ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2015/QĐ-UBND | Vị Thanh, ngày 12 tháng 2 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định về đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản để định giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Quyết định này áp dụng đối với:
a) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
b) Người sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 2. Nguyên tắc chung hỗ trợ, bồi thường
1. Đối với cây trồng:
a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Đối với vật nuôi là thủy sản:
a) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.
b) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra.
Điều 3. Phân loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản hỗ trợ, bồi thường
1. Đối với cây trồng:
a) Đối với cây lâu năm:
* Cây ăn trái:
- Loại A: Cây xanh tốt, tán lớn, đang trong thời kỳ cho năng suất cao và ổn định.
- Loại C: Cây trồng nhỏ đang trong thời kỳ phát triển tốt theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng.
* Cây lấy gỗ:
- Phân loại cây trồng hỗ trợ bồi thường căn cứ vào đường kính gốc của cây. Đường kính gốc được tính như sau: Tính từ mặt đất đến vị trí 1,3m là gốc chuẩn để đo. Chỉ hỗ trợ bồi thường đối với cây còn nguyên giá trị khai thác đặc trưng tùy theo loài:
+ Loại A: Cây có đường kính gốc trên 30 đến 40 cm.
+ Loại B: Cây có đường kính gốc trên 15 đến 30 cm.
+ Loại C: Cây có đường kính gốc từ 5 đến 15 cm.
- Một số cây trồng phân loại theo chuẩn chuyên biệt như sau:
+ Tràm rừng (tràm cừ), Tràm Úc:
. Loại A: Cây có đường kính gốc trên 7 cm.
. Loại B: Cây có đường kính gốc trên 5 cm đến 7 cm.
. Loại C: Cây có đường kính gốc từ 2 cm đến 5 cm.
+ Tre các loại:
. Loại A: Cây có chiều cao trên 7 m.
. Loại B: Cây có chiều cao trên 5 m đến 7 m.
. Loại C: Cây có chiều cao từ 2 m đến 5 m.
+ Trúc, Lục bình, Lồ ô, Tầm vong:
. Loại A: Cây có chiều cao trên 5 m.
. Loại B: Cây có chiều cao từ 2 m đến 5 m.
. Loại C: Cây có chiều cao dưới 2 m.
b) Đối với cây hàng năm:
- Loại A: Cây trồng được trên 2/3 thời gian theo chu kỳ sinh trưởng của cây.
- Loại B: Cây trồng được từ 1/3 đến 2/3 thời gian theo chu kỳ sinh trưởng của cây.
- Loại C: Cây trồng dưới 1/3 thời gian theo chu kỳ sinh trưởng của cây.
c) Cây kiểng (cây cảnh):
Cây hoa kiểng được bồi thường, hỗ trợ một trong hai hình thức sau:
- Hỗ trợ công trồng và chăm sóc đối với cây trồng dưới đất.
- Hỗ trợ công di chuyển đối với cây trồng trong chậu (chậu có đường kính từ 1m trở lên đối với chậu tròn, chiều rộng từ 1m trở lên đối với chậu khác).
Đơn giá hỗ trợ bồi thường xác định căn cứ trên chiều cao cây và đường kính gốc cây tùy theo từng loại cây trồng.
d) Đối với nhóm cây khác:
- Lá dừa nước:
+ Loại A: Tươi tốt, tán lá dài trên 3,5 m, số lượng 08 tàu/bụi (qui ra 08 tàu trên 1m2).
+ Loại B: Tán lá dài trên 3,0 m, số lượng 06 tàu/bụi (qui ra 06 tàu trên 1m2).
+ Loại C: Tán lá dài trên 3,0 m, số lượng 04 tàu/bụi (qui ra 04 tàu trên 1m2).
- Đối tượng cây trồng khác: Những cây trồng được trồng trên địa bàn tỉnh nhưng không phổ biến, phân loại bồi thường, hỗ trợ theo giá trị kinh tế tại địa phương.
2. Đối với vật nuôi là thủy sản:
a) Bồi thường đối với trường hợp phải thu hoạch sớm:
- Căn cứ vào khung định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại hình nuôi thủy sản, từng đối tượng thủy sản nuôi để tính mức giá hỗ trợ, bồi thường.
+ Đối với hình thức thâm canh, bán thâm canh: áp dụng cho một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá tra, nhóm cá đồng (cá thát lát, rô đồng, sặc rằn, cá lóc, cá trê,…); mật độ thả nuôi cao, có đầu tư con giống và thức ăn; nuôi trong ao hoặc bể; chủ yếu là nuôi đơn, trường hợp nuôi ghép thì bồi thường chi phí đầu tư con giống ban đầu cho tất cả các đối tượng thủy sản nuôi, riêng phần thức ăn chỉ tính bồi thường chi phí đầu tư thức ăn cho đối tượng nuôi chính; mật độ nuôi ghép không quá 40% mật độ thả nuôi đối tượng chính.
+ Đối với hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến: áp dụng đối với một số đối tượng nuôi thuộc nhóm cá trắng có giá trị kinh tế thấp (cá chép, trôi, mè, rô phi,…); chủ yếu nuôi trong ruộng, mương vườn; nuôi ghép nhiều loài cá, mật độ nuôi tương đối thấp, có đầu tư con giống và một phần thức ăn.
- Mức giá hỗ trợ, bồi thường đối với thủy sản nuôi chưa đến kỳ thu hoạch: bồi thường 70% giá trị con giống và 50% giá trị thức ăn tính đến thời điểm định giá bồi thường.
b) Bồi thường đối với trường hợp có thể di dời thủy sản nuôi:
- Đối với thủy sản nuôi trong ao đất, ruộng, mương vườn: Hỗ trợ chi phí bơm tát, di chuyển thủy sản nuôi; chi phí cải tạo và đặt cống cấp, thoát nước cho chỗ nuôi mới.
- Đối với thủy sản nuôi trong bể (bể xi măng, bể đất lót bạt): Hỗ trợ chi phí làm bể mới và di chuyển thủy sản nuôi.
1. Khoảng cách, mật độ, tỷ lệ trồng xen một số cây trồng:
a) Khoảng cách cây trồng theo quy định chuẩn:
STT | Tên cây trồng | Khoảng cách (m) |
1 | Cây thuốc cá | 0,5 x 0,5 |
2 | Trầu, Tràm rừng, Tràm Úc, Chè (trà) | 1,0 x 1,0 |
3 | Đu đủ | 1,0 x 1,5 |
4 | Cà phê, Lựu, Ổi, Lê | 1,0 x 2,0 |
5 | Cam sành | 1,5 x 1,5 |
6 | Hạnh (Tắc) | 1,5 x 2,0 |
7 | Mãng cầu, Thanh long, Tiêu, Chuối, Cau ăn trái, Tràm bông vàng, Keo tai tượng, Bằng lăng, Bạch đàn | 2,0 x 2,0 |
8 | Cà na, Cam mật, Chanh, Quýt, Sảnh, Chùm ruột | 2,5 x 2,5 |
9 | Bơ, Ca cao, Khế, Mận, Sơri, Táo | 3,0 x 3,0 |
10 | Nhãn, Me, Chanh không hạt | 3,5 x 3,5 |
11 | Bòn bon, Bưởi , Chôm chôm, Đào lộn hột, Dâu, Điều, Hồng, Lêkima, Mít, Vải thiều, Vú sữa, Xoài, Đào tiên, Gié ngựa, Sao, Muồng, Điệp (Phượng), Bàng, Gáo, Sắn, Còng | 4,0 x 4,0 |
12 | Sa bô | 4,5 x 4,5 |
13 | Cóc | 5,0 x 5,0 |
14 | Dừa, Măng cụt, Sầu riêng | 6,0 x 6,0 |
b) Tính mật độ cây trồng và giá trị tỷ lệ trồng xen:
- Trường hợp trong vườn trồng một loại cây trồng với mật độ cao hơn mật độ tại quy định này hoặc có trồng xen nhiều loại cây trồng thì chọn cây trồng chính có giá trị bồi thường cao và chiếm số lượng lớn để tính giá trị bồi thường theo mật độ quy định:
+ Trường hợp trong vườn trồng một loại cây trồng chính nhưng mật độ cao hơn mật độ quy định hoặc có trồng xen nhiều loại cây trồng với mật độ cao hơn mật độ quy định thì tính giá trị cây trồng chính cộng thêm giá trị tỷ lệ trồng xen theo “Bảng mật độ và tỷ lệ trồng xen” và giá trị của cây trồng chính trồng vượt mật độ hoặc cây trồng khác trồng xen được tính giá trị bồi thường theo loại A của cây trồng chính, bất kể cây trồng chính đang ở nhiều giai đoạn khác nhau;
+ Trường hợp cây trồng chính trong vườn mật độ trồng thấp hơn mật độ quy định nêu trên thì giá trị giảm đi của cây trồng chính sẽ được tính thêm cho cây trồng phụ (phần tăng thêm của cây trồng phụ bằng phần giảm đi của cây trồng chính).
- Trong trường hợp trong vườn được chia ra làm nhiều khu và các khu trồng các loại cây trồng chính khác nhau, nếu chủ hộ có yêu cầu thì phải chọn loại cây trồng chính của từng khu để làm tiêu chuẩn tính giá trị bồi thường, hỗ trợ cho khu đó;
- Trường hợp trong vườn có nhiều cây trồng xen khác nhau, nhưng trồng dầy hơn mật độ quy định, nếu chủ hộ có yêu cầu đếm toàn bộ các cây trong vườn thì thực hiện đếm từng loại cây, lấy tổng diện tích của từng loại cây theo mật độ của quy định này và quy về mức chuẩn để tính mức bồi hoàn hiện tại theo quy định;
- Trường hợp trong vườn có nhiều loại cây trồng xen nhau nhưng theo đúng mật độ quy định thì căn cứ vào từng loại cây để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ.
