ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/QĐ-UBND | An Giang, ngày 08 tháng 01 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 29/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 540/QĐ-BKHĐT ngày 03/5/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ và vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012;
Căn cứ công văn số 4219/BCT-KHCN ngày 18/5/2011 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn nội dung hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012; Công văn số 4512/BCT-TTTN, ngày 28/5/2012 của Bộ Công Thương về việc xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 25/07/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí dự án xây dựng “Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương An Giang tại tờ trình số 1222/TTr-SCT ngày 27 tháng 12 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
- Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm, năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp kinh doanh chợ trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong phạm vi chợ.
- Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh VSATTP của các hộ kinh doanh tại chợ, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ nói riêng.
- Phấn đấu đến năm 2015, các chợ theo lộ trình của dự án sẽ áp dụng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và văn minh thương mại.
2. Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Chợ Mỹ Bình, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
3. Yêu cầu cơ bản của chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
a) Căn cứ để lựa chọn chợ đưa vào mô hình thí điểm:
- Chợ nằm trong quy hoạch chợ của địa phương, đang hoạt động có hiệu quả.
- Có khu kinh doanh hàng thực phẩm riêng biệt.
- Chủ thể kinh doanh hàng thực phẩm cố định phải có đăng ký kinh doanh.
- Xác định được nguồn cung thực phẩm chủ yếu đang mua bán trong chợ.
- Có tổ chức quản lý chợ (Ban quản lý, Doanh nghiệp, Hợp tác xã) được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập; ưu tiên chợ do doanh nghiệp hoặc HTX quản lý.
- Chợ có Nội qui được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Những tiêu chí chủ yếu của mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP:
- Hàng hóa kinh doanh trong chợ:
Là toàn bộ các mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn, uống hàng ngày của người dân (gọi chung là thực phẩm), bao gồm: Thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm; trứng gia cầm; thuỷ hải sản; rau, củ, quả); gạo, ngô, khoai, sắn; các sản phẩm đồ hộp, đóng chai, bao gói, phụ gia thực phẩm; Thực phẩm chế biến ăn ngay, các món ăn đã nấu chín; dịch vụ ăn uống tại chỗ hoặc không ăn uống tại chỗ.
+ Nguồn hàng: Nguồn hàng cung ứng cho chợ thông qua sản xuất trong tỉnh, ngoài tỉnh và nguồn hàng nhập khẩu. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào chợ lưu thông phải đảm bảo đầy đủ các quy định về hàng hóa nhập khẩu; các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm dịch và được cơ quan chức năng về VSATTP cho phép nhập khẩu, hàng thực phẩm nhập khẩu lưu thông tại chợ phải có tem phụ trên bao bì theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng đối với thịt gia súc, gia cầm giết mổ phải có sự giám sát của cơ quan thú y, sản phẩm phải được kiểm tra đóng dấu theo quy định.
+ Trưng bày hàng hóa tại chợ: Hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ được bày bán theo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và trưng bày phù hợp với tính chất thương phẩm của hàng hóa, gọn gàng, đẹp mắt, theo từng nhóm hàng góp phần nâng cao phục vụ văn minh thương mại. Đặc biệt lưu ý đến việc bố trí riêng biệt thực phẩm tươi sống và thực phẩm nấu chín để tránh lây nhiễm.
+ Lưu giữ những thông tin về hàng hóa và ghi chép sổ sách:
Hàng hóa kinh doanh cần có chứng từ, hóa đơn theo đúng quy định hiện hành và được lưu giữ trong suốt quá trình kinh doanh;
Đối với hàng hóa nguồn cung trực tiếp từ người sản xuất (nông dân), thực hiện việc ghi chép theo hướng dẫn của cơ quan chức năng theo từng thời kỳ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thương nhân kinh doanh tại chợ:
+ Quầy, tủ chứa đựng hàng hoá…
Quầy, tủ trưng bày, bảo quản thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng, sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Được kê ở nơi thoáng mát, cách xa mặt đất, đảm bảo các quy định về VSATTP.
Có đủ nguồn nước sạch cho khâu chế biến thực phẩm và nước sạch để rửa chén, bát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quầy bán hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến phải đảm bảo theo thiết kế của chợ mô hình thí điểm đảm bảo VSATTP, đồng thời phù hợp với hoạt động của chợ.
