoạt động giám sát

 

 

 

924,408

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

121,950,582

 

 

 

 

Tổng cộng (Làm tròn):

 

 

 

121,950,000