BAN CHỈ ĐẠO KIỂM KÊ TRUNG ƯƠNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/1999/TT-KKTW | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 1999 |
Thi hành Quyết định số 150/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện phương án số 04/KK-TW ngày 22 tháng 10 năm 1999 của ban chỉ đạo Kiểm kê Trung ương về việc "tiến hành tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 01/01/2000". Sau khi trao đổi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định lại giá trị tài sản cố định và vật tư, hàng hoá tồn kho kém mất phẩm chất của doanh nghiệp Nhà nước áp dụng trong đợt tổng kiểm kê tại thời điểm 0 giờ ngày 01 thangs 01 năm 2000, cụ thể như sau:
Trong kỳ kiểm kê này, toàn bộ tài sản cố định hiện có thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, kể cả những loại tài sản cố định đang cho thuê, tài sản cố định gửi giữ hộ, tài sản cố định được tặng biếu, viện trợ, tài sản vô chủ hiện có trong khu vực quản lý của doanh nghiệp đều được kiểm kê xác định về số lượng, chất lượng, hiện trạng của từng tài sản cố định theo sổ kế toán và thực tế, chỉ tiêu giá trị theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của từng loại tài sản cố định.
Về nguyên tắc xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước trong kỳ kiểm kê lần này, không phải xác định lại giá trị của toàn bộ tài sản cố định thuộc đối tượng kiểm kê mà chỉ xác định lại giá trị của một số loại tài sản cố định thuộc một số ngành và doanh nghiệp mà giá hạch toán trên sổ kế toán còn chênh lệch so với mặt bằng giá thành, làm cho giá thành và kết quả kinh doanh sai lệch, không đảm bảo nguồn tái đầu tư, duy trì và phát triển năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Tài sản cố định thuộc diện phải xác định lại giá trị (nguyên giá tài sản cố định):
1.1. Trong kỳ kiểm kê lần này những tài sản cố định thuộc các ngành, doanh nghiệp cần được xem xét để thực hiện việc xác định lại giá trị tài sản (Nguyên giá TSCĐ) bao gồm các loại tài sản cố định (danh mục kèm theo).
1.2. Những tài sản được Nhà nước đầu tư, xây dựng từ trước năm 1990 đến thời điểm kiểm kê 01/01/1990 chưa hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chưa được xác định lại giá trị theo mặt bằng giá kiểm kê năm 1990. Sau năm 1990 đưa vào sử dụng chưa được đánh giá lại và điều chỉnh giá trị theo hệ số bảo toàn vốn. Vì vậy giá đang hạch toán hiện nay có chênh lệch so với giá mua sắm năm 1999.
1.3. Những loại TSCĐ mà doanh nghiệp tiếp nhận của các dự án viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ và tổ chức nước ngoài; Tài sản cố định là quà tặng, quà biếu mà giá đang hạch toán trên sổ kế toán có chênh lệch so với mặt bằng giá năm 1999.
1.4. Những tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng mà trước thời điểm kiểm kê 01/01/1990 thuộc các đơn vị sự nghiệp quản lý, chưa được kiểm kê, xác định lại giá trị mà sau năm 1990 chuyển sang kinh doanh chưa được điều chỉnh lại theo hệ số bảo toàn vốn. Giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán chênh lệch so với giá thực tế hiện nay tại thời điểm năm 1999.
1.5. Tài sản cố định được đầu tư mua sắm bằng vốn ngân sách trước năm 1992 có giá trị đang hạch toán trên số kế toán chênh lệch so với giá năm 1999.
1.6. Một số loại tài sản cố định khác trước đây đã được đánh giá lại theo giá kiểm kê ngày 01/01/1990 nhưng vì lý do nào đó chưa đúng, chưa sát nay có chênh lệch so với mặt bằng giá hiện hành cũng cần điều chỉnh lại cho phù hợp với giá hiện nay.
1.7. Đối với ngành thuỷ lợi, kỳ kiểm kê lần này chỉ xác định lại giá trị tài sản cố định đối với:
- Công trình xây đúc.