+ Bao bì, vật đóng gói hàng cho khách
Phải là bao bì sạch được phép sử dụng, đảm bảo các điều kiện về VSATTP.
Bao bì và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đảm bảo không có những độc tố có thể ảnh hưởng đến thực phẩm bao gói bên trong.
Quảng cáo trên bao bì phải trung thực với hàng hóa, riêng đối với hàng nhập khẩu buộc phải có nhãn phụ trên bao bì theo quy định của pháp luật.
+ Cân, đong hàng hoá:
Dụng cụ đo lường sử dụng tại chợ phải đảm bảo tiêu chuẩn và phải được đặt tại chỗ bán hàng để người mua hàng có thể dễ dàng theo dõi, thực hiện cân, đo, đong, đếm chính xác, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Thương nhân phải sử dụng cân đã qua kiểm định theo quy định.
+ Thực phẩm phải được niêm yết giá theo quy định:
Thực hiện theo quy định của pháp luật, hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động thương mại đều phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Vị trí bảng giá phải cố định bằng cách dán (hoặc treo) ở những nơi khách hàng dễ quan sát, nhìn thấy được dễ dàng, tránh gây nhầm lẫn.
- Về doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại chợ (gọi tắt là thương nhân):
+ Phải được đào tạo, tập huấn về công tác đảm bảo VSATTP và phải được cấp Giấy chứng nhận đã qua tập huấn hàng năm: Cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay, dịch vụ ăn uống tại chỗ hoặc không tại chỗ trong chợ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát, lựa chọn nguyên liệu chế biến, phụ gia thực phẩm, điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh cá nhân cho người trực tiếp phục vụ và người chế biến.
+ Đối với những ngành nghề có điều kiện về sức khoẻ, thương nhân phải được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Bộ Y tế, gồm: những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm và kinh doanh thực phẩm ăn ngay, dịch vụ ăn uống tại chỗ hoặc không tại chỗ.
+ Vệ sinh trong kinh doanh thực phẩm:
Người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chế biến không mắc các chứng bệnh truyền nhiễm lây truyền qua thực phẩm.
Trang bị bảo hộ lao động như: tạp dề, găng tay, khẩu trang; giữ gìn vệ sinh cá nhân; Rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với thực phẩm.
+ Chủ thể kinh doanh cố định phải có đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Công tác quản lý, giám sát của đơn vị quản lý chợ:
+ Đảm bảo hệ thống tiêu thoát nước tốt, không ngập, đọng nước bẩn. Bố trí nơi thu gom rác thải và tổ chức vận chuyển rác hàng ngày tới nơi xử lý theo quy định.
+ Sắp xếp khu vực kinh doanh theo nhóm, ngành hàng. Phải bố trí riêng biệt khu thực phẩm tươi sống, khu thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.
+ Khu vực ăn uống phải được cung cấp nước sạch; có các khuyến cáo tranh, ảnh về an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Phối hợp tốt với cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra an toàn thực phẩm và tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Lắp đặt các điểm cân đối chứng cho người mua và người bán có phương tiện chuẩn để so sánh. Đồng thời, Ban quản lý chợ tuyên truyền về mục đích ý nghĩa hoạt động các điểm cân đối chứng nhằm nâng cao ý thức, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
4. Thiết kế các hạng mục mô hình mẫu:
a) Diện tích quầy hàng kinh doanh:
Độ cao, độ rộng của các quầy hàng phải đồng nhất, phù hợp với tính năng của từng loại hàng bày bán. Lối đi chung và diện tích từng quầy phải đảm bảo các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng chợ. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế về quy mô của chợ, cơ cấu ngành hàng của chợ thực phẩm có thể bố trí như sau:
Stt | Nội dung | Chiều dài quầy hàng (m) | Chiều ngang quầy hàng (m) | Chiều cao/ quầy hàng tối thiểu (m) |
1 | Quầy bán thịt heo, thịt bò | 1,50 | 1,00 | 1,20 |
2 | Quầy bán hàng thủy hải sản | 1,50 | 0,50 | 0,40 |
3 | Quầy hàng thức ăn chín | 1,20 | 0,80 | 0,65 |
4 | Quầy bán hàng rau, củ, quả | 1,50 | 1,00 | 0,60 |
5 | Quầy bán thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm | 1,50 | 1,00 | 0,60 |
6 | Quầy bán hàng thực phẩm chế biến, thực phẩm khác | 1,50 | 1,00 | 0,70 |
b) Bố trí thiết bị phục vụ kinh doanh:
- Mặt bàn của quầy hàng được ốp bằng vật liệu sạch, không han, không gây ô nhiễm thực phẩm hoặc đổ dal có độ dày 07 cm và ốp bằng gạch trán men có độ dày từ 2cm trở lên.
- Bố trí nguồn điện, các thiết bị vệ sinh như vòi nước, dụng cụ thiết bị bảo quản, thiết bị phòng chống cháy nổ phải phù hợp với diện tích các quầy, đảm bảo thuận lợi cho quá trình sử dụng.
c) Kết cấu nền chợ, hố chứa nước thải, rãnh thoát nước:
- Nền bê tông hoặc lát gạch đảm bảo độ bền, chống trơn và dễ thoát nước.
- Hố chứa nước thải phải có nắp đậy, được bố trí phù hợp với kết cấu chung của chợ và thuận lợi cho việc thoát nước thải.
- Rãnh được vét sâu so với mặt nền, tạo độ dốc cho chất thải lỏng chảy hết về hố chứa. Khu vực bán hàng thủy hải sản, thực phẩm tươi sống phải đảm bảo thoát nước hết toàn bộ nước trên bề mặt, đưa nước về hố chứa, nối với hệ thống cống thoát chung của khu vực.
d) Hệ thống cấp điện, nước:
- Toàn bộ hệ thống điện được đấu nối khoa học, phù hợp với điều kiện hoạt động của chợ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đủ độ sáng cần thiết để người tiêu dùng nhận rõ tính năng, màu sắc, độ thật của từng sản phẩm hàng hóa. Để người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa một cách chính xác, các bóng điện chiếu sáng phục vụ các quầy hàng phải là các bóng tuýp, không dùng bóng điện màu để thắp sáng trong các quầy hàng.
- Hệ thống cấp nước: Phải là nguồn nước sạch theo quy định, được đấu nối đến các quầy hàng, đặc biệt các quầy bán thực phẩm tươi sống, thủy hải sản.
đ) Đánh giá tác động môi trường:
- Đối với môi trường thi công: Công trình xây dựng trong khuôn viên khu chợ nên khi xây dựng sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của khu vực như tiếng động, tiếng ồn, bụi ra không khí. Do vậy khi thi công xây dựng phải có các biện pháp giảm bụi bằng phun nước, các xe chở chất thải, vật liệu xây dựng phải được che đậy cẩn thận. Chất thải phải đổ đúng nơi quy định.
- Đối với môi trường khi chợ hoạt động: Khi chợ đưa vào sử dụng, phải có các biện pháp xử lý nước thải, nước bẩn, gom rác đúng nơi quy định, đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ. Để đảm bảo môi trường cho chợ hoạt đông thường ngày, cần vệ sinh phải quét dọn sau mỗi ngày chợ hoạt động như phải thu gom rác, chất thải, thường xuyên nạo vét hố ga do lắng đọng nhiều chất bẩn.
5. Lộ trình nhân rộng mô hình thí điểm:
a) Tổng kết nhân rộng mô hình thí điểm:
Sau khi dự án xây dựng ”Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh ATTP” năm 2012 trên địa bàn tỉnh An Giang hoàn thành. Sở Công thương sẽ tổ chức Hội nghị đánh giá hiệu quả của mô hình để nhân rộng cho các chợ trên địa bàn tỉnh.
b) Kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng hàng năm theo mô hình thí điểm như sau:
- Năm 2012: Xây dựng dự án mô hình thí điểm chợ vệ sinh an toàn thực phẩm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chọn 01 chợ để xây dựng mô hình thí điểm (chọn chợ Mỹ Bình, phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên).
- Năm 2013: Xây dựng 02 chợ theo mô hình thí điểm: 01 chợ tại thành phố Long Xuyên, 01 chợ tại thị xã Châu Đốc.
- Năm 2014: Xây dựng 04 chợ theo mô hình thí điểm tại: thị xã Tân Châu, huyện Thoại Sơn, Chợ Mới và Châu Phú.
- Năm 2015: Xây dựng 05 chợ theo mô hình thí điểm tại huyện Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú và Châu Thành.
c) Kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí phục vụ xây dựng và nhân rộng mô hình giai đoạn 2012-2015 được bố trí từ các nguồn:
- Nguồn Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu hàng năm;
- Nguồn ngân sách địa phương;
- Nguồn kinh phí được trích để lại theo quy định hiện hành.
- Nguồn xã hội hóa.
a) Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, cán bộ quản lý chợ và các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ;
b) Nhóm giải pháp về xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp nông, thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
c) Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi;
d) Nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các chủ thể tham gia mô hình (đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ):
- Để mô hình đi vào cuộc sống, cần huy động triệt để nguồn vốn tham gia đầu tư cho mô hình, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chợ, hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống chiếu sáng khu vực kinh doanh hàng thực phẩm, hàng ăn uống...
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo chợ; hệ thống xử lý nước thải và rác thải, môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực chợ.
+ Vốn huy động xã hội: đóng mới quầy, tủ, mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh, các điều kiện để tổ chức tuyên truyền triển khai chủ trương của nhà nước, của tỉnh đến các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ.
Đề xuất các chính sách hỗ trợ về vốn, cây con giống nhằm khuyến khích người nông dân trồng rau an toàn, người chăn nuôi, giết mỗ đúng qui trình, hợp vệ sinh, bảo đảm quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
- Hỗ trợ thông qua vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi: Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng đối với phần vốn đầu tư cho chợ vệ sinh an toàn thực phẩm, với lãi suất vay 0%, thời gian vay không quá 03 năm kể từ khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Hỗ trợ các hộ trong việc tiếp cận, giao dịch với các cơ quan nhà nước để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khen thưởng kịp thời nhằm động viên các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng chợ đảm bảo các yêu cầu VSATTP.
đ) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ.
e) Nhóm giải pháp về bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ thể tham gia mô hình thí điểm.
g) Nhóm giải pháp về xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
h) Nhóm giải pháp khác.
a) Trách nhiệm của Sở Công Thương:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng mô hình thí điểm chợ đảm bảo VSATTP theo dự án được phê duyệt tại quyết định này; phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và địa phương liên quan thực hiện theo các nội dung dự án được duyệt.
- Chủ trì, phối hợp đơn vi chức năng tập huấn nghiệp vụ quản lý, khai thác, phát triển chợ và các quy định về VSATTP cho các đối tượng liên quan.
- Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan tổ chức học tập kinh nghiệm thực tế về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trong và ngoài tỉnh, rút kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế địa phương.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các địa phương kiểm tra, hướng dẫn đơn vị quản lý chợ được lựa chọn xây dựng theo mô hình thí điểm, thực hiện các yêu cầu của mô hình mẫu. Phối hợp với đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các tiêu chí về VSATTP. Tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho chợ VSATTP.
- Tổng hợp kết quả đầu tư chợ VSATTP định kỳ và đột xuất báo cáo về Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
b) Trách nhiệm của các Sở, Ngành, đơn vị liên quan:
- Sở Y tế:
+ Tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về VSATTP đến các thương nhân kinh doanh tại chợ,
+ Tham mưu tỉnh ban hành các văn bản nhằm khuyến khích tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tốt các quy định về việc bảo đảm VSATTP, trong đó có quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP và cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các hộ tiểu thương trong chợ và cán bộ quản lý chợ.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP của các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các sở, ngành liên quan trong công tác thanh, kiểm tra ATVSTP theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất.
+ Định kỳ, đột xuất lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong chợ; cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm trong chợ.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
+ Công bố, hướng dẫn thực hiện các quy hoạch nuôi trồng, sản xuất đã được duyệt đến từng địa phương, từng vùng nuôi và người sản xuất; gắn vùng nuôi tập trung với cơ sở chế biến, kinh doanh theo quy hoạch. Thông tin cho Sở Công Thương và đơn vị quản lý chợ về quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, các khu giết mổ tập trung, các cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành mình quản lý để góp phần giúp các hộ kinh doanh thực phẩm và ăn uống tại chợ mua được các sản phẩm sạch, đảm bảo VSATTP.
+ Phổ biến kiến thức, thông tin, các kinh nghiệm trong phòng ngừa, chữa trị các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cho các đối tượng là nông dân biết để chủ động trong SX.
+ Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, giết mổ, sơ chế, bảo quản đối với các sản phẩm thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
+ Tham mưu UBND tỉnh quyết định Ban hành Dự án theo mô hình thí điểm.
+ Nghiên cứu, bố trí cân đối vốn đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách Nhà nước.
+ Tổ chức thẩm định dự án đầu tư, công tác đấu thầu, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích ưu đãi, thu hút đầu tư của các chợ theo mô hình thí điểm.
- Sở Tài chính:
+ Hướng dẫn các địa phương, đơn vị quản lý chợ trong việc cấp, sử dụng vốn nhà nước đối với các chợ VSATTP được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách theo phân cấp ngân sách hiện hành.
+ Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan kiểm tra việc đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc nguồn vốn ngân sách hỗ trợ. Thẩm tra quyết toán các hạng mục đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách.
+ Hàng năm bố trí kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ theo mô hình thí điểm.
+ Phối hợp với Sở Công Thương và các ngành chức năng liên quan trong việc xây dựng định mức thu phí, lệ phí tại chợ; chủ trì hướng dẫn về giá đối với các mặt hàng thuộc diện kê khai giá theo quy định.
- Sở Khoa học và Công nghệ:
Nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo có sản phẩm thực phẩm an toàn lưu thông trên thị trường.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
+ Phối hợp với Sở Công Thương triển khai tổ chức thực hiện xây dựng chợ vệ sinh an toàn thực phẩm theo dự án được duyệt.
+ Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư chợ VSATTP trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc đầu tư xây dựng trên địa bàn mình quản lý.
+ Chủ động công tác thanh, kiểm tra các chợ theo mô hình VSATTP trên địa bàn, xử lý kịp thời các vi phạm.
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có chợ được lựa chọn xây dựng chợ VSATTP tham gia thực theo dự án được duyệt. Theo dõi, đôn đốc các Ban Quản lý chợ thực hiện tốt quy định về VSATTP tại chợ trên địa bàn.
- Trách nhiệm của Ban quản lý chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tiêu chí mô hình mẫu chợ thí điểm vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Sở Công Thương.
+ Tổ chức các dịch vụ phục vụ tại chợ nhằm bảo đảm VSATTP trong chợ. Hướng dẫn thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ thực hiện đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Bố trí, sắp xếp các điểm kinh doanh thực phẩm trong chợ bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với tính chất của mặt hàng thực phẩm, không để kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống gần kề với thực phẩm chín, ăn ngay nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
+ Xây dựng Nội quy chợ theo quy định, trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, trong đó quy định rõ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức điều hành và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
+ Dự toán kinh phí các hạng mục đầu tư xây dựng chợ đề nghị vốn ngân sách hỗ trợ và phương án kêu gọi hộ kinh doanh trong chợ tham gia.
+ Tổ chức xây dựng các hạng mục công trình do ngân sách hỗ trợ đầu tư đảm bảo chất lượng, đúng thiết kế và dự toán được phê duyệt.
+ Thanh, quyết toán vốn hỗ trợ đầu tư với cơ quan tài chính theo quy định hiện hành.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh An Giang được phê duyệt tại quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 về xây dựng mô hình thí điểm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến hết năm 2018
- 2 Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 1971/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4 Quyết định 2994/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015
- 5 Quyết định 1109/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương dự án và dự toán kinh phí dự án xây dựng ''''Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm'''' trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6 Quyết định 196/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án xây dựng mô hình Chợ Tam Cờ, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là chợ thí điểm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
- 7 Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020
- 8 Quyết định 540/QĐ-BKHĐT năm 2012 giao mục tiêu, nhiệm vụ và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9 Quyết định 512/QĐ-TTg năm 2012 giao dự toán ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 2406/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Chỉ thị 07/2007/CT-UBND về triển khai các biện pháp cấp bách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Phú Nhuận do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12 Chỉ thị 16/2006/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông sản, lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Gia Lai ban hành
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 về xây dựng mô hình thí điểm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến hết năm 2018
- 2 Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 1971/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4 Quyết định 2994/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015
- 5 Quyết định 1109/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương dự án và dự toán kinh phí dự án xây dựng ''''Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm'''' trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6 Quyết định 196/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án xây dựng mô hình Chợ Tam Cờ, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là chợ thí điểm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
- 7 Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020
- 8 Chỉ thị 07/2007/CT-UBND về triển khai các biện pháp cấp bách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Phú Nhuận do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9 Chỉ thị 16/2006/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông sản, lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Gia Lai ban hành