NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/2000/QĐ-NHNN6 | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG "QUY CHẾ TIÊU HUỶ TIỀN" BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/1999/QĐ-NHNN6 NGÀY 10/3/1999
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 01/10/1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại, bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong "Quy chế tiêu huỷ tiền" ban hành kèm theo Quyết định số 81/1999/QĐ-NHNN6 ngày 10/3/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
1- Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành xuất từ quỹ dự trữ phát hành giao đi tiêu huỷ phải đúng với lệnh của Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ và Phát hành và Kho quỹ. Trong quá trình kiểm đếm để tiêu huỷ, nếu phát sinh thừa, thiếu, lẫn loại, lẫn tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành, dẫn đến số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành thực tế nhiều hoặc ít hơn lệnh, thì Hội đồng tiêu huỷ được phép tiêu huỷ theo số tiền thực tế đó."
2- Khoản 5 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5. Hội đồng tiêu huỷ được phép trích một số tiền trong tổng số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông giao đi tiêu huỷ để dùng làm nguồn bù số tiền thiếu, hoặc đổi các tờ tiền bị lẫn loại, lẫn tiền giả. Số tiền được trích nói trên sẽ quyết toán cùng kết quả thừa, thiếu tiền và được tiêu huỷ vào thời điểm cuối cùng đối với loại tiền cùng mệnh giá được phép tiêu huỷ."
"Điều 15: Căn cứ kết quả kiểm soát tờ (có sự chứng kiến của Hội đồng giám sát) theo định kỳ hoặc cuối mỗi đợt, Hội đồng tiêu huỷ tổng hợp số tiền thừa, thiếu của từng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước gửi Vụ Kế toán Tài chính để Vụ Kế toán Tài chính trực tiếp (hoặc uỷ quyền cho Văn phòng Đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh) làm thủ tục báo Có (hoặc báo Nợ) số tiền chênh lệch thừa (hoặc thiếu) cho từng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước theo chế độ kế toán hiện hành. Việc xử lý kết quả thừa, thiếu tiền đối với từng cá nhân tại các Ngân hàng, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được thực hiện: ghi thu nghiệp vụ số tiền thừa tại đơn vị Ngân hàng có tên trên niêm phong bó tiền; ghi Nợ số tiền thiếu cho cá nhân có tên trên niêm phong bó tiền.
Theo định kỳ hoặc cuối mỗi đợt tiêu huỷ, căn cứ báo cáo tổng hợp kết quả kiểm đếm thừa; thiếu tiền trong tiêu huỷ của Hội đồng tiêu huỷ, Vụ Kế toán - Tài chính và Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ làm thủ tục nhập Quỹ Dự trữ phát hành toàn bộ số tiền để tiêu chuẩn lưu hành được tuyển chọn qua kiểm đếm tiền tiêu huỷ"
Điều 2: Quyết định này có hiệu quả thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chủ tịch Hội đồng tiêu huỷ tiền Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
- 1 Quyết định 497/2000/QĐ-NHNN4 về quy chế tiêu huỷ tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Nghị định 81/1998/NĐ-CP về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng
- 3 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 4 Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