ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1576/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 10 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ ban hành Nghị định về khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định 148/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và một số nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020 ban hành kèm theo Quyết định 148/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2822/TTr-SNNPTNT ngày 18/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Phương án triển khai mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao năm 2020 (Phương án kèm theo);
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện: Mộ Đức và Đức Phổ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NUÔI THỬ NGHIỆM HẢI SÂM GHÉP VỚI ỐC HƯƠNG THƯƠNG PHẨM TRONG AO NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
- Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định 148/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh và một số nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020 ban hành kèm theo Quyết định 148/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh;
- Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;
2. Cơ sở thực tiễn:
- Thực trạng nuôi thủy sản trên đất cát ven biển trên địa bàn huyện Mộ Đức và Đức Phổ;
- Kết quả triển khai mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao năm 2018-2019 do Trung tâm Giống chủ trì thực hiện theo Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm trên đất cát ven biển các huyện Mộ Đức và Đức Phổ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, môi trường nuôi ô nhiễm, thời tiết ngày càng bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Người nuôi tôm thua lỗ, nhiều ao hồ nuôi trên cát phải bỏ trống, gây lãng phí đất đai, tài sản đã đầu tư. Trước tình hình nuôi tôm bất lợi, người dân ven biển ở các huyện Mộ Đức và Đức Phổ chuyển sang nuôi ốc hương, bước đầu có hiệu quả do thị trường tiêu thụ mạnh loại sản phẩm này. Tuy nhiên, việc nuôi ốc hương đơn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, phát sinh dịch bệnh. Thực tế cho thấy, đến cuối năm 2017 dịch bệnh bắt đầu xuất hiện và lan rộng tại các vùng nuôi ốc hương ở huyện Mộ Đức. Nguyên nhân chính là do ốc hương sử dụng thức ăn tươi sống, phần thức ăn thừa và chất thải của ốc hương làm cho nguồn nước trong ao nuôi phì dưỡng, tích tụ hữu cơ, vi khuẩn có hại bùng phát làm ốc hương bị bệnh, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nặng.
Từ nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của UBND tỉnh, trong năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Giống triển khai 05 mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao tại 02 huyện Mộ Đức và Đức Phổ. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, giải pháp nuôi hải sâm ghép với ốc hương có tác dụng làm giảm ô nhiễm chất hữu cơ, tạo cân bằng sinh học môi trường trong ao nuôi, làm cho ốc hương và hải sâm cùng phát triển tốt đem lại hiệu cao hơn hẳn so với nuôi ốc hương đơn, bước đầu cho thấy mô hình nuôi hải sâm ghép với ốc hương trong ao nuôi là hướng đi đúng đắn, giúp cho nghề nuôi hải sâm ghép với ốc hương trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, triển khai với quy mô nhỏ, mới thực hiện vụ nuôi đầu tiên nên chưa đủ cơ sở để nhân rộng. Để có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, hoàn thiện kỹ thuật nuôi ghép và đúc kết kinh nghiệm chỉ đạo, phát triển nghề nuôi ốc hương hiệu quả và bền vững thì việc tiếp tục triển khai mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương trong ao nuôi trong năm 2020 là hết sức cần thiết để nhân rộng mô hình cho những năm tiếp theo.
- Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ghép hải sâm với ốc hương thương phẩm trong ao để hướng đến phát triển nghề nuôi ốc hương bền vững.
- Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế vùng nuôi thủy sản.
- Cải thiện môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm. Xây dựng và nhân rộng giải pháp nuôi mới thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh, bảo vệ môi trường;
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững, tạo sản phẩm đặc sản phục vụ cho tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân vùng ven ven biển.
- Góp phần thực hiện tốt mục tiêu Đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
1. Quy mô, địa điểm, đối tượng nuôi:
- Quy mô: Đầu tư, hỗ trợ triển khai 07 mô hình nuôi thương phẩm hải sâm ghép với ốc hương trong ao, mỗi mô hình 01 ao nuôi có diện tích 2.000m2/ao.
- Địa điểm: Trên địa bàn 02 huyện Mộ Đức và Đức Phổ (Huyện Mộ Đức: 04 mô hình, huyện Đức Phổ: 03 mô hình).
- Đối tượng nuôi: Hải sâm và ốc hương.
2. Kỹ thuật áp dụng:
a) Khảo sát chọn điểm, chọn hộ tham gia mô hình:
Trung tâm Giống chủ trì, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mộ Đức và huyện Đức Phổ khảo sát các vùng nuôi các xã ven biển 02 huyện Mộ Đức, Đức Phổ để chọn điểm và hộ tham gia mô hình, đảm bảo:
- Địa điểm triển khai và hộ thực hiện mô hình phải đúng theo yêu cầu kỹ thuật của mô hình.
- Công tác chọn hộ thực hiện công khai, có sự tham gia xác nhận của chính quyền địa phương (UBND xã).
- Tiêu chí chọn hộ:
+ Có khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm về nuôi thủy sản nước mặn, lợ.
+ Có thái độ tích cực, hợp tác và trung thực trong báo cáo kết quả triển khai mô hình.
+ Có tâm huyết thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phương phát triển.
+ Có khả năng tài chính để thực hiện phần vốn đối ứng của mô hình.
+ Có đơn đăng ký thực hiện mô hình được xác nhận của chính quyền địa phương.
- Thời gian thực hiện: Tháng 01/2020.
b) Tập huấn kỹ thuật nuôi cho hộ dân:
Tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ghép hải sâm với ốc hương thương phẩm trong ao cho hộ dân tại vùng triển khai mô hình.
- Địa điểm: Huyện Mộ Đức (01 lớp), huyện Đức Phổ (01 lớp).
- Thành phần tham dự: Hộ dân nuôi thủy sản biển tại các xã ven biển huyện Đức Phổ và huyện Mộ Đức.
- Số lượng người tham dự 01 lớp: 30 người (hộ dân: 20 người, cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp triển khai MH: 06 người, địa phương: 04 người).
- Nội dung tập huấn: Giới thiệu về đặc điểm sinh học, sinh trưởng của đối tượng nuôi. Hướng dẫn công tác chuẩn bị ao, chọn giống và thả giống. Kỹ thuật nuôi ghép Hải sâm với ốc hương thương phẩm trong ao; chăm sóc, phòng trừ bệnh...
- Thời gian thực hiện: Tháng 01/2020.
c) Thả giống triển khai mô hình nuôi thử nghiệm:
- Con giống được sản xuất, ương dưỡng tại Trại Thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Đức Phong, thuộc Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi. Khi con giống đạt quy cỡ, tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng sẽ tổ chức nghiệm thu và triển khai thả giống nuôi thương phẩm tại 07 mô hình.
- Thời gian thả giống: Tháng 02 - tháng 3/2020.
d) Hình thức nuôi:
Áp dụng hình thức nuôi ghép trong cùng một ao, đăng chắn bằng lưới tách biệt 02 đối tượng nuôi, hải sâm nuôi bên ngoài (bao quanh bờ ao), ốc hương nuôi bên trong. Tỷ lệ diện tích nuôi hải sâm là 25%, ốc hương là 75%.
e) Yêu cầu kỹ thuật đối với con giống:
e1) Đối với hải sâm:
- Số lượng con giống: 10.500 con
- Cỡ giống thả nuôi: 10g/con
- Chất lượng: Giống hải sâm đồng đều, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh tật, đủ tiêu chuẩn làm giống.
- Mật độ thả nuôi: 3 con/m2
- Thời gian nuôi: 7 tháng
- Tỷ lệ sống: 70%
- Dự kiến quy cỡ thu hoạch: 250 g/con
e2) Đối với ốc hương:
- Số lượng con giống: 3.150.000 con
- Cỡ giống: 7.000-9.000 con/kg
- Chất lượng: Giống hải sâm đồng đều, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh tật, đủ tiêu chuẩn làm giống.
- Mật độ thả nuôi: 300 con/m2
- Thời gian nuôi: 7 tháng
- Tỷ lệ sống: 70%
- Dự kiến quy cỡ thu hoạch: 150 con/kg
f) Giải pháp kỹ thuật áp dụng cho mô hình:
f1) Chọn giống:
Con giống phải đảm bảo đồng đều, khỏe mạnh không xây xát, mất nhớt, dị tật, dị hình, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh tật, đủ tiêu chuẩn làm giống.
f2) Thả giống:
- Mùa vụ thả giống: Theo hướng dẫn Lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Cách thả giống:
+ Cần cân bằng độ mặn và nhiệt độ nước tại ao nuôi và thùng chưa giống trước khi thả giống.
+ Trước khi thả cần tắm giống bằng thuốc tím nồng độ 5 ppm trong thời gian 15-20 phút kết hợp với sục khí để loại mầm bệnh ký sinh trên con giống.
- Thời gian thả giống: Tốt nhất là vào buổi sáng từ 6 đến 8 giờ hoặc buổi chiều từ 16 đến 18 giờ.
f3) Chăm sóc quản lý:
- Thức ăn và phương pháp cho ăn:
+ Khẩu phần cho ăn hằng ngày bằng 3 - 10% trọng lượng thân ốc hương, ngày từ 1 - 2 lần tùy vào thời điểm ốc nuôi để cho ăn lượng phù hợp. Thời điểm cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Rải thức ăn đều khắp mặt ao. Thức ăn là ghẹ, tép, cá tươi ..., tùy vào thời gian nuôi ốc, cần bổ sung thêm vitamin và khoáng để tăng sức đề kháng cho ốc. Sau khi cho ăn 1,5 - 2 tiếng vệ sinh ao nuôi, vớt thức ăn thừa và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp cho lần ăn kế tiếp.
- Chăm sóc, phòng trị bệnh cho ốc nuôi:
+ Trong quá trình nuôi thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết môi trường ao nuôi, sức khỏe của ốc để có hướng xử lý kịp thời tránh để dư thừa thức ăn, ô nhiễm môi trường ao nuôi.
+ Định kỳ 7-10 ngày sử dụng chế phẩm sinh học bón đều khắp ao để làm sạch đáy và môi trường ao nuôi.
+ Thường xuyên vệ sinh lưới đăng chắn giữa 02 đối tượng nuôi.
f4) Thu hoạch:
Sau thời gian nuôi 07 tháng có thể bắt đầu thu hoạch, nên thu trước mùa mưa bão. Tùy theo đối tượng nuôi, nhu cầu thị trường có thể thu tỉa hoặc thu một lần.
3. Phân tích kiểm soát chất lượng nước ao nuôi:
Định kỳ kiểm tra, test và lấy mẫu phân tích chất lượng nước trong ao nuôi, cụ thể:
- Test kiểm tra hàm lượng NH3, H2S, pH, độ kiềm (Thực hiện 01 lần/tuần).
- Lấy mẫu nước ao nuôi và ao đối chứng phân tích hàm lượng COD, BOD5, Vibrio spp (Thực hiện 01 lần/tháng).
4. Xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ghép hải sâm với ốc hương:
Trên cơ sở khoa học và đúc kết kết quả từ thực tiễn triển khai mô hình, cơ quan chủ trì thực hiện mô hình biên soạn Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ghép hải sâm với ốc hương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
5. Tổng kết mô hình:
Sau khi kết thúc mô hình, tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả, kết quả triển khai mô hình.
- Địa điểm: Tại địa bàn huyện Mộ Đức (hoặc huyện Đức Phổ).
- Nội dung tổng kết:
+ Tham quan thực tế mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao.
+ Đánh giá kết quả xây dựng mô hình và các hoạt động triển khai, đúc kết kinh nghiệm chỉ đạo, triển khai.
- Thời gian thực hiện: Tháng 10/2020.
- Số lượng người tham dự: 40 người (Hộ dân: 20 người, cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp triển khai mô hình: 06 người, đại biểu: 14 người).
6. Phương thức đầu tư, hỗ trợ:
a) Hỗ trợ giống, vật tư:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho hộ tham gia mô hình thực hiện tại điểm b (Mô hình trình diễn ở địa bàn trung du, miền núi, bãi ngang được hỗ trợ tối đa 70% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình) và khoản 2, điều 29 (Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình) tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ.
b) Phương thức đầu tư:
b1) Đối với con giống:
Trung tâm Giống sẽ cấp 100% số lượng con giống (đảm bảo số lượng, chất lượng và kích cỡ, thời gian thả giống theo Phương án)
b2) Kinh phí hỗ trợ mua thức ăn:
Trung tâm Giống trực tiếp cấp phát bằng tiền cho hộ thực hiện mô hình, được cấp thành 2 đợt:
- Đợt 1: Cấp 50% sau khi thả giống.
- Đợt 2: Cấp 50% sau khi hộ tham gia mô hình hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán của mô hình.
b3) Kinh phí hỗ trợ mua thuốc, hóa chất:
Trung tâm Giống trực tiếp cấp phát cho hộ thực hiện mô hình, được cấp thành 2 đợt:
- Đợt 1: Cấp 50% số lượng sau khi thả giống.
- Đợt 2: Cấp 50% số lượng còn lại sau 03 tháng nuôi.
b4) Điều kiện để hộ mô hình được thanh toán phần kinh phí hỗ trợ mua thức ăn:
- Có bảng kê thu mua thức ăn hàng ngày (được chính quyền địa phương xác nhận).
- Nhật ký theo dõi sử dụng thức ăn hàng ngày (được Trung tâm Giống, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình xác nhận).
7. Nhu cầu kinh phí:
a) Tổng nhu cầu kinh phí: 2.483.155.650 đồng. (Hai tỷ, bốn trăm tám mươi ba triệu, một trăm năm mươi lăm ngàn, sáu trăm năm mươi đồng).
Trong đó:
a1) Vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách: 1.634.615.650 đồng, bao gồm:
- Kinh phí SX, ương dưỡng giống Hải sâm: 73.500.000 đồng.
- Kinh phí SX giống Ốc hương: 441.000.000 đồng.
- Kinh phí triển khai mô hình nuôi thương phẩm: 1.120.115.650 đồng.
a2) Vốn đối ứng của dân: 848.540.000 đồng
(Chi tiết có Phụ lục kèm theo)
b) Nguồn kinh phí: Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh năm 2020.
8. Hiệu quả kinh tế của Phương án: (Tính cho 01 mô hình)
a) Hiệu quả kinh tế:
a1) Khái toán hiệu quả kinh tế cho 01 mô hình:
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền (đồng) |
I | Tổng chi |
|
|
| 342.000.000 |
1 | Hải sâm |
|
|
| 15.000.000 |
| Con giống (Mật độ 03 con/m2) | Con | 1.500 | 10.000 | 15.000.000 |
2 | Ốc hương |
|
|
| 272.400.000 |
2.1 | Con giống (Mật độ 300 con/m2) | Con | 450.000 | 200 | 90.000.000 |
2.2 | Thức ăn | Kg | 8.400 | 19.000 | 159.600.000 |
2.3 | Vôi, thuốc, hóa chất |
|
|
| 22.800.000 |
3 | Công chăm sóc | Tháng | 07 | 5.000.000 | 35.000.000 |
4 | Khấu hao TSCĐ cho mỗi vụ nuôi |
|
| 20.000.000 | 20.000.000 |
II | Tổng thu |
|
|
| 433.060.000 |
1 | Hải sâm | Kg | 262 | 130.000 | 34.060.000 |
2 | Ốc hương | Kg | 2.100 | 190.000 | 399.000.000 |
III | Lãi |
|
|
| 91.060.000 |
IV | Tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư |
|
|
| 26,6% |
a2) Hiệu quả kinh tế của phương án:
(91.060.000 đồng/01 mô hình x 07 mô hình) = 637.420.000 đồng
b) Hiệu quả về xã hội:
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân vùng ven ven biển. Phát huy, sử dụng những ao hồ nuôi tôm kém hiệu quả hiện nay để phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội.
- Là giải pháp hiệu quả nhằm ổn định và phát triển nghề nuôi ốc hương trên địa bàn tỉnh. Hải sâm là loài ăn lọc, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ trên nền đáy, rong tảo và chất thải của động vật thủy sản. Việc nuôi ghép hải sâm với nuôi ốc hương thương phẩm trong ao sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ trong nguồn nước nuôi, làm sạch môi trường, hạn chế dịch bệnh.
- Ngoài ra, nuôi hải sâm còn góp phần giảm khai thác thủy sản ven bờ, bảo tồn nguồn lợi hải sâm tự nhiên.
1. Cơ quan chủ trì thực hiện:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm ký hợp đồng đặt hàng với Trung tâm Giống tỉnh thực hiện Phương án, chỉ đạo và kiểm tra Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi thực hiện đúng theo quy định;
- Căn cứ Phương án được phê duyệt và nhu cầu thực tiễn sản xuất của địa phương để phân bổ, tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất về cả số lượng và chất lượng.
- Giống, vật tư kỹ thuật phục vụ cho mô hình phải có trong danh mục được phép sản xuất; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết khác có liên quan trong quá trình triển khai sản xuất, thả tái tạo và thực hiện mô hình thử nghiệm.
- Tạm ứng kinh phí, cấp phát vật tư và hướng dẫn đầy đủ thủ tục thanh toán quyết toán (theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, đúng quy định hiện hành của Nhà nước) cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện mô hình đúng tiến độ theo Phương án được phê duyệt.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có sự thay đổi về nội dung Phương án (quy mô, địa điểm hoặc chuyển đổi mô hình, tăng giảm kinh phí thực hiện từng mô hình) cho phù hợp với thực tế ở các địa phương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phép điều chỉnh nội dung và kinh phí thực hiện giữa các mô hình nhưng phải đảm bảo không vượt định mức chi, kinh phí đã được phê duyệt; đồng thời báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Cơ quan tổ chức thực hiện:
Trung tâm Giống tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện đúng nội dung theo đơn đặt hàng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thanh quyết toán mô hình đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Cơ quan phối hợp:
a) Sở Tài chính:
Cấp phát kinh phí theo tiến độ sử dụng vốn theo Phương án triển khai mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao năm 2020 để triển khai thực hiện mô hình trong kế hoạch năm 2020 và hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
b) Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức và huyện Đức Phổ:
Có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND các xã có liên quan trên địa bàn phối hợp với Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện Phương án triển khai mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao năm 2020 trên địa bàn huyện./.
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NUÔI THỬ NGHIỆM HẢI SÂM GHÉP VỚI ỐC HƯƠNG THƯƠNG PHẨM TRONG AO NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)
STT | Nội dung đầu tư | ĐVT | Đ mức /01 mô hình | Yêu cầu phương án | Trong đó | |||
Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | NS Đầu tư (70%) | Vốn dân (30%) | ||||
A | KINH PHÍ SẢN XUẤT GIỐNG |
|
| 735.000.000 | 514.500.000 | 220.500.000 | ||
1 | Sản xuất giống Ốc hương | Con | 450.000 | 3.150.000 | 200 | 630.000.000 | 441.000.000 | 189.000.000 |
2 | Sản xuất giống Hải sâm | Con | 1.500 | 10.500 | 10.000 | 105.000.000 | 73.500.000 | 31.500.000 |
B | KINH PHÍ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH |
|
| 1.748.155.650 | 1.120.115.650 | 628.040.000 | ||
I | Chi phí trực tiếp |
|
|
|
| 1.521.800.000 | 893.760.000 | 628.040.000 |
1 | Thức ăn |
|
|
|
| 1.117.200.000 | 782.040.000 | 335.160.000 |
- | Thức ăn cá tạp cho ốc hương | Kg | 8.400 | 58.800 | 19.000 | 1.117.200.000 | 782.040.000 | 335.160.000 |
- | Thức ăn cho Hải sâm |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Thuốc hóa chất |
|
|
|
| 159.600.000 | 111.720.000 | 47.880.000 |
- | Vôi cải tạo ao | Kg | 400 | 2.800 | 3.000 | 8.400.000 | 5.880.000 | 2.520.000 |
- | Vôi định kỳ | Kg | 1.200 | 8.400 | 3.000 | 25.200.000 | 17.640.000 | 7.560.000 |
- | Vitamin, khoáng chất | Kg | 20 | 140 | 300.000 | 42.000.000 | 29.400.000 | 12.600.000 |
- | Men vi sinh | Kg | 20 | 140 | 300.000 | 42.000.000 | 29.400.000 | 12.600.000 |
- | Thuốc phòng trị bệnh | Kg | 20 | 140 | 300.000 | 42.000.000 | 29.400.000 | 12.600.000 |
3 | Công lao động | Tháng | 7 | 49 | 5.000.000 | 245.000.000 | 0 | 245.000.000 |
II | Phí triển khai |
|
|
|
| 84.480.000 | 84.480.000 |
|
1 | Tập huấn (01 lần) |
|
|
|
| 12.500.000 | 12.500.000 |
|
- | Tiền photo tài liệu | Người |
| 60 | 30.000 | 1.800.000 | 1.800.000 |
|
- | Tiền ăn | Người |
| 40 | 50.000 | 2.000.000 | 2.000.000 |
|
- | Tiền đi lại | Người |
| 40 | 15.000 | 600.000 | 600.000 |
|
- | Tiền nước uống | Người |
| 60 | 15.000 | 900.000 | 900.000 |
|
- | Thuê hội trường | Ngày |
| 2 | 3.000.000 | 6.000.000 | 6.000.000 |
|
- | Bồi dưỡng báo cáo viên | Ngày |
| 2 | 300.000 | 600.000 | 600.000 |
|
- | Tiền p/ngủ cho BC viên | Ngày |
| 2 | 300.000 | 600.000 | 600.000 |
|
2 | Bảng tên mô hình | Bảng | 1 | 7 | 300.000 | 2.100.000 | 2.100.000 |
|
3 | Hội nghị tổng kết |
|
|
|
| 17.800.000 | 17.800.000 |
|
- | Thuê hội trường | Ngày |
| 1 | 3.000.000 | 3.000.000 | 3.000.000 |
|
- | Tài liệu cho đại biểu | Người |
| 40 | 30.000 | 1.200 000 | 1.200.000 |
|
- | Tiền ăn | Người |
| 30 | 150.000 | 4.500.000 | 4.500.000 |
|
- | Thuê xe đưa đón đ biểu | chuyến |
| 3 | 2.000.000 | 6.000.000 | 6.000.000 |
|
- | Tiền nước uống | Người |
| 40 | 40.000 | 1.600.000 | 1.600.000 |
|
- | Báo cáo tham luận | Bài |
| 3 | 500.000 | 1.500.000 | 1.500.000 |
|
4 | Phí phân tích mẫu nước |
|
|
|
| 52.080.000 | 52.080.000 |
|
- | Chỉ tiêu COD | Mẫu | 6 | 42 | 120.000 | 5.040.000 | 5.040.000 |
|
- | Chỉ tiêu BOD5 | Mẫu | 6 | 42 | 120.000 | 5.040.000 | 5.040.000 |
|
- | Vibrio spp | Mẫu | 6 | 42 | 800.000 | 33.600.000 | 33.600.000 |
|
- | Test Kiềm | Bộ | 1 | 7 | 350.000 | 2.450.000 | 2.450.000 |
|
- | Test pH | Bộ | 1 | 7 | 200.000 | 1.400.000 | 1.400.000 |
|
- | Test NH3 | Bộ | 1 | 7 | 350.000 | 2.450.000 | 2.450.000 |
|
- | Test H2S | Bộ | 1 | 7 | 300.000 | 2.100 000 | 2.100.000 |
|
III | CBKT chỉ đạo mô hình |
|
|
|
| 84.395.650 | 84.395.650 |
|
1 | Tiền phụ cấp CBKT cho TTDVNN huyện Mộ Đức, Đức Phổ: 1.490.000/22*8 ngày/tháng*7 tháng | Đồng | 3.793.000 | 10 | 3.793.000 | 37.930.000 | 37.930.000 |
|
2 | Tiền công CBKT của Trung tâm Giống (02 người, không hưởng lương từ ngân sách): hệ số lương (5.38+3.53)*1490000*7 tháng*50% | Đồng |
|
|
| 46.465.650 | 46.465.650 |
|
IV | Xăng xe, quản lý |
|
|
|
| 57.480.000 | 57.480.000 |
|
| Hỗ trợ cán bộ chuyên môn theo dõi, kiểm tra mô hình... |
|
|
|
| 57.480.000 | 57.480.000 |
|
| TỔNG CHI PHÍ MÔ HÌNH |
|
|
|
| 2.483.155.650 | 1.634.615.650 | 848.540.000 |
- 1 Quyết định 1645/QĐ-UBND về phê duyệt phương án sản xuất giống hải sâm, ốc hương; mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm ghép với ốc hương thương phẩm trong ao và tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2018 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2 Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Quyết định 148/QĐ-UBND và một số nội dung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020 kèm theo Quyết định 148/QĐ-UBND do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3 Quyết định 994/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ Sông trong ao sản xuất theo chuỗi liên kết năm 2018-2019 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 4 Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 5 Quyết định 3501/QĐ-UBND về Quy định tạm thời nội dung, mức chi mô hình nuôi dê và mô hình trồng nghệ, gừng xen canh cây lâm nghiệp năm 2017 của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do tỉnh Yên Bái ban hành
- 6 Quyết định 555/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- 7 Quyết định 1402/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Hỗ trợ và nhân rộng mô hình nuôi ghép một số đối tượng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế theo hướng an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2017
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1 Quyết định 1402/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Hỗ trợ và nhân rộng mô hình nuôi ghép một số đối tượng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế theo hướng an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2017
- 2 Quyết định 3501/QĐ-UBND về Quy định tạm thời nội dung, mức chi mô hình nuôi dê và mô hình trồng nghệ, gừng xen canh cây lâm nghiệp năm 2017 của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3 Quyết định 994/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ Sông trong ao sản xuất theo chuỗi liên kết năm 2018-2019 do tỉnh Hà Nam ban hành