c) Bảng tính mật độ và tỷ lệ trồng xen:
Áp dụng theo mức quy định trồng xen cây trồng phụ theo Quyết định số 4013/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt quy định tạm thời định mức áp dụng trong các chương trình, dự án khuyến nông, cụ thể:
Khoảng cách (m) | Mật độ cây/ha | Tỷ lệ trồng xen (%) |
1,0 x 1,0 | 10.000 | không tính trồng xen |
> 1,0 x 1,5 | ≥ 6.666 | không tính trồng xen |
< 1,5 x 1,5 | ≥ 4.444 | 10 |
>1,5 x 2,0 đến 2,0 x 2,5 | 3.333 – 2.000 | 20 |
>2,5 x 3,0 đến 3,5 x 3,5 | 1.333 – 816 | 30 |
>3,5 x 4,0 đến 4,5 x 4,5 | 634 – 494 | 40 |
> 4,5 x 4,5 | ≤ 494 | 50 |
2. Định mức kinh tế kỹ thuật đối với vật nuôi là thủy sản:
STT | Hình thức nuôi | Mật độ | Đơn giá con giống bình quân | Hệ số thức ăn | Đơn giá thức ăn bình quân (đ/kg) | Tỷ lệ | Thời gian nuôi (tháng) | Khối lượng bình quân khi thu hoạch | Năng suất |
|
| ||||||||||
I | Thâm canh, bán thâm canh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cá Tra | 30 - 40 | 800 | 1,55 | 11.750 | 70 | 8 | 0,8 | 16,8 - 22,4 |
|
2 | Cá Thát lát | 10 - 20 | 2.800 | 1,6 | 19.750 | 70 | 8 | 0,4 | 2,8 - 5,6 |
|
3 | Cá Tai tượng | 5 - 10 | 1.000 | 1,8 | 14.750 | 70 | 12 | 1 | 3,5 - 7 |
|
4 | Cá Rô đồng | 50 - 60 | 500 | 1,5 | 14.750 | 70 | 5 | 0,125 | 4,4 - 5,3 |
|
5 | Cá Lóc | 40 - 50 | 500 | 1,5 | 19.750 | 70 | 4 | 0,5 | 14 - 18 |
|
6 | Cá Trê | 30 - 50 | 400 | 1,4 | 17.850 | 70 | 4 | 0,15 | 3,15 - 5,25 |
|
7 | Cá Sặc rằn | 10 - 20 | 500 | 2,1 | 14.750 | 70 | 12 | 0,1 | 0,7 - 1,4 |
|
II | Quảng canh, quảng canh cải tiến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cá Rô phi | 3 - 5 | 500 | 1,4 | 11.750 | 60 | 6 - 12 | 0,5 | 0,9 - 1,5 |
|
2 | Cá Chép | 3 - 5 | 500 | 1,4 | 11.750 | 60 | 6 - 12 | 0,7 | 1,26 - 2,1 |
|
3 | Cá Trôi | 3 - 5 | 500 | 1,4 | 11.750 | 60 | 6 - 12 | 0,7 | 1,26 - 2,1 |
|
4 | Cá Mè hoa | 3 - 5 | 500 | 1,3 | 11.750 | 60 | 6 - 12 | 0,8 | 1,44 - 2,4 |
|
5 | Cá Mè trắng | 3 - 5 | 500 | 1,4 | 11.750 | 60 | 6 - 12 | 0,8 | 1,44 - 2,4 |
|
6 | Cá Mè vinh | 3 - 5 | 500 | 1,4 | 11.750 | 60 | 6 - 12 | 0,5 | 0,9 - 1,5 |
|
7 | Cá Trắm cỏ | 3 - 5 | 400 | 1,4 | 11.750 | 60 | 6 - 12 | 0,8 | 1,44 - 2,4 |
|
III | Thủy đặc sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tôm Càng xanh | 5 - 7 | 400 | 2,1 - 2,2 | 30.000 | 50 | 6 | 0,05 | 0,13 - 0,18 |
|
2 | Lươn | 50 - 60 | 3.500 | 4 - 5 | 10.000 | 70 | 8 | 0,15 | 5,25 - 6,30 |
|
3 | Baba | 5 - 7 | 2.000 | 12 - 15 | 10.000 | 80 | 18 | 1,5 | 6 - 8,4 |
|
Điều 5. Đơn giá cây trồng hỗ trợ, bồi thường
1. Cây lâu năm:
a) Cây ăn trái:
STT | LOẠI CÂY TRỒNG | ĐVT | ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG (đvt: 1.000 đồng) | ||
LOẠI A | LOẠI B | LOẠI C | |||
1 | Bơ | cây | 300 | 210 | 60 |
2 | Bòn bon | cây | 500 | 350 | 100 |
3 | Cây Bưởi |
|
|
|
|
| Bưởi Năm Roi, Da xanh | cây | 600 | 420 | 120 |
| Bưởi các loại khác | cây | 400 | 280 | 80 |
4 | Cà na | cây | 120 | 84 | 24 |
5 | Cam |
|
|
|
|
| Cam mật | cây | 400 | 280 | 80 |
| Cam sành, Cam Xoàn | cây | 500 | 350 | 100 |
6 | Chanh |
|
|
|
|
| Chanh giấy, Chanh núm | cây | 200 | 140 | 40 |
| Chanh không hạt | cây | 300 | 210 | 60 |
7 | Chôm chôm |
|
|
|
|
| Chôm chôm nhãn, Chôm chôm Thái | cây | 600 | 420 | 120 |
| Chôm chôm thường | cây | 400 | 280 | 80 |
8 | Chùm ruột | cây | 120 | 84 | 24 |
9 | Chuối | cây | 50 | 35 | 10 |
10 | cây | ||||
11 |
|
|
|
| |
| cây | 450 | 315 | 90 | |
| cây | ||||
