- 1 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật Trồng trọt 2018
- 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 7 Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
- 8 Quyết định 147/QĐ-UBND năm 2022 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 9 Quyết định 470/QĐ-BNN-TT về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 167/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày’ 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 470/QĐ-BNN-TT ngày 07/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 685/TTr-SNNPTNT ngày 01/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 08/3/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Mục đích
Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây trồng hàng năm và lâu năm nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Yêu cầu
Chuyển đổi đất trồng lúa phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và phải đi liền với bảo vệ đất lúa;
Diện tích chuyển đổi phải nằm trong quy hoạch (hoặc kế hoạch) chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lý Sơn).
2. Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
3. Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lý Sơn).
4. Điều kiện thực hiện chuyển đổi:
a) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, gửi lại cho người sử dụng đất.
b) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm:
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xem xét quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm của xã, có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, gửi lại cho người sử dụng đất.
5. Nguyên tắc chuyển đổi
a) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa dựa trên nguyên tắc không chỉ chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, mà chuyển đổi cả những cây trồng trên nền đất lúa thuận lợi nhưng các cây trồng này lại cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn, hay luân canh theo mùa vụ ở một số vùng mà việc trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp;
b) Chuyển đổi không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; Chuyển đổi không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa, không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa; trong chuyển đổi phải linh hoạt để khi cần có thể chuyển sang trồng lúa ngay;
c) Các đối tượng được chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.
d) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu; hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
e) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
6. Diện tích chuyển đổi
Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác năm 2023 trên địa bàn tỉnh là 743,95 ha, trong đó: chuyển sang trồng cây hàng năm là 700,95 ha, chuyển sang trồng cây lâu năm là 43,0 ha (Diện tích cây lâu năm là 21,5 ha x 2 (lần) = 43ha, để quy ra diện tích trồng lúa), cụ thể:
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Kế hoạch thực hiện 2023 (ha) | Cây hàng năm (ha) | Cây lâu năm (ha) | Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (ha) | Loại đất chuyển đổi (ha) | ||
Đất 3 vụ | Đất 2 vụ | Đất 1 vụ | ||||||
1 | Bình Sơn | 35 | 35 | 0 | 0 | 0 | 28 | 7,00 |
2 | Sơn Tịnh | 55 | 55 | 0 | 0 | 0 | 0 | 55,00 |
3 | TP Quảng Ngãi | 70 | 33 | 18,5 | 0 | 0 | 24,5 | 27,00 |
4 | Tư Nghĩa | 30 | 30 | 0 | 0 | 0 | 30 | 0,00 |
5 | Mộ Đức | 280,5 | 280,5 | 0 | 0 | 0 | 280,5 | 0,00 |
6 | Đức Phổ | 104,5 | 104,5 | 0 | 0 | 0 | 101 | 3,50 |
7 | Nghĩa Hành | 56 | 54 | 1 | 0 | 0 | 55 | 0,00 |
8 | Ba Tơ | 64 | 60 | 2 | 0 | 0 | 51 | 11,00 |
9 | Minh Long | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0,00 |
10 | Trà Bồng | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0,00 |
11 | Sơn Hà | 27,1 | 27,1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 27,10 |
12 | Sơn Tây | 21,85 | 21,85 | 0 | 0 | 0 | 21,85 | 0 |
Tổng | 743,95 | 700,95 | 21,5 | 0 | 0 | 591,85 | 130,60 |
Ghi chú:
- Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm x 2 (lần), (để quy ra diện tích gieo trồng) + Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
- Cây hàng năm: Tính theo diện tích gieo trồng;
- Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản: Tính theo diện tích gieo trồng;
- Cây lâu năm: Tính theo diện tích canh tác.
7. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ:
a) Nguồn kinh phí: UBND các huyện, thị xã, thành phố tự cân đối nguồn kinh phí của địa phương để hỗ trợ cho các hộ dân thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa chuyển sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm.
b) Cơ chế hỗ trợ: Ngân sách địa phương hỗ trợ 01 lần cho hộ nông dân thực hiện chuyển đổi. Định mức hỗ trợ căn cứ theo khoản 1, Điều 29 Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ; Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 06/4/2022 của UBND tỉnh ban hành định mức kỹ thuật một số cây trồng, vật nuôi, vật tư áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Thông tin, tuyên truyền
a) Tuyên truyền vận động, hướng dẫn thực hiện chủ trương việc chuyển đổi diện tích lúa không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn;
b) Triển khai hướng dẫn kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến các cấp chính quyền từ cấp huyện tới xã;
c) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng; các chính sách, quy hoạch, đề án liên quan đến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới toàn thể người dân nhằm thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao nhất;
d) Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.
2. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
a) Đẩy mạnh ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu bệnh; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
b) Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao;
c) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án phát triển nông sản chủ lực, sản phẩm tiềm năng và lợi thế của tỉnh; các đề án tăng cường và nâng cao các hoạt động khuyến nông; chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp;
d) Đầu tư nhân rộng các mô hình sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, an toàn thực phẩm,...).
e) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất;
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, hướng dẫn người dân về cơ cấu loại cây trồng chuyển đổi, các biện pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm.
c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo có hiệu quả. Định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện theo quy định.
d) Hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch; kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kịp thời đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm được giao về quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật.
3. Cục Thống kê tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo các Chi cục Thống kê các huyện, thị xã, thành phố cập nhật số liệu các loại cây trồng đã chuyển đổi để thống kê chính xác năng suất, sản lượng, giá trị của sản xuất nông nghiệp.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Lập và ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của tỉnh; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện xây dựng kế hoạch, dự án, phương án cụ thể hàng năm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích sử dụng đất và định hướng lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất;
d) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng để người dân biết và thực hiện.
đ) Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tổ chức trình diễn và nhân rộng các mô hình chuyển đổi có hiệu quả; hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, quy trình kỹ thuật chuyển đổi cho các đối tượng tham gia thực hiện chuyển đổi;
e) Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hằng năm theo mẫu số 03.CĐ ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính Phủ (khuyến khích thực hiện chuyển đổi liên vùng, quy mô lớn; nêu rõ tên giống trong mô hình chuyển đổi) gửi UBND huyện, thị xã, thành phố để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
g) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét./.
- 1 Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Quyết định 132/QĐ-UBND về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Ninh Bình năm 2023
- 3 Kế hoạch 59/KH-UBND về triển khai sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Định