THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151-TTg | Hà Nội , ngày 12 tháng 4 năm 1993 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ HÌNH THÀNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN GIÁ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Trưởng ban Vật giá Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài Chính,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 2. Quỹ bình ổn giá được quản lý riêng và hình thành từ các nguồn thu:
1. Đối với hàng nhập khẩu là một phần chênh lệch giá phát sinh khi giá ngoài nước thấp hơn giá hình thành ở trong nước.
2. Đối với hàng xuất khẩu là một phần chênh lệch giá phát sinh khi giá ngoài nước cao hơn giá mua ở trong nước.
3. Đối với hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước là một phần lợi nhuận siêu ngạch của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong điều kiện thuận lợi hơn so với các đơn vị khác cùng sản xuất kinh doanh loại hàng đó.
4. Một số nguồn thu khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Dưới đây, chênh lệch giá và lợi nhuận siêu ngạch được gọi chung là chênh lệch giá, thu một phần từ hai khoản này gọi chung là phụ thu.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vào khu chế xuất; thiết bị, vật tư, hàng hoá đưa vào theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội trợ triển lãm; hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại; hàng là quà biếu, hàng hoá và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh không thuộc diện điều chỉnh của Quyết định này.
Điều 4. Nguyên tắc tính phụ thu và tỷ lệ phụ thu:
1. Chênh lệch giá:
- Đối với hàng nhập khẩu là chênh lệch giữa giá bán hợp lý cần được bình ổn ở trong nước với giá vốn nhập khẩu bao gồm giá nhập khẩu thực tế có tính đủ chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) đến cảng nhập khẩu, thuế nhập khẩu theo luật định và chiết khấu lưu thông.
- Đối với hàng xuất khẩu là chênh lệch giữa giá xuất khẩu thực tế không bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) với giá vốn hàng xuất khẩu bao gồm giá mua thực tế, thuế xuất khẩu theo luật định và phí lưu thông đến cảng xuất khẩu.
- Đối với hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước là chênh lệch giữa giá bán tại nơi sản xuất với giá vốn, bao gồm giá thành thực tế, các loại thuế theo luật định và lợi nhuận trung bình của ngành.
2. Mức phụ thu là một phần thu từ số chênh lệch giá phát sinh, phần thu này không vượt quá 70% chênh lệch giá phát sinh đối với hàng nhập khẩu; 50% đối với hàng xuất khẩu và 30% đối với hàng sản xuất, tiêu thụ trong nước.
- Đối với hàng nhập khẩu, là tỷ lệ tính bằng phần trăm (%) giữa mức phụ thu và giá nhập khẩu thực tế có tính chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) về đến cảng trong nước.
- Đối với hàng xuất khẩu, là tỷ lệ tính bằng phần trăm (%) giữa mức phụ thu và giá xuất khẩu thực tế tại cảng xuất khẩu, không tính chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I).
- Đối với hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước, là tỷ lệ tính bằng phần trăm (%) giữa mức phụ thu và giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất.
Điều 5. Phụ thu phải tính bằng đồng Việt Nam và thu đồng thời với thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu là hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu), đồng thời với thu thuế doanh thu (nếu là hàng sản xuất, tiêu thụ trong nước). Giá nhập khẩu, giá xuất khẩu bằng ngoại tệ dùng để tính phụ thu được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ được quy đổi thành đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Điều 6. Quỹ bình ổn giá sử dụng để:
1. Hỗ trợ cho các ngành kinh doanh vật tư, hàng hoá quan trọng nhằm thực hiện mức dự trữ lưu thông cần thiết đảm bảo cung cầu hàng hoá bình thường.
2. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp để mua vào những vật tư, hàng hoá sản xuất và tiêu dùng theo mùa vụ.
3. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nguồn phụ thu trong trường hợp có đột biến giá.
4. Hỗ trợ chi thay cho Ngân sách Nhà nước theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Vật giá Chính phủ thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hình thức, đối tượng và mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp phù hợp với quy mô của quỹ bình ổn giá sau khi trao đổi với các Bộ quản lý ngành hàng hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố có các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng trong diện cần hỗ trợ bằng quỹ bình ổn giá.
Điều 7. Ban Vật giá Chính phủ cùng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại, các Bộ và cơ quan quản lý ngành hàng theo dõi diễn biến giá cả thị trường trong nước, ngoài nước, chi phí sản xuất, phát hiện chênh lệch giá, lợi nhuận siêu ngạch, xác định giá giới hạn làm căn cứ tính phụ thu, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ phụ thu phù hợp với tình hình biến động thị trường theo từng thời kỳ; quyết định danh mục các hàng hoá cần thiết phải phụ thu. Trước mắt, cần thực hiện ngay việc phụ thu đối với các chủng loại thuộc nhóm xăng dầu nhập khẩu, một số chủng loại thuộc nhóm sắt thép nhập khẩu, để có nguồn hỗ trợ cho việc bình ổn giá một số mặt hàng quan trọng.
Điều 8. Ban Vật giá Chính phủ chủ trì cùng với Bộ Tài chính lập các phương án thu, chi thuộc Quỹ bình ổn giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ này theo chế độ quản lý tài chính. Nghiêm cấm việc sử dụng "Quỹ bình ổn giá" để chi ngoài quy định tại
Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thu phụ thu đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thu phụ thu đối với danh mục hàng sản xuất, tiêu thụ trong nước theo tỷ lệ phụ thu do Ban Vật giá Chính phủ và Bộ Tài chính công bố.
Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan quy định việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm việc nộp phụ thu.
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan theo chức năng của mình hướng dẫn chi tiết thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã Ký) |
- 1 Chỉ thị 09/2003/CT-BTC về bình ổn giá trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 03-LB/TT năm 1993 hướng dẫn Quyết định 151/TTg về hình thành, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá do Ban Vật giá Chính phủ-Bộ Tài chính ban hành
- 3 Luật Tổ chức Chính phủ 1992