12 | Dừa |
|
|
|
|
| cây | ||||
| cây | ||||
13 | Đào lộn hột | cây | 250 | 175 | 50 |
14 | Điều | cây | 120 | 84 | 24 |
15 | Đu đủ | cây | 120 | 84 | 24 |
16 | Hạnh (Tắc) | cây | 150 | 105 | 30 |
17 | Hồng | cây | 300 | 210 | 60 |
18 | Khế | cây | 250 | 175 | 50 |
19 | Khóm (Thơm, Dứa) | m2 | 11 | 7,7 | 2,2 |
20 | Lê | cây | 300 | 210 | 60 |
21 | Lêkima | cây | 200 | 140 | 40 |
22 | Lựu | cây | 250 | 175 | 50 |
23 | Mận |
|
|
|
|
| Mận An Phước | cây | 400 | 280 | 80 |
| Mận các loại khác | cây | 250 | 175 | 50 |
24 | Mãng cầu |
|
|
|
|
| Mãng cầu Xiêm | cây | 250 | 175 | 50 |
| Mãng cầu ta | cây | 200 | 140 | 40 |
25 | Măng cụt | cây | 800 | 560 | 160 |
26 | Me | cây | 250 | 175 | 50 |
27 | Mít |
|
|
|
|
| Mít Thái | cây | 350 | 245 | 70 |
| Mít nghệ, Mít dừa, Mít các loại khác | cây | 250 | 175 | 50 |
28 | Nhãn |
|
|
|
|
| Nhãn xuồng, Nhãn tiêu da bò | cây | 450 | 315 | 90 |
| Nhãn Edor | cây | 550 | 385 | 110 |
| Nhãn Long | cây | 350 | 245 | 70 |
29 | Ổi | cây | 120 | 84 | 24 |
30 | Quýt |
|
|
|
|
| Quýt đường, Quýt Tiều (Quýt hồng) | cây | 500 | 350 | 100 |
| Quýt các loại khác | cây | 400 | 280 | 80 |
31 | Sa bô | cây | 350 | 245 | 70 |
32 | Sảnh | cây | 400 | 280 | 80 |
33 | Sầu riêng |
|
|
|
|
| Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Sầu riêng Thái | cây | 800 | 560 | 160 |
| Sầu riêng khổ qua | cây | 600 | 420 | 120 |
34 | Sơri | cây | 200 | 140 | 40 |
35 | Táo | cây | 200 | 140 | 40 |
36 | Thanh long | trụ | 480 | 336 | 96 |
37 | Vải thiều | cây | 200 | 140 | 40 |
38 | Vú sữa | cây | 600 | 420 | 120 |
39 | Xoài |
|
|
|
|
| Xoài cát Hòa Lộc, Xoài Thái Lan Xoài Đài Loan | cây | 900 | 630 | 180 |
| Xoài cát Chu, Xoài Tứ quý | cây | 800 | 560 | 160 |
| Xoài Thanh ca | cây | 700 | 490 | 140 |
| Xoài Bắc Tam Băng, Xoài Bưởi, Xoài các loại khác | cây | 600 | 420 | 120 |
Đối với cây trồng là Sầu riêng, Măng cụt, Vú sữa, Xoài (Thái Lan, Cát Hòa Lộc, Đài Loan, Cát Chu, Bắc Tam Băng), Bưởi (Năm Roi, Da xanh): Nếu được xác định là cây trồng lâu năm vẫn cho năng suất cao thì được hỗ trợ giá trị thiệt hại dựa trên nguyên tắc căn cứ vào chu kỳ sống, quá trình cho trái và đường kính gốc của từng loại cây để tính giá trị hỗ trợ thiệt hại; Điểm được xem là đường kính gốc xác định tại vị trí cách mặt đất là 1m áp dụng cho các loại cây trồng có hình dáng thon và thẳng đứng; trường hợp các loại cây trồng có hình dáng phân nhánh gần sát mặt đất, không thể xác định đường kính gốc theo quy định 1m thì phụ thuộc vào vị trí phân nhánh đầu tiên để xác định đường kính gốc cho loại cây trồng đó. Giá trị chung để tính hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng vượt tiêu chuẩn như sau:
STT | Loại cây trồng | Đường kính gốc (cm) | Giá bồi thường (Đvt: 1.000 đồng) |
1 | Cây Sầu Riêng | > 30cm | 1.500 |
2 | Cây Măng Cụt | > 30cm | 1.700 |
3 | Cây Vú Sữa | > 25cm | 1.000 |
4 | Cây Xoài | > 30cm | 1.300 |
5 | Cây Bưởi | > 20cm | 1.100 |
b) Cây lấy gỗ:
STT | LỌẠI CÂY TRỒNG | ĐVT | ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG (đvt: 1.000 đồng) | ||
LOẠI A | LOẠI B | LOẠI C | |||
1 | Sao, Dầu, Thao lao, Gỏ, Tùng bách | cây | 400 | 280 | 80 |
2 | Sa kê, Sộp, Sắn, Gáo, Xương cá, Mướp xác, Bằng lăng, Xương máu, Xà cừ (Gié ngựa), Điệp (Phượng), Mù u, Tràm bông vàng (Tràm biển), Đước, Vẹt, Vạc, Bã đậu, Keo Tai tượng, Còng, Trâm | cây | 300 | 210 | 60 |
3 | Bạch đàn | cây | 200 | 140 | 40 |
4 | Gòn, Trâm bầu, Dong nem, Bần, Gừa, Lừ ư, Bí bái, Bàng, So đũa, Nhàu | cây | 150 | 105 | 30 |
5 | Đủng đỉnh, Trứng cá, Bình bát, Cách, Tra | cây | 20 | 14 | 4 |
6 | cây | ||||
7 | cây | ||||
8 | Trúc, nứa | cây | 3 | 2,1 | 0,6 |
9 | Lồ ô, Lục bình | cây | 5 | 3,5 | 1 |
10 | Tầm vông | cây | 10 | 7 | 2 |
2. Cây hàng năm:
STT | LỌẠI CÂY TRỒNG | ĐVT | ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG (đvt: 1.000 đồng) | ||
LOẠI A | LOẠI B | LOẠI C | |||
1 | Ấu (củ ấu) | m2 | 20 | 14 | 4 |
2 | Bầu, Bí, Dưa leo, Đậu | m2 | 8 | 5,6 | 1,6 |
3 | Bắp | m2 | 5 | 3,5 | 1 |
4 | Cà các loại | m2 | 10 | 7 | 2 |
5 | Dưa hấu | m2 | 12 | 8,4 | 2,4 |
6 | Đậu lấy hạt | m2 | 5 | 3,5 | 1 |
7 | Gừng | m2 | 25 | 17,5 | 5 |
8 | Khoai lang, Khoai mì | m2 | 5 | 3,5 | 1 |
9 | Khoai môn, Khoai cao, Khoai chuối | m2 | 8 | 5,6 | 1,6 |
10 | Lúa, Sen, Bồn bồn | m2 | 5 | 3,5 | 1 |
11 | Mía | m2 | 11 | 7,7 | 2,2 |
12 | Mè | m2 | 8 | 5,6 | 1,6 |
13 | Ớt | m2 | 30 | 21 | 6 |
14 | Rau các loại, Sả | m2 | 15 | 10,5 | 3 |
15 | Chanh dây | cây | 120 | 84 | 24 |
3. Cây khác và cây dược liệu:
STT | LOẠI CÂY TRỒNG | ĐVT | ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG (đvt: 1.000 đồng) | ||
LOẠI A | LOẠI B | LOẠI C | |||
1 | Cà phê | cây | 150 | 105 | 30 |
2 | Ca cao | cây | 200 | 140 | 40 |
3 | Cau (ăn trái) | cây | 250 | 175 | 50 |
4 | Chè (trà) | cây | 100 | 70 | 20 |
5 | Lá Dừa nước | m2 | 15 | 10,5 | 3 |
6 | Lát (cói) | m2 | 3 | 2,1 | 0,6 |
7 | Thuốc lá | m2 | 4 | 2,8 | 0,8 |
8 | Tiêu | nọc | 200 | 140 | 40 |
9 | Trầu | nọc | 120 | 84 | 24 |
10 | Ô môi | cây | 150 | 105 | 30 |
11 | Đào tiên | cây | 120 | 84 | 24 |
12 | Cây thuốc cá | cây | 60 | 42 | 12 |
4. Cây kiểng (cây cảnh):
STT | Danh mục cây | ĐVT | Mức hỗ trợ bồi thường (1.000 đồng) |
1 | Cây Mai vàng, Mai Tứ quý |
|
|
| 1- Cây nhỏ có chiều cao ≤0,5m | cây | 20 |
| 2- Cây có chiều cao >0,5m ≤ 1m | cây | 45 |
| 3- Cây có chiều cao >1m có đường kính gốc <3cm | cây | 60 |
| 4- Cây có chiều cao >1m có đường kính gốc 3-5cm | cây | 100 |
| 5- Cây có đường kính gốc >5-10cm | cây | 300 |
| 6- Cây trồng có đường kính gốc >10cm | cây | 750 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 4 đến mục 6 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu | 50 |
2 | Cây Mai Chiếu thủy |
|
|
| 1-Cây nhỏ có chiều cao < 0,3m | cây | 1 |
| 2-Cây có chiều cao 0,3 – 0,5m | cây | 2 |
| 3-Cây có đường kính gốc > 0,5-1cm | cây | 4 |
| 4-Cây có đường kính gốc > 1-2cm | cây | 10 |
| 5-Cây có đường kính gốc > 2-3cm | cây | 30 |
| 6-Cây có đường kính gốc > 3-5cm | cây | 100 |
| 7-Cây có đường kính gốc > 5cm | cây | 200 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 6 đến mục 7 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu | 50 |
3 | Cây Vạn tuế, Thiên tuế |
|
|
| 1- Cây nhỏ chiều cao < 0,35m | cây | 12 |
| 2- Cây có chiều cao 0,35 – 0,5m, đường kính gốc 3-6cm | cây | 120 |
| 3- Cây có chiều cao 0,35 - 0,5m, đường kính gốc > 6-12cm | cây | 200 |
| 4- Cây có chiều cao >0,5m, đường kính gốc >12cm | cây | 800 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 3 đến mục 4 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu | 50 |
4 | Cây Vừng, Sanh |
|
|
| 1- Cây nhỏ chiều cao <0,7m, đường kính gốc <2cm | cây | 2 |
| 2- Cây có chiều cao 0,7 - 1m, đường kính gốc 2-3cm | cây | 45 |
| 3- Cây có chiều cao >1-1,5m, đường kính gốc > 3-7cm | cây | 60 |
| 4- Cây có chiều cao >1,5-2m, đường kính gốc > 7-15cm | cây | 300 |
| 5- Cây có chiều cao > 2-2,5m, đường kính gốc >15-20cm | cây | 500 |
| 6- Cây có chiều cao > 2,5-3,5m, đường kính gốc >20-30cm | cây | 1.400 |
| 7- Cây có chiều cao > 3,5-5m, đường kính gốc >30-40cm | cây | 2.000 |
| 8- Cây có chiều cao > 5-7m, đường kính gốc > 40-50cm | cây | 2.500 |
| 9- Cây có chiều cao >7m, đường kính gốc > 50cm | cây | 4.000 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 4 đến mục 8 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu | 50 |
5 |
|
| |
| 1- Cây nhỏ chiều cao <1m, đường kính gốc <3cm | cây | 2 |
| 2- Cây có chiều cao 1-1,2m, đường kính gốc 3-5cm | cây | 50 |
| 3- Cây có chiều cao 1,2-1,5m, đường kính gốc > 5-8cm | cây | 200 |
| 4- Cây có chiều cao >1,5-2m, đường kính gốc > 8-12cm | cây | 300 |
| 5- Cây có chiều cao >2-3m, đường kính gốc > 12-20cm | cây | 500 |
| 6- Cây có chiều cao > 3-4m, đường kính gốc > 20-35cm | cây | 700 |
| 7- Cây có chiều cao > 4-4,5m, đường kính gốc > 35-40cm | cây | 900 |
| 8- Cây có chiều cao >4,5m, đường kính gốc >40cm | cây | 1.200 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 3 đến mục 8 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu | 50 |
6 | Cây Sung cảnh, Cây Sứ cảnh, Cây Cau trắng, Cây Da |
|
|
| 1- Cây nhỏ có chiều cao < 0,7m, đường kính gốc <5cm | cây | 2 |
| 2- Cây có chiều cao 0,7-1m đường kính gốc 5-10cm | cây | 50 |
| 3- Cây có chiều cao >1-1,5m, đường kính gốc >10-20cm | cây | 150 |
| 4- Cây có chiều cao >1,5-2m, đường kính gốc >10-20cm | cây | 250 |
| 5 -Cây có chiều cao >2m, đường kính gốc >20cm | cây | 450 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 3 đến mục 5 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu | 50 |
7 | Cây Muồng đen |
|
|
| 1- Cây nhỏ chiều cao <1m, đường kính gốc <1cm | cây | 2 |
| 2- Cây có chiều cao 1-1,5m, đường kính gốc 1-2cm | cây | 64 |
| 3- Cây có chiều cao >1,5-3m, đường kính gốc > 2-5cm | cây | 80 |
| 4- Cây có chiều cao > 3-6m, đường kính gốc > 5-15cm | cây | 220 |
| 5- Cây có chiều cao > 6m, đường kính gốc >15cm | cây | 400 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 3 đến mục 4 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu |
50 |
8 | Cây Hoa giấy, Nguyệt quế, Bông trang, Hoàng anh |
|
|
| 1- Cây nhỏ có chiều cao < 0,3m | cây | 0,5 |
| 2- Cây có chiều cao 0,3-0,5m | cây | 5 |
| 3- Cây có chiều cao > 0,5m | cây | 11 |
9 | Cây Dừa cảnh, Cau bụi |
|
|
| 1- Cây nhỏ có chiều cao <0,2m | cây | 2 |
| 2- Cây có chiều cao 0,2-0,3m, đường kính gốc bụi <5cm | bụi | 6 |
| 3- Cây có chiều cao 0,2-0,3m, đường kính gốc bụi 5-10cm | bụi | 40 |
| 4- Cây có chiều cao >0,3-0,5m, đường kính gốc bụi >10-15cm | bụi | 75 |
| 5- Cây có chiều cao >0,5-0,7m, đường kính gốc bụi >15-20cm | bụi | 125 |
| 6- Cây có chiều cao >0,7-1,2m, đường kính gốc bụi >20-30cm | bụi | 150 |
| 7- Cây có chiều cao >1,2m, đường kính gốc bụi >30cm | bụi | 160 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 5 đến mục 7 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu | 50 |
10 | Khế kiễng |
|
|
| 1- Cây nhỏ có chiều cao <1m, đường kính gốc <3cm | cây | 30 |
| 2- Cây có chiều cao 1-1,5m, đường kính gốc 3-7cm | cây | 80 |
| 3- Cây có chiều cao >1,5-2m, đường kính gốc > 7-15cm | cây | 140 |
| 4- Cây có chiều cao >2m, đường kính gốc >15cm | cây | 320 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 3 đến mục 4 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển | chậu | 50 |
11 | Cau vua |
|
|
| 1- Cây có chiều cao lóng < 0,2m | cây | 30 |
| 2- Cây có chiều cao lóng 0,2-0,5m | cây | 50 |
| 3- Cây có chiều cao lóng > 0,5-1 m | cây | 150 |
| 4- Cây có chiều cao lóng > 1,0-2m | cây | 300 |
| 5- Cây có chiều cao lóng > 2m | cây | 500 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 2 đến mục 5 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển. | chậu | 50 |
12 | Cau Sâm banh |
|
|
| 1- Cây nhỏ có chiều cao <1m, đường kính gốc <5cm | cây | 2 |
| 2- Cây có chiều cao 1-1,5m, đường kính gốc 5-15cm | cây | 50 |
| 3- Cây có chiều cao 1-1,5m, đường kính gốc > 15-25cm | cây | 150 |
| 4- Cây có chiều cao > 1,5-2m, đường kính gốc >25-40cm | cây | 300 |
| 5- Cây có chiều cao > 2m, đường kính gốc > 40cm | cây | 450 |
| Trường hợp các loại cây từ mục 3 đến mục 5 trồng trong chậu có thể di chuyển được thì chỉ hỗ trợ công di chuyển. | chậu | 50 |
Đối với các cây kiểng như Mai vàng, Mai Tứ quý, Mai Chiếu thủy, Vạn tuế, Thiên tuế, Vừng, Sanh, Tùng, Bách tán, Bồ đề, Sung cảnh, Sứ cảnh, Cau trắng, Da, Muồng đen, Khế kiểng, Cau Sâm Banh do đặc điểm cây kiểng nếu chiều cao không đạt theo quy định thì căn cứ vào đường kính gốc.
5. Đơn giá cây trồng chưa đạt loại C:
Đối với loại cây trồng nhỏ chưa đạt loại C theo quy định thì được hỗ trợ chi phí về giống và công chăm sóc, mức hỗ trợ cụ thể như sau:
STT | Tên cây trồng | ĐVT | Đơn giá (1.000 đ) |
1 | Sầu riêng ghép, Măng cụt | cây | 30 |
2 | Sầu riêng hột, Xoài hột, Nhãn nhỏ | cây | 7 |
3 | Bưởi (ghép, chiết) | cây | 20 |
4 | Dừa, Sa bô, Vải | cây | 30 |
5 | Hạnh, Tiêu, Mận, Điều | cây | 15 |
6 | Xoài 1 cơi | cây | 8 |
7 | Xoài 2 cơi | cây | 10 |
8 | Xoài 3 cơi | cây | 15 |
9 | Xoài hột cao trên 1.0m | cây | 15 |
10 | Xoài hột cao trên 0.3m đến dưới 1.0m | cây | 10 |
11 | Nhãn cao trên 1.0m | cây | 15 |
12 | Nhãn cao trên 0.3m đến dưới 1.0m | cây | 10 |
13 | Quít ghép | cây | 12 |
14 | Quít hột | cây | 3 |
15 | Mít | cây | 20 |
16 | Dâu | cây | 15 |
17 | Cam sành | cây | 20 |
18 | Chôm chôm (cao trên 1 m) | cây | 4 |
19 | Mãng cầu (cao trên 1 m) | cây | 4 |
20 | Cau (cao trên 1 m) | cây | 3 |
21 | Ổi (cao trên 1 m) | cây | 3 |
22 | Gòn (cao trên 1 m) | cây | 0,1 |
23 | Vú sữa (cao trên 1 m) | cây | 4 |
24 | Tràm (cao trên 1 m) | cây | 0,7 |
25 | Cà na (cao trên 1 m) | cây | 0,7 |
26 | Mù u (cao trên 1 m) | cây | 0,7 |
27 | Bạch đàn (cao trên 1 m) | cây | 0,7 |
28 | Sắn (gỗ) (cao trên 1 m) | cây | 0,7 |
29 | Sao (cao trên 1 m) | cây | 3 |
30 | Sao (cao dưới 1 m) | cây | 0,7 |
6. Đơn giá đối với các trường hợp khác:
a) Các loại hàng rào cây xanh như: Dâm bụt, trà (chè), Xương rồng ... được hỗ trợ, bồi thường: 20.000 đ/m chiều dài.
b) Các trường hợp cây gỗ có đường kính gốc lớn hơn chuẩn loại A; mật độ cây trồng và tỷ lệ trồng xen không có trong quy định này; cây trồng khác có kích thước nhỏ hơn cây loại C, cây trồng trong vườn ươm cây giống, cây trồng không phổ biến; cây mới, lạ chưa có đơn giá chuẩn…, giao tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất giá trình cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Các vật liệu sản xuất nông nghiệp: màng phủ nông nghiệp; lưới làm giàn, lưới che để trồng rau, màu... được đền bù theo thời giá thực tế tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất.