- Hệ thống trạm bơm (bao gồm toàn bộ thiết bị là máy bơm và trạm máy bơm kể cả đầu nguồn, nội đồng (cấp 1, cấp 2).
Không xác định lại giá trị tài sản cố định đối với đê điều, kênh mương của các xí nghiệp thuỷ nông đang quản lý.
1.8. Ngoài những tài sản cố định thuộc các ngành cần được xem xét để xác định lại giá trị tài sản cố định theo bảng kê kèm theo Thông tư này, trường hợp các doanh nghiệp khác có những tài sản cố định cá biệt mà giá hạch toán trên sổ kế toán có chênh lệch so với mặt bằng giá thành vì những lý do nói trên, dẫn đến hạch toán kết quả kinh doanh sai lệch thì cũng được xem xét để điều chỉnh cho phù hợp.
2. Nguyên tắc, phương pháp xác định lại giá trị (nguyên giá tài sản cố định).
Căn cứ vào các quy định tại điểm 1 mục I Thông tư này, Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê từng loại tài sản cố định. Xác định đầy đủ số lượng, chủng loại và các thông số kỹ thuật chủ yếu của từng loại tài sản. Phân loại cụ thể để xác định rõ tài sản cố định thuộc diện phải xác định lại giá trị. Tiến hành điều chỉnh giá trị tài sản theo các nguyên tắc, căn cứ sau:
2.1. Đối với tài sản cố định phải xác định lại giá trị, mà khi mua sắm chưa xác định được giá mua bằng nguyên tệ thì căn cứ vào giá nguyên tệ tại thời điểm mua quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá của ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm kiểm kê ngày 01/01/2000 cộng (+) thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), Cộng (+) phí nhập khẩu, chi phí trở thành tài sản cố định từ 3-5% trên giá nhập khẩu tuỳ theo từng loại tài sản cố định. Trường hợp tài sản cố định. được mua của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu theo nguyên tệ là đồng Rúp chuyển nhượng thì quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá:
1 Rúp chuyển nhượng = 10.000 đồng Việt Nam.
Hoặc căn cứ vào mức giá đầu tư tài sản cố định tương đương về tính năng, công suất hiện hành để điều chỉnh cho phù hợp.
2.2. Đối với tài sản phải xác định lại giá trị, mà không xác định được giá mua gốc ban đầu bằng nguyên tệ và trên thực tế tài sản cố định đó đang có bán trên thị trường, thì Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp có thể căn cứ vào giá thực tế trên thị trường để điều chỉnh cho phù hợp.
2.3. Trong trường hợp tài sản cố định phải xác định lại giá trị mà không xác định được giá trị đang bán trên thị trường loại tài sản đó thì Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp có thể căn cứ vào giá trị tài sản đang hạch toán trên sổ kế toán (giá kiểm kê năm 1990 hoặc giá đã điều chỉnh theo hệ số bảo toàn vốn năm 1992) nhân (x) hệ số tăng thấp nhất 2 lần, cao nhất không quá 4 lần tuỳ theo từng loại tài sản cố định mà điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định cho phù hợp.
Căn cứ vào các nguyên tắc và căn cứ vào hướng dẫn trên, Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp có trách nhiệm tính toán và điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định của từng loại tài sản cố định thuộc diện phải xác định lại giá trị tài sản. Giá kiểm kê tài sản cố định sẽ là giá trị tài sản cố định được xác định lại.
3. Tài sản cố định không thuộc diện phải xác định lại giá trị:
Trong kỳ kiểm kê tài sản cố định lần này, những tài sản cố định sau không thuộc diện phải xác định lại giá trị tài sản bao gồm:
3.1. Tài sản cố định được đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
3.2. Tài sản cố định do doanh nghiệp tự đầu tư, mua sắm, xây dựng trong quá trình kinh doanh bằng mọi nguồn vốn từ sau năm 1992 trở lại đây mà không nằm trong danh mục quy định tại điểm 1, mục I Thông tư này.
Đối với tài sản đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn còn sử dụng được, thì doanh nghiệp vẫn phải kiểm kê, nguyên giá kiểm kê tài sản cố định của những tài sản này là nguyên giá tài sản cố định đã được mua sắm ban đầu và đang được thể hiện trên sổ kế toán của doanh nghiệp. Hội đồng kiểm kê tài sản của doanh nghiệp tổ chức việc đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đó để nắm tình hình thực trạng tài sản của doanh nghiệp còn việc khấu hao tài sản cố định vẫn thực hiện theo chế độ hiện hành.
4. Đối với tài sản cố định là nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc thông dụng:
Tài sản là nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc thông dụng thuộc diện được xem xét để xác định lại giá trị trong kỳ kiểm kê lần này (như quy định tại điểm 1, mục I nói trên) bao gồm:
Nhà cửa | Kho tàng | Vật kiến trúc thông dụng |
- Nhà cửa các loại: + Nhà xây gạch + Nhà khung cột, tường xây gạch + Nhà lắp ghép + Nhà tranh tre, nứa lá - Biệt thự các loại - Nhà khách, khách sạn các loại - Công trình dân dụng khác: + Nhà làm việc + Công trình văn hoá thể thao + Công trình y tế + Công trình giáo dục + Công trình phục vụ công cộng | - Nhà kho 1 tầng có chiều cao<6m, không có cần trục - Nhà kho 1 tầng có chiều cao > 6m, không có cần trục - Nhà kho một tầng có chiều cao < 9m có cần trục - Nhà kho thông dụng nhiều tầng - Kho chuyên dụng | - Ống khói các loại - Nhà cầu - Cổng, tường rào Gara ôtô, xe đạp - Sân bãi, đường nội bộ - Giếng nước - Bệ máy, móng máy, giá để thiết bị |
Việc xác định lại giá trị đối với tài sản cố định là nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc thông dụng được áp dụng như sau:
4.1. Đối với nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc được xây dựng và hoàn thành bàn giao tại thời điểm từ ngày 01/01/1998 đến 01/01/2000 thì giá trị xây lắp sẽ căn cứ vào giá trị quyết toán xây lắp hoàn thành bàn giao.
4.2. Đối với nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc đã hoàn thành bàn giao từ thời điểm 01/01/1990 đến 01/01/1998 (kể cả nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc đã được đánh giá lại theo giá kiểm kê tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/1990) thì giá trị tài sản được xác định lại theo công thức:
Giá trị của nhà, cửa kho tàng, vật kiến trúc xác định lại tại thời điểm kiểm kê 01/01/2000 | = | Giá trị xây lắp của nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc, được quyết toán tại thời điểm hoàn thành bàn giao | x | Hệ số quy đổi giá trị xây lắp của nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc (theo quy định tại mục 4.3 dưới đây) | x | Hệ số điều chỉnh giá xây nhà cửa, vật kiến trúc theo vùng (theo quy định tại mục 4.4 dưới đây) |
4.3. Bảng hệ số quy đổi giá trị xây lắp của nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc tại thời điểm 01/01/2000
STT | Giai đoạn | Hệ số quy đổi |
1 | Thời điểm 01/01/1990 | 2,42 |
2 | Từ 01/01/1990 đến 01/01/1991 | 2,32 |
3 | Từ 01/01/1991 đến 01/01/1992 | 2,20 |
4 | Từ 01/01/1992 đến 01/01/1993 | 2,12 |
5 | Từ 01/01/1993 đến 01/01/1994 | 2,07 |
6 | Từ 01/01/1994 đến 01/01/1995 | 1,86 |
7 | Từ 01/01/1995 đến 01/01/1996 | 1,43 |
8 | Từ 01/01/1996 đến 01/01/1997 | 1,18 |
9 | Từ 01/01/1997 đến 01/01/1998 | 1,05 |
10 | Từ 01/01/1998 đến 01/01/2000 | 1,00 |
4.4. Bảng hệ số điều chỉnh giá xây dựng nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc của các vùng so với Hà Nội
STT | Vùng | Hệ số Kv |
1 | Vùng chuẩn: thành phố Hà Nội | 1,00 |
2 | Vùng 1 gồm: các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. | 0,90 |
3 | Vùng 2 gồm: các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Cạn, Thái Nguyên | 0,98 |
4 | Vùng 3 gồm: thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh, thành phố còn lại | 1,10 |
4.5. Đối với công trình xây dựng cơ bản còn dở dang thì kiểm kê toàn bộ phần công việc, hạng mục công trình đầu tư tự làm. Nếu giao thầu cho bên B thì chỉ kiểm kê phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành theo từng giai đoạn mà bên B bàn giao cho bên A và được bên A chấp nhận thanh toán cho bên B được coi là tài sản lưu động (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) của bên B.
5. Đối với tài sản cố định là nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc tài sản đặc thù của các ngành quản lý: Giao thông vận tải, Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và công nghiệp, Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp căn cứ vào nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành mà vận dụng cho phù hợp với tình thực tế của doanh nghiệp.
6. Đối với đất:
Hội đồng kiểm kê tài sản của doanh nghiệp phải thực hiện đo đạc đúng diện tích đất đai mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Căn cứ vào hệ thống các bảng giá đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại nơi doanh nghiệp đang hoạt động để tính giá đất đối với từng loại đất cho phù hợp.
II. ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ VẬT TƯ, HÀNG TỒN KHO:
Về nguyên tắc trong kỳ kiểm kê lần này toàn bộ vật tư, hàng hoá tồn kho cũng không phải đánh giá lại theo mặt bằng giá mới tại thời điểm kiểm kê. Kỳ kiểm kê lần này chỉ đánh giá lại các loại vật tư, hàng tồn kho kém, mất phẩm chất không cần dùng, chờ thanh lý. Đối với các loại vật tư, hàng tồn kho thuộc diện đánh giá lại thì Hội đồng kiểm kê tài sản của doanh nghiệp phải tổ chức phân loại từng loại vật tư, hàng tồn kho kém, mất phẩm chất theo thực tế. Căn cứ vào khả năng tiêu thụ và giá cả được thị trường chấp nhận mà doanh nghiệp xác định các mức giá cụ thể cho từng loại vật tư hàng hoá. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện định giá không có căn cứ gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát tài sản và vốn của Nhà nước.
- Đối với các loại ngoại tệ thì căn cứ vào tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm kiểm kê 01/01/2000 để quy đổi ra tiền Việt Nam.
Trên đây là những quy định về việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp; Căn cứ vào những nội dung đã được quy định tại Thông tư này, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện và vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trong quá trình vận dụng có những điểm gì không rõ thì phản ảnh trực tiếp về Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương để xử lý.
Thông tư này chỉ có hiệu lực trong kỳ kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2000. Việc mua bán tài sản, vật tư, hàng hoá đối với doanh nghiệp vẫn thực hiện theo cơ chế hiện hành.
Trần Văn Tá (Đã ký) |
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CẦN ĐƯỢC XEM XÉT ĐỂ XÁC ĐỊNH LẠI GIÁ TRỊ
I. NGÀNH XI MĂNG:
1. Thiết bị lò nung.
2. Thiết bị nghiền, thiết bị ép.
3. Băng tải (băng tải hiệu, băng tải đảo).
4. Thiết bị sấy dầu, thiết bị sinh nhiệt đốt bằng dầu.
5. Bộ lọc, phun.
6. Bộ ống
7. Máy đập đá vôi
8. Bộ kính thuỷ điện
9. Pa lăng, pa lăng điện
10. Máy nén khí các loại
11. Máy đập búa
12. Máy làm nguội
13. Động cơ các loại
14. Quạt hút đẩy
II. MÁY PHÁT ĐỘNG LỰC, PHÁT ĐIỆN, BIẾN ÁP
1. Máy ép không khí chạy bằng điện
2. Máy nén khí chạy bằng điện
3. Máy nén khí chạy di động, cố định
4. Máy nén khí chạy bằng Diezel
5. Máy nén khí chạy bằng xăng
6. Máy phát điện, tổ máy phát điện các loại
III. MÁY TIỆN, KHOAN, DOA, MÀI, BÀO
1. Máy tiện tự động, nhiều trục, nhiều công đoạn
2. Máy tiện trục vít có độ chính xác cao
IV.PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
1. Xe ô tô các loại: ZiL130, 131..., IFa W50L, MaZ-50l, URAL432007, KPAZ 214
2. Xe cần trục các loại
3. Xe trở khách các loại...
V. THIẾT BỊ Y TẾ
1. Thiết bị chẩn đoán hình ảnh
2. Hệ thống cộng hưởng từ hạt nhân 1 Tesla
3. Hệ thống chụp cắt lớp điện toán STC 7.000 TX
4. Máy X quang tăng sáng truyền hình cao tần chiếu chụp cả sáng.
5. Máy X quang (chụp đa khoa và sọ não)...
6. Máy siêu âm, máy thở, máy gây mê, máy tạo ôxy, máy chạy thận nhân tạo
7. Monitor theo dõi bệnh nhân
8. Máy cắt lạnh vi phẫu, máy đếm tế bào...
9. Máy phân tích khí trong máu
10. Máy sinh hoá tự động + máy ly tâm...
11. Bàn mổ, tủ sấy, kính hiển vi, nồi hấp
12. Bơm chân không, bơm hút dịch, bơm nhu động, phụ tùng các loại
V. NGÀNH ĐÓNG TÀU
1. Máy tàu các loại, máy ép các loại, máy dập các loại, máy uốn...
2. Máy phun sơn, máy hàn
3. Động cơ bơm các loại
4. Quạt hút, đẩy...
VI. TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
1. Máy móc thiết bị động lực:
2. Trạm điều khiển OPY
3. Máy móc thiết bị động lực, công tác
- Tổ máy phát điện số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7, số 8
- Hệ thống thuỷ lực cửa nhận nước
- Hệ thống thuỷ lực đập tràn vận hành
- Hệ thống thuỷ lực cánh phải hạ lưu
- Trạm lọc dầu bờ trái, hệ thông gió M7
- Hệ thống bơm nước cất tổ máy 7
- Hệ thống cấp thoát nước KTM7, KTM8
- Hệ thống bơm nước cất M8, hệ thống thông gió M8
- Thiết bị nguồn điện tổ máy số 7, số 8
- MBA 1 Fa tổ máy 7, MBA 1 Fa tổ máy 8, MBA 1 Fa tổ máy 5, MBA 1 Fa tổ máy 6, MBA 1 Fa tổ máy 2, MBA tự ngẫu AT1, AT2, MBA M3 và M4 MBA, MBA 1 Fa M3 và M4
4. Thiết bị truyền dẫn
- Trạm phân phối điện K/7Y6KV
- Trạm phân phối 110KV OPY, trạm phân phối 220KV OPY
- Cáp dầu 220KV M1 và M2, cáp dầu 220KV M5, cáp dầu 220KV M6
- Cáp hạ thế 0,4KV M5, cáp hạ thế 0,4KV M6
- Cáp điện 6KV, cáp điện 0,4KV
- Thiết bị trạm OPY tổ máy 7, thiết bị trạm OPY M8
- Hệ thống cáp điện hạ áp M7, hệ thống cáp điện cao áp M7, hệ thống điện ánh sáng M7
- Hệ thống cáp điện hạ áp M8, hệ thống cáp điện cao áp M8, hệ thống điện ánh sáng M8.
- 1 Công văn 10534/TCHQ-KTSTQ năm 2016 đề nghị được phép sử dụng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ của kế toán để lập báo cáo quyết toán năm 2015 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Quyết định 150/1999/QĐ-TTg về việc tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành