KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1585/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003;
Căn cứ Quyết định số 67- QĐ/TW ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
Căn cứ Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26/9/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 155/QĐ-KTNN ngày 14/4/2003 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số1585 /QĐ-KTNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Điều 1. Nội dung quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và phạm vi áp dụng
1. Trong Quy định này, quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tuyển dụng, bố trí công tác và điều động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
b) Quản lý về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
c) Nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
đ) Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
g) Thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
h) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ, công chức và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước.
2. Quy định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sau đây được gọi là cán bộ, công chức) của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước, đồng thời phát huy trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác cán bộ:
a) Trên cơ sở các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành các văn bản về quản lý cán bộ, công chức trong phạm vi toàn ngành;
b) Tổng Kiểm toán Nhà nước phân cấp quản lý cán bộ, công chức cho thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; trực tiếp và thông qua Vụ Tổ chức cán bộ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ lãnh đạo các cấp trong toàn ngành;
c) Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tăng cường phát huy trách nhiệm, thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị.
2. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý cán bộ, công chức; thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu đơn vị trong công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc phạm vi được phân cấp
a) Đối với việc nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách đối với cán bộ, công chức do lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước hoặc lãnh đạo đơn vị trực thuộc xem xét, quyết định. Tổng Kiểm toán Nhà nước, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm với cấp trên trực tiếp về quyết định trong việc nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán Nhà nước hoặc đơn vị quản lý.
b) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc căn cứ Quy định này và các quy định khác có liên quan có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện quản lý cán bộ, công chức, người lao động theo phân cấp quản lý của Tổng Kiểm toán Nhà nước và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về các nội dung được uỷ quyền quy định tại Quy định này.
c) Vụ Tổ chức cán bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm đề xuất các giải pháp quản lý cán bộ, công chức cho Tổng Kiểm toán Nhà nước; thẩm định các ý kiến đề xuất của lãnh đạo các đơn vị trực thuộc về công tác cán bộ; tổ chức thực hiện và triển khai các quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước về quản lý cán bộ, công chức trong toàn ngành
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong toàn ngành và các quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Tập thể, cá nhân đề xuất, thẩm định, quyết định về cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình.
đ) Cán bộ, công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước và của thủ trưởng đơn vị; tuân thủ nguyên tắc cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp trên về quản lý cán bộ, công chức.
3. Phân cấp quản lý cán bộ, công chức đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
Điều 3. Tuyển dụng cán bộ, công chức
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước
a) Ban hành tiêu chuẩn và quy trình tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước.
b) Ban hành nội dung thi tuyển cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước.
c) Chỉ đạo tổ chức thi tuyển cán bộ, công chức đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
d) Quyết định tuyển dụng cán bộ, công chức cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
2. Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực
a) Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao, thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về việc đề nghị tuyển dụng cán bộ, công chức theo chỉ tiêu được giao.
b) Ký hợp đồng lao động với người lao động để thực hiện một số loại công việc trong đơn vị theo quy định của Nhà nước và báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước sau khi thực hiện.
3. Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành
Căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao, báo cáo và đề xuất Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định về tuyển dụng cán bộ, công chức và người lao động cho đơn vị.
4. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động được quyền quyết định số lượng người lao động; được quyết định ký hợp đồng lao động, hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
c) Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế và nhu cầu tuyển dụng cán bộ, viên chức của đơn vị báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định. Thực hiện việc ký hợp đồng lao động với người lao động để thực hiện một số nhiệm vụ thuộc đơn vị theo quy định của Nhà nước sau khi xin chủ trương và được Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý.
5. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
a) Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao và đề án tuyển dụng cán bộ, công chức do Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt, tổ chức thực hiện các thủ tục tuyển dụng cán bộ, công chức.
b) Thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với người lao động để làm một số công việc trong các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán Nhà nước sau khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý.