7. Quy định khác:
a) Trường hợp cây trồng hình thành sau ngày công bố thông báo thu hồi đất thì cây trồng không được bồi thường, hỗ trợ.
b) Chủ sở hữu cây trồng gắn liền với đất bị thu hồi có trách nhiệm tự thu hồi sản phẩm của mình trên diện tích đất bị giải tỏa và giao lại đất cho Nhà nước đúng thời gian quy định.
Điều 6. Định mức hỗ trợ, bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản:
1. Cách tính mức hỗ trợ, bồi thường khi thu hoạch sớm:
a) Hỗ trợ, bồi thường chi phí đầu tư con giống
Số tiền hỗ trợ, bồi thường | = | 70% | x | Mật độ thả nuôi | x | Đơn giá con giống |
b) Hỗ trợ, bồi thường chi phí đầu tư thức ăn
Số tiền hỗ trợ, bồi thường | = | 50% | x | Mật độ thả nuôi | x | Tỷ lệ sống | x | Khối lượng bình quân tại thời điểm định giá bồi thường | x | Hệ số thức ăn (FCR) | x | Đơn giá thức ăn |
2. Định mức hỗ trợ di dời thủy sản nuôi:
Hỗ trợ chi phí bơm tát, di chuyển thủy sản nuôi; chi phí cải tạo và đặt cống cấp, thoát nước cho chỗ nuôi mới:
- Chi phí hỗ trợ di dời thủy sản đối với hình thức nuôi trong ao: 5.000.000 đồng/1.000m2.
- Chi phí hỗ trợ di dời thủy sản nuôi đối với hình thức nuôi trong bể: 10.500.000 đồng/bể 20m2 (bể ximăng), 2.468.000 đồng/bể 20m2 (bể lót bạt).
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 21/6/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc Quy định giá và mật độ cây trồng để định giá trị bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 29/11/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 21/6/2010 về việc Quy định giá và mật độ cây trồng để định giá trị bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Đối với những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì vẫn phải thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh lại theo Quyết định này.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quy định này.
4. Khi đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản trên địa bàn tỉnh có thay đổi hoặc phát sinh các loại cây trồng vật nuôi là thủy sản chưa có trong Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, xem xét và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 8. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc các sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 15/2010/QĐ-UBND quy định đơn giá và mật độ cây trồng để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 2 Quyết định 40/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 15/2010/QĐ-UBND Quy định đơn giá và mật độ cây trồng để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 3 Quyết định 02/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Quyết định 07/2015/QĐ-UBND quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4 Quyết định 14/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5 Quyết định 14/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 1 Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2019 công bố bổ sung đơn giá xây dựng của công trình để xác định giá trị bồi thường đối với nhà ở, công trình phải tháo dỡ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2 Quyết định 19/2016/QĐ-UBND quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 13/2016/QĐ-UBND về bảng giá hoa màu, cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4 Quyết định 36/2015/QĐ-UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5 Nghị quyết 16/2015/NQ-HĐND thông qua Danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất và các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất lúa (dưới 10 ha) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2016
- 6 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng, cây trồng và vật nuôi trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8 Quyết định 05/2015/QĐ-UBND Quy định về nguyên tắc và đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 9 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND về bộ Đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả; tàu thuyền, máy móc thiết bị, nông cụ, ngư cụ; cây cối, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10 Quyết định 58/2015/QĐ-UBND về Tập đơn giá cây trồng, vật nuôi thủy sản, chi phí đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 11 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy định đơn giá bồi thường đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 12 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 14 Luật đất đai 2013
- 15 Quyết định 4013/QĐ-BNN-KHCN năm 2007 phê duyệt Quy định tạm thời định mức áp dụng trong các chương trình, dự án khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 17 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 15/2010/QĐ-UBND quy định đơn giá và mật độ cây trồng để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 2 Quyết định 40/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 15/2010/QĐ-UBND Quy định đơn giá và mật độ cây trồng để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 3 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy định đơn giá bồi thường đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND về bộ Đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả; tàu thuyền, máy móc thiết bị, nông cụ, ngư cụ; cây cối, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5 Quyết định 58/2015/QĐ-UBND về Tập đơn giá cây trồng, vật nuôi thủy sản, chi phí đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6 Quyết định 05/2015/QĐ-UBND Quy định về nguyên tắc và đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7 Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng, cây trồng và vật nuôi trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9 Nghị quyết 16/2015/NQ-HĐND thông qua Danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất và các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất lúa (dưới 10 ha) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2016
- 10 Quyết định 36/2015/QĐ-UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 11 Quyết định 19/2016/QĐ-UBND quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 12 Quyết định 13/2016/QĐ-UBND về bảng giá hoa màu, cây trồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 13 Quyết định 2393/QĐ-UBND năm 2019 công bố bổ sung đơn giá xây dựng của công trình để xác định giá trị bồi thường đối với nhà ở, công trình phải tháo dỡ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 14 Quyết định 14/2019/QĐ-UBND quy định về đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang