ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1637/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 06 tháng 9 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
Căn cứ Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các công trình mục tiêu quốc gia năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-BKHĐT ngày 13/4/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh giao dự toán chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;
Căn cứ Công văn số 3732/BCT-KHCN ngày 26/4/2011 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn nội dung hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011;
Căn cứ Công văn số 5949/BCT-TTTN ngày 01/7/2011 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" và kèm theo đề cương hướng dẫn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên tại tờ trình số 536/TTr-SCT ngày 09 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Dự án: Dự án xây dựng "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012- 2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Sở Công Thương Hưng Yên.
- Xây dựng mô hình chung cho chợ vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ thống tiêu chí đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định hiện hành của nhà nước; đáp ứng yêu cầu văn minh thương mại, thuận tiện cho quá trình mua, bán góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội của chợ.
- Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh vệ sinh an toàn thực phẩm của đơn vị quản lý chợ và các hộ kinh doanh tại chợ.
- Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ nói riêng.
4. Yêu cầu cơ bản của chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:
4.1. Chợ có khu vực kinh doanh hàng thực phẩm riêng biệt;
4.2. Xác định được nguồn gốc các mặt hàng thực phẩm chủ yếu đang mua bán trong chợ;
4.3. Chợ được quản lý theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc ban quản lý chợ (ưu tiên chợ do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý);
4.4. Chợ có nội quy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
4.5. Yêu cầu đối với hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ:
- Tất cả các thực phẩm đem vào chợ bán phải có nguồn gốc an toàn;
- Không sử dụng chất bảo quản thực phẩm và chất tẩy rửa không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá mức cho phép;
- Hàng thực phẩm chế biến được bảo quản trong tủ kính hoặc che, đậy, bao gói hợp vệ sinh; phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao gói theo quy định;
- Nước sử dụng chế biến thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn quy định.
4.6. Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ:
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có giấy khám sức khoẻ định kỳ (hàng năm);
- 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ và cán bộ quản lý chợ được phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
-100% thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.7. Yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật:
4.7.1. Đối với chợ:
- Khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm được chia theo nhóm hàng riêng biệt, để ngăn ngừa ô nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến;
- Rác thải được xử lý bảo đảm theo quy định;
- Nước thải được xử lý theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường;
- Có kho (hoặc thiết bị) bảo quản đông lạnh phù hợp với quy mô của chợ.
4.7.2. Đối với thương nhân kinh doanh tại chợ:
- Bàn bày bán thực phẩm tươi sống (gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản) được chế tạo bằng chất liệu dễ làm vệ sinh (inox, gạch men,…);
- Trang thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đồ chứa đựng, bao gói, dụng cụ, thiết bị bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm;
- Các trang thiết bị: dao, kéo, hộp đựng thực phẩm..vv phải được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng;
- Dùng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.
5. Lộ trình nhân rộng mô hình thí điểm:
5.1. Lộ trình thực hiện:
Số lượng chợ dự kiến nhân rộng hàng năm theo mô hình thí điểm giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
- Năm 2011 - 2012: Xây dựng mô hình thí điểm tại chợ Gạo, phường An Tảo, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Năm 2013: Xây dựng 03 chợ theo mô hình thí điểm.
- Năm 2014: Xây dựng 03 chợ theo mô hình thí điểm.
- Năm 2015: Xây dựng 03 chợ theo mô hình thí điểm.
Định hướng đến năm 2020: Các chợ trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng theo mô hình thí điểm.
5.2. Kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí phục vụ công tác nhân rộng mô hình giai đoạn 2012-2015 được bố trí từ các nguồn:
- Nguồn Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu hàng năm;
- Nguồn ngân sách địa phương;
- Nguồn kinh phí được trích để lại từ các khoản thu tại chợ theo quy định hiện hành;
- Nguồn vốn xã hội hóa (Vốn của đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ);
- Nguồn từ các chương trình, dự án có liên quan.
6. Giải pháp thực hiện Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm":
6.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, cán bộ quản lý chợ và các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ;
6.2. Quy hoạch khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn gắn với các vùng sản xuất rau chuyên canh; Quy hoạch các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho các chợ;
6.3. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các chủ thể tham gia mô hình (đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ):
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chợ:
+ Các dự án đầu tư xây dựng chợ nói chung, dự án đầu tư xây dựng chợ theo "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" nói riêng được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư và tín dụng đầu tư của nhà nước và của tỉnh;
+ Ngoài các chính sách ưu đãi chung, các dự án đầu tư xây dựng chợ theo "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chợ. Mức hỗ trợ căn cứ từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cán bộ đơn vị quản lý chợ và các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ được tập huấn miễn phí về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; được hỗ trợ đầu tư một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm và hàng ăn uống tại chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; được hỗ trợ 1 phần kinh phí kiểm nghiệm, xét nghiệm thực phẩm và hàng ăn uống tại chợ khi cần;
- Hỗ trợ các hộ kinh doanh trong việc tiếp cận, giao dịch với các cơ quan nhà nước để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh và khai thác chợ trong việc giải quyết các thủ tục ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định.
6.4. Khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
6.5. Nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ.
6.6. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ thể tham gia mô hình thí điểm.
6.7. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
7.1. Trách nhiệm của Sở Công Thương:
- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch xây dựng chợ vệ sinh an toàn thực phẩm theo mô hình thí điểm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hàng năm lập danh mục và kế hoạch vốn (ngân sách Trung ương và địa phương) hỗ trợ đầu tư xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ xây dựng theo mô hình "Chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trình Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý chợ nghiên cứu lập quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế mẫu "Chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm". Trong đó quy hoạch riêng khu bán hàng thực phẩm với các trang thiết bị mẫu phục vụ quá trình kinh doanh hàng thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để áp dụng chung cho các chợ nằm trong kế hoạch nhân rộng mô hình thí điểm đến năm 2015 và các năm tiếp theo.
- Hướng dẫn và kiểm tra đơn vị quản lý chợ của chợ xây dựng theo mô hình "Chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" thực hiện các yêu cầu của mô hình chợ thí điểm.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh hàng thực phẩm và hàng ăn uống tại chợ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn công tác quản lý, phát triển chợ và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đơn vị quản lý chợ.
- Tổ chức cho các hộ kinh doanh hàng thực phẩm, hàng ăn uống tiêu biểu và cán bộ đơn vị quản lý chợ đi khảo sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trong và ngoài tỉnh, tổng kết, rút kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các yêu cầu của mô hình chợ thí điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng kết rút kinh nghiệm việc xây dựng mô hình chợ thí điểm.
- Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra việc đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc nguồn vốn ngân sách hỗ trợ.
7.2. Trách nhiệm của các sở, ban ngành liên quan:
a). Sở Tài chính:
- Hướng dẫn địa phương, đơn vị quản lý chợ thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra việc đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc nguồn vốn ngân sách hỗ trợ.
- Thẩm định, quyết toán các hạng mục đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách.
- Chủ trì và phối hợp với Sở Công Thương và các ngành chức năng liên quan trong việc xây dựng định mức thu phí, lệ phí tại chợ; chủ trì hướng dẫn về giá đối với các mặt hàng thuộc diện kê khai giá theo quy định.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Hàng năm bố trí kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ theo mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn kinh phí có liên quan cho công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ nằm trong kế hoạch nhân rộng mô hình chợ thí điểm.
c) Sở Y tế:
- Phối hợp với các ngành Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phổ biến, hướng dẫn các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất quá trình kinh doanh thực phẩm tại các chợ khi cần thiết. Cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm trong chợ.
- Định kỳ, đột xuất lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong chợ.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành và các cơ sở y tế tuyến huyện, thành phố, xã, phường tăng cường công tác kiểm tra tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ nói riêng thuộc địa bàn quản lý.
- Cung cấp thông tin cho Sở Công Thương, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý chợ biết kết quả thanh, kiểm tra, kiểm nghiệm thực phẩm tại chợ để phối hợp tăng cường hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ.
d) Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn:
- Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển đối với các sản phẩm thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Tăng cường công tác kiểm dịch thú y.
- Cung cấp thông tin cho Sở Công Thương và đơn vị quản lý chợ về địa chỉ sản xuất rau an toàn, các khu giết mổ tập trung bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; các cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành mình quản lý.
e) Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn:
- Phối hợp với Sở Công Thương triển khai tổ chức thực hiện xây dựng chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo dự án được duyệt.
- Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc địa bàn quản lý, báo cáo Sở Công Thương tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn.
f) Trách nhiệm của Ban quản lý chợ, doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý và kinh doanh chợ tham gia mô hình "Chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm":
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu đối với "Chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
- Dự toán kinh phí các hạng mục đầu tư xây dựng chợ đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
- Tổ chức xây dựng các hạng mục công trình do ngân sách hỗ trợ đầu tư đảm bảo chất lượng, đúng thiết kế và dự toán được phê duyệt.
- Thanh, quyết toán vốn hỗ trợ đầu tư với cơ quan Tài chính theo quy định hiện hành.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản; Chi cục Thú y tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 166/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 về xây dựng mô hình thí điểm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến hết năm 2018
- 3 Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 1971/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Quyết định 1109/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương dự án và dự toán kinh phí dự án xây dựng ''''Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm'''' trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 7 Quyết định 196/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án xây dựng mô hình Chợ Tam Cờ, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là chợ thí điểm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
- 8 Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2013 về Dự án "Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9 Quyết định 490/QĐ-BKHĐT năm 2011 về điều chỉnh giao dự toán chi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 10 Quyết định 2331/QĐ-TTg năm 2010 về Danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 12 Quyết định 4019/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 13 Quyết định 76/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 14 Quyết định 33/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Hậu Giang
- 15 Quyết định 1962/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 166/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 về xây dựng mô hình thí điểm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến hết năm 2018
- 3 Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 1971/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Quyết định 1109/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương dự án và dự toán kinh phí dự án xây dựng ''''Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm'''' trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 7 Quyết định 196/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án xây dựng mô hình Chợ Tam Cờ, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là chợ thí điểm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
- 8 Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2013 về Dự án "Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9 Quyết định 4019/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10 Quyết định 76/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 11 Quyết định 33/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Hậu Giang
- 12 Quyết định 1962/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Thanh Hóa ban hành