BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1450/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2009 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt;
Căn cứ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và Phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng nhập khẩu (Mẫu 01-XX/2009).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2009.
Điều 3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1450/QĐ-TCHQ ngày 24/7/2009 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Quy trình này hướng dẫn kiểm tra, xác định xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan chịu trách nhiệm về xuất xứ của hàng hóa. Khi có nghi ngờ về xuất xứ, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ cần thiết để chứng minh và/hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
3. Cơ sở pháp lý để thực hiện việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:
3.1. Đối với hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt: thực hiện theo quy định của pháp Luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
3.2. Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất ưu đãi MFN, thuế suất thông thường và các trường hợp khác: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa; Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 và Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01/6/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa XNK có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP nêu trên.
3.3. Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp Luật Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế hai bên và nhiều bên mà Việt Nam và nước hoặc nhóm nước cùng là thành viên.
3.4. Đối với hàng hóa nhập khẩu đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát thì việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo thông báo của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế tại thời điểm đó.
3.5. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang ở trong thời điểm Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng thì việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo thông báo của Bộ Công thương và các cơ quan có thẩm quyền.
3.6. Các chỉ dẫn của hệ thống quản lý rủi ro theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
I. KIỂM TRA, XÁC NHẬN TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU.
1. Cơ quan thực hiện kiểm tra xác nhận trước xuất xứ là Tổng cục Hải quan theo quy định tại Điều 8 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vụ Giám sát quản lý về hải quan là đơn vị đầu mối, tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng cục Hải quan thực hiện việc xác nhận trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
2. Thủ tục kiểm tra, xác nhận trước xuất xứ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 79/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.
3. Mẫu Phiếu xác nhận trước xuất xứ được ban hành kèm theo quy trình này (Mẫu 01-XX/2009).
II. KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA KHI KIỂM TRA SƠ BỘ HỒ SƠ HẢI QUAN.
1. Đối với trường hợp không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra việc khai xuất xứ trên tờ khai hải quan.
2. Đối với trường hợp phải nộp C/O: yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O khi đăng ký tờ khai hải quan và kiểm tra sơ bộ các tiêu chí trên C/O. Nếu có sai lệch, nghi vấn thì đề xuất chuyển sang kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.
Trường hợp doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chậm nộp C/O thì giải quyết theo quy định.
III. KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA KHI KIỂM TRA CHI TIẾT HỒ SƠ HẢI QUAN.
1. Trường hợp không phải nộp C/O:
Kiểm tra nội dung khai xuất xứ trên tờ khai hải quan và đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Phiếu xác nhận trước xuất xứ (nếu có),…
2. Đối với trường hợp phải nộp C/O (áp dụng đối với cả C/O được cấp điện tử):
2.1. Kiểm tra hình thức của C/O:
a) Trên C/O phải thể hiện dòng chữ FORM D / FORM E / FORM S / FORM AK /FORM AJ,…;
b) Số tham chiếu: mỗi C/O có một số tham chiếu riêng;
c) Các tiêu chí trên C/O phải được điền đầy đủ;
d) Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của C/O phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp Luật có liên quan (lưu ý mặt sau C/O phải ghi đầy đủ tên các nước thành viên).
2.2. Kiểm tra nội dung C/O:
a) Kiểm tra đối chiếu dấu và chữ ký trên C/O với mẫu dấu và chữ ký của người và cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp C/O đã được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Lưu ý kiểm tra:
a.1) Thời hạn có hiệu lực của chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/O;
a.2) Người ký cấp C/O phải đúng với Phòng cấp C/O đã được Tổng cục thông báo (không chấp nhận trường hợp người ký trên C/O thuộc Phòng cấp này nhưng con dấu của Phòng cấp khác).
b) Kiểm tra thời hạn hiệu lực của C/O;
c) Sự phù hợp, thống nhất giữa các thông tin trên C/O với nhau và giữa nội dung trên C/O với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (tờ khai hải quan, hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn, chi tiết đóng gói hàng hóa, Phiếu xác nhận trước xuất xứ (nếu có)). Trong đó lưu ý về tên người nhập khẩu, tên hàng, lượng hàng, mã HS, trị giá, quy cách phẩm chất, xuất xứ, số hiệu chứng từ có liên quan, loại phương tiện vận tải, cảng đi, cảng đến,…;
d) Kiểm tra cách ghi tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa trên C/O (theo tiêu chí hàm lượng xuất xứ, hoặc tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến hàng hóa, tiêu chí xuất xứ thuần túy,…) được quy định tại các Quy tắc xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do do Bộ Công thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau C/O;
đ) Đối với C/O có hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành: căn cứ quy định tại Hiệp định và văn bản pháp Luật liên quan để chấp nhận hoặc không chấp nhận C/O;
e) Kiểm tra thông tin về hành trình của lô hàng ghi trên C/O để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đã đáp ứng đúng quy tắc vận chuyển trực tiếp theo quy định tại các Quyết định của Bộ Công thương và Thông tư của Bộ Tài chính để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Lưu ý trường hợp hàng hóa quá cảnh qua một nước/lãnh thổ thứ ba không phải là thành viên (riêng đối với C/O mẫu AK kể cả quá cảnh qua một nước là thành viên) thì yêu cầu người khai hải quan phải nộp bản xác nhận của cơ quan hải quan nước quá cảnh hoặc người vận chuyển xác nhận hàng hóa quá cảnh là cần thiết và hàng hóa được giữ nguyên trạng;
g) Đối với C/O cấp sau:
g.1) Trên C/O phải ghi dòng chữ “issued restroactively/issued retrospectively” hoặc được đánh dấu vào ô thích hợp;
g.2) Đối chiếu ngày giao hàng trên vận đơn/các chứng từ vận tải khác với ngày cấp C/O để đảm bảo phù hợp với quy định về C/O cấp sau.
h) C/O cấp thay thế:
Căn cứ quy định tại Hiệp định liên quan cho phép được cấp C/O thay thế để kiểm tra và chấp nhận C/O. Riêng đối với C/O mẫu D, trên C/O thay thế phải có dòng chữ thể hiện C/O được cấp thay thế cho C/O trước đó.
2.3. Đối với C/O giáp lưng: thực hiện kiểm tra, đối chiếu về hình thức và nội dung C/O như điểm 2.1 và 2.2 trên đây.
Riêng đối với C/O mẫu D giáp lưng, không bắt buộc người nhập khẩu phải nộp C/O mẫu D gốc do nước thành viên đầu tiên cấp cùng với C/O mẫu D giáp lưng. Nếu có nghi ngờ về tính hợp lệ của C/O, thì tiến hành xác minh C/O theo hướng dẫn tại Mục VI Phần II dưới đây.
2.4. Đối với C/O cấp điện tử:
Kiểm tra C/O như hướng dẫn tại điểm 2.1 đến 2.3 trên đây và các văn bản có liên quan để thực hiện Hiệp định thương mại tự do (ví dụ: khi kiểm tra C/O mẫu AK điện tử của Hàn Quốc, phải truy cập website của cơ quan cấp để đối chiếu C/O do người nhập khẩu nộp với C/O trên mạng của cơ quan cấp và in một bản từ website để lưu hồ sơ lô hàng. Nếu không có thông tin hoặc không tìm thấy C/O mẫu AK điện tử thì tiến hành xác minh C/O theo hướng dẫn tại Mục VI Phần II dưới đây).
IV. KIỂM TRA XUẤT XỨ KHI KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA.
Nội dung kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
1. Kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa, bao bì, nhãn hàng hóa; đối chiếu với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan, với kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.
2. Các thức kiểm tra xuất xứ trên hàng hóa:
2.1. Kiểm tra việc ghi xuất xứ trên hàng hóa nhập khẩu: trên sản phẩm, bao bì, nhãn hàng hóa. Lưu ý xuất xứ hàng hóa là nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, cách ghi xuất xứ phải phù hợp với quy định tại Điều 17 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP;
2.2. Kiểm tra sự thống nhất về xuất xứ trên hàng hóa, bao bì, nhãn mác;
2.3. Đối với hàng nhập khẩu là hàng lỏng, hàng rời (không thể ghi nhãn mác trên hàng hóa và bao bì) thì kiểm tra hành trình của lô hàng để có cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa.
3. Ghi kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa vào phần kiểm tra hàng hóa trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và trên tờ khai hải quan theo quy định.
Việc xử lý kết quả kiểm tra xuất xứ thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định của pháp Luật có liên quan.
VI. THỦ TỤC VÀ THỜI HẠN XÁC MINH C/O
Khi có nghi vấn về tính hợp lệ của C/O hoặc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, thủ tục xác minh được thực hiện như sau:
1. Đối với Chi cục Hải quan: có văn bản thông báo rõ các nghi vấn của cơ quan hải quan và yêu cầu người khai hải quan giải trình/cung cấp thêm tài liệu (nếu có) để làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan. Nếu sau khi có giải trình hoặc tài liệu bổ sung của người khai hải quan nhưng chưa đủ cơ sở giải quyết thì có văn bản báo cáo gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố xin ý kiến chỉ đạo.
2. Đối với Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
2.1. Cung cấp thêm thông tin và tài liệu cần thiết (nếu có) để Chi cục xem xét, giải quyết;
2.2. Nếu đủ cơ sở giải quyết thì ban hành văn bản hướng dẫn Chi cục, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp biết;
2.3. Trường hợp chưa đủ cơ sở giải quyết, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo ngay để Tổng cục Hải quan có ý kiến chỉ đạo.
Thời hạn xem xét, trả lời tại cấp Cục chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục.
3. Đối với Tổng cục Hải quan:
3.1. Nếu đủ cơ sở giải quyết thì trả lời ngay hoặc cung cấp thông tin/tài liệu để Cục Hải quan tỉnh, thành phố giải quyết.
Thời hạn xem xét, trả lời tại Tổng cục chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
3.2. Trường hợp cần phải xác minh với cơ quan cấp C/O của nước xuất khẩu, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu xác nhận tính xác thực của C/O hoặc giải trình, làm rõ các nghi vấn về xuất xứ hàng hóa; nếu cần thiết sẽ tiến hành việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa tại các nước xuất khẩu (theo quy định về thủ tục Điều tra, xác minh C/O của Quy chế xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do) và đồng thời có văn bản thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có vướng mắc để biết và trả lời doanh nghiệp.
Thời hạn và thủ tục xác minh với cơ quan cấp C/O nước ngoài căn cứ vào các quy định của từng Hiệp định thương mại tự do liên quan.
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có trách nhiệm:
1.1. Hướng dẫn và phân công công chức thực hiện quy trình này, gắn với việc thực hiện các quy trình thủ tục hải quan có liên quan;
1.2. Giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc thẩm quyền của Chi cục.
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
2.1. Hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết vướng mắc việc thực hiện quy trình này đối với các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp;
2.2. Bố trí cán bộ chuyên trách về xuất xứ hàng hóa tại Phòng nghiệp vụ để tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác xuất xứ hàng hóa;
2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xuất xứ hàng hóa cho công chức thuộc các Chi cục Hải quan.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan:
3.1. Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về hải quan – đơn vị đầu mối về xuất xứ hàng hóa của Tổng cục Hải quan – có trách nhiệm:
a) Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục quản lý về xuất xứ hàng hóa;
b) Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các vướng mắc về xuất xứ của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp;
c) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Văn phòng Tổng cục xây dựng cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa để cung cấp thông tin cho các đơn vị trong ngành và cộng đồng doanh nghiệp;
d) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan về các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
3.2. Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách xuất xứ tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền thì các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất để Tổng cục Hải quan (qua Vụ Giám sát quản lý) xem xét giải quyết./
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /CN-TCHQ | Hà Nội, ngày…. tháng …. năm ….. |
PHIẾU XÁC NHẬN TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số …. QĐ-TCHQ ngày …../…../… của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
Xét đề nghị của …………………………. (ghi tên doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền xác nhận) tại đơn số ……ngày …../…./…..
Tổng cục Hải quan xác nhận trước xuất xứ hàng hóa của Công ty: ...............................
Địa chỉ: ............................................................................................................................. ;
Số điện thoại: ............................................ : Số fax: .......................................................... ;
Mã số thuế: ........................................................................................................... như sau:
STT | Tên hàng | Mã số HS | Nước, cơ sở SX, XK | Tiêu chí xác định | Xuất xứ hàng hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phiếu này có hiệu lực trong thời hạn một năm kể từ ngày ký xác nhận./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 45/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài Chính ban hành
- 3 Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 4 Thông tư 10/2006/TT-BTM sửa đổi Thông tư 08/2006/TT-BTM hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa do Bộ Thương mại ban hành
- 5 Thông tư 08/2006/TT-BTM về cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa do Bộ Thương mại ban hành
- 6 Nghị định 19/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa
- 7 Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 8 Nghị định 96/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
- 9 Luật Hải quan 2001