Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1497/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 30 tháng 08 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG XA KHU DÂN CƯ VÀ QUY HOẠCH GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ BAN HÀNH CƠ CHẾ HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG XA KHU DÂN CƯ VÀ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2011-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp Lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11, ngày 24/3/2004 và Pháp Lệnh thú y sửa đổi ngày 29/4/2004;

Căn cứ Quyết định số 10/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược chăn nuôi đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 978/QĐ-UBND, ngày 30/5/2007 của UBND tỉnh Hung Yên về việc Phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007-2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, tại Tờ trình liên ngành số 103/TTr-LN NN-TC ngày 17/8/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015 và ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015, với các nội dung như sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

- Phát triển ngành chăn nuôi hàng hóa tập trung xa khu dân cư theo hướng tiên tiến, hiện đại gắn với xây dựng vùng an toàn dịch, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp và nông thôn và sức khỏe cộng đồng.

- Quy hoạch, xây dựng hệ thống giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh, gắn với vùng chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng Vietgap, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Phấn đấu năm 2015 tỷ trọng chăn nuôi đạt trên 48-50% trong đó tỷ trọng của chăn nuôi tập trung theo hướng công nghệ tiên tiến đạt từ 30-35%. Từng bước khống chế và chủ động kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm: LMLM, tai xanh, cúm gia cầm

1.2. Một số mục tiêu chủ yếu:

STT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Giai đoạn 2007-2010

Giai đoạn 2011-2015

Năm 2010

1

Tổng đàn gia súc, gia cầm

 

 

 

 

 

Tổng đàn lợn đạt:

con

750.000

750.000

630125

 

Tốc độ tăng

%

5,00

3,80

1,87

 

Trong đó đàn lợn nái chiếm

%

10,5-11

10,5-11

11,79

 

Đàn lợn hướng nạc đạt

%

75

80

60-65

 

Tổng đàn trâu bò

Con

52.000

52.000

46153

 

Tốc độ tăng

%

4,00

2,53

-6,25

 

đàn bò thịt chất lượng cao

%

20-25

25-30

 

 

Tổng đàn gia cầm

Triệu con

8

10

7,597

 

Tốc độ tăng

%

5,00

6,33

8,13

 

Trong đó đàn gà chiếm

%

70

70-75

67

2

Sản phẩm chăn nuôi

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng

tấn

146.000

168.000

113444

 

Tốc độ tăng

%

18,5

9,6

7,0

 

Sản lượng thịt lợn hơi

tấn

110.000

126.600

90214

 

Sản lượng thịt gia cầm

tấn

33.000

37.000

20610,64

 

Sản lượng thịt trâu bò

tấn

4.000

4400

2619

 

Sản lượng trứng

Triệu quả

200

360

209

3

Chăn nuôi tập trung đạt

%

30-35

30-35

17

4

Khu chăn nuôi tập trung

 

 

 

 

 

Cấp huyện (4-5ha/khu)

Khu

01

01

 

 

Cấp xã (4-5ha/khu)

khu

1-2

1-2

 

2. Một số giải pháp chính

2.1. Tiếp tục thực hiện giải pháp của giai đoạn 2007-2010:

- Tổ chức rà soát và bổ sung quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương cho phát triển chăn nuôi tập trung và xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2011-2015 định hướng 2020.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và điểm tập trung giết mổ và chế biến, bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm.

2.2. Triển khai thực hiện giải pháp giai đoạn 2011-2015:

Trước mắt giai đoạn 2011-2012 làm thí điểm 10 xã (mỗi huyện, thành phố chọn một trong hai xã được chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới) để rút kinh nghiệm, sau nhân ra diện rộng ở giai đoạn tiếp theo 2013-2015. Phấn đấu đến 2015 chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đạt 30-35% và đến 2020 cơ bản không còn chăn nuôi trang trại trong khu dân cư.

3. Cơ chế hỗ trợ

3.1. Tiếp tục thực hiện các cơ chế hỗ trợ giai đoạn 2007-2010 (để thực hiện giai đoạn 2011-2015).

3.1.1. Các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư phát triển dự án chăn nuôi vào khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung được thuê đất thời gian không quá 50 năm (năm mươi lăm) và được hưởng tối đa ưu đãi về thuế theo quy định.

3.1.2. Các dự án do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng điểm tập trung giết mổ (quy mô xã, liên xã) được giao đất không thu tiền sử dụng đất như các công trình phúc lợi công cộng.

3.2. Thực hiện cơ chế ngân sách tỉnh hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc, gia cầm xa khu dân cư giai đoạn 2011-2015.

3.2.1. Hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho doanh nghiệp và hộ sản xuất đầu tư cơ sở chăn nuôi tập trung xa khu dân cư (³ 500m), các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở giết mổ tập trung xa khu dân cư, trên cơ sở chủ dự án tự ứng kinh phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Nhà nước hoàn trả lại từ tiền thuê đất, hoặc tiền sử dụng đất mà chủ dự án phải trả.

3.2.2. Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng đến chân hàng rào khu chăn nuôi tập trung gắn với Chương trình phát triển nông thôn mới.

3.2.3. Các điểm tập trung giết mổ xã, cụm xã đầu tư bằng công nghệ bán công nghiệp trở lên được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng (Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xây dựng nhà xưởng, mua trang thiết bị phục vụ công tác giết mổ được vay tối đa đến 350 triệu đồng/điểm, thời gian hỗ trợ lãi suất 24 tháng kể từ thời điểm vay vốn.

3.2.4. Hỗ trợ kinh phí mua giống và 50% lãi suất ngân hàng cho các hộ đầu tư chăn nuôi tập trung xa khu dân cư cụ thể như sau:

a. Hỗ trợ kinh phí mua giống:

+ 300.000đ/lợn nái ngoại.

+ 30.000đ/gà bố mẹ (Đông Tảo, Đông Tảo lai).

+ 10.100đ/gia cầm bố mẹ.

b. Hỗ trợ 50% lãi suất ngân hàng:

+ Lợn nái: mức vay 700.000đ/con (thời hạn hỗ trợ lãi suất ngân hàng 01 năm).

+ Lợn thịt: mức vay 500.000đ/con (thời hạn hỗ trợ lãi suất ngân hàng 4 tháng).

+ Gia cầm bố mẹ: mức vay 100.000đ/con (thời hạn hỗ trợ lãi suất ngân hàng 01 năm).

+ Gia cầm thịt: mức vay 10.000đ/con (thời hạn hỗ trợ lãi suất ngân hàng 03 tháng).

3.2.5. Hỗ trợ kinh phí để xử lý môi trường trong trang trại thuộc khu chăn nuôi tập trung:

+ Hỗ trợ xây hầm Biogas: 2.000.000đ/hầm thể tích từ 10m3 trở lên.

+ Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị cho xử lý chất thải 2.400.000/m3 chất thải (không quá 30.000.000đ/cơ sở).

3.2.6. Hỗ trợ khác: Hỗ trợ 100% kinh phí mua vacxin phòng dịch cúm gia cầm Lở mồm long móng, Tai xanh; Hỗ trợ 100% phí kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y cho các cơ sở giết mổ, kinh phí quản lý, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trang trại thuộc khu chăn nuôi tập trung.

3.3. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thuộc sở hữu Nhà nước (cơ sở giết mổ công) được hỗ trợ 100% tổng chi phí đầu tư và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm do tư nhân đầu tư công nghệ, công nghiệp được hỗ trợ 25% tổng chi phí đầu tư (tối đa không quá 30.000 USD) cho những hạng mục xây lắp và thiết bị thiết yếu theo quy định của dự án LIFSAP (tại sổ tay thực hiện dự án) kinh phí từ nguồn dự án LIFSAP - Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn vệ sinh thực phẩm do Ngân hàng thế giới tài trợ (có dự án được phê duyệt).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể yêu cầu, điều kiện, quy mô được hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư, Công Thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Thơi