ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1601/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 20 tháng 07 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ HÌNH THÀNH VÀ QUẢN LÝ CHUỖI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG, ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 354/QĐ-BNN-QLCL ngày 04/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc;
Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 74/TTr-SNN ngày 14/6/2017 và ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Văn bản số 1599/STC-HCNS ngày 07/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch và kinh phí hình thành và quản lý chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
Từng bước nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh, hình thành và quản lý các chuỗi sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm phát thải khí nhà kính. Thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi từ khu vực sản xuất đến việc thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng và nâng cao thương hiệu nông sản, nâng cao giá trị và khả năng tiêu thụ nông sản an toàn trong nước và chủ động trong hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng thành công và chứng nhận 11 chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn gắn liền với giảm phát thải khí nhà kính, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng và ổn định thị trường, đưa tỷ lệ sản phẩm của các chuỗi được tiêu thụ thông qua hợp đồng đạt trên 90% và đưa tổng sản lượng nông sản của tỉnh được sản xuất và tiêu thụ thông qua hợp đồng tăng lên 30% so với năm 2016.
- Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát trong chuỗi an toàn thực phẩm (giám sát, kiểm tra, thanh tra), đảm bảo kiểm soát có hệ thống, đánh giá rủi ro toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trong chuỗi an toàn thực phẩm.
II. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi thực hiện: Tại các địa phương trong vùng quy hoạch sản xuất nông, lâm sản và thủy sản của tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp dụng: Các hộ nông dân liên kết với các: Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, sản xuất kinh doanh nông, lâm sản và thủy sản; ưu tiên đối tượng tại các xã xây dựng nông thôn mới, các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.
III. Nội dung kế hoạch:
1. Xây dựng, hình thành chuỗi sản xuất - chế biến - kinh doanh - tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, bền vững gắn với giảm phát thải khí nhà kính:
a) Xây dựng 11 chuỗi tập trung vào những sản phẩm chủ lực như: Rau các loại, chè, cà phê, cây ăn quả, các loại gạo; bò sữa, heo, gà,...
b) Khảo sát các cơ sở để lựa chọn xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm gắn với giảm phát khí thải nhà kính:
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng của các tổ chức sản xuất kinh doanh và phương thức quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm thủy sản để làm cơ sở xây dựng chuỗi.
- Lựa chọn hộ nông dân, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,... để xây dựng các chuỗi an toàn thực phẩm.
c) Hỗ trợ xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm:
- Đối với khu vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Xây dựng 03 loại sổ tay quản lý chất lượng (số lượng 600 cuốn); tổ chức đào tạo, hướng dẫn kiến thức về an toàn thực phẩm, phương pháp xây dựng và quản lý chuỗi an toàn thực phẩm, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân (khoảng 330 người tham gia); hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho hộ nông dân và cơ sở tham gia chuỗi (lấy mẫu phân tích, tư vấn, đánh giá cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm).
- Đối với khu vực thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm: Hướng dẫn kiến thức sơ chế, chế biến, đóng gói đảm bảo an toàn thực phẩm (khoảng 330 người tham gia); hỗ trợ lấy mẫu nước, sản phẩm tại nơi sơ chế, đóng gói để phân tích các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm; hỗ trợ kinh phí thuê tư vấn và tổ chức đánh giá cấp các chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO hoặc HACCP cho 2 chuỗi có đủ điều kiện; hỗ trợ mỗi chuỗi 01 bộ test nhanh để kiểm soát nguyên liệu đầu vào đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi sơ chế, chế biến; hỗ trợ 02 cơ sở áp dụng thử nghiệm phần mềm nhận biết và truy xuất nguồn gốc sản phẩm an toàn.
- Quảng bá, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn: Hướng dẫn các cơ sở tham gia chuỗi về tiếp thị, tiếp cận thị trường và ký kết tiêu thụ nông sản (khoảng 220 người tham gia); tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng 01 phóng sự; thực hiện liên kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ sản phẩm cho các chuỗi đã xây dựng thành công tại một trong số các tỉnh, thành phố đã ký kết hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với tỉnh Lâm Đồng.
- Kiểm soát chuỗi an toàn thực phẩm và xác nhận sản phẩm an toàn: Thực hiện kiểm tra, lấy mẫu giám sát mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm và đánh giá, phân loại hàng năm để duy trì các chuỗi an toàn thực phẩm đã được hỗ trợ; hướng dẫn các chuỗi lập hồ sơ và xác nhận sản phẩm an toàn đối với các sản phẩm đã hình thành theo chuỗi.
2. Tổ chức sơ kết đánh giá xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm: số lượng 01 cuộc để rút kinh nghiệm trong việc xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm.
IV. Kinh phí thực hiện:
1. Tổng kinh phí 45.056.642.000 đồng (Bốn mươi lăm tỷ, không trăm năm mươi sáu triệu, sáu trăm bốn mươi hai ngàn đồng), trong đó:
a) Ngân sách nhà nước: 2.289.042.000 đồng (Hai tỷ, hai trăm tám mươi chín triệu, không trăm bốn mươi hai ngàn đồng).
b) Các tổ chức, cá nhân đối ứng đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh: 42.767.600.000 đồng (Bốn mươi hai tỷ, bảy trăm sáu mươi bảy triệu, sáu trăm ngàn đồng).
(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)
2. Mức hỗ trợ theo Văn bản thẩm định số 1599/STC-HCSN ngày 07/7/2017 của Sở Tài chính.
3. Nguồn kinh phí: Theo Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh.
Điều 2.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức triển khai thực hiện; lồng ghép công tác triển khai kế hoạch với việc phát triển, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch này; hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, đơn vị có liên quan quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Hội Nông dân tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia tuyên truyền và giám sát tại các chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm an toàn.
b) Thông tin, tuyên truyền để hội viên nông dân trên địa bàn toàn tỉnh nắm bắt, cập nhật thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ, vận động hội viên nâng cao nhận thức, tham gia xây dựng các chuỗi chuỗi an toàn thực phẩm.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
a) Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi; khuyến khích người dân sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm; thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng các các liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản để tăng khối lượng, chất lượng nông sản được tiêu thụ qua hợp đồng.
b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch này trên địa bàn nhằm kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC:
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÌNH THÀNH VÀ QUẢN LÝ CHUỖI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG, ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ GIẢM PHÁT THẢI NHÀ KÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | Hạng mục | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (Kinh phí 1 đợt) | Tổng số lượng | Tổng kinh phí thực hiện năm 2017 | ||
Kinh phí Ngân sách tỉnh | Kinh phí tổ chức, cá nhân | Cộng | |||||||
I. | XÂY DỰNG CHUỖI AN TOÀN |
|
|
|
|
| 2.180.040.000 | 42.767.600.000 | 44.947.640.000 |
1 | Khảo sát và đánh giá hiện trạng các hộ và cơ sở sản xuất kinh doanh và phương thức quản lý ATTP hiện tại để xây dựng chuỗi liên kết ATTP (thuê xe, công tác phí) |
|
|
| 2.240.000 | 11 | 24.640.000 |
| 24.640.000 |
2 | Hỗ trợ đối với khu vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP |
|
|
|
|
| 1.293.500.000 | 118.800.000 | 1.412.300.000 |
2.1 | Xây dựng sổ tay quản lý chất lượng cho các loại sản phẩm chủ lực được xây dựng chuỗi (03 loại sổ tay/600 cuốn) |
|
|
|
|
| 23.000.000 |
|
|
a | Xây dựng sổ tay quản lý cho các sản phẩm chủ lực (lập đề cương, thẩm định, góp ý dự thảo) |
|
|
| 5.000.000 | 1 | 5.000.000 |
|
|
b | In ấn sổ tay quản lý chất lượng | cuốn | 1 | 30.000 | 30.000 | 600 | 18.000.000 |
|
|
2.2 | Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn kiến thức và thực hành thực tế ATTP, kiến thức VietGAP phương pháp xây dựng và quản lý chuỗi liên kết ATTP, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính (Tổng: 330 người/11 lớp) |
|
|
| 15.500.000 | 11 | 170.500.000 | 118.800.000 |
|
2.3 | Hỗ trợ 11 chuỗi liên kết áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP theo Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND. |
|
|
| 100.000.000 | 11 | 1.100.000.000 |
|
|
a | Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho chuỗi áp dụng VietGAP (01 chuỗi ít nhất có 10 hộ liên kết). |
| 1 | 30.000.000 | 30.000.000 |
|
|
|
|
b | Hỗ trợ chuỗi phân tích đất, nước, sản phẩm trước và sau khi thực hiện VietGAP |
| 1 | 40.000.000 | 40.000.000 |
|
|
|
|
c | Hỗ trợ chuỗi thuê tổ chức chứng nhận để đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP lần đầu. |
| 1 | 30.000.000 | 30.000.000 |
|
|
|
|
3 | Hỗ trợ đối với khu vực thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thực hiện điều kiện đảm bảo ATTP. Trong đó có 2 chuỗi thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO, HACCP. |
|
|
|
|
| 393.600.000 | 118.800.000 | 512.400.000 |
3.1 | Hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn kiến thức sơ chế, chế biến, đóng gói, quy chuẩn đảm bảo ATTP (Tổng cộng 330 người/11 lớp) |
|
|
| 15.500.000 | 11 | 170.500.000 | 118.800.000 |
|
3.2 | Hỗ trợ các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói đảm bảo điều kiện ATTP |
|
|
| 100.000.000 | 2 | 200.000.000 |
|
|
a | Hỗ trợ tư vấn cho cơ sở (HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp) sơ chế, chế biến, đóng gói thực hiện đúng điều kiện đảm bảo ATTP |
| 1 | 30.000.000 | 30.000.000 |
|
|
|
|
b | Hỗ trợ phân tích, kiểm nghiệm cho cơ sở (HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp) sơ chế, chế biến, đóng gói thực hiện đúng điều kiện đảm bảo ATTP |
| 1 | 40.000.000 | 40.000.000 |
|
|
|
|
c | Hỗ trợ 02 chuỗi thuê tổ chức chứng nhận để đánh giá, cấp giấy chứng nhận GMP, HACCP |
| 1 | 30.000.000 | 30.000.000 |
|
|
|
|
3.3 | Hỗ trợ mỗi chuỗi 01 bộ test nhanh để kiểm soát nguyên liệu đầu vào đảm bảo ATTP trước khi sơ chế, chế biến. |
| 1 | 2.100.000 | 2.100.000 | 11 | 23.100.000 |
|
|
4 | Hỗ trợ thử nghiệm áp dụng hệ thống truy xuất sản phẩm an toàn bằng điện tử (Viết phần mềm, duy trì phần mềm), dán tem nhận diện và Hỗ trợ thiết kế các loại tem nhãn đảm bảo ATTP | chuỗi |
|
|
| 2 | 103.000.000 |
| 103.000.000 |
4.1 | Phần mềm hệ thống truy xuất sản phẩm an toàn bằng điện tử | chuỗi | 1 | 50.000.000 | 50.000.000 | 2 | 100.000.000 |
|
|
4.2 | Hỗ trợ thiết kế các loại tem nhãn đảm bảo an toàn thực phẩm và dán nhãn hàng hóa an toàn sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường (In logo gắn vào nhãn + In tem nhãn có thông tin logo sản phẩm kiểm soát chuỗi) | chuỗi | 500 | 3.000 | 1.500.000 | 2 | 3.000.000 |
|
|
5 | Giám sát chuỗi ATTP |
|
|
|
|
| 145.860.000 | 330.000.000 | 475.860.000 |
5.1 | Giám sát chuỗi ATTP đang xây dựng (thuê xe, công tác phí, dụng cụ lấy mẫu, phân tích mẫu) |
|
|
| 6.630.000 | 11 | 72.930.000 | 231.000.000 |
|
5.2 | Giám sát, duy trì các chuỗi đã hình thành (thuê xe, công tác phí, dụng cụ lấy mẫu, phân tích mẫu) |
|
|
| 6.630.000 | 11 | 72.930.000 | 99.000.000 |
|
6 | Hỗ trợ quảng bá, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn |
|
|
|
|
| 210.000.000 |
| 210.000.000 |
6.1 | Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn cho cơ sở tham gia chuỗi hiểu và thực hiện thành công về tiếp thị, tiếp cận thị trường và ký kết tiêu thụ nông sản cho các thành viên tham gia chuỗi (Tổng 220 người/11 lớp). |
|
|
| 7.600.000 | 11 | 83.600.000 |
|
|
6.2 | Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng những thành tựu, thế mạnh của ngành nông nghiệp được thực hiện thông qua hình thành và xây dựng các chuỗi ATTP. |
|
|
| 52.000.000 | 1 | 52.000.000 |
|
|
6.3 | Thực hiện liên kết thỏa thuận hợp tác tiêu thụ sản phẩm cho các chuỗi đã xây dựng thành công tại tỉnh, thành phố trong nước, xúc tiến giúp các chuỗi ký kết các hợp đồng tiêu thụ. | đợt | 1 |
| 74.400.000 | 1 | 74.400.000 |
|
|
7 | Sơ kết, trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý an toàn thực phẩm |
|
|
| 9.440.000 | 1 | 9.440.000 |
| 9.440.000 |
8 | Đầu tư nâng cấp cơ Sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản |
|
|
| 42.200.000.000 |
|
| 42.200.000.000 | 42.200.000.000 |
8.1 | Nâng cấp các cơ sở sản xuất trồng trọt đạt tương đương tiêu chuẩn sản xuất theo VietGAP, Nâng cấp cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đạt tương đương tiêu chuẩn sản xuất theo VietGAHP | Cơ sở | 1 | 11.200.000.000 | 11.200.000.000 |
|
| 11.200.000.000 |
|
8.2 | Nâng cấp cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo các tiêu chí của các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, số cơ sở phải đạt loại A: 40 %, loại B | cơ sở | 1 | 3.000.000.000 | 3.000.000.000 |
|
| 3.000.000.000 |
|
8.3 | Nâng cấp phương tiện vận chuyển sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường (xe ô tô máy lạnh chuyên dụng, dụng cụ chứa đựng thực phẩm chuyên dụng...) đảm bảo ATTP | cơ SỞ | 1 | 28.000.000.000 | 28.000.000.000 |
|
| 28.000.000.000 |
|
II | CHI PHÍ QUẢN LÝ |
|
|
|
|
| 109.002.000 |
| 109.002.000 |
1 | Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản (3% tổng kinh phí đề án) |
|
|
|
|
| 65.401.000 |
|
|
2 | Sở Nông nghiệp và PTNT (2% tổng kinh phí đề án) |
|
|
|
|
| 43.601.000 |
|
|
| TỔNG KINH PHÍ |
|
|
|
|
| 2.289.042.000 | 42.767.600.000 | 45.056.642.000 |
- 1 Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 47/2009/QĐ-UBND về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động và môi trường đối với cơ sở gia công chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 2227/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020
- 3 Quyết định 3914/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về vệ sinh an toàn thực phẩm qua đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 55/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật: Chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm sản phẩm cá khô và mắm cá được kèm theo Quyết định 53/2009/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 5 Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6 Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2017 Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
- 7 Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2017 hành động về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- 8 Kế hoạch 2658/KH-UBND năm 2017 hành động về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 9 Quyết định 1400/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Đổi mới phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- 10 Quyết định 2724/QĐ-UBND năm 2016 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 11 Quyết định 2854/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 12 Quyết định 1257/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 13 Quyết định 784/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020
- 14 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 15 Quyết định 354/QĐ-BNN-QLCL năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Quyết định 1257/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2 Quyết định 784/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Nâng cao chuỗi giá trị ngành sản xuất gốm đỏ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020
- 3 Quyết định 2854/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 4 Quyết định 1400/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Đổi mới phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- 5 Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2017 hành động về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2017 Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
- 7 Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 8 Quyết định 55/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật: Chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm sản phẩm cá khô và mắm cá được kèm theo Quyết định 53/2009/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 9 Kế hoạch 2658/KH-UBND năm 2017 hành động về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 10 Quyết định 3914/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về vệ sinh an toàn thực phẩm qua đường dây nóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 11 Quyết định 2227/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020
- 12 Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 47/2009/QĐ-UBND về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động và môi trường đối với cơ sở gia công chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước