- 1 Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 227/QĐ-TTg năm 2024 điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định 326/QĐ-TTg
- 1 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2 Luật Quy hoạch 2017
- 3 Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 8 Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 9 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành
- 10 Nghị quyết 90/NQ-CP năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 1585/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1486/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2024 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỈNH LAI CHÂU THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tại Tờ trình số 4286/TTr-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2024 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
| KT. THỦ TƯỚNG |
THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỈNH LAI CHÂU THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh).
b) Xác định rõ nội dung, xây dựng lộ trình tổ chức triển khai các chương trình, dự án gắn với nguồn lực để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.
b) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
c) Phân bổ nguồn lực đầu tư tập trung có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; sớm đưa dự án vào sử dụng, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
d) Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
đ) Quá trình phát triển đảm bảo tính bền vững, không tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời đảm bảo quốc phòng, an ninh và khu vực phòng thủ.
Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho cho các dự án lớn, quan trọng, cấp bách, có tính kết nối, tạo động lực cho phát triển nhưng không huy động được nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm đồng bộ, hiện đại; đầu tư hạ tầng đến vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu và các khu, cụm công nghiệp; hạ tầng văn hóa xã hội; quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là chuỗi đô thị theo trục động lực và các vùng kinh tế đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và bền vững.
(Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện tại Phụ lục kèm theo)
2. Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công
Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên như: Hạ tầng giao thông; khu kinh tế; khu, cụm công nghiệp; công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản (nhất là đất hiếm); các khu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tập trung, các dự án chế biến nông lâm sản; nguồn điện và lưới điện; hạ tầng logistics, hệ thống bến cảng đường thủy nội địa, cảng cạn; khu đô thị; khu, điểm du lịch; cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, thương mại, dịch vụ...
(Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện tại Phụ lục kèm theo)
a) Kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021 - 2025
Tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 căn cứ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 227/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2024 về điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025; số 95/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2023 về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 47/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy định khác có liên quan.
b) Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2026 - 2030
Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạch sử dụng đất 05 năm 2026 - 2030 theo quy định của pháp luật về đất đai, trên cơ sở khai thác hiệu quả, hợp lý tài nguyên đất đai cho nhu cầu phát triển, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, bền vững, phù hợp với định hướng sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của cả nước, Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm tính tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc.
4. Nguồn lực để thực hiện quy hoạch
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm đạt khoảng từ 9 đến 11% trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, tỉnh Lai Châu cần huy động tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 168 nghìn tỷ đồng, cụ thể:
Nguồn vốn | Cơ cấu trong tổng vốn giai đoạn 2021 - 2030 | |
Giai đoạn 2021 - 2025 | Giai đoạn 2026 - 2030 | |
1. Nguồn vốn khu vực nhà nước[1] | 36% (tương đương 21 nghìn tỷ) | 31% (tương đương 34 nghìn tỷ) |
2. Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước | 64% (tương đương 37 nghìn tỷ) | 69% (tương đương 76 nghìn tỷ) |
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển
a) Rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo quy định của pháp luật, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh được phê duyệt.
b) Tổ chức triển khai nghiên cứu, rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, sáng tạo đồng thời với việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai các đề án, kế hoạch, cơ chế chính sách trên tất cả các ngành, lĩnh vực (trong đó tập trung vào phát triển Sâm Lai Châu, sản phẩm có ưu thế, sản phẩm chủ lực của tỉnh, phát triển hàng hóa tập trung, rừng bền vững, giáo dục đào tạo, đô thị, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đầu tư công…) để triển khai thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch tỉnh.
c) Tiếp tục rà soát bãi bỏ các quy hoạch hết hiệu lực, quy hoạch không còn phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật. Chủ động nghiên cứu xây dựng các đề án, kế hoạch thay thế (nếu cần thiết) để đảm bảo duy trì ổn định công tác quản lý nhà nước và định hướng phát triển của tỉnh.
2. Về thu hút đầu tư phát triển
a) Nghiên cứu, xây dựng, triển khai chương trình, chính sách hỗ trợ nguồn lực cho khu vực kinh tế tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư.
b) Tăng cường tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và các cấp chính quyền, kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tập trung thu hút vốn để phát triển các ngành trụ cột của tỉnh như: Công nghiệp thủy điện, chế biến đất hiếm, chế biến nông lâm thủy sản; hạ tầng khu, cụm công nghiệp; kinh tế biên mậu; phát triển các khu du lịch; phát triển các vùng nông lâm nghiệp hàng hóa tập trung, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm nông nghiệp sạch, phát triển một số sản phẩm chủ lực như: Mắc ca, chè, sâm Lai Châu các sản phẩm OCOP đặc hữu… phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
d) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiêp.
3. Về phát triển nguồn nhân lực
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội về định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, nhất là chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động và xu thế nghề nghiệp.
b) Đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động, xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo phù hợp với đặc thù của tỉnh, nâng cao toàn diện chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp; tăng cường đầu tư, quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển.
c) Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin thị trường lao động, phát triển sàn giao dịch việc làm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế của tỉnh.
d) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hệ thống chính trị và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, các cấp, các ngành trong thực thi nhiệm vụ công vụ. Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp thông qua các chương trình, dự án.
a) Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
Xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; chú trọng công tác xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc... để nâng cao giá trị sản phẩm, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
b) Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Huy động tối đa nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, đào tạo. Tăng cường ứng dụng, cải tiến, đổi mới công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tư ngân sách để nâng cao năng lực các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn; tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức khoa học và công nghệ khai thác các nguồn vốn hợp pháp trong công tác nghiên cứu, đào tạo.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội.
b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề môi trường.
c) Xây dựng quy chế quản lý chất thải, chất gây ô nhiễm môi trường, nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý chất thải theo tiêu chuẩn quốc tế; tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu, cụm công nghiệp; các cơ sở khai thác chế biến khoáng sản;...
a) Chú trọng và tập trung phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; quan tâm đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ đầy đủ, công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Triển khai các chương trình xóa đói, giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc.
b) Thực hiện tốt công tác đào tạo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ưu tiên cho nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương và nhóm người nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững. Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ trợ giúp xã hội.
c) Đẩy mạnh công tác dân tộc, quản lý hoạt động của các tôn giáo theo quy định.
7. Bảo đảm nguồn lực tài chính
a) Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn, ưu tiên các công trình quan trọng, cấp bách, có tính kết nối, tạo động lực cho phát triển. Nguồn vốn ngân sách tỉnh tập trung đầu tư các công trình lớn, quan trọng của tỉnh; không đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ.
b) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành ngay từ khâu xây dựng quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án lớn về giao thông, thủy lợi, quốc phòng, an ninh... được thể hiện đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển của bộ, ngành chủ quản nhằm đảm bảo nguồn cho đầu tư phát triển.
c) Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp huy động tối đa nguồn thu, phấn đấu tăng thu ngân sách để đảm bảo nguồn lực cho đầu tư phát triển. Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai, sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất là tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để bố trí, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật.
d) Ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, chế biến nông lâm sản, phát triển du lịch, kinh tế cửa khẩu… Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư đúng tiến độ. Kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Bảo đảm quốc phòng, an ninh
a) Tiếp tục giữ vững ổn định và phát huy vai trò hệ thống chính trị của địa phương; củng cố, kiện toàn bộ máy cũng như cơ chế hoạt động của cơ quan quân sự các cấp. Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường thế trận khu vực phòng thủ; quản lý, sử dụng đất quốc phòng; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở cập nhật, liên thẩm chặt chẽ với Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
b) Xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, vững mạnh, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp và trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, không để phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự; xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trong quá trình thực hiện Kế hoạch này; trường hợp cần thiết, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu:
a) Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết nêu tại Tờ trình số 4286/TTr- UBND ngày 23 tháng 10 năm 2024.
b) Công bố, tuyên truyền, phổ biến thông tin về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lai Châu tới các cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo đồng thuận và điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án phát triển đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh; quán triệt và giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lai Châu tới từng sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
c) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh.
d) Báo cáo đánh giá thực hiện Quy hoạch tỉnh định kỳ theo tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 7 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Quy hoạch.
đ) Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Dự án dự kiến đầu tư | Ưu tiên và phân kỳ thực hiện | Dự kiến ưu tiên nguồn vốn sử dụng | Ghi chú | ||
2021 - 2025 | 2026 - 2030 | Ngân sách nhà nước | Các nguồn vốn khác | |||
|
|
|
| Thực hiện theo Quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng và kế hoạch đầu tư của bộ, ngành trung ương | ||
1 | Cao tốc Bảo Hà (Lào Cai) - Lai Châu (CT.13) |
|
|
|
| |
2 | Cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ: 4H, 4D, 12, 32, 279D, 279 |
|
|
|
| |
3 | Đường nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai |
|
|
|
| |
4 | Hầm đường bộ qua đèo Khau Co và các tuyến kết nối |
|
|
|
| |
5 | Hồ Giang Ma |
|
|
|
| |
6 | Hồ Phiêng Lúc |
|
|
|
| |
7 | Hồ Căn Co |
|
|
|
| |
8 | Kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng tại các huyện Phong Thổ, Than Uyên, Mường Tè; xây dựng các công trình cấp, trữ nước huyện Mường Tè |
|
|
|
| |
|
|
|
|
| ||
|
|
|
|
| ||
1 | Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái Pu Sam Cáp thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
2 | Quần thể khu du lịch chinh phục đỉnh Putaleng huyện Tam Đường | x | x | x | x |
|
3 | Khu du lịch sinh thái Sin Suối Hồ gắn với đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, Sơn Bạc Mây huyện Phong Thổ | x | x | x | x |
|
4 | Khu du lịch sinh thái cao nguyên Sìn Hồ | x | x | x | x |
|
5 | Khu quần thể du lịch Pu Sam Cáp thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường | x | x | x | x |
|
6 | Khu vui chơi giải trí tổng hợp tại thành phố Lai Châu kết hợp bản văn hóa du lịch bản Hon huyện Tam Đường | x | x | x | x |
|
7 | Tổ hợp dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao sân gôn tại huyện Tân Uyên | x | x |
| x |
|
8 | Tổ hợp dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao sân gôn tại huyện Tam Đường | x | x |
| x |
|
9 | Tổ hợp dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao sân gôn tại thành phố Lai Châu (thuộc quần thể khu du lịch hang động Pu Sam Cáp) | x | x |
| x |
|
10 | Quần thể du lịch đèo Hoàng Liên tại huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên gắn với du lịch sinh thái hang động Tiên Sơn (Tam Đường) | x | x | x | x |
|
11 | Khu du lịch gắn với bản văn hóa cộng đồng tại xã Khun Há huyện Tam Đường | x | x | x | x |
|
12 | Du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Lai Châu huyện Nậm Nhùn | x | x | x | x |
|
13 | Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ thương mại Vườn địa đàng Sơn Bình huyện Tam Đường | x | x |
| x |
|
14 | Khu du lịch sinh thái Pú Đao kết hợp du lịch lòng hồ thủy điện huyện Nậm Nhùn | x | x | x | x |
|
15 | Khu du lịch lòng hồ thuỷ điện Huổi Quảng gắn với quần thể hang động Bản Mè huyện Than Uyên | x | x | x | x |
|
16 | Khu du lịch lòng hồ thủy điện Bản Chát huyện Than Uyên | x | x | x | x |
|
17 | Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái văn hóa gắn với suối nước nóng Phiêng Phát huyện Tân Uyên | x | x | x | x |
|
18 | Khu du lịch sinh thái gắn với suối nước nóng Nà Hoi huyện Tân Uyên | x | x | x | x |
|
19 | Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng tại huyện Tam Đường | x | x | x | x |
|
20 | Công viên hoa hồng huyện Tam Đường | x | x | x | x |
|
21 | Khu du lịch sinh thái đỉnh Pu Si Lung huyện Mường Tè | x | x | x | x |
|
22 | Khu du lịch nghỉ dưỡng tắm nước nóng khoáng Mường Khoa huyện Tân Uyên | x | x | x | x |
|
23 | Khu du lịch sinh thái vùng chè gắn với suối khoáng nóng Trung Đồng (Tân Uyên) | x | x | x | x |
|
24 | Điểm du lịch suối nước nóng Nậm Ngoa (Pắc Ma) huyện Mường Tè | x | x | x | x |
|
25 | Khu du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa dân tộc Mông, bảo tồn chè cổ thụ và nuôi cá nước lạnh huyện Tân Uyên | x | x | x | x |
|
26 | Khu du lịch đèo Khau Co huyện Than Uyên | x | x | x | x |
|
27 | Bản du lịch cộng đồng huyện Than Uyên | x | x | x | x |
|
28 | Khu tổ hợp thương mại, dịch vụ và khách sạn huyện Tân Uyên | x | x | x | x |
|
29 | Tổ hợp nhà hàng dịch vụ, bến bãi, kho hàng hóa khu Kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng huyện Phong Thổ | x | x | x | x |
|
30 | Đề án xây dựng Công viên Địa chất huyện Tam Đường | x | x | x | x |
|
31 | Cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại, giao thông, hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu, xây dựng cửa hàng miễn thuế tại Khu Kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng | x | x | x | x |
|
32 | Khu đầu mối mở rộng Khu Kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng | x | x | x | x |
|
33 | 01 Trung tâm hội chợ, triển lãm thành phố Lai Châu | x | x |
| x |
|
34 | Các trạm trung chuyển hàng hóa và kho vận huyện Than Uyên, Phong Thổ | x | x |
| x |
|
35 | Cải tạo, đầu tư mới các chợ từ nguồn ngân sách nhà nước: Huyện Mường Tè (08), huyện Sìn Hồ (09), huyện Phong Thổ (10), Huyện Tân Uyên (01), Huyện Than Uyên (06), Huyện Tam Đường (02), Huyện Nậm Nhùn (05) | x | x | x |
|
|
36 | Đầu tư mới các chợ từ ngân sách xã hội hóa thành phố Lai Châu (02 chợ và huyện Than Uyên 01 chợ) | x | x |
| x |
|
37 | Đầu tư mới hệ thống siêu thị: Thành phố Lai Châu (05), huyện Mường Tè (02), huyện Phong Thổ (02), huyện Tam Đường (01), huyện Tân Uyên (01), huyện Than Uyên (01), huyện Sìn Hồ (01), huyện Nậm Nhùn (01) | x | x |
| x |
|
38 | Cải tạo, đầu tư mới hệ thống trung tâm hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm, cửa hàng miễn thuế: Thành phố Lai Châu (02), huyện Phong Thổ (02), huyện Sìn Hồ (01) | x | x |
| x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Đầu tư xây dựng và khai thác điện gió |
| x |
| x |
|
2 | Đầu tư xây dựng mới các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lai Châu | x | x |
| x |
|
3 | Đầu tư các thủy điện tích năng |
| x |
| x |
|
4 | Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường dây và trạm biến áp 220 kV | x | x |
| x |
|
5 | Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường dây và trạm biến áp 110 kV | x | x |
| x |
|
6 | Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường dây và trạm biến áp 35 kV | x | x |
| x |
|
7 | Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới 0,4 kV | x | x |
| x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Khu công nghiệp Mường So huyện Phong Thổ | x | x | x | x |
|
2 | Cụm công nghiệp Than Uyên huyện Than Uyên | x | x | x | x |
|
3 | Cụm công nghiệp Tân Uyên huyện Tân Uyên |
| x | x | x |
|
4 | Cụm công nghiệp Nậm Nhùn huyện Nậm Nhùn |
| x | x | x |
|
5 | Cụm công nghiệp Mường Tè huyện Mường Tè |
| x | x | x |
|
6 | Xây dựng nhà máy chế biến mắc ca tại các huyện | x | x | x | x |
|
7 | Xây dựng nhà máy chế biến hoa quả Phong Thổ, Than Uyên | x | x | x | x |
|
8 | Xây dựng nhà máy chế biến chè huyện Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ | x | x | x | x |
|
9 | Xây dựng nhà máy chế biến dược liệu huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Tam Đường | x | x | x | x |
|
10 | Xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ quế huyện Than Uyên, Nậm Nhùn, Mường Tè | x | x | x | x |
|
11 | Xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế huyện Tân Uyên, Mường Tè | x | x | x | x |
|
12 | Xây dựng nhà máy chế biến gừng, nghệ huyện Phong Thổ | x | x | x | x |
|
13 | Xây dựng nhà máy chế biến chuối huyện Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên | x | x | x | x |
|
14 | Xây dựng nhà máy chế biến chanh leo huyện Tam Đường | x | x | x | x |
|
15 | Xây dựng nhà máy chế biến chanh leo và các loại rau củ quả phục vụ xuất khẩu huyện Than Uyên | x | x | x | x |
|
16 | Xây dựng nhà máy sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi huyện Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Nậm Nhùn | x | x | x | x |
|
17 | Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi huyện Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn, thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
18 | Xây dựng nhà máy sản xuất phân bón huyện Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Nậm Nhùn | x | x | x | x |
|
19 | Xây dựng nhà máy chế biến lâm sản gắn với khai thác rừng trồng sản xuất huyện Tân Uyên, Than Uyên, Mường Tè | x | x | x | x |
|
20 | Xây dựng nhà máy chế biến chè huyện Tam Đường, Phong Thổ | x | x | x | x |
|
21 | Xây dựng 3 nhà máy chế biến lâm sản: trong đó 2 nhà máy chế biến gỗ (chế biến gỗ, ván dăm, ván thanh, ván sợi MDF) huyện Tam Đường, Tân Uyên | x | x | x | x |
|
22 | Xây dựng nhà máy chế biến cao su huyện Nậm Nhùn | x | x | x | x |
|
23 | Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
24 | Xây dựng nhà mày chế biến thủy sản từ các loại cá nuôi trong lồng huyện Than Uyên và Nậm Nhùn | x | x | x | x |
|
25 | Xây dựng nhà máy chế biến các loại cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) huyện Tam Đường và Sìn Hồ | x | x | x | x |
|
26 | Xây dựng nhà máy chế biến gạo huyện Than Uyên, Phong Thổ và thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
27 | Xây dựng nhà máy chế biến rau, hoa quả huyện Tam Đường, Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ | x | x | x | x |
|
28 | Khai thác, chế biến mỏ đất hiếm Đông Pao huyện Tam Đường | x | x |
| x |
|
29 | Khai thác, chế biến đất hiếm Nam và Bắc Nậm Xe huyện Phong Thổ | x | x |
| x |
|
30 | Thăm dò, khai thác đất hiếm Thèn Thầu huyện Phong Thổ | x | x |
| x |
|
31 | Sản xuất các sản phẩm có nguyên liệu đầu vào là đất hiếm huyện Phong Thổ | x | x |
| x |
|
32 | Thăm dò, khai thác đối với các thân khoáng Barit, Fluorit độc lập không đi kèm với đất hiếm huyện Tam Đường | x | x |
| x |
|
33 | Khai thác, chế biến các mỏ vàng huyện Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn | x | x |
| x |
|
34 | Khai thác quặng các mỏ sắt, đồng, chì, kẽm huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Tam Đường | x | x |
| x |
|
35 | Khai thác và chế biến đá phiến lợp, đá trắng (dolomit) làm vật liệu xây dựng huyện Nậm Nhùn, Phong Thổ | x | x |
| x |
|
36 | Khai thác nguồn nước khoáng huyện Mường Tè, Phong Thổ, Tân Uyên | x | x |
| x |
|
37 | Khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu thông thường (các huyện, thành phố) | x | x |
| x |
|
38 | Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh | x | x | x |
|
|
39 | Đầu tư hệ thống máy móc để kết nối, theo dõi giám sát quản lý hoạt động khai thác khoáng sản | x | x | x |
|
|
40 | Xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Tam Đường, Sìn Hồ, Than Uyên | x | x |
| x |
|
41 | Xây dựng nhà máy sản xuất bê tông đúc sẵn tập trung tại các huyện | x | x |
| x |
|
42 | Đầu tư phát triển cơ sở sản xuất cát nghiền huyện Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Than Uyên, Tân Uyên | x | x |
| x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Khu nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ | x | x | x | x |
|
2 | Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa, quả huyện Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ và thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
3 | Trồng và phát triển cây dược liệu huyện Tam Đường, Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tân Uyên, Nậm Nhùn | x | x | x | x |
|
4 | Sản xuất giống, phát triển trồng và chế biến sâm Lai Châu huyện Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè | x | x | x | x |
|
5 | Phát triển vùng chuyên canh rau, củ quả huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ và thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
6 | Phát triển cây ăn quả các huyện, thành phố | x | x | x | x |
|
7 | Phát triển vùng gạo đặc sản, chất lượng huyện Than Uyên, Tam Đường, Tân Uyên, Phong Thổ và thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
8 | Phát triển vùng chuyên canh mía huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Nậm Nhùn, Tân Uyên | x | x | x | x |
|
9 | Phát triển trồng, tiêu thụ chuối tây xuất khẩu huyện Tân Uyên | x | x | x | x |
|
10 | Phát triển vùng sản xuất dứa tập trung huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Than Uyên | x | x | x | x |
|
11 | Phát triển vùng nguyên liệu hoa quả gắn với nhà máy chế biến huyện Phong Thổ | x | x | x | x |
|
12 | Phát triển vùng hoa địa lan huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên | x | x | x | x |
|
13 | Phát triển vùng chuyên canh gừng nghệ huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè | x | x | x | x |
|
14 | Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung huyện Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn, thành phố Lai Châu, Tam Đường, Mường Tè | x | x | x | x |
|
15 | Phát triển nuôi ong mật huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, thành phố Lai Châu, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè | x | x | x | x |
|
16 | Đầu tư xây dựng 05 trạm kiểm dịch động vật huyện Tam Đường, Than Uyên, Nậm Nhùn, thành phố Lai Châu và khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng - Phong Thổ |
| x | x |
|
|
17 | Phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Tân Uyên, Than Uyên | x | x | x | x |
|
18 | Trang trại nuôi cá nước lạnh huyện Tam Đường, Tân Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè | x | x | x | x |
|
19 | Mở mới, sửa chữa, nâng cấp đường lâm nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng phục vụ vùng trồng rừng sản xuất các huyện | x | x | x | x |
|
20 | Khoanh nuôi chuyển tiếp huyện Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè và thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
21 | Khoanh nuôi mới huyện Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè | x | x | x | x |
|
22 | Trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng huyện Tân Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè | x | x | x | x |
|
23 | Trồng cây mắc ca huyện Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Nậm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ | x | x | x | x |
|
24 | Trồng rừng quế gắn với vùng nguyên liệu tập trung huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Tân Uyên | x | x | x | x |
|
25 | Trồng rừng sản xuất gắn với chế biến lâm sản huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ | x | x | x | x |
|
26 | Trồng và chế biến các sản phẩm từ cây tre huyện Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè | x | x | x | x |
|
27 | Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (các huyện, thành phố) | x | x | x |
|
|
28 | Thành lập khu rừng đặc dụng huyện Mường Tè | x | x | x |
|
|
29 | Cắm mốc phân định ranh giới rừng trên địa bàn tỉnh | x | x | x |
|
|
30 | Điều tra xác định trữ lượng các loại rừng để xây dựng hệ số chi trả phục vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh | x | x | x |
|
|
31 | Điều tra, đánh giá khả năng hấp thụ cácbon các loại rừng trên địa bàn tỉnh | x | x | x |
|
|
32 | Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản huyện Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè | x | x | x |
|
|
33 | Điều tra, điều chỉnh ranh giới các loại rừng tỉnh Lai Châu | x | x | x |
|
|
34 | Phân định cắm mốc ranh giới rừng; giao đất rừng gắn với giao rừng và xây dựng chứng chỉ quản lý rừng | x | x | x |
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Phát triển các khu đô thị/tổ hợp nhà thương mại đô thị thành phố Lai Châu | x | x |
| x |
|
2 | Phát triển các khu đô thị/tổ hợp nhà thương mại đô thị huyện Sìn Hồ | x | x |
| x |
|
3 | Phát triển các khu đô thị/tổ hợp nhà thương mại đô thị huyện Than Uyên | x | x |
| x |
|
4 | Phát triển các khu đô thị/tổ hợp nhà thương mại đô thị huyện Mường Tè | x | x |
| x |
|
5 | Phát triển các khu đô thị/tổ hợp nhà thương mại đô thị huyện Nậm Nhùn | x | x |
| x |
|
6 | Phát triển các khu đô thị/tổ hợp nhà thương mại đô thị huyện Tân Uyên | x | x |
| x |
|
7 | Phát triển các khu đô thị/tổ hợp nhà thương mại đô thị huyện Phong Thổ | x | x |
| x |
|
8 | Phát triển các khu đô thị/tổ hợp nhà thương mại đô thị huyện Tam Đường | x | x |
| x |
|
9 | Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu tái định cư, sắp xếp lại dân cư nông thôn, di dời dân cư vùng có nguy cơ sạt lở các huyện, thành phố | x | x | x |
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Trụ sở Đội cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ trung tâm |
| x | x | x |
|
2 | Đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng, chống cháy rừng |
| x | x | x |
|
3 | Đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn |
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Sân bay Lai Châu | x | x |
| x |
|
2 | Cải tạo, nâng cấp đoạn Pắc Ma - Thu Lũm - U Ma Tu Khoong (chuyển thành QL. 4H3) |
| x | x |
|
|
3 | Cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ: 127, 128, 129, 129B, 130, 132, 133, 135 | x | x | x | x |
|
4 | Đường Tây Sông Đà (Nậm Khao - Tà Tổng - Cao Chải - Nậm Ngà - Tắc Ngá - Nậm Chà - Huổi Lĩnh - Nậm Nhùn dự kiến ĐT.126) | x | x | x |
|
|
5 | Nâng cấp đường Noong Hẻo - Căn Co - Nậm Cuổi - Nậm Hăn - Tủa Chùa (Điện Biên) bao gồm 01 cầu lớn qua lòng hồ thủy điện Sơn La, (chuyển thành ĐT.138) |
| x | x |
|
|
6 | Đường Nậm Sỏ - Tà Mít (chuyển thành ĐT.133B) |
| x | x |
|
|
7 | Đường Khun Há - Phúc Khoa - Mường Khoa (chuyển thành ĐT.136) |
| x | x |
|
|
8 | Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên | x | x | x |
|
|
9 | Xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường tuần tra biên giới huyện Mường Tè, Phong Thổ | x | x | x |
|
|
10 | Nâng cấp, sửa chữa, xây mới hệ thống đường ra biên giới huyện Mường Tè, Phong Thổ | x | x | x |
|
|
11 | Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tỉnh Lai Châu | x | x |
| x |
|
12 | Bến xe khách các huyện, thành phố, cửa khẩu Ma Lù Thàng | x | x | x | x |
|
13 | Đầu tư mới và nâng cấp Đường liên vùng, kết nối từ Tỉnh lộ 130 - Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng | x | x | x | x |
|
14 | Đầu tư mới và nâng cấp Đường giao thông liên vùng từ bản Hoàng Hồ - bản Nậm Lúc xã Phăng Sô Lin đến xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ |
| x | x |
|
|
15 | Nâng cấp tuyến đường Phìn Hồ - Ma Quai - Lùng Thàng, thị trấn Sìn Hồ |
| x | x |
|
|
16 | Đầu tư mới Đường liên vùng Pa Ủ - Bum Tở - Pa Vệ Sủ |
| x | x |
|
|
17 | Xây dựng Cầu treo Bản Chang, kết nối đường tỉnh lộ 127 với khu đồi cao, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên |
| x | x |
|
|
18 | Bến xe mới huyện Than Uyên |
| x | x | x |
|
19 | Bến xe huyện Tân Uyên |
| x | x | x |
|
20 | Đầu tư các cảng, bến thủy nội địa |
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt thành phố Lai Châu | x | x | x |
|
|
2 | Hồ Phăng Xô Lin huyện Sìn Hồ |
| x | x |
|
|
3 | Kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng các huyện Phong Thổ, Than Uyên, Mường Tè | x | x | x |
|
|
4 | Xây dựng các công trình cấp, trữ nước huyện Mường Tè | x | x | x |
|
|
5 | Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng các hồ, đập, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh | x | x | x |
|
|
6 | Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng sản xuất hoa, rau màu, cây trồng vùng dốc | x | x | x | x |
|
7 | Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp nhà máy cấp nước cho khu vực thị trấn, thị tứ | x | x | x | x |
|
8 | Nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống cấp nước cho khu vực thị trấn, thị tứ và thành phố Lai Châu | x | x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trường, lớp học trên địa bàn tỉnh | x | x | x | x |
|
2 | Đầu tư mua sắm trang, thiết bị phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh | x | x | x | x |
|
3 | Trung tâm nghiên cứu giống và cây trồng cấp vùng |
| x | x | x |
|
4 | Các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển | x | x | x | x |
|
5 | Phát triển mỗi xã một sản phẩm OCOP | x | x | x | x |
|
6 | Xây dựng chỉ dẫn địa lý vùng trồng, vùng nuôi cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp | x | x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu |
| x | x | x |
|
2 | Xây dựng Bệnh viện Sản nhi |
| x | x | x |
|
3 | Xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền |
| x | x | x |
|
4 | Xây dựng Bệnh viện Tâm thần |
| x | x | x |
|
5 | Xây dựng Bệnh viện Nội tiết |
| x | x | x |
|
6 | Xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực Mường Tè |
| x | x | x |
|
7 | Xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực Dào San, huyện Phong Thổ |
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Xây dựng nền tảng dữ liệu, phát triển chính quyền điện tử của tỉnh Lai Châu |
| x | x | x |
|
2 | Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng mạng di động 5G, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông |
| x | x | x |
|
3 | Xây dựng đô thị thông minh tỉnh Lai Châu và các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số |
| x | x | x |
|
4 | Hình thành các điểm bưu chính logistics phục vụ kinh tế nông thôn |
| x | x | x |
|
5 | Xây dựng trung tâm lưu trữ điện tử và giám sát an ninh mạng tỉnh Lai Châu (đảm bảo an toàn an ninh thông tin theo mô hình 4 lớp) |
| x | x | x |
|
6 | Chuyển đổi số hệ thống thông tin cơ sở; an toàn thông tin |
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh Lai Châu | x | x | x | x |
|
2 | Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh |
| x | x | x |
|
3 | Bảo tàng tỉnh |
| x | x | x |
|
4 | Bảo tàng sâm Lai Châu |
| x |
| x |
|
5 | Thư viện tỉnh |
| x | x | x |
|
6 | Cung văn hóa thanh, thiếu niên |
| x | x | x |
|
7 | Trung tâm văn hóa thể thao huyện |
| x | x | x |
|
8 | Đầu tư bảo tồn, phát huy bản sắc tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu | x | x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Nâng cấp, mở rộng khu xử lý chất thải rắn tại các huyện |
| x | x | x |
|
2 | Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho thành phố Lai Châu và trung tâm các huyện | x | x | x | x |
|
3 | Nâng cấp trang thiết bị cho Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường |
| x | x | x |
|
4 | Đầu tư hệ thống quan trắc nước sông xuyên biên giới tự động |
| x | x | x |
|
5 | Đầu tư hệ thống quan trắc môi trường không khí |
| x | x | x |
|
6 | Đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố Lai Châu |
| x | x | x |
|
7 | Đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phố Lai Châu (giai đoạn II) |
| x | x | x |
|
8 | Kiểm kê khí nhà kính và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải trên địa bàn tỉnh Lai Châu |
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
| Điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh |
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kè bảo vệ khu dân cư, công trình xây dựng, kè bờ sông, suối, bảo vệ biên giới | x | x | x | x |
|
2 | Sắp xếp dân cư vùng nguy cơ sạt lở | x | x | x | x |
|
3 | Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, bản đồ, cảnh báo thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất |
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước tỉnh Lai Châu |
| x | x | x |
|
2 | Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu |
| x | x | x |
|
3 | Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Lai Châu |
| x | x | x |
|
4 | Xây dựng và tổ chức thực hiện kiểm kê tài nguyên nước đối với nguồn nước nội tỉnh; xây dựng báo cáo tài nguyên nước |
| x | x | x |
|
5 | Điều tra, khoanh định vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, ngưỡng khai thác nước dưới đất |
| x | x | x |
|
6 | Điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000 trên địa bàn tỉnh |
| x | x | x |
|
7 | Điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000 đối với nguồn nước nội tỉnh |
| x | x | x |
|
8 | Đánh giá, xác định, cập nhật định kỳ các đặc trưng cơ bản tài nguyên nước mặt |
| x | x | x |
|
9 | Điều tra, đánh giá, xác định và công bố dòng chảy tối thiểu; khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải. |
| x | x | x |
|
10 | Lập danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước và thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước được duyệt |
| x | x | x |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Xây mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà công vụ của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh | x | x | x | x |
|
2 | Xây mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà công vụ của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện |
| x | x | x |
|
3 | Xây mới, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà công vụ của các cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, phường, thị trấn |
| x | x |
|
|
4 | Xây mới, cải tạo, nâng cấp, sắp xếp lại hoạt động của nhà khách tại cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị |
| x | x | x |
|
Ghi chú:
- Tên, vị trí, quy mô, diện tích, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch, phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án.
- Đối với các dự án đầu tư công nghiệp sản xuất, truyền tải, phân phối điện:
+ Đầu tư các dự án nguồn điện, đường dây và TBA 220kV trên địa bàn tỉnh căn cứ vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tiến độ, quy mô, vị trí các trạm biến áp, cấp điện áp trung áp của các MBA 110kV được chuẩn xác trong quá trình lập dự án đầu tư, phù hợp với nhu cầu cung cấp điện, định hướng phát triển lưới điện trung áp khu vực.
+ Số lượng, quy mô các dự án lưới điện trung, hạ áp được lựa chọn theo thực tế lưới điện, định hướng phát triển lưới điện trung thế và nhu cầu công suất phụ tải./.
- Đối với dự án không thuộc danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư thì thực hiện theo các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng huy động nguồn lực triển khai thực hiện.
[1] Gồm ngân sách nhà nước từ trung ương và địa phương, vốn vay từ khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
- 1 Quyết định 1371/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1483/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1481/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành