Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1686/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM 2014 CỦA THANH TRA TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 761/TTr-TTT ngày 08/11/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thanh tra năm 2014 của Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch này và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm quyền.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Cao Khoa

 

KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM 2014

(Kèm theo Quyết định số: 1686/QĐ-UBND ngày 14/11/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ đạo toàn ngành Thanh tra tỉnh tập trung thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cấp, các ngành, các lĩnh vực bức xúc, nổi cộm có nhiều khiếu nại, tố cáo, dư luận, báo chí phản ánh có dấu hiệu tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, không hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, công tác cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong đó, tập trung triển khai thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư; tiếp tục rà soát và tập trung giải quyết cơ bản các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; giải quyết kịp thời trên 85% số vụ việc mới phát sinh, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

3. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 42-KH/TU ngày 16/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kế hoạch số 123/KH-BCS ngày 10/01/2013 của Ban Cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TU ngày 16/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Kế hoạch số 549/KH-UBND ngày 02/3/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng ngừa tham nhũng; kiên quyết ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, củng cố lòng tin của nhân dân.

4. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực này. Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2014

1. Công tác thanh tra:

a) Giao Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra trực tiếp:

- Thanh tra chuyên đề theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ về việc bố trí nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và quyết toán vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (cụ thể Thanh tra Chính phủ sẽ có văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn triển khai).

- Thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững (việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình, dự án; việc thực hiện các chính sách phụ cấp cho cán bộ, giáo viên, miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên trên địa bàn) tại 21 xã vùng bãi ngang, ven biển thuộc 05 huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn thực hiện dự án và do các Sở: Lao động Thương binh và xã hội, Nội vụ quản lý chương trình (01 cuộc).

- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản (chủ yếu là đá và vật liệu san lấp) tại Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND một số huyện và một số đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản.

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 02 huyện (Sơn Hà, Sơn Tịnh) trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng gắn với quản lý một số lĩnh vực kinh tế - xã hội gồm: việc chấp hành các thủ tục hành chính về đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý Công ty Cổ phần điện và Môi trường (02 cuộc).

- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh, quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản của doanh nghiệp nhà nước (01 cuộc).

- Trên lĩnh vực giáo dục, thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách, kinh phí và các chương trình mục tiêu; về quản lý đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị trường học do Phòng Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư; việc tuyển dụng, luân chuyển và thực hiện các chế độ cho giáo viên thuộc phòng quản lý; thanh tra toàn diện về tài chính, cơ sở vật chất, quản lý giáo viên tại 03 trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (02 cuộc).

- Trên lĩnh vực y tế, thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật tại Bệnh viện đa khoa huyện Bình Sơn, Bệnh viện Đa khoa huyện Nghĩa Hành, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Sơn, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nghĩa Hành (01 cuộc).

- Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được các sở, ngành, UBND huyện, thành phố tiến hành và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao (phát sinh thực tế).

(có danh mục 09 cuộc thanh tra trực tiếp với đối tượng, nội dung, phạm vi và thời hạn thanh tra, thời gian thực hiện, đơn vị phối hợp kèm theo).

b) Công tác quản lý nhà nước về thanh tra:

- Chỉ đạo Thanh tra sở, ban, ngành:

+ Tiến hành hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành; tập trung thanh tra ở những đơn vị có biểu hiện yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, có tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng, có tố cáo hoặc báo chí phản ánh, những đơn vị được giao giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Đối với các sở đa ngành, đa lĩnh vực thì chọn (hoặc theo hướng dẫn của Thanh tra bộ, ngành Trung ương) một nội dung chuyên đề để thanh tra nhằm kiến nghị hoàn thiện thể chế, chấn chỉnh quản lý và phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.

+ Tiếp tục đẩy mạnh thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do Sở, ngành phụ trách và trên các lĩnh vực mà dư luận quan tâm: y tế, dạy nghề, bảo vệ môi trường, đo lường và chất lượng hàng hóa, nông – lâm – thủy sản...

+ Chánh Thanh tra các sở, ban, ngành cần chủ động phối hợp trong xây dựng kế hoạch để tránh trùng lắp về nội dung, thời gian hoặc đối tượng trong thanh tra về tài chính, ngân sách và đầu tư xây dựng; về vật liệu nổ công nghiệp; thanh tra hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng, xăng dầu; tiêu chuẩn, đo lường chất lượng và nhãn mác hàng hoá; an toàn vệ sinh lao động…

+ Thanh tra các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương chú ý kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành do Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở tiến hành; phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải tiến hành thanh tra lại.

- Chỉ đạo Thanh tra huyện, thành phố:

+ Tăng cường thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của các phòng, ban cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thành phố; tập trung vào các nội dung: quản lý sử dụng đất đai, giao đất, giao rừng; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm công.

+ Tập trung thanh tra về quản lý và chi trả cho đối tượng chính sách và người có công; các khoản hỗ trợ an sinh xã hội và các khoản cứu trợ khác; các huyện miền núi tiếp tục thanh tra việc giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ở các xã chưa được thanh tra.

- Chỉ đạo các cơ quan Thanh tra trong tỉnh: Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra theo đúng quy định của Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ; triển khai kịp thời các cuộc thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giao; chủ động nắm tình hình, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì tiến hành thanh tra đột xuất theo quy định của Luật Thanh tra.

2. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Tiếp tục thực hiện các giải pháp tại Thông báo Kết luận số 130/TB-TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội khoá XIII ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 01/3/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các giải pháp phòng ngừa và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

b) Tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết có chất lượng các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, xác định là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành; xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp, vượt cấp, đông người.

c) Triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tại các Công văn: số 3430/UBND-NC ngày 02/10/2012 và số 4180/UBND-NC ngày 16/10/2013 về một số biện pháp nhằm nâng cao tỉ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.

d) Tập trung giải quyết kịp thời, đảm bảo chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; chú trọng việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ trên 80% số quyết định giải quyết, văn bản xử lý đã có hiệu lực thi hành.

e) Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ và nhân dân, nhất là ở cấp cơ sở.

3. Công tác phòng, chống tham nhũng:

a) Thanh tra tỉnh và Thanh tra các sở, ban, ngành, huyện, thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng nhất là tập trung thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TU ngày 16/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kế hoạch số 123/KH-BCS ngày 10/01/2013 của Ban Cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch số 42-KH/TU ngày 16/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Kế hoạch số 549/KH-UBND ngày 02/3/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, cụ thể:

- Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng (Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung; Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao); giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; có chiến lược truyền thông đúng đắn về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để thông tin kịp thời và những thành tích về những nỗ lực công tác, không để đưa thông tin sai sự thật, gây dư luận không tốt và hiểu không đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

- Đôn đốc thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng theo chức năng của ngành Thanh tra.

- Triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc việc kê khai, minh bạch tài sản thu nhập năm 2013 theo đúng quy định tại Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

b) Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như đầu tư xây dựng, đất đai, tín dụng, ngân hàng, thu ngân sách (thuế, hải quan), mua sắm công, công tác cán bộ…

c) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Thông tư số 05/2011/TT-TTCP ngày 10/01/2011 của Thanh tra Chính phủ quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành thanh tra; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành.

4. Công tác xây dựng ngành thanh tra:

a) Thanh tra tỉnh phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công văn số 3757/UBND-NC ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế của ngành Thanh tra tỉnh.

b) Ngành Thanh tra tỉnh tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Tham gia góp ý có chất lượng đối với các Thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; kịp thời tổng hợp, đúc kết vướng mắc từ thực tiễn hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng để đề xuất, kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan Trung ương sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định liên quan đến hoạt động của ngành.

c) Thực hiện tốt năm chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành Thanh tra ban hành theo Quyết định số 1821-QĐ/BCS ngày 30/12/2011 của Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ.

d) Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan thanh tra; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, nâng bậc, thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ toàn ngành, nâng cao chất lượng hoạt động giữ gìn pháp luật, kỷ luật của các cơ quan thanh tra, đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Quan tâm xây dựng cơ quan thanh tra trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh xây dựng văn hóa thanh tra, đạo đức nghề nghiệp thanh tra gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào Kế hoạch này, Thanh tra tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra các sở, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo đồng bộ, nhất quán và có hiệu quả trên các mặt công tác, thường xuyên báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời.

2. Giao Chánh Thanh tra tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp xử lý kịp thời các chồng chéo trong công tác thanh tra.

b) Thường xuyên làm việc với các sở, ngành, địa phương để kịp thời xem xét, xử lý những vấn đề Chánh Thanh tra sở chưa nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra cấp huyện chưa nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác thanh tra.

c) Phát động toàn ngành Thanh tra tỉnh thi đua thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra.

d) Thực hiện sơ kết, tổng kết từng cuộc thanh tra, từng lĩnh vực thanh tra, các cuộc thanh tra chuyên đề để kịp thời rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra và hiệu quả của hoạt động thanh tra.

3. Giao Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ vào các định hướng tại Kế hoạch này chỉ đạo Thanh tra sở, ngành, huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch, xem xét phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung trên, đảm bảo bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương và yêu cầu hoạt động của ngành Thanh tra./.

 

DANH MỤC

KẾ HOẠCH THANH TRA TRỰC TIẾP NĂM 2014 CỦA THANH TRA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số: 1686 /QĐ-UBND ngày 14/11/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Tên đơn vị hoặc dự án, công trình được thanh tra

Nội dung thanh tra

Phạm vi thanh tra

Thời hạn thanh tra

Thời gian thực hiện

Đơn vị phối hợp

1

2

3

4

5

6

7

1

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện và một số đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản.

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, quản lý việc khai thác khoáng sản trên địa bàn một số huyện (chủ yếu là đá và vật liệu san lấp).

Từ năm 2011 - 2013

45 ngày

Quý I+II/2014

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường

2

UBND huyện Sơn Hà và các đơn vị trực thuộc

Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

Từ năm 2013 đến thời điểm thanh tra

45 ngày

Quý I+II/2014

Thanh tra huyện Sơn Hà

Thanh tra việc chấp hành các thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn huyện; việc giao đất, giao rừng và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng;

03 năm (2011-2013);

Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện;

03 năm (2011-2013);

Thanh tra việc thực hiện chế độ cho giáo viên trên địa bàn huyện thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.

Năm học 2011-2012 và 2012-2013

3

Bệnh viện đa khoa huyện Bình Sơn, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Sơn, Bệnh viện Đa khoa huyện Nghĩa Hành, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nghĩa Hành

Thanh tra việc chấp hành pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn

02 năm (2012 – 2013)

45 ngày

Quý I+II/2014

Bảo hiểm xã hội tỉnh

4

UBND huyện Sơn Tịnh và các đơn vị trực thuộc

- Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Từ năm 2012 đến thời điểm thanh tra

45 ngày

Quý I+II/2014

 

- Thanh tra việc chấp hành các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai ở cấp xã và huyện

02 năm (2012-2013);

- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần điện và Môi trường Sơn Tịnh.

02 năm (2012-2013)

5

Thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững tại 21 xã vùng bãi ngang, ven biển thuộc 05 huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn thực hiện dự án và do các Sở: Lao động Thương binh và xã hội, Nội vụ quản lý chương trình.

- Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình, dự án.

- Thanh tra kết quả thực hiện các chính sách phụ cấp cho cán bộ, giáo viên, miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên trên địa bàn.

Từ năm 2006 đến nay

45 ngày

Quý II+III/2014

Thanh tra các Sở LĐTBXH, Nội vụ, Thanh tra 05 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn

6

Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục

- Quản lý tài chính, ngân sách, kinh phí và các chương trình mục tiêu.

Năm học 2011-2012; 2012-2013

45 ngày

Quý II+III/2014

Thanh tra huyện Sơn Tây

- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị trường học do phòng làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.

Từ khi triển khai thực hiện đến thời điểm thanh tra

– Đào tạo huyện Sơn Tây

- Tham mưu và thực hiện công tác tuyển dụng và luân chuyển cán bộ quản lý và giáo viên trên địa bàn huyện theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ

Năm học 2011-2012; 2012-2013-

- Việc thực hiện các chế độ cho giáo viên thuộc Phòng quản lý.

- Năm học 2011-2012; 2012-2013

7

Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn (thành phố Quảng Ngãi), Trường Trung học phổ thông Sơn Tịnh 1 (thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh), Trường Trung học phổ thông Tư Nghĩa 1 (thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa)

Thanh tra toàn diện về tài chính, cơ sở vật chất, quản lý giáo viên (trừ nội dung thanh tra chuyên môn)

Năm học 2011-2012; 2012-2013

30 ngày

Quý II+III/2014

Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo

8

Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi

Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật, nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Từ năm 2011-2013

45 ngày

Quý II+III/2014

 

Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng;

Từ khi triển khai dự án đến thời điểm thanh tra

9

Thanh tra diện rộng theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ

 

 

 

Theo hướng dẫn của TTCP

 

10

Dự phòng

Các cuộc thanh tra đột xuất do UBND tỉnh chỉ đạo hoặc Thanh tra tỉnh chủ động thực hiện theo quy định của pháp luật