Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 15/2010/QĐ-UBND

Vị Thanh, ngày 21 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ VÀ MẬT ĐỘ CÂY TRỒNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ TRỊ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định này quy định về đơn giá và mật độ cây trồng để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Cụ thể như sau:

1. Nguyên tắc chung:

a) Hoa màu, cây trồng (gọi tắt là cây trồng) được xác định bồi thường theo loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây hiện có trên mặt đất tại thời điểm triển khai thực hiện bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng của dự án, công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt.

b) Đơn giá bồi thường được tính bởi các yếu tố: chi phí giống, chi phí chăm sóc (cây trồng chưa thu hoạch), giá trị đang thu hoạch và được chia thành ba loại để tính bồi thường như sau:

- Loại A: cây trồng đang trong thời kỳ thu hoạch, năng suất cao.

- Loại B: cây trồng đang vào thời kỳ sinh trưởng chuẩn bị thu hoạch có phân tàn rộng tương đương như cây trong thời kỳ thu hoạch hoặc cây trong thời kỳ già cỗi, thu hoạch kém.

- Loại C: cây trồng nhỏ mới trồng đang trong thời kỳ phát triển tốt, theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng.c) Mật độ cây trồng phải phù hợp theo tỷ lệ quy định chung của Ngành nông nghiệp và được xác định cụ thể theo từng loại tại mục 3 của Quyết định này.

d) Điều kiện không được bồi thường:

- Đầu tư canh tác, trồng cây trên đất sau khi có quyết định thu hồi đất hoặc chủ trương triển khai thực hiện bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng; sau thời điểm điều tra, kiểm định được chủ hộ thống nhất.

- Đầu tư canh tác, trồng cây trên đất không đủ điều kiện canh tác, không đảm bảo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển.

2. Đơn giá cây trồng:

a) Đơn giá chuẩn của cây trồng được phân loại A, B, C:

STT

LOẠI CÂY TRỒNG

ĐVT

ĐƠN GIÁ

Loại A

Loại B

Loại C

Các loại cây trồng cho năng suất cao:

1

Mận An Phước

đ/cây

250.000

175.000

50.000

2

Xoài Thái Lan

đ/cây

600.000

420.000

120.000

3

Xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu, Cát Đài Loan, Bắc Tam Băng

đ/cây

700.000

490.000

140.000

4

 Bơ

đ/cây

150.000

105.000

30.000

5

 Bòn bon

đ/cây

300.000

210.000

60.000

6

 Bưởi Năm Roi, Da xanh

đ/cây

500.000

350.000

100.000

7

 Bưởi thường

đ/cây

200.000

140.000

40.000

8

 Ca cao

đ/cây

150.000

105.000

30.000

9

 Cà na

đ/cây

80.000

56.000

16.000

10

 Cà phê

đ/cây

100.000

70.000

20.000

11

 Cam mật, cam sành

đ/cây

300.000

210.000

60.000

12

 Cau

đ/cây

120.000

84.000

24.000

13

 Chanh

đ/cây

100.000

70.000

20.000

14

 Chanh dây

đ/cây

80.000

56.000

16.000

15

 Chôm chôm

đ/cây

300.000

210.000

60.000

16

 Chuối

đ/cây

12.000

6.000

2.000

17

 Cóc

đ/cây

250.000

175.000

50.000

18

 Đào lộn hột

đ/cây

120.000

84.000

24.000

19

 Dâu đặc sản

đ/cây

350.000

200.000

60.000

20

 Dâu thường

đ/cây

250.000

175.000

50.000

21

 Điều

đ/cây

120.000

84.000

24.000

22

 Đu đủ

đ/cây

50.000

35.000

10.000

23

 Dừa

đ/cây

250.000

175.000

50.000

24

 Hạnh

đ/cây

80.000

56.000

16.000

25

 Hồng

đ/cây

300.000

105.000

30.000

26

 Khế

đ/cây

80.000

56.000

16.000

27

 Lê

đ/cây

70.000

49.000

14.000

28

 Lêkima

đ/cây

100.000

70.000

20.000

29

 Lựu

đ/cây

60.000

42.000

12.000

30

 Mận

đ/cây

120.000

84.000

24.000

31

 Mãng cầu

đ/cây

80.000

56.000

16.000

32

 Măng cụt

đ/cây

600.000

420.000

120.000

33

 Me

đ/cây

150.000

105.000

30.000

34

 Mít

đ/cây

160.000

112.000

32.000

35

 Nhãn

đ/cây

300.000

210.000

60.000

36

 Ô môi

đ/cây

150.000

105.000

30.000

37

 Ổi

đ/cây

80.000

56.000

16.000

38

 Quít

đ/cây

250.000

175.000

50.000

39

 Sa bô

đ/cây

250.000

175.000

50.000

40

 Sảnh

đ/cây

200.000

140.000

40.000

41

 Sơri

đ/cây

80.000

56.000

16.000

42

 Sầu riêng

đ/cây

600.000

420.000

120.000

43

 Chùm ruột

đ/cây

80.000

56.000

16.000

44

 Táo

đ/cây

80.000

56.000

16.000

45

 Thanh long

đ/trụ

80.000

56.000

16.000

46

 Tiêu

đ/nọc

100.000

70.000

20.000

47

 Trầu

đ/nọc

80.000

56.000

16.000

48

 Vải thiều

đ/cây

150.000

105.000

30.000

49

 Vú sữa

đ/cây

400.000

280.000

80.000

50

 Xoài

đ/cây

500.000

350.000

100.000

51

 Bắp

đ/m2

3.200

2.240

640

52

 Đậu các loại

đ/m2

3.200

2.240

640

53

 Gừng

đ/m2

20.000

14.000

4.000

54

 Khoai các loại

đ/m2

3.200

2.240

640

55

 Lá dừa nước

đ/m2

13.000

9.100

2.600

56

 Lát (cói)

đ/m2

1.200

800

200

57

 Lúa

đ/m2

3.200

2.240

640

58

 Mía, thơm (khóm)

đ/m2

7.000

4.900

1.400

59

 Ớt

đ/m2

30.000

21.000

6.000

60

 Rau các loại

đ/m2

10.000

7.000

2.000

61

 Thuốc lá

đ/m2

3.400

2.400

600

Các loại cây lấy gỗ:

62

 Bạch đàn

đ/cây

ĐK >15cm

30.000

ĐK >10-15cm

21.000

ĐK 5 -10cm 6.000

63

 Gòn

đ/cây

ĐK>30-40 cm

60.000

ĐK>15-30 cm

42.000

ĐK:5 -15cm

12.000

64

 Nhàu

đ/cây

ĐK>30-40 cm

15.000

ĐK>15-30 cm

10.000

ĐK:5 -15cm

5.000

65

 Nhóm A: sao, dầu, thao lao, gỏ.

đ/cây

ĐK>30-40 cm

80.000

ĐK>15-30 cm

40.000

ĐK:5 -15cm

20.000

66

 Nhóm B: sắn, gáo, trâm, tràm biển, còng, gừa, điệp

đ/cây

ĐK>30-40 cm

60.000

ĐK>15-30 cm

20.000

ĐK:5 -15cm

10.000

67

 Nhóm C: bàng, dong nem, đủng đỉnh, trứng cá, bình bát

đ/cây

ĐK>30-40 cm

6.000

ĐK>15-30 cm

4.000

ĐK:5 -15cm

2.000

68

 So đũa

đ/cây

ĐK >15 cm

20.000

ĐK >10-15cm

14.000

ĐK:5 -10cm

4.000

69

 Tràm

đ/cây

ĐK >7 cm

20.000

ĐK > 5 -7 cm

14.000

ĐK:2 -5 cm

4.000

70

 Tầm vông

đ/cây

10.000

7.000

2.000

71

 Tre các loại

đ/cây

20.000

14.000

4.000

72

 Trúc, nứa, lồ ô, lục bình

đ/cây

3.000

2.100

600

Đối với cây trồng là Sầu riêng, Măng cụt, Vú sữa, Xoài (Thái lan, Cát Hòa Lộc, Cát Đài Loan, Cát Chu, Bắc Tam Băng), Bưởi (Năm Roi, Da xanh) ngoài việc được bồi thường theo quy định (loại A, B, C hoặc hỗ trợ giống). Nếu được xác định là cây trồng lâu năm vẫn cho năng suất cao thì được hỗ trợ thêm giá trị thiệt hại dựa trên nguyên tắc căn cứ vào chu kỳ sống, quá trình cho trái và đường kính gốc (đkg) của từng loại cây để tính giá trị hỗ trợ thiệt hại, điểm được xem là đường kính gốc xác định tại vị trí cách mặt đất là 1,0 m (h = 1,0 m) và không phân biệt cây theo cách phân loại (A, B, C) áp dụng cho các loại cây trồng có hình dáng thon và thẳng đứng; trường hợp các loại cây trồng có hình dáng phân nhánh gần sát mặt đất, không thể xác định đường kính gốc theo quy định 1,0 m thì phụ thuộc vào vị trí phân nhánh đầu tiên để xác định đường kính gốc cho loại cây trồng đó. Giá trị để tính hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng vượt tiêu chuẩn như sau:

- Cây Sầu Riêng: có đường kính gốc trên 30 cm (đkg > 30 cm), được bồi thường với giá 1.100.000 đ/cây.

- Cây Măng Cụt: có đường kính gốc trên 30 cm (đkg > 30 cm), được bồi thường với giá 1.200.000 đ/cây.

- Cây Vú Sữa: có đường kính gốc trên 25 cm (đkg > 25 cm), được bồi thường với giá 700.000 đ/cây.

- Cây Xoài (Thái Lan, Cát Hòa Lộc, Cát Đài Loan, Cát Chu, Bắc Tam Băng): có đường kính gốc trên 30 cm (đkg > 30 cm), được bồi thường với giá 900.000 đ/cây.

Cây Bưởi (Năm Roi, Da xanh): có đường kính gốc trên 20 cm (đkg > 20 cm), được bồi thường với giá 800.000 đ/cây.

Ghi chú: Đường kính (ĐK) cây lấy gỗ: tính theo đường kính gốc cây và điểm được xác định tính từ gốc cây trồng đến vị trí 1,3m là gốc chuẩn để đo.

Đối với các loại cây lấy gỗ có đường kính gốc lớn hơn đường kính gốc của cây loại A thì tùy theo đặc điểm cây, đặc điểm vườn cây mà Ban Bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng (BTTH-GPMB) các cấp xem xét đề xuất giá, thông qua Hội đồng bồi thường của dự án trình cấp thẩm quyền quyết định từng trường hợp cụ thể.

b) Đơn giá cây trồng chưa được phân loại A, B, C:

Đối với loại cây trồng nhỏ chưa được phân loại thành cây loại A, B, C theo quy định thì được hỗ trợ chi phí về giống và công chăm sóc, mức hỗ trợ cụ thể như sau:

STT

Tên cây trồng

ĐVT

Đơn giá

1

Sầu riêng ghép, măng cụt

đ/cây

30.000

2

Sầu riêng hột, xoài hột, nhãn nhỏ

đ/cây

7.500

3

Bưởi ghép, chiết

đ/cây

20.000

4

Dừa, sa bô, vải

đ/cây

30.000

5

Hạnh, tiêu, mận

đ/cây

15.000

6

Xoài 1 cơi

đ/cây

8.000

7

Xoài 2 cơi

đ/cây

10.000

8

Xoài 3 cơi

đ/cây

15.000

9

Xoài hột cao trên 1.0m

đ/cây

15.000

10

Xoài hột cao trên 0.3m đến dưới 1.0m

đ/cây

10.000

11

Nhãn cao trên 1.0m

đ/cây

15.000

12

Nhãn cao trên 0.3m đến dưới 1.0m

đ/cây

10.000

13

Quít ghép

đ/cây

12.000

14

Quít hột

đ/cây

3.000

15

Mít

đ/cây

20.000

16

Dâu

đ/cây

15.000

17

Cam sành

đ/cây

20.000

Đối với cây trồng khác có kích thước nhỏ hơn cây loại C, cây trồng trong vườn ươm cây giống, cây trồng mới, lạ chưa có đơn giá chuẩn thì căn cứ đặc điểm cây, đặc điểm vườn cây cụ thể mà Ban BTTH-GPMB các cấp xem xét đề xuất giá, thông qua Hội đồng bồi thường của dự án trình cấp thẩm quyền quyết định cho phù hợp.

3. Mật độ cây trồng quy định chuẩn:

STT

Tên cây trồng

Mật độ (m) /cây

1

Trầu

1,0 x 1,0

2

Đu đủ

1,0 x 1,5

3

Cà phê, lựu, ổi, lê

1,0 x 2,0

4

Hạnh

1,5 x 2,0

5

Cau, mãng cầu, thanh long, tiêu

2,0 x 2,0

6

Cam sành

1,5 x 1,5

7

Cà na, cam mật, chanh, quít, sảnh, chùm ruột

2,5 x 2,5

8

Bơ, ca cao, khế, mận, sơri, táo

3,0 x 3,0

9

Me, nhãn

3,5 x 3,5

10

Bòn bon, bưởi đặc sản, bưởi thường, chôm chôm, đào lộn hột, dâu, điều, hồng, Lêkima, mít, vải thiều, vú sữa, xoài

4,0 x 4,0

11

Sa bô

4,5 x 4,5

12

Cóc

5,0 x 5,0

13

Dừa, măng cụt, sầu riêng

6,0 x 6,0

Các loại cây trồng còn lại không nằm trong bảng quy định về mật độ cây trồng nêu trên thì được tính theo số lượng thực tế.

4. Tính mật độ cây trồng:

Áp dụng theo mức quy định trồng xen cây trồng phụ theo Quyết định số 4013/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt quy định tạm thời định mức áp dụng trong các chương trình, dự án khuyến nông, cụ thể:

Bảng: Mật độ trồng xen

Khoảng cách (m)

Mật độ cây/ha

Tỷ lệ trồng xen (%)

≤ 1,5 x 1,5

≥ 4444

10

1,6 x 1,6 đến 2,5 x 2,5

1.600 ~ 3.906

20

2,6 x 2,6 đến 3,5 x 3,5

816 ~ 1.479

30

3,6 x 3,6 đến 4,5 x 4,5

494 ~ 772

40

> 4,6 x 4,6

≤ 473

50

- Nếu trong vườn trồng một loại cây trồng với mật độ cao hơn mật độ tại Quyết định này hoặc có trồng xen nhiều loại cây trồng thì chọn cây trồng chính có giá trị bồi thường cao và chiếm số lượng lớn để tính giá trị bồi thường theo mật độ quy định.

+ Khi chỉ trồng một loại cây trồng chính nhưng mật độ cao hơn mật độ quy định hoặc có trồng xen với mật độ cao hơn mật độ quy định thì tính giá trị cây trồng chính cộng thêm giá trị tỷ lệ trồng xen theo “Bảng mật độ trồng xen” và giá trị của cây trồng chính trồng vượt mật độ hoặc cây trồng khác trồng xen được tính giá trị bồi thường theo loại A của cây trồng chính, bất kể cây trồng chính đang ở nhiều giai đoạn khác nhau.

+ Trường hợp cây trồng chính trong vườn nhưng mật độ trồng thấp hơn mật độ quy định nêu trên thì giá trị giảm đi của cây trồng chính sẽ được tính thêm cho cây trồng phụ (phần tăng thêm của cây trồng phụ bằng phần giảm đi của cây trồng chính).

- Trong trường hợp vườn cây được chia ra làm nhiều khu và các khu trồng các loại cây trồng chính khác nhau, nếu chủ hộ có yêu cầu thì phải chọn loại cây trồng chính của từng khu để làm tiêu chuẩn tính cho khu đó.

- Trường hợp vườn cây được trồng nhiều cây trồng xen khác nhau, nhưng trồng dày hơn mật độ quy định, nếu chủ hộ có yêu cầu đếm toàn bộ các cây trong vườn thì thực hiện đếm từng loại cây, lấy tổng diện tích của từng loại cây theo mật độ của quy định này và quy về mức chuẩn để tính mức bồi hoàn hiện tại theo quy định.

- Trường hợp các loại cây trồng, trồng xen nhau nhưng theo đúng mật độ quy định thì vẫn tính đối với từng loại cây theo đơn giá quy định.

Ngoài ra, tùy từng dự án, từng trường hợp cụ thể về kỹ thuật trồng, đặc điểm vườn cây mà Ban BTTH-GPMB các cấp áp dụng mật độ cây trồng, tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về cây trồng thông qua Hội đồng bồi thường của dự án trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định cho phù hợp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Thay thế Quyết định số 174/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang V/v ban hành quy định về đơn giá và mật độ cây trồng để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và các Quyết định trước đây trái với nội dung Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận: 
- VP Chính phủ (HN-TP.HCM);
- Bộ: TN & MT, Tài chính, Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;    
- UBMTTQ, các Đoàn thể tỉnh;
- Như Điều 3;
- VP Tỉnh ủy, các Ban Đảng;
- TAND, VKSND tỉnh;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Phòng VB -TT, Sở Tư pháp;
- Lưu: VT, NCTH . MK
 D:\2010\PhapQuy\
Quyết định Mat do Cay trồng

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Minh Chắc