ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1476/QĐ-UBND | An Giang, ngày 29 tháng 7 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2015 – 2016
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 27/3/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch kinh phí hoạt động Ban điều hành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2013 - 2015;
Căn cứ Quyết định 494/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 16/TTr-BĐHNNCNC ngày 09/7/2015 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016, gồm các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu thực hiện:
- Nhằm triển khai thực hiện tốt các nội dung quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao sâu rộng trong nhân dân, phù hợp định hướng quy hoạch vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra theo tiến độ, đưa sản xuất chăn nuôi phấn đấu đến năm 2020 đạt mức tăng giá trị thu nhập từ 30% so với thời điểm năm 2012. Hướng tạo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; tăng hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại vùng có ứng dụng công nghệ cao.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2016:
- Đối với chăn nuôi bò: Phát triển 10 trại, hộ chăn nuôi bò cái sinh sản, bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại các huyện: Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Tri Tôn và Tịnh Biên.
- Đối với chăn nuôi heo: Phát triển 04 trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
- Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ chăn nuôi cho kỹ thuật viên và nông dân trong vùng có kế hoạch quy hoạch khoảng 155 người.
- Điều tra, khảo sát hiện trạng chăn nuôi heo, bò và vịt và đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ cao để phát triển chăn nuôi bền vững.
- Hỗ trợ hộ chăn nuôi quy mô lớn trong vùng quy hoạch thực hiện chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Tăng cường nhận thức cũng như năng lực của cán bộ, người dân, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan về ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi cũng như đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai Quy hoạch phù hợp tình hình thực tiễn.
2. Nội dung thực hiện:
a. Tổ chức triển khai sản xuất tại các vùng quy hoạch: triển khai cụ thể nội dung quy hoạch đến nông dân tại các vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất, kinh doanh nắm bắt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong khi thực hiện quy hoạch. Hỗ trợ, hướng dẫn người chăn nuôi tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp mục tiêu quy hoạch đề ra.
b. Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng chăn nuôi heo, bò, vịt và đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ cao để phát triển chăn nuôi bền vững: xác định chính xác hiện trạng sản xuất tại các vùng quy hoạch làm cơ sở triển khai và điều chỉnh các hoạt động trong nội dung quy hoạch sản xuất chăn nuôi đến năm 2020, tại 06 huyện, thị, thành trong vùng quy.
c. Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất hiệu quả (03 chuyến): nhằm tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật và nông dân tiên tiến có điều kiện tham quan học tập, tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm các mô hình sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ tại Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương hoặc Đồng Nai.
d. Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi quy mô lớn phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại ứng dụng công nghệ cao: hướng dẫn người chăn nuôi phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Kết hợp tuyên truyền bằng các hình thức: báo chí, đài phát thanh truyền hình, trang web, hội thảo nhân rộng mô hình....
e. Tọa đàm tham vấn ý kiến thực hiện danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Kết quả tổng hợp ý kiến trong tọa đàm sẽ được nghiên cứu lồng ghép vào các dự án, mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020.
f. Đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật: nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm nòng cốt trong đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân; đào tạo bồi dưỡng kiến thức về gieo tinh nhân tạo bò, quản lý phát triển giống vật nuôi (heo, bò, gia cầm) theo hướng công nghệ cao; dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi và công tác thú y. Số lượng: 02 lớp (gồm 01 lớp gieo tinh nhân tạo cho bò và 01 lớp quản lý phát triển giống vật nuôi) theo hướng công nghệ cao; dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi và công tác thú y.
g. Tập huấn nông dân: các kiến thức về kỹ thuật quản lý giống gia súc, gia cầm; quản lý kinh tế hộ, khởi sự doanh nghiệp, marketing tại 05 huyện, thị, thành phố. Số lượng: 05 lớp: gồm 02 lớp tập huấn kiến thức về quản lý kinh tế hộ, khởi sự doanh nghiệp và marketing; 03 lớp tập huấn kỹ thuật quản lý giống gia súc và gia cầm.
h. Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại: tổ chức các buổi hội thảo gắn kết người sản xuất với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm và với báo, đài quảng bá sản phẩm rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện phóng sự giới thiệu những mô hình hay doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao nổi bật trên địa bàn tỉnh.
i. Hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao:
Thực hiện lồng ghép với các dự án đã và đang thực hiện trong lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2015 - 2016 gồm:
- Phổ biến, nhân rộng các mô hình phối trộn thức ăn tinh vỗ béo cho bò thịt nhằm rút ngắn thời gian nuôi, mô hình gieo tinh nhân tạo để cải tạo giống bò trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư theo Quyết định 494/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND tỉnh.
- Hỗ trợ các hộ chăn nuôi quy mô lớn tiếp cận các chính sách phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao hiện có để phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, bền vững nhằm đạt được mục tiêu quy hoạch đến năm 2020.
* Phương thức thực hiện: tổ chức khảo sát các cơ sở, hộ, trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh nhằm hướng dẫn áp dụng các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ hiệu quả và các chính sách hỗ trợ trong phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Đối với chăn nuôi bò: hỗ trợ tiếp nguồn tinh, nitơ lỏng và các trang thiết bị gieo tinh nhân tạo cho các huyện đang tiến hành hiệu quả công tác gieo tinh nhân tạo cải tạo đàn bò nền. Tổng số bò cái sinh sản được hỗ trợ gieo tinh nhân tạo trong hai năm 2015 - 2016 là 160 con (năm 2015: 60 con; năm 2016: 100 con).
j. Tổ chức Hội nghị tổng kết quả thực hiện: đánh giá toàn diện kết quả thực hiện, để kịp thời điều chỉnh Quy hoạch và Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phù hợp tình hình thực tiễn.
3. Tổ chức thực hiện:
a. Đơn vị chủ trì:
- Sở Khoa học và Công nghệ giao Trung tâm Công nghệ sinh học là đơn vị chủ trì triển khai, phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch.
- Thành lập Tổ Chuyên trách triển khai quy hoạch, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi cấp tỉnh.
- Phối hợp với Viện, Trường tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.
b. Tổ Chuyên trách: gồm các ông/bà sau:
- Ông Trần Tiến Hiệp - Trung tâm Công nghệ sinh học, Trưởng nhóm;
- Bà Nguyễn Thị Xoàn - Chi cục Thú y, Phó Trưởng nhóm;
- Ông Dương Tăng - Chi cục Thú y, Phó Trưởng nhóm;
- Mời GS.TS. Nguyễn Văn Thu - Khoa Nông nghiệp & SHƯD - Trường Đại học Cần Thơ làm chuyên gia tư vấn;
- Ts. Nguyễn Thế Thao - Trường Đại học An Giang, Thành viên;
- Ông Nguyễn Phạm Tú - Sở Khoa học và Công nghệ, Thành viên;
- Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh - Chi cục Thú y, Thành viên;
- Ông Đoàn Trí Dũng - Trung tâm Công nghệ sinh học, Thành viên;
- Bà Hà Hồ Ngọc Hiếu - Trung tâm Công nghệ sinh học, Thành viên;
- Ông Dyvonna - Trạm Thú y Tri Tôn, Thành viên;
- Ông Lê Thanh Hồng - Trạm Thú y Tịnh Biên, Thành viên;
- Ông Lê Thành Phương - Trạm Thú y Chợ Mới, Thành viên;
- Ông Phạm Thanh Vũ - Trạm Thú y Châu Phú, Thành viên.
* Nhiệm vụ của Tổ Chuyên trách:
- Triển khai Kế hoạch thực hiện quy hoạch, điều phối thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong khi thực hiện kế hoạch. Định kỳ có báo cáo kết quả thực hiện về các bên liên quan và Ban Điều Hành Nông nghiệp Công nghệ Cao tỉnh An Giang.
- Thực hiện tốt vai trò tham mưu, điều chỉnh nội dung kế hoạch trên cơ sở điều tra, lấy ý kiến các sở, ban, ngành đoàn thể và người chăn nuôi, doanh nghiệp, đảm bảo nội dung kế hoạch phù hợp yêu cầu thực tiễn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất, tư vấn, hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn, thực hiện vai trò điều phối, giám sát các mô hình trong thời gian thực hiện kế hoạch.
- Thực hiện hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, lựa chọn thiết kế chuồng trại, thiết bị, công nghệ phù hợp trong đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đầu tư mới hoặc nâng cấp, mở rộng qui mô, ứng dụng hoặc đổi mới công nghệ.
c. Các Sở ban ngành, Trường Đại học An Giang và UBND huyện, thị xã, thành phố có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
d. Thời gian thực hiện: từ năm 2015 đến năm 2016.
4. Kinh phí thực hiện: 309.381.000 đồng (Ba trăm lẻ chín triệu ba trăm tám mươi mốt ngàn đồng), từ nguồn sự nghiệp Khoa học và Công nghệ, trong đó:
- Năm 2015: 135.304.000 đồng.
- Năm 2016: 174.077.000 đồng.
* Bao gồm:
- Công tác phí tổ chức sản xuất tại các vùng = 15,96 triệu đồng;
- Khảo sát, điều tra đánh giá hiện trạng vùng sản xuất = 49,36 triệu đồng;
- Hội thảo khoa học tổ chức tọa đàm tham vấn ý kiến = 17,75 triệu đồng;
- Khảo sát học tập mô hình, hướng dẫn trang trại = 37,47 triệu đồng;
- Đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực = 70,051 triệu đồng;
- Thực hiện mô hình NN CNC = 95,63 triệu đồng;
- Hội thảo kết nối tiêu thụ = 10,50 triệu đồng;
- Hội nghị Tổng kết = 12,66 triệu đồng.
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng đơn vị là đầu mối triển khai Kế hoạch và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1468/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất hoa và cây kiểng ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016
- 2 Quyết định 1394/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016
- 3 Quyết định 1377/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016
- 4 Quyết định 2163/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1377/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016
- 2 Quyết định 1394/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016
- 3 Quyết định 1468/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất hoa và cây kiểng ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2016