THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/1999/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 150/1999/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ VIỆC TỔNG KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ XÁC ĐỊNH LẠI GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để đánh giá đúng thực trạng, số lượng, cơ cấu, giá trị tài sản do doanh nghiệp nhà nước đang quản lý và sử dụng; từng bước xử lý những tồn tại về tài sản góp phần làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp; để có căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; trước mắt là kế hoạch 5 năm 2001 - 2005; tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản, bảo toàn vốn và phát triển vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tổ chức tổng kiểm kê toàn bộ tài sản do doanh nghiệp nhà nước đang quản lý và sử dụng bao gồm: tài sản cố định, tài sản lưu động và các tài sản khác; xác định các nguồn vốn hiện có tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2000;
Điều 2. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương (gọi tắt là Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương).
1. Thành phần Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương gồm:
- Trưởng Ban: Bộ trưởng Bộ Tài chính,
- Phó Trưởng Ban thường trực: Thứ trưởng Bộ Tài chính,
- Phó Trưởng ban: Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,
- Các uỷ viên: Thứ trưởng các Bộ: Xây dựng, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Phó Trưởng Ban Vật giá Chính phủ. Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương đặt tại Bộ Tài chính và do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bộ máy giúp việc.
2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương:
c) Xem xét, tổng hợp, đánh giá kết quả kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 4. Thời điểm báo cáo kết quả kiểm kê:
- Các doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, Tổng công ty 90 hoàn thành báo cáo kiểm kê gửi cho cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 31 tháng 3 năm 2000;
- Các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 hoàn thành báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê gửi cho Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương trước ngày 31 tháng 5 năm 2000 (báo cáo kết quả kiểm kê của Tổng công ty 91 đồng gửi Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật);
- Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương tổng hợp kết quả kiểm kê báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 7 năm 2000.
Điều 5. Kinh phí thực hiện tổng kiểm kê phải hết sức tiết kiệm, theo hướng:
Kinh phí thực hiện kiểm kê của các doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý.
Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương được ghi bổ sung dự toán ngân sách năm 1999 và đưa vào kế hoạch ngân sách năm 2000.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 7. Trưởng Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
- 1 Thông tư 09/1999/TT-KKTW hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định lại giá trị tài sản cố định và vật tư, hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp Nhà nước áp dụng trong thời kỳ tổng kiểm kê tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 do Ban Kiểm Kê Trung ương ban hành
- 2 Phương án 04-KK/TW của Ban Chỉ đạo Kiểm kê Trung ương về việc Phương án kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của DNNN
- 3 Công văn về việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê các cấp