Điều 4. Điều động, bố trí công tác, phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước
a) Quyết định bố trí vị trí công tác đối với cán bộ, công chức là lãnh đạo cấp vụ, cán bộ, công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương trong toàn ngành. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức lãnh đạo là vụ trưởng và tương đương trở lên trong toàn ngành.
b) Điều động cán bộ, công chức tại các đơn vị trực thuộc ra công tác ngoài Kiểm toán Nhà nước.
c) Điều động cán bộ, công chức giữa các đơn vị trong toàn ngành.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (Kiểm toán Nhà nước khu vực, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành)
a) Phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức lãnh đạo là phó vụ trưởng và tương đương, chuyên viên cao cấp và tương đương.
b) Bố trí vị trí công tác và phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng; cán bộ, công chức từ chuyên viên chính và tương đương trở xuống và người lao động thuộc đơn vị quản lý. Đối với những thay đổi trong bố trí vị trí công tác của trưởng phòng và tương đương phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước trước khi thực hiện.
3. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Kiểm toán Nhà nước
Sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức phải phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
a) Tham mưu, phối hợp với thủ trưởng các đơn vị có liên quan giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc bố trí vị trí công tác, phân công nhiệm vụ và điều động cán bộ, công chức theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Ký quyết định điều động cán bộ, công chức lãnh đạo là phó trưởng phòng và tương đương, chuyên viên và tương đương trở xuống giữa các đơn vị trong ngành khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý.
Điều 5. Quy hoạch cán bộ, công chức
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo xây dựng và lãnh đạo thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức trong phạm vi toàn ngành theo quy định của Đảng và Nhà nước.
a) Quy hoạch lãnh đạo chủ chốt của ngành: Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
b) Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng cho từng vị trí cụ thể.
c) Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụ cho từng vị trí, từng loại công việc.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, tiêu chuẩn cán bộ, công chức và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có để tham mưu đề xuất việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với từng thời điểm và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình quản lý.
3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước tổ chức thực hiện việc xây dựng và hướng dẫn quy trình, phương pháp, các bước tiến hành quy hoạch cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước cho các đơn vị trực thuộc.
Điều 6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong toàn ngành.
2. Việc phân cấp và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng; nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện theo Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 7. Tổ chức nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Chỉ đạo xây dựng, hướng dẫn nội dung quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức trong toàn ngành theo định kỳ hàng năm và theo yêu cầu quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ.
- Trực tiếp tổ chức nhận xét đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo là vụ trưởng trở lên; cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
Tổ chức nhận xét đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo là phó vụ trưởng và tương đương trở xuống; cán bộ, công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thuộc đơn vị quản lý.
3. Vụ trưởng Tổ chức cán bộ
Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước tổ chức xây dựng, hướng dẫn nội dung quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước.
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước
a) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, việc từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức là lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng trong toàn ngành.
b) Hướng dẫn quy trình, thủ tục và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước theo đúng các quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực
a) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện đúng trình tự, thủ tục và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
b) Ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo là phó trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý và báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) sau khi thực hiện.
3. Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành
a) Đề xuất Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ thuộc đơn vị.
b) Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp
Ngoài việc thực hiện quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện phân cấp quản lý cán bộ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, viên chức thuộc đơn vị theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
5. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
a) Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức là lãnh đạo cấp vụ và tương đương, cấp phòng và tương đương trong phạm vi toàn ngành.
b) Phối hợp với các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy trình, thủ tục và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức; thẩm định lại quy trình, thủ tục và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức của các đơn vị trực thuộc báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định.
c) Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xây dựng và hướng dẫn quy trình, thủ tục và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Đảng và Nhà nước.
d) Ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, việc từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo là phó trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 9. Khen thưởng cán bộ công chức
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện công tác khen thưởng và quyết định khen thưởng cán bộ công chức trong toàn ngành trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng Kiểm toán Nhà nước.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác khen thưởng theo quy định của Nhà nước và Quy chế thi đua khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 10. Kỷ luật cán bộ, công chức
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước
a) Thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ; cán bộ, công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương trong toàn ngành; cán bộ, công chức công tác tại các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành.
b) Quyết định kỷ luật với hình thức: hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực; cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp.
c) Đối với cán bộ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ ngạch thì Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật hạ ngạch đối với cán bộ, công chức đó.
d) Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật
- Lần thứ nhất đối với những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
- Lần thứ hai đối với các quyết định thi hành kỷ luật cán bộ, công chức do thủ trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực ban hành.
2. Thủ trưởng đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp
a) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét kỷ luật đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ; cán bộ, công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương thuộc đơn vị quản lý có vi phạm kỷ luật.
b) Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét kỷ luật đối với cán bộ, công chức là lãnh đạo cấp phòng; cán bộ, công chức là chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc đơn vị quản lý.
Quyết định hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo. Đối với trường hợp Hội đồng kỷ luật kiến nghị một trong các hình thức kỷ luật: hạ bậc lương, hạ ngạch, cánh chức, buộc thôi việc thì thủ trưởng đơn vị đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định.
c) Giải quyết khiếu nại lần đầu các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
3. Việc kỷ luật và xử lý trách nhiệm vật chất cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 11. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước
Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức có vi phạm kỷ luật là trưởng phòng và tương đương, chuyên viên chính và tương đương trở lên trong toàn ngành.
2. Thủ trưởng đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực
Ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức có sai phạm là phó trưởng phòng và tương đương, cán bộ, công chức là chuyên viên và tương đương trở xuống thuộc đơn vị quản lý, đồng thời báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước.
3. Thủ trưởng các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành
Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức có sai phạm thuộc đơn vị quản lý.
4. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp
Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, viên chức được thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thẩm quyền quy định tại điểm khoản 2 Điều này.
5. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức có sai phạm là phó trưởng phòng và tương đương, cán bộ, công chức là chuyên viên và tương đương trở xuống ở các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành trên cơ sở đề nghị của thủ trưởng các đơn vị và được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt.
6. Việc tạm đình chỉ công tác đối với thành viên Đoàn kiểm toán được thực hiện theo Quyết định số 556/QĐ-KTNN ngày 11/7/2006 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán Nhà nước.
Điều 12. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức
Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo xây dựng và ban hành các quy định, quy chế, nội quy, hướng dẫn để các đơn vị thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước.
1. Bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức và nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Quyết định bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch và chuyển loại công chức cho cán bộ, công chức từ chuyên viên chính và tương đương trở xuống. Nâng bậc lương, chuyển xếp lương và ký quyết định nâng bậc lương, chuyển xếp lương cho cán bộ, công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
b) Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành
Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức; nâng bậc lương, chuyển xếp lương cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán Nhà nước.
c) Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp
Thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, nâng bậc lương, chuyển xếp lương cho cán bộ, công chức trong toàn ngành.
2. Biệt phái cán bộ công chức
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, công vụ và điều kiện, khả năng của cán bộ, công chức quyết định biệt phái cán bộ, công chức đến làm việc tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu của nhiệm vụ, công vụ.
b) Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, đơn vị sự nghiệp
Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) khi có nhu cầu cần biệt phái cán bộ, công chức thuộc đơn vị.
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc biệt phái cán bộ, công chức trong toàn ngành.
3. Chế độ nghỉ hưu của cán bộ, công chức
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước
Thông báo và ký quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ, công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trong toàn ngành; ký quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức trong các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành; quyết định kéo dài thêm thời hạn công tác đối với cán bộ, công chức đến tuổi nghỉ hưu trong toàn ngành, theo quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực
Thông báo và ký quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng, cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc đơn vị quản lý.
c) Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp
Quyết định việc nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức thuộc đơn vị thực hiện theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thông báo việc nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng, cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống trong các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành.
d) Trình tự, thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ về việc thực hiện nghỉ hưu.
4. Chế độ thôi việc (không bao gồm hình thức buộc thôi việc) của cán bộ, công chức
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét và ký quyết định cho cán bộ, công chức lãnh đạo từ trưởng phòng và tương đương trở lên, cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước thôi việc do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế hoặc xin thôi việc vì các lý do khác.
b) Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực ký quyết định cho cán bộ, công chức lãnh đạo là phó trưởng phòng và tương đương; cán bộ, công chức là chuyên viên và tương đương trở xuống thuộc đơn vị quản lý thôi việc do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế hoặc xin thôi việc vì các lý do khác sau khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý.
c) Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định chế độ thôi việc đối với cán bộ, viên chức thuộc đơn vị thực hiện theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký quyết định cho cán bộ, công chức lãnh đạo là phó trưởng phòng và tương đương; cán bộ, công chức là chuyên viên và tương đương trở xuống trong các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành thôi việc do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế hoặc xin thôi việc vì các lý do khác sau khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý.
5. Nghỉ ốm, nghỉ đi khám, chữa bệnh
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước
Giải quyết chế độ nghỉ ốm, nghỉ đi khám chữa bệnh đối với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, chuyên viên cao cấp và tương đương trong toàn ngành trong trường hợp vắng từ 02 ngày trở lên.
b) Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp giải quyết chế độ nghỉ ốm, nghỉ đi khám chữa bệnh đối với cán bộ, công chức lãnh đạo là phó vụ trưởng và tương đương; cán bộ, công chức là chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc đơn vị.
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giải quyết chế độ nghỉ ốm, nghỉ đi khám chữa bệnh đối với cán bộ, công chức lãnh đạo là phó vụ trưởng và tương đương; cán bộ, công chức là chuyên viên chính và tương đương trở xuống trong các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước các chuyên ngành.
6. Nghỉ không hưởng lương
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định nghỉ không hưởng lương đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ, chuyên viên cao cấp và tương đương trong toàn ngành.
b) Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp ký quyết định nghỉ không hưởng lương đối với cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình quản lý, sau khi báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và được Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý.
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ký quyết định nghỉ không hưởng lương đối với cán bộ, công chức trong các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước các chuyên ngành, sau khi đã báo cáo tổng Kiểm toán Nhà nước và được Tổng Kiểm toán Nhà nước đồng ý.
7. Nghỉ để ra nước ngoài
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định việc nghỉ ra nước ngoài đối với cán bộ, công chức trong toàn ngành theo quy định của pháp luật.
b) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phải báo cáo và trình xin ý kiến Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) bằng văn bản về cán bộ, công chức của các đơn vị mình có nhu cầu nghỉ để ra nước ngoài.
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc quyết định nghỉ để ra nước ngoài đối với cán bộ, công chức trong toàn ngành.
8. Nghỉ hàng năm
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định việc nghỉ hàng năm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo là vụ trưởng và tương đương trở lên trong toàn ngành.
b) Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp quyết định nghỉ hàng năm đối với cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình quản lý.
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giải quyết chế độ nghỉ hàng năm đối với cán bộ, công chức trong các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước các chuyên ngành.
9. Trình tự, thủ tục về việc giải quyết chế độ thôi việc; nghỉ ốm, nghỉ đi khám, chữa bệnh; nghỉ không hưởng lương; nghỉ để ra nước ngoài và nghỉ hàng năm thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
1. Kiểm tra công tác cán bộ
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định hoặc uỷ quyền cho Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện kiểm tra công tác cán bộ trong phạm vi toàn ngành theo quy định của Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước.
b) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước tổ chức kiểm tra công tác cán bộ hàng năm và đột xuất theo chức năng nhiệm vụ được phân công và theo phân cấp của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ, công chức
a) Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý cán bộ, công chức trong toàn ngành theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phối hợp với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý cán bộ, công chức trong toàn ngành.
Điều 14. Thống kê và báo cáo về công tác cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm thống kê và báo cáo về công tác cán bộ cho Tổng Kiểm toán Nhà nước qua Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Thủ trưởng các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc quản lý, lưu giữ và bổ sung, khai thác hồ sơ của cán bộ, công chức thuộc đơn vị từ cấp trưởng phòng và tương đương trở xuống.
3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ và bổ sung, khai thác hồ sơ của cán bộ, công chức cấp Vụ trong toàn ngành; cán bộ, công chức trong các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán Nhà nước.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm phổ biến quy định này đến toàn thể cán bộ, công chức thuộc đơn vị; trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh chưa được quy định hoặc khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 1591/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 36/2009/QĐ-UBND về phân cấp quản lý lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 2 Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014 về Quy chế phân cấp quản lý công, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước
- 3 Quyết định 1382/QĐ-BHXH năm 2013 bổ sung Quyết định 345/QĐ-BHXH về quản lý và phân cấp quản lý đối với công, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4 Quyết định 1052/QĐ-BTP năm 2013 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp
- 5 Nghị định 143/2007/NĐ-CP về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
- 6 Quyết định 556/2006/QĐ-KTNN Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 7 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 8 Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- 9 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 10 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 11 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 1 Quyết định 870/QĐ-KTNN năm 2012 về Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước
- 2 Quyết định 1382/QĐ-BHXH năm 2013 bổ sung Quyết định 345/QĐ-BHXH về quản lý và phân cấp quản lý đối với công, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 1591/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 36/2009/QĐ-UBND về phân cấp quản lý lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4 Quyết định 1052/QĐ-BTP năm 2013 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp
- 5 Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014 về Quy chế phân cấp quản lý công, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước