Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1706/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 30 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA UBND TỈNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia;

n cứ Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 31/5/2022 của HĐND tỉnh ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Trưởng ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 436/TTr-BDT ngày 30/6/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 đính kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện theo đúng Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Định kỳ báo cáo Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân dân tỉnh biết về tình hình và kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các Sở và Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể được phân công nhiệm vụ trong Kế hoạch này và Chủ tịch UBND các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Dân tộc (để báo cáo)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để báo cáo);
- Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THU.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh)

I. CƠ SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH 15 ngày 22/5/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân bổ NSTW giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSTW giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán NSTW năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ về Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 31 tháng 5 năm 2022 của HĐND tỉnh Quảng Trị quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của tỉnh; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đối với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; hiện đại hóa công tác quản lý theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. Phấn đấu đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 4-5%/năm.

- Phấn đấu giảm 50% số xã, thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Phấn đấu có thêm 9 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, không còn xã đạt dưới 13 tiêu chí nông thôn mới, có 40% thôn bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; trên 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 90% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

- Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi tiểu học trên 98,5%, học sinh trung học cơ sở 96,5%, 65% số người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương, người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; từng bước chủ động khống chế dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phấn đấu 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 15%; Hạn chế tối đa tình trạng tảo hôn và không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện người dân tộc thiểu số.

- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

- Đào tạo, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện

Chương trình thực hiện ở địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Đối tượng thực hiện Kế hoạch

- Xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn các xã, thôn vùng đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian thực hiện

Từ năm 2022 đến hết năm 2025.

IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

1. Tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn thực thực hiện Chương trình là 1.680.269 triệu đồng, trong đó:

a. Ngân sách trung ương: 1.477.859 triệu đồng.

- Vốn đầu tư phát triển: 735.782 triệu đồng.

- Vốn sự nghiệp: 742.077 triệu đồng.

b. Ngân sách địa phương: 147.786 triệu đồng.

- Vốn đầu tư phát triển: 73.578 triệu đồng.

- Vốn sự nghiệp: 74.208 triệu đồng.

c. Vốn tín dụng chính sách: 30.000 triệu đồng.

d. Vốn huy động khác: 24.624 triệu đồng.

(Chi tiết biểu kế hoạch ngân sách tổng hợp kèm theo)

2. Phân kỳ đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Cơ cấu nguồn vốn

Tổng vốn đầu tư

Phân kỳ đầu tư theo từng năm

2022

2023

2024

2025

I

Ngân sách Trung ương

1.477.859

216.314

420.000

420.000

421.545

1

Vốn đầu tư phát triển

735.782

150.630

195.000

195.000

195.152

2

Vốn sự nghiệp

742.077

65.684

225.000

225.000

226.393

II

Ngân sách địa phương

147.786

21.631

42.040

42.040

42.075

1

Vốn đầu tư phát triển

73.578

15.063

19.500

19.505

19.514

2

Vốn sự nghiệp

74.208

6.568

22.540

22.540

22.561

III

Vốn huy động khác

24.624

6.156

6.156

6.156

6.156

IV

Vốn tín dụng chính sách

30.000

7.500

7.500

7.500

7.500

 

TỔNG

1.680.269

251.601

475.696

475.696

477.276

V. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Dự án 1. Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

1.1. Mục tiêu:

- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn chưa có đất ở, nhà ở hoặc có nhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ đất ở, xây dựng nhà ở đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Phấn đấu đạt 90% hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức của địa phương được giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.

- Góp phần đạt 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Tăng cường tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và địa bàn sinh sống.

1.2. Đối tượng: Hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có đất ở; chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng; làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp nhưng không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của địa phương; có khó khăn về nước sinh hoạt. Ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số thuộc danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn; hộ nghèo có phụ nữ là chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động.

1.3. Nội dung thực hiện

- Hỗ trợ đất ở cho 642 hộ;

- Hỗ trợ nhà ở cho 1.643 hộ;

- Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 966 hộ;

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.216 hộ;

- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.675 hộ.

- Hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung với 40 công trình/ 1.440 hộ thụ hưởng.

1.4. Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 268.466 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách Trung ương: 212.242 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 166.394 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 45.848 triệu đồng);

Ngân sách địa phương: 21.224 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 16.639 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 4.585 triệu đồng).

Vốn vay tín dụng chính sách: 25.000 triệu đồng.

Vốn huy động hợp pháp khác: 10.000 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo)

1.5. Phân công nhiệm vụ

- Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo quy định.

- Ủy ban nhân dân các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất của Dự án trên địa bàn về Ban Dân tộc để tổng hợp theo quy định.

2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết:

2.1. Mục tiêu: Nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, du canh, du cư, di cư tự do; giải quyết sinh kế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.

2.2. Đối tượng: Hộ gia đình được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư.

- Hộ gia đình cá nhân di cư tự do đến địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

- Hộ gia đình, cá nhân sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cần phải bố trí, sắp xếp ổn định dân cư.

- Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện di chuyển đến sinh sống ở các xã biên giới, các điểm bố trí dân cư tập trung hoặc được bố trí đến sinh sống ổn định ở các xã biên giới, các điểm bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

- Xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2.3. Nội dung thực hiện: Thực hiện các dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại những nơi cần thiết, hỗ trợ ổn định dân cư thuộc địa bàn 3 huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, cụ thể như sau:

- Dự án sắp xếp, ổn định dân cư xã Húc, huyện Hướng Hóa.

- Dự án sắp xếp, ổn định dân cư xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

- Dự án sắp xếp, ổn định dân cư xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông.

- Dự án sắp xếp, ổn định dân cư xã Ba Nang, huyện Đakrông.

- Dự án sắp xếp, ổn định dân cư xã A Vao, huyện Đakrông.

- Dự án sắp xếp, ổn định dân cư xã Tà Long, huyện Đakrông.

- Dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại thôn Cù Bạc, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh.

2.4. Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Tổng kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2021-2025 là 134.670 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 117.882 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 81.769 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 36.113 triệu đồng).

- Ngân sách địa phương: 11.788 triệu đồng. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 8.177 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 3.611 triệu đồng.

- Vốn huy động khác: 5.000 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo)

2.5. Phân công nhiệm vụ:

- Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành đơn vị có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ dân tộc thiểu số còn du canh, du cư, dân di cư tự do và những nơi cần thiết.

- UBND các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức triển khai thực hiện dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ dân tộc thiểu số còn du canh, du cư, dân di cư tự do và những nơi cần thiết trên địa bàn; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất của dự án trên địa bàn về Ban Dân tộc để tổng hợp theo quy định.

3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

3.1. Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

a) Mục tiêu: Tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng; hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

b) Đối tượng:

Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã khu vực II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau: Bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng;

Cộng đồng dân cư thôn thuộc các xã khu vực II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được giao rừng theo quy định của pháp luật đang thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.

c) Nội dung thực hiện

- Hỗ trợ khoán bảo vệ từ năm 2021 đến năm 2025: khối lượng 260.330 ha.

- Hỗ trợ bảo vệ rừng thực hiện từ năm 2022 đến năm 2025: khối lượng 27.800 ha.

- Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung thực hiện từ năm 2022 đến năm 2025: khối lượng 1.000 ha.

- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025: khối lượng 840 ha.

- Trợ cấp gạo cho người nghèo tham gia trồng rừng thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025: khối lượng 840 ha/3 năm. Giá trị hỗ trợ khoảng 1.209 tấn gạo.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 242.266 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 220.242 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Ngân sách địa phương: 22.024 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

(Chi tiết tại Phụ lục số 03.1 kèm theo)

e) Phân công nhiệm vụ: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, Ủy ban nhân dân các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

3.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a1) Nội dung số 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

* Mục tiêu: Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Đối tượng:

Các hộ nghèo, cận nghèo. Ưu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động; hộ sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.

Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), HTX tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.

* Địa bàn: Các xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Nội dung:

Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị do các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, ...) và người dân trong vùng cùng tham gia thực hiện.

Hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đối với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

* Phân công thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành đơn vị có liên quan, UBND các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

a2) Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

* Mục tiêu: Bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gien dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

* Đối tượng:

. Các dự án phát triển dược liệu quý có hoạt động ở các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số (ưu tiên các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), do các tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp cùng tham gia thực hiện và cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu trong vùng;

. Thôn, xã, huyện nơi triển khai dự án.

* Nội dung:

- Hỗ trợ nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng vùng trồng, chế biến cây dược liệu quý, hiếm theo quy hoạch phục vụ sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu.

- Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu dưới tán rừng, cộng với Trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu tại địa bàn hai huyện huyện Hướng hóa và Đakrông.

* Phân công thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị có liên quan, UBND các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay vốn tín dụng chính sách theo quy định hiện hành.

a3) Nội dung số 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

* Mục tiêu: Thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

* Đối tượng:

. Doanh nghiệp, HTX đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất; doanh nghiệp, HTX mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

. Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Nội dung:

- Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp:

Hội thảo xác định mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp dựa trên tài nguyên bản địa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị (1 hội thảo/huyện).

Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, mô hình khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng Sổ tay quản trị mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và phân tích chuỗi giá trị (tóm tắt nội dung lý thuyết để người đọc dễ nắm vấn đề) như là một công cụ tham khảo thường trường trực của các chủ mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.

Hỗ trợ xây dựng công cụ giới thiệu, quảng bá và kết hợp bán hàng cho các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp (1 website, 1 facebook/mô hình)

Nâng cấp website của Ban Dân tộc chứa đựng nguồn tư liệu mở về mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và nguồn học liệu mở phục vụ nâng cao trình độ của người dân.

- Biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công: Định kỳ hàng năm tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thu hút đầu tư: Chuỗi sự kiện gọi vốn đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm, các phiên chợ văn hóa, hội chợ, giao lưu, diễn đàn, các lễ hội gắn thương mại với du lịch cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị

* Phân công thực hiện

Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức hoạt động thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

a4) Hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hỗ trợ, kết nối đưa sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào trưng bày, giới thiệu và bán tại hệ thống các siêu thị, chuỗi bán lẻ hiện đại trong và ngoài tỉnh.

Hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị

Tập huấn nâng cao năng lực về xúc tiến thương mại cho vùng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị

* Phân công thực hiện: Sở Công thương là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

b) Vốn và cơ cấu nguồn vốn thực hiện Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 109.726 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 92.478 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương: 9.248 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Vốn vay tín dụng chính sách: 5.000 triệu đồng.

- Vốn huy động hợp pháp khác: 3.000 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục số 03.2 kèm theo)

4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

4.1. Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

a) Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư đường đến trung tâm xã và cứng hóa đường đến trung tâm xã, liên xã, cụ thể: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

b) Phạm vi: Các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

c) Nội dung thực hiện

- Đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các loại công trình như: công trình đường đi khu sản xuất; công trình cầu treo; công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; trạm y tế, công trình đường dây trung thế, trạm biến áp và đường dây hạ thế để cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà sinh hoạt cộng đồng thôn bản; công trình khu thể thao; công trình nhà, lớp và các hạng mục phụ trợ cho trường học các cấp; công trình kênh mương thủy lợi để từng bước đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất; các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác...

- Đầu tư cứng hóa các công trình đường giao thông đến trung tâm xã chưa được kiên cố hóa, đường từ huyện đến trung tâm xã, đường liên xã.

- Duy tu, bảo dưỡng khoảng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn; công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020.

- Đầu tư xây dựng mới 04 chợ, cải tạo nâng cấp 03 chợ tại các huyện Đakrông, Vĩnh Linh, Hưởng Hóa.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 407.046 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 370.042 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 334.571 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 35.471 triệu đồng).

- Ngân sách địa phương: 37.004 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 33.457 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 3.547 triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục số 04 kèm theo)

e) Phân công thực hiện

- Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình hướng dẫn, rà soát, tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Sở Công thương là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành đơn vị liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

5.1. Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Mục tiêu: Củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việc tổ chức dạy - học (bao gồm cả các hoạt động dạy và học trực tuyến), nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ.

b) Đối tượng:

Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đang trực tiếp quản lý, giảng dạy và học tập tại các nhà trường. Ưu tiên đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn, biên giới; các trường chưa có cơ sở vật chất hoặc có nhưng còn phải thuê, mượn hoặc xuống cấp;

Cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ (già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và các đối tượng khác) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ưu tiên đầu tư cho các địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới.

c) Nội dung thực hiện

- Đầu tư xây mới 60 phòng công vụ giáo viên thuộc các Trường phổ thông dân tộc bán trú tại địa bàn các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh.

- Đầu tư mới, nâng cấp phòng ở cho học sinh bán trú và nội trú, nhà ăn, nhà bếp, phòng quản lý học sinh bán trú, nhà kho chứa lương thực, công trình vệ sinh nước sạch, nhà sinh hoạt giáo dục văn hóa dân tộc, phòng học thông thường và phòng học bộ môn...

- Hỗ trợ trang thiết bị cho các Trường PTDT nội trú, bán trú; trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng tài liệu, tập huấn, cơ sở dữ liệu xóa mù, mở các lớp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 67.628 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 61.480 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 44.816 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 16.664 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 6.148 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 4.482 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 1.666 triệu đồng);

(Chi tiết tại Phụ lục số 05.1 kèm theo)

e) Phân công thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Xây dựng và các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, UBND các xã thuộc Chương trình hướng dẫn tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án 1 theo định kỳ, đột xuất.

5.2. Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Mục tiêu:

Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Đối tượng:

Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc và dạy tiếng dân tộc thiểu số: Cán bộ, công chức, viên chức theo dõi công tác dân tộc ở các Bộ, ngành trung ương và cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số; dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức, viên chức, thuộc nhóm đối tượng 3, 4 tiếp xúc trực tiếp, làm việc với đồng bào dân tộc thiểu số;

Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học: Học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức học tập và công tác trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và trong các cơ quan công tác dân tộc được hỗ trợ trong đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học; ưu tiên người dân tộc thiểu số thuộc nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và phụ nữ dân tộc thiểu số.

c) Nội dung bồi dưỡng kiến thức dân tộc và đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học

c1) Nội dung bồi dưỡng kiến thức dân tộc

- Nhóm đối tượng 3 (theo Quyết định số 771/QĐ-TTg):

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Huyện ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học nội trú, bán trú ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nhóm đối tượng 4 (theo Quyết định số 771/QĐ-TTg):

Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; Bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Nội dung bồi dưỡng:

Các chuyên đề lý thuyết về kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch cuối khóa (theo tài liệu do Ủy ban Dân tộc biên soạn).

d1) Phân công thực hiện: Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả.

c2) Nội dung đào tạo dự bị đại học và sau đại học

- Hỗ trợ đào tạo đại học cho các đối tượng thuộc nhóm dân tộc thiểu số còn có khó khăn, dân tộc thiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp.

- Hỗ trợ đào tạo trên đại học cho nhóm dân tộc thiểu số còn có khó khăn, dân tộc thiểu số có chất lượng nguồn nhân lực thấp.

d2) Phân công thực hiện

- Sở Giáo dục Đào tạo là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả.

* Vốn và cơ cấu nguồn vốn thực hiện Tiểu dự án 2: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 14.691 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 13.355 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Ngân sách địa phương: 1.336 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

(Chi tiết tại Phụ lục số 05.2 kèm theo)

5.3. Tiểu dự án 3: Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi

a) Mục tiêu:

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.

b) Đối tượng:

Người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở giới thiệu việc làm có hoạt động liên quan đến người lao động là người dân tộc thiểu số và người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài.

c) Nội dung thực hiện

Xây dựng các mô hình đào tạo nghề, giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo;

Hỗ trợ đào tạo nghề;

Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;

Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số;

Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; xây dựng các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp; số hóa các chương trình, giáo trình, học liệu; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo;

Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát đánh giá; xây dựng bộ chỉ số (KPI) để làm cơ sở giám sát và đánh giá việc triển khai các nội dung theo mục tiêu của dự án và xây dựng phương pháp, cơ chế giám sát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 51.615 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 46.923 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương: 4.692 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

(Chi tiết tại Phụ lục số 05.3 kèm theo)

d) Phân công thực hiện:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án.

Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo các Phòng, ban liên quan, UBND cấp xã tổ chức thực hiện Tiểu dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

5.4. Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

a) Mục tiêu: Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình (bao gồm: Quy trình triển khai dự án, tiểu dự án của Chương trình; quy trình, kỹ năng làm chủ đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện), các kỹ năng về phát triển cộng đồng và các nội dung liên quan khác cho cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình cấp xã và cấp thôn.

b) Đối tượng:

Cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, người dân, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, người có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực;

Cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp: Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở các cấp (bao gồm cán bộ thuộc các cơ quan, ban ngành chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình) và cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng, các chức sắc, chức việc tôn giáo tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

c) Nội dung thực hiện:

- Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, triển khai Chương trình cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; ưu tiên các nội dung giới thiệu về phương pháp tiếp cận cộng đồng dựa vào nội lực và các mô hình giảm nghèo thành công.

- Tổ chức các lớp cho đối tượng cộng đồng và lớp cho đối tượng là cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp nhằm đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ.

- Tổ chức 4 đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; tổ chức 8 đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong địa bàn tỉnh.

- Tổ chức 5 hội thảo, hội nghị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm.

- Tổ chức 5 lớp tập huấn nhằm hỗ trợ kỹ năng chuyển đổi số, nâng cao khả năng học tập, chia sẻ kinh nghiệm trực tuyến cho cán bộ triển khai các cấp.

- Các hoạt động để nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan (ngoài các cơ quan tổ chức chủ trì và tham gia thực hiện Chương trình) để có sự phối hợp hiệu quả, huy động nguồn lực tổng hợp cho Chương trình. Bao gồm:

Tổ chức 4 lớp tập huấn cho cán bộ các tổ chức đoàn thể.

Tổ chức 2 lớp tập huấn cho lực lượng cốt cán, chức sắc, chức việc tôn giáo.

Tổ chức 4 lớp tập huấn cho đội ngũ người có uy tín.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 22.032 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 20.029 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương: 2.003 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

(Chi tiết tại Phụ lục số 05.4 kèm theo)

e) Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

a) Mục tiêu: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

b) Đối tượng:

Huyện có xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Bản sắc văn hóa, di sản của các dân tộc thiểu số;

Đồng bào các dân tộc thiểu số; nghệ nhân người dân tộc thiểu số;

Cán bộ, công chức thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc;

Văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số;

Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; thiết chế văn hóa cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Doanh nghiệp, HTX, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

c) Nội dung thực hiện

- Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số: kiểm kê di sản văn hóa truyền thống, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống.

- Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.

- Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thông và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận.

- Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể.

- Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

- Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư.

Câu lạc bộ dân ca, dân vũ, dân nhạc đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pako Quảng Trị; khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập, thông tin số liệu để xây dựng câu lạc bộ; mua vật tư, nguyên vật liệu dụng cụ tài liệu phục vụ xây dựng câu lạc bộ, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ; lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn, thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, trang thiết bị, vật tư, hỗ trợ chi phí tập luyện, biểu diễn cho nghệ nhân. Chi giải thưởng cho cá nhân, tập thể, bồi dưỡng cho người phục vụ, người dẫn chương trình tại các cuộc thi văn nghệ của câu lạc bộ; tiền ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho nghệ nhân người dân tộc thiểu số; sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá văn hóa dân gian; thông tin, tuyên truyền phục vụ bảo tồn phát huy các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể.

- Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số để cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số.

- Tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; tham gia Ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa nghệ thuật các truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số theo văn bản của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Xây dựng pano cỡ lớn tại điểm du lịch cộng đồng miền núi: Sản xuất các video, clip quảng bá du lịch; tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi (Hệ thống pano, áp phích, tờ rơi; tuyên truyền trên hệ thống phát thanh truyền hình và địa phương qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo...

- Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, hỗ trợ trang thiết bị cho nhà sinh hoạt văn hóa thôn

- Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 142.229 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 123.277 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 95.080 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 28.197 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 12.328 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 9.508 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 2.820 triệu đồng);

- Vốn huy động hợp pháp khác: 6.624 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục số 06 kèm theo)

e) Phân công thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, UBND các xã thuộc Chương trình hướng dẫn và tổ chức thực hiện Dự án 6 trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

a) Mục tiêu: Cải thiện sức khoẻ của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ. Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Đối tượng:

Người dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi.

Trung tâm y tế huyện.

Cán bộ y tế, dân số; nhân viên Trung tâm y tế huyện; nhân viên trạm y tế xã, viên chức dân số xã; nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số; cô đỡ thôn bản.

c) Nội dung thực hiện

- Đầu tư cơ sở vật chất cho trung tâm y tế các huyện thuộc chương trình.

- Mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho trung tâm y tế các huyện: Thước đo chiều cao bằng gỗ; cân đồng hồ điện tử, bộ vi tính xách tay; máy chiếu màn chiếu.

- Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn: cán bộ được đào tạo 15 người; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã 22 đợt; đào tạo y học gia đình cho nhân viên trạm y tế xã 14 người; hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản 56 người; hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm 40 điểm

- Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:

Triển khai các hoạt động phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; triển khai các hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; triển khai các hoạt động chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh; triển khai các hoạt động ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý dân số; triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số: triển khai các mô hình chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số; triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em. Thực hiện tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em; thực hiện tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 14.204 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 12.913 triệu đồng (vốn sự nghiệp: 12.913 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 1.291 triệu đồng (vốn sự nghiệp: 1.291 triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục số 07 kèm theo)

e) Phân công thực hiện: Sở Y tế là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện Dự án 7 trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

a) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

b) Đối tượng: Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật.

c) Nội dung thực hiện

Nội dung 1: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em

- Xây dựng các tổ/nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng

Hướng dẫn truyền thông, vận hành, quản lý các tổ/nhóm truyền thông và tập huấn triển khai.

Thành lập và duy trì bền vững tổ/nhóm truyền thông cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số để chia sẻ, kết nối hoạt động của các Tổ truyền thông

- Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Xây dựng chương trình truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng

Xây dựng tài liệu/ấn phẩm truyền thông và số hóa tài liệu, mô hình truyền thông dưới dạng video, hình ảnh phù hợp với đối tượng, vùng miền, dân tộc để chia sẻ, lan tỏa qua các kênh thông tin trên nền tảng số.

- Hội thi/liên hoan các mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, và mua bán phụ nữ và trẻ em.

Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sáng kiến, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả thay đổi “Nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, và mua bán phụ nữ và trẻ em.

Tư liệu hóa các sáng kiến, mô hình, giải pháp hiệu quả từ Hội thi và tuyên truyền, nhân rộng tại địa phương (dưới dạng video, clip, tài liệu...).

- Triển khai 04 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Nội dung 2: Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

- Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới.

Củng cố nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới và duy trì tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản. Trên cơ sở tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản: thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản hiện có tiếp cận với các định chế tài chính chính thức; thí điểm hỗ trợ 15% thành viên của tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản hiện có phát triển sinh kế; thí điểm 29 tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản áp dụng phương pháp học tập và hành động giới.

Hướng dẫn thành lập, vận hành, quản lý tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản, hướng dẫn kết nối các chế định tài chính chính thức, phát triển sinh kế, áp dụng phương pháp học tập và hành động giới cho tổ tiết kiệm vốn vay thôn bản và tập huấn hướng dẫn triển khai.

- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản

- Củng cố nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới Địa chỉ tin cậy cộng đồng hỗ trợ bảo vệ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình.

- Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Nội dung 3. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

- Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức tập huấn hướng dẫn cán bộ huyện, xã tổ chức Đối thoại chính sách ở cấp cơ sở theo sổ tay hướng dẫn của Trung ương

Tổ chức các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn bản đặc biệt khó khăn.

Thực hiện giám sát xã hội theo chủ đề/vấn đề do Hội chủ động đề xuất, chủ trì hoặc phối hợp thực hiện.

- Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng thông qua mô hình CLB “thủ lĩnh của sự thay đổi”.

Thành lập, vận hành CLB thủ lĩnh của sự thay đổi tại trường THCS

Hướng dẫn thành lập, vận hành CLB thủ lĩnh của sự thay đổi và tập huấn hướng dẫn triển khai.

- Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong CTMTQG dân tộc thiểu số và miền núi.

Tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình MTQG theo Sổ tay hướng dẫn của TW (cho cán bộ cấp xã và thôn bản)

Thực hiện giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa bàn dự án; xây dựng hệ thống thông tin giám sát về bình đẳng giới trên nền tảng số.

Tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện Dự án 8 và thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG.

- Nâng cao năng lực cho phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử.

Tập huấn cho cán bộ nữ chủ chốt trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở cấp huyện, cấp xã về kỹ năng, kinh nghiệm vận động ứng cử vào các cơ quan dân cử.

Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ nữ chủ chốt trong quy hoạch ở cấp huyện, cấp xã tại các địa phương điển hình.

Nội dung 4. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới (LGG) cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

- Xây dựng chương trình phát triển năng lực thực hiện bình đẳng cho cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp huyện, cấp xã theo Chương trình 2 về phát triển năng lực LGG.

Tổ chức tập huấn theo Chương trình 3 về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng, gồm: cán bộ thôn bản, người có uy tín trong thôn.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 37.675 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 34.250 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương: 3.425 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

(Chi tiết tại Phụ lục số 08 kèm theo)

e) Phân công thực hiện: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, UBND các xã thuộc Chương trình hướng dẫn và tổ chức thực hiện Dự án 8 trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.

9. Dự án 9: Đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và dân tộc còn nhiều khó khăn

9.1. Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế-xã hội nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

a) Mục tiêu:

Xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với các dân tộc khác trong vùng; góp phần nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, hỗ trợ cải thiện chất lượng dân số, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng đồng và xây dựng cơ sở chính trị ở thôn bản vững mạnh.

b) Đối tượng:

Hộ dân tộc nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;

Các xã, thôn đặc biệt khó khăn có đồng bào các dân tộc thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 sinh sống ổn định thành cộng đồng.

- Phạm vi: Các hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và các xã khu vực III, các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được thụ hưởng chính sách của Tiểu dự án này thì không được thụ hưởng chính sách tại các Dự án khác của Chương trình.

c) Nội dung thực hiện

c1) Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế

Hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn cho nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn với các hộ và các nhóm cộng đồng để phát triển sản xuất (chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề phi nông nghiệp...) thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt.

c2) Nội dung số 02: Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.

- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nghề đặc sắc; thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần và hỗ trợ duy trì hoạt động đội văn nghệ ở các dân tộc Vân Kiều và Tà Ôi (Pa kô).

- Sưu tầm các loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc có khó khăn đặc thù.

- Tổ chức các lớp học truyền dạy văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Khôi phục và bảo tồn nhạc cụ, trang phục, nghề truyền thống, lễ hội truyền thống tiêu biểu của 2 dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh.

- Cấp trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng.

- Tổ chức các hoạt động thông tin truyền thông với các loại hình phong phú, đa dạng

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 126.513 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: vốn sự nghiệp: 115.012 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương: vốn sự nghiệp: 11.501 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

(Chi tiết tại Phụ lục số 09.1 kèm theo)

e) Phân công thực hiện

- Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì:

Phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh hướng dẫn Ủy ban nhân dân và Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện tổ chức thực hiện cho vay có thu hồi vốn đối với các hoạt động phát triển sản xuất.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào trên địa bàn bảo đảm không trùng lắp đối tượng, nội dung với các Dự án, Tiểu dự án khác thuộc Chương trình;

Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện các nội dung thuộc Tiểu dự án 2 đảm bảo đúng đối tượng, không trùng lặp, chồng chéo với các Chương trình, Dự án khác đang đầu tư trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất.

9.2. Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Mục tiêu:

Chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là nhóm các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn;

Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào năm 2025;

Giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao;

Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Đối tượng:

Nhóm vị thành niên, thanh niên là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn;

Các bậc cha mẹ và học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;

Nhóm phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn có tảo hôn, kết hôn cận huyết thống;

Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

Người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

c) Nội dung thực hiện

- Biên soạn, cung cấp tài liệu: tài liệu truyền thông, tài liệu tập huấn, tờ rơi, Pa nô;

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Xây dựng các chuyên mục đăng tải trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và Báo Quảng Trị.

- Tổ chức 5 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình

- Tổ chức 5 hội nghị lồng ghép, 5 buổi tọa đàm, 5 cuộc giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện hoặc xã.

- Tổ chức 15 hội thi tại huyện và các trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tìm hiểu về pháp luật về hôn nhân về kết hôn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với sự tham gia của cán bộ xã/thôn làm công tác tuyên truyền, phụ huynh, học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.

- Tổ chức 10 buổi tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình dự án mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Triển khai và duy trì 10 mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nhân rộng mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

- Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc; tổ chức mỗi năm 01 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức đoàn đi Hội thảo, tập huấn do Ủy ban Dân tộc hoặc các ngành liên quan Trung ương tổ chức.

- Quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 10.243 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 9.312 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Ngân sách địa phương: 931 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

(Chi tiết tại Phụ lục số 09.2 kèm theo)

e) Phân công thực hiện

- Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện Tiểu Dự án 2 trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất.

- Sở Y tế hướng dẫn về chuyên môn nội dung giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

10.1. Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025

a1) Nội dung 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín

- Mục tiêu: Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

- Đối tượng:

. Già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

. Các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

- Nội dung:

- Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín.

- Triển khai thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín.

- Xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn, quản lý, sử dụng lực lượng cốt cán và người có uy tín phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Tổ chức 12 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu, thông tin cho khoảng 964 lượt người có uy tín phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Tổ chức 10 cuộc hội nghị gặp mặt, tọa đàm, hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm;

- Trang bị 150 phương tiện nghe nhìn phù hợp cho người có uy tín nhằm nâng cao năng lực, khả năng tiếp nhận thông tin, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao

- Tham gia các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm theo khu vực (định kỳ 3 năm/lần).

- Cung cấp thông tin cho khoảng 964 lượt người có uy tín như: Cấp Báo Dân tộc và Phát triển với 104 kỳ/1 năm; Báo Quảng Trị với 328 kỳ/năm;

- Tổ chức các hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (2 năm/lần) các hoạt động biểu dương, tôn vinh, vinh danh đối với các điển hình tiên tiến (Già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác).

- Tổ chức 01 đợt đưa Đoàn dự biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam (5 năm/lần ở Trung ương).

- Tổ chức các hoạt động truyền thông thông qua phương tiện thông tin đại chúng (Báo đài, phát thanh, phóng sự truyền hình, Pa nô, áp phích, tờ rơi...) tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến.

- Tổ chức 4 đợt đưa Đoàn đại biểu đi giao lưu, học tập kinh nghiệm trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội theo khu vực, vùng miền.

- Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho khoảng 964 lượt người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán; Thăm hỏi, động viên người có uy tín ốm đau; Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình người có uy tín gặp khó khăn; Thăm viếng, động viên người có uy tín và thân nhân gia đình người có uy tín qua đời (khoảng 80 trường hợp/4 năm).

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Phân công thực hiện nội dung 01: Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất.

a2) Nội dung 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số

- Mục tiêu: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số và Nhân dân.

- Đối tượng:

. Người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

. Cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương;

. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

. Lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã; thôn, bản; già làng, trưởng thôn, bản, người có uy tín, các chức sắc, chức việc tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

. Doanh nghiệp, HTX, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.

- Nội dung:

- Tổ chức 5 hội nghị, lớp tập huấn tại các huyện cho cán bộ làm công tác dân tộc, huyện, xã, cán bộ thôn, các tuyên truyền viên cấp huyện, xã, thôn.

- Tổ chức 10 hội thi tìm hiểu chính sách pháp luật

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng (Báo ,đài phát thanh - truyền hình, panô, áp phích...); xây dựng chuyên mục trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và trên Báo Quảng Trị.

- Biên soạn, phát hành sách 382 cuốn sổ tay kỹ năng, hỏi đáp pháp luật; cung cấp đầu sách pháp luật

- Tổ chức 28 đợt nói chuyện chuyên đề

- Xây dựng, duy trì hoạt động 28 mô hình, câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật.

- Lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Phân công thực hiện nội dung 02: Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành và đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất.

a3) Nội dung 03. Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Mục tiêu: Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật.

- Đối tượng: Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ các cơ quan liên quan.

- Nội dung:

- Tổ chức các đợt truyền thông trực tiếp tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 140 đợt

- Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 07 lớp

- Xây dựng các chương trình trợ giúp pháp lý: 12 số chuyên mục trợ giúp pháp lý.

- Tổ chức các đợt chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng.

- Biên soạn cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý: 15.000 tờ gấp, 1.800 cẩm nang, ấn phẩm.

- Phân công thực hiện nội dung 03: Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện và UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất.

b) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 8.839 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 8.035 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Ngân sách địa phương: 804 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

(Chi tiết tại Phụ lục số 10.1 kèm theo)

10.2. Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Mục tiêu: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm của địa phương. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

b) Đối tượng:

Cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan làm công tác dân tộc từ cấp tỉnh đến huyện, xã;

Các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

c) Nội dung thực hiện

- Xây dựng các phòng họp trực tuyến phục vụ công tác điều hành của Ủy ban dân tộc và Chương trình MTQG tại Ban Dân tộc và UBND 2 huyện.

- Rà soát, nâng cấp và xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng kinh tế - xã hội - môi trường các địa phương phục vụ việc giám sát, đánh giá Chương trình MTQG đồng thời phục vụ công tác lập kế hoạch phát triển, thu hút đầu tư các địa phương.

- Số hóa các tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể điển hình.

- Lắp đặt và hướng dẫn sử dụng hệ thống cảnh báo thiên tai vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hướng dẫn về chuyển đổi số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 18.072 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 16.429 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 13.152 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 3.277 triệu đồng);

- Ngân sách địa phương: 1.643 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 1.315 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 328 triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục số 10.2 kèm theo)

e) Phân công thực hiện

- Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai các nội dung theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc; tổng hợp báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất.

- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiu số ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh hướng dẫn thực hiện nội dung “Htrợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

10.3. Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

a) Mục tiêu: Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo Chương trình thực hiện đạt được mục tiêu đề ra.

b) Đối tượng:

Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Người dân trên địa bàn thụ hưởng Chương trình.

c) Nội dung thực hiện

- Xây dựng khung kết quả của Chương trình

- Thí điểm, tập huấn và vận hành phần mềm giám sát đánh giá, đảm bảo thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin giám sát và đánh giá phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý Chương trình.

- Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho các địa phương gồm cả cơ quan chủ trì và các sở, ngành tham gia tổ chức thực hiện Chương trình.

- Tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình.

- Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng; tổ chức giám sát phản biện chính sách xã hội của Chương trình.

- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tại các địa phương.

d) Vốn và cơ cấu nguồn vốn: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025: 4.354 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 3.958 triệu đồng (vốn sự nghiệp);

- Ngân sách địa phương: 396 triệu đồng (vốn sự nghiệp).

(Chi tiết tại Phụ lục số 10.3 kèm theo)

e) Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, UBND các xã thuộc Chương trình tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất.

VI. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN

1. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước

- UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua Nghị quyết về bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách tỉnh được xác định để thực hiện Kế hoạch, các Sở, ngành, địa phương liên quan rà soát hàng năm để thực hiện bước chuẩn bị đầu tư và đề xuất kế hoạch vốn cụ thể cho từng năm và năm tiếp theo theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định liên quan của tỉnh.

- Tập trung ưu tiên bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện Kế hoạch. Đồng thời, quản lý chặt chẽ nguồn vốn để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, không để lãng phí, thất thoát, sai phạm.

2. Đối với nguồn vốn tín dụng

- Ngoài nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được Trung ương bố trí đối với tỉnh Quảng Trị, tỉnh có cơ chế, chính sách ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách tỉnh để thực hiện các nội dung cụ thể theo Kế hoạch được phê duyệt, trong đó có cơ chế ưu tiên về bố trí nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng CSXH để triển khai thực hiện Kế hoạch, với các nội dung chính là hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và hỗ trợ về nhà ở.

- Ưu tiên tập trung vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia cho một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào các xã, thôn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, giải quyết việc làm... và hỗ trợ các hộ dân đầu tư phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, phát triển các trang trại, phát triển sản phẩm thương hiệu Quảng Trị.

- Tăng cường sử dụng nguồn vốn tín dụng theo các chính sách tín dụng, phát triển tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới... để hỗ trợ đầu tư phát triển tại các địa bàn thuộc phạm vi của Kế hoạch.

- Việc thực hiện các chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng phải gắn với kiểm tra, hướng dẫn chi tiết việc quản lý, sử dụng, để phát huy tốt nhất hiệu quả của nguồn vốn.

3. Đối với nguồn vốn từ đầu tư của các doanh nghiệp

- Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu để kêu gọi, thu hút đầu tư; có phương án tích tụ, tạo quỹ đất và mặt bằng để thu hút đầu tư vào địa bàn thuộc phạm vi của Kế hoạch. Nghiên cứu có chính sách hỗ trợ riêng đối với từng dự án cụ thể khi đầu tư vào địa bàn này.

- Tổ chức các chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư, tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, đúng quy định vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Có cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp, sản xuất, chế, biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số và gắn bó lâu dài với địa phương.

4. Đối với nguồn vốn xã hội hóa và người dân đóng góp

- Thực hiện việc phân công các Sở, ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ các địa phương, đồng thời kêu gọi các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ các địa phương thuộc phạm vi của Kế hoạch.

- Tuyên truyền, kêu gọi, vận động cộng đồng, người dân ngay tại các địa phương thuộc phạm vi của Kế hoạch có trách nhiệm tích cực, chủ động tham gia đóng góp nhân lực, vật lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất và thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch. Phát huy vốn tự có, vốn tích lũy trong nhân dân để đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn xã hội hóa phải được thực hiện đảm bảo đúng mục đích, khách quan, công khai, minh bạch và có hiệu quả.

5. Vốn lồng ghép khác: Xác định cụ thể các nguồn vốn có cùng mục tiêu (vốn nông thôn mới, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững...) để lồng ghép thực hiện Kế hoạch cho cả giai đoạn và hàng năm.

6. Bên cạnh nguồn kinh phí đã được phê duyệt trong kế hoạch này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương chủ động tham mưu, bố trí, huy động, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch này.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa, chỉ đạo, triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp, đánh giá kết quả và điều phối chung việc triển khai thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cho giai đoạn 5 năm (2021 - 2025) và hàng năm, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu, tiến độ, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu bố trí, phân bổ, quản lý nguồn vốn ngân sách tỉnh thực hiện Kế hoạch cho giai đoạn trung hạn (2021 - 2025) và hàng năm thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan tham mưu huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ theo nội dung Kế hoạch.

- Chủ trì hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thực hiện chế độ thông tin, báo cáo. Đồng thời, tổng hợp, đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện Kế hoạch theo định kỳ, tổng kết kế hoạch vào năm 2025 và đề xuất cơ chế, chính sách tiếp tục thực hiện cho giai đoạn 2026 - 2030.

- Chủ trì tham mưu, triển khai thực hiện Dự án 1; Dự án 2; Nội dung số 01 của Tiểu dự án 1 (Dự án 4); Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 4 của Dự án 5; Dự án 9; Dự án 10; của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu, bố trí vốn đầu tư ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh theo cơ cấu nguồn vốn đã được xác định cụ thể cho cả giai đoạn và hàng năm.

- Tham mưu bố trí các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án, đề án, chính sách có cùng mục tiêu để thực hiện Kế hoạch.

- Hướng dẫn cụ thể việc lập kế hoạch, bố trí, quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định có liên quan của Trung ương, của tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Tổng hợp kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong phương án dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) thực hiện Chương trình cho các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở đề xuất của Ban Dân tộc tỉnh.

- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định hiện hành.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình; Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo Kế hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi của Kế hoạch, gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo kế hoạch của tỉnh.

- Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số và gắn bó lâu dài với địa phương.

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện và lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất ở địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi của Kế hoạch.

- Phối hợp với các địa phương chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt đối với từng xã, thôn thuộc phạm vi của Kế hoạch. Hướng dẫn việc triển khai và nhân rộng các vườn mẫu nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch.

- Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Tiểu Dự án 2 của Dự án 3 (trừ nội dung hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.

5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì tham mưu cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này; Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thông tin và truyền thông về giảm nghèo, đánh giá thực trạng, xây dựng lộ trình, giải pháp cụ thể để nhân rộng mô hình giảm nghèo nhằm đạt được mục tiêu Kế hoạch đã đề ra.

- Chủ trì tổ chức, hướng dẫn các địa phương mở các lớp đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động nông thôn; tham mưu cụ thể hóa và thực hiện kế hoạch đào tạo, dạy nghề cho lao động người dân tộc thiểu số, lao động tại các địa phương thuộc phạm vi của Kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025.

- Hàng năm hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch lập dự toán kinh phí mở các lớp đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số; tổng hợp kế hoạch trình UBND tỉnh; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh.

- Chủ trì tham mưu thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các địa phương đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giáo dục, chuẩn hóa về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đối với các xã, thôn thuộc phạm vi Kế hoạch.

- Tiếp tục tham mưu, thực hiện tốt việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp, phân loại học sinh ở bậc học THCS, THPT để định hướng học tập, định hướng nghề nghiệp cho phù hợp; Chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống trường phổ thông bán trú ở xã, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú ở huyện, tỉnh.

- Tham mưu thực hiện cơ chế, phương án tuyển sinh đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

- Chủ trì tham mưu thực hiện Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2025.

7. Sở Y tế

- Chủ trì tham mưu thực hiện việc duy trì, nâng cấp, phát huy hiệu quả hoạt động của các trạm y tế xã tại các xã, thôn thuộc phạm vi Kế hoạch.

- Tham mưu, đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách để duy trì và nâng cao tỷ lệ người dân tại các xã, thôn thuộc phạm vi của Kế hoạch tham gia bảo hiểm y tế, nhất là sau khi đã ra khỏi diện đặc biệt.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thuộc phạm vi của Kế hoạch đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch theo quy định.

- Chủ trì tham mưu thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

8. Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch

- Chủ trì tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, gắn với phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa truyền thống của đồng bào tại các xã, thôn thuộc phạm vi của Kế hoạch; tham mưu lựa chọn đưa các xã, thôn thuộc Kế hoạch vào tham gia các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thuộc phạm vi Kế hoạch tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà văn hóa xã, thôn theo mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Chủ trì hướng dẫn, xây dựng, hoàn thiện các quy định về thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Phối hợp với các địa phương quảng bá, kết nối các điểm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Xây dựng Kế hoạch bảo tồn, khôi phục và phát huy các môn thể thao dân tộc tỉnh Quảng Trị góp phần thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ giải pháp của Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp Ban Dân tộc tỉnh tham mưu thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

9. Sở Giao thông Vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, các cơ quan liên quan thực hiện có hiệu quả Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) - Dự án thành phần tỉnh Quảng Trị” theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 19/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã xây dựng và tổ chức thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đối với các xã, thôn thuộc phạm vi Kế hoạch này.

10. Sở Công thương

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thuộc phạm vi Đề án về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tạo và liên kết thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu cơ chế, chính sách để phát triển hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn miền núi của tỉnh.

- Tham mưu chỉ đạo thực hiện việc bảo trì, nâng cấp hệ thống điện để đảm bảo cho các hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và điện an toàn từ các nguồn theo Đề án đã được phê duyệt.

- Chủ trì tham mưu thực hiện hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nội dung số 3, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 và Nội dung số 02, Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2025.

11. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách của nhà nước, của tỉnh đảm bảo đồng bộ với các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ để khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa cho người dân thuộc địa bàn thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ của tỉnh; tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

12. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thuộc phạm vi Kế hoạch đầu tư và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông theo mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Rà soát, hướng dẫn các địa phương tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông ở cơ sở; xóa các vùng lõm về sóng điện thoại di động, đảm bảo tất cả các xã, thôn thuộc phạm vi Kế hoạch xem được truyền hình Việt Nam và truyền hình Quảng Trị.

- Phối hợp thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2025.

13. Sở Tư pháp

- Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi của Kế hoạch.

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với địa bàn các xã, thôn thuộc Kế hoạch này.

- Chủ trì tham mưu thực hiện Nội dung số 03, Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

14. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em:

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em:

- Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị:

- Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

- Chủ trì tham mưu thực hiện Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

15. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn triển khai nội dung Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc tiểu Dự án 2, của Dự án 10.

16. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Trị

- Tham mưu, bố trí đủ nguồn vốn cho các đối tượng được vay vốn phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, làm nhà ở, tạo quỹ đất sản xuất, đất ở chuyển đổi nghề... đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch.

- Đề xuất các giải pháp đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn vay trong phạm vi của Kế hoạch.

17. Các sở, ban, ngành của tình

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, phối hợp thực hiện Kế hoạch này.

- Tăng cường công tác phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch theo nhiệm vụ được giao.

18. Đề nghị Ủy ban UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

- Phối hợp tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm và sự vào cuộc với vai trò chủ thể của đoàn viên, hội viên và nhân dân trong tham gia thực hiện Kế hoạch.

- Thực hiện tốt vai trò giám sát phản biện trong quá trình thực hiện Kế hoạch, từ đó kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.

- Phát huy sự tham gia của cộng đồng, người dân và vai trò giám sát cộng đồng trong thực hiện ngay từ bước lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng các công trình, dự án thuộc Kế hoạch.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện; tuyên truyền huy động các nguồn lực, nhân rộng các gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Kế hoạch và phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Phối hợp thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình trong Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

19. UBND các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ

- Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý.

- Căn cứ Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện chủ động xây dựng Kế hoạch của cấp huyện, báo cáo cấp ủy, HĐND cùng cấp để thống nhất, phê duyệt, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Kế hoạch và tình hình cụ thể tại địa phương.

- Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, lộ trình, giải pháp cụ thể chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị tại địa phương trong thực hiện Kế hoạch; Chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển đội ngũ cán bộ ở địa phương để đáp ứng tốt yêu cầu công tác.

- Chủ động huy động, thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách có cùng mục tiêu trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch.

- Thực hiện tốt bước lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, hỗ trợ đối với các chương trình, dự án, nội dung cụ thể được phê duyệt; Quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện và phát huy hiệu quả sau đầu tư, hỗ trợ.

- Thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch, kịp thời giải quyết, kiến nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch từ cơ sở; Định kỳ sơ, tổng kết, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021- 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc hoặc phát sinh, yêu cầu gửi Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét./.

 

KẾ HOẠCH

VỐN NGÂN SÁCH 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KT-XH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Dự án, Tiểu dự án

Dự kiến kế hoạch vốn 5 năm

Ghi chú

Tổng số

NSTW

NSĐP

Vốn vay tín dụng

Vốn huy động hợp pháp khác

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

TỔNG CỘNG

1.680.269

735.782

742.077

73.578

74.208

30.000

24.624

 

I

Dự án 1: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước SH

268.466

166.394

45.848

16.639

4.585

25.000

10.000

 

II

Dự án 2: Quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư những nơi cần thiết

134.670

81.769

36.113

8.177

3.611

 

5.000

 

III

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

351.992

0

312.720

0

31.272

5.000

3.000

 

1

Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

242.266

 

220.242

 

22.024

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

109.726

 

92.478

 

9.248

5000

3.000

 

3

Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

0

 

 

 

 

 

 

 

IV

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và MN và các đơn vị sự nghiệp công lĩnh vực dân tộc

407.046

334.571

35.471

33.457

3.547

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

407.046

334.571

35.471

33.457

3.547

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc

0

 

 

0

 

 

 

 

V

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

155.966

44.816

96.971

4.482

9.697

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

67.628

44.816

16.664

4.482

1.666

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

14.691

 

13.355

0

1.336

 

 

 

3

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

51.615

 

46.923

0

4.692

 

 

 

4

Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

22.032

 

20.029

0

2.003

 

 

 

VI

Dự án 6: bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

142.229

95.080

28.197

9.508

2.820

 

6.624

 

VII

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng Trẻ em

14.204

 

12.913

0

1.291

 

 

 

VIII

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

37.675

 

34.250

0

3.425

 

 

 

IX

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm DTTS còn nhiều khó khăn

136.756

-

124.324

-

12.432

-

-

 

1

Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

126.513

 

115.012

0

11.501

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

10.243

 

9.312

0

931

 

 

 

X

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện các Chương trình

31.264

13.152

15.270

1.315

1.527

-

-

 

1

Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030

8.839

 

8.035

0

804

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

18.072

13.152

3.277

1.315

328

 

 

 

3

Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

4.354

 

3.958

0

396

 

 

 

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 01

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 1: GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THIẾU ĐẤT Ở, NHÀ Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Mục tiêu, nhiệm v

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Vốn vay tín dụng

Vốn huy động

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%

Huy động, lồng ghép

Dân đóng góp

Đất ở (Hộ)

Nhà ở (Hộ)

Đất sản xuất (Hộ)

Chuyển đổi nghề (Hộ)

Nước sinh hoạt tập trung (Công trình)

Nước sinh hoạt phân tán (Hộ)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Tổng cộng

642

1.643

966

1.216

40

2.675

268.466

166.394

45.848

16.639

4.585

25.000

10.000

57.947

48.097

4.582

4.810

458

 

 

I

Cấp tnh

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

 

-

-

-

-

-

 

 

II

Cấp huyện

642

1.643

966

1.216

40

2.675

209.518

166.394

45.848

16.639

4.585

 

 

57.947

48.097

4.582

4.810

458

 

 

1

Hướng Hóa

250

806

656

150

11

483

129.872

88.490

29.575

8.849

2.958

 

 

31.386

25.578

2.955

2.558

296

 

 

2

Đakrông

347

571

121

654

6

1.695

66.325

54.605

5.690

5.461

569

 

 

17.987

15.783

569

1.578

57

 

 

3

Cam Lộ

5

22

17

38

 

67

 

1.656

62

166

6

 

 

534

479

6

48

1

 

 

4

Gio Linh

29

175

157

364

5

350

 

12.941

7.112

1.294

711

 

 

4.897

3.741

711

374

71

 

 

5

Vĩnh Linh

11

69

15

10

18

80

13.322

8.702

3.409

870

341

 

 

3.143

2.516

341

252

34

 

 

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng công trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 02

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 2: QUY HOẠCH, SẮP XẾP, BỐ TRÍ, ỔN ĐỊNH DÂN CƯ Ở NHỮNG NƠI CẦN THIẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(m theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Số dự án

Tổng cộng

NSTW

NSĐP

Vốn huy động khác

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

A

Thực hiện các dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại những nơi cần thiết

11

87.130

81.769

-

8.177

-

 

16.190

14.718

-

1.472

-

I

Huyện Hướng Hóa

6

28160

28160

 

2816

 

 

5.576

5.069

 

507

 

1

Đầu tư xây dựng Khu tái định cư tập trung xã Húc

 

5.126

4660

 

466

 

 

990

900

 

90

 

2

Đầu tư xây dựng Khu tái định cư tập trung xã Ba Tầng

 

5.500

5000

 

500

 

 

990

900

 

90

 

3

Đầu tư xây dựng Khu tái định cư tập trung xã Hướng Lập

 

5.500

5000

 

500

 

 

990

900

 

90

 

4

Đầu tư xây dựng Khu tái định cư tập trung xã Xy

 

4.950

4500

 

450

 

 

956

869

 

87

 

5

Đầu tư xây dựng Khu tái định cư tập trung Bản Ka Túp, thị trấn Lao Bảo

 

4.400

4000

 

400

 

 

770

700

 

70

 

6

Đầu tư xây dựng Khu tái định cư tập trung xã Hướng Sơn

 

5.500

5000

 

500

 

 

880

800

 

80

 

II

Huyện Đakrông

4

49.091

44628

 

4463

 

 

8.836

8.033

 

803

 

1

ĐCĐC xã Hướng Hiệp

 

12.496

11360

 

1136

 

 

4.400

4000

 

400

 

2

ĐCĐC xã Ba Nang

 

9.999

9090

 

909

 

 

-

 

 

-

 

3

ĐCĐC xã A Vao

 

14.098

12816

 

1282

 

 

-

 

 

-

 

4

ĐCĐC xã Tà Long

 

12.498

11362

 

1136

 

 

4.436

4033

 

403

 

III

Huyện Vĩnh Linh

1

9.879

8981

 

898

 

 

1.778

1616

 

162

 

1

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại thôn Cù Bạc, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh

 

9.879

8981

 

898,1

 

 

1778

1616

 

162

 

B

Thực hiện các dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại những nơi cần thiết

23

39.725

 

36.113

 

3.612

 

-

 

2.373

 

237

1

Huyện Hướng Hóa

9

18.152

 

16.502

 

1.650

 

-

 

1.084

 

108

2

Huyện Đakrông

13

20.044

 

18.222

 

1.822

 

-

 

1.197

 

120

3

Huyện Vĩnh Linh

1

1.529

 

1.389

 

140

 

-

 

92

 

9

Tổng cộng

 

134.670

81.769

36.113

8.177

3.611

5.000

16.190

14.718

2.373

1.472

237

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 03.1

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 3: TIỂU DỰ ÁN 1: PHÁT TRIỂN/KINH TẾ NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GẮN VỚI BẢO VỆ RỪNG VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Ghi chú

Số lượng

Dự kiến vốn (tr.đ)

Dự kiến vốn (tr.đ)

Tổng

Vốn SN

Vốn SN đối ứng địa phương

Vốn vay

Vốn huy động khác

Tổng

Vốn SN

Vốn SN đối ứng địa phương

Vốn vay

Vốn huy động khác

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

6

 

7

8

9

I

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

 

 

242.266

220.242

22.024

 

 

16.337

14.852

1.485

 

 

 

1

Hỗ trợ khoản bảo vệ rừng

ha

260.330

 

 

 

 

 

14.626

13.297

1.330

 

 

 

1.1

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa

ha

 

 

 

 

 

 

4.292

3.902

390

 

 

Năm 2022 hỗ trợ trong 12 tháng

1.2

Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

ha

 

 

 

 

 

 

3.533

3 212

321

 

 

1.3

Ban QL rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông

ha

 

 

 

 

 

 

2.707

2.461

246

 

 

1.4

Ban QL rừng phòng hộ LVS Bến Hải

ha

 

 

 

 

 

 

2.476

2.251

225

 

 

1.5

Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh

ha

 

 

 

 

 

 

0

 

0

 

 

1.6

Huyện Hướng Hóa

ha

 

 

 

 

 

 

834

759

76

 

 

Năm 2022 hỗ trợ trong 6 tháng

1.7

Huyện Đakrông

ha

 

 

 

 

 

 

759

690

69

 

 

1.8

Huyện Vĩnh Linh

ha

 

 

 

 

 

 

24

22

2

 

 

1.9

Huyện Gio Linh

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

ha

27.800

 

 

 

 

 

1.711

1.555

156

 

 

 

2.1

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Ban QL rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Ban QL rừng phòng hộ LVS Bến Hải

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Huyện Hướng Hóa

ha

 

 

 

 

 

 

581

528

53

 

 

Năm 2022 hỗ trợ trong 12 tháng

2.6

Huyện Đakrông

ha

 

 

 

 

 

 

1.130

1.027

103

 

 

2.7

Huyện Gio Linh

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung

ha

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

ha

840

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Trồng rừng phòng hộ

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Trợ cấp gạo trồng rừng cho hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ

tấn

1.209

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 03.2

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 3: TIỂU DỰ ÁN 2: HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ, VÙNG TRỒNG DƯỢC LIỆU QUÝ, THÚC ĐẨY KHỞI SỰ KINH DOANH, KHỞI NGHIỆP VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Vốn huy động, lồng ghép

Vốn vay

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Tổng cộng

109.726

-

92.478

-

9.248

3.000

5.000

10.166

-

9.242

-

924

I

Cấp tỉnh

32.918

 

27.743

 

2.774

 

 

3.049

-

2.772

-

277

1

Ban Dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

508

 

462

 

46

2

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

2.033

 

1.848

-

185

3

Sở Công Thương

 

 

 

 

 

 

 

508

 

462

 

46

II

Cấp huyện

76.808

 

64.735

 

6.473

 

 

7.117

-

6.470

-

647

1

Hướng Hóa

36.785

 

33.441

 

3.344

 

 

3.676

 

3.342

-

334

2

Đakrông

28.399

 

25.817

 

2.582

 

 

2.838

 

2.580

 

258

3

Cam Lộ

261

 

237

 

24

 

 

26

 

24

 

2,4

4

Gio Linh

1.706

 

1.551

 

155

 

 

171

 

155

 

15,5

5

Vĩnh Linh

4.058

 

3.689

 

369

 

 

406

 

369

 

36,9

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 4: TIỂU DỰ ÁN 1: ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT YẾU, PHỤC VỤ SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Số lượng (C/trình)

Tổng cộng

NSTW

Tổng

NSĐP

Số lượng (C/trình)

Tổng cộng

NSTW

Tổng cộng

NSĐP

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Tổng cộng

274

370.042

334.571

35.471

37.004

33.457

3.547

93

63.768

60.223

3.545

6.377

6.022

355

I

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đi sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi

 

334.571

334.571

 

33.457

33.457

 

 

60.223

60.223

 

6.022

6.022

 

1

Huyện Hướng Hóa

161

174.183

174.183

 

17.418

17.418

 

45

31.353

31.353

 

3.135

3.135

 

2

Huyện Đakrông

88

124.312

124.312

 

12.431

12.431

 

41

22.376

22.376

 

2.238

2.238

 

3

Huyện Cam Lộ

3

1.433

1.433

 

143

143

 

1

258

258

 

26

26

 

4

Huyện Gio Linh

12

10.443

10.443

 

1.044

1.044

 

4

1.880

1.880

 

188

188

 

5

Huyện Vĩnh Linh

10

24.200

24.200

 

2.420

2.420

 

2

4.356

4.356

 

436

436

 

II

Duy tu bảo dưỡng công trình

 

35.471

 

35.471

3.547

 

3.547

 

3.545

 

3.545

355

 

355

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 05

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 5: PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

155.966

44.816

96.971

4.482

9.697

20.368

8.067

9.691

807

1.803

I

Cấp tỉnh

55.888

-

50.807

-

5.081

6.419

 

5.077

 

1.342

1

Ban Dân tộc

14.688

 

13.353

 

1.335

1.467

 

1.334

 

133

2

Sở Giáo Dục và Đào tạo

20.554

 

18.685

-

1.869

2.054

 

1.867

 

187

6

Sở Lao động TBXH

20.646

 

18.769

-

1.877

2.064

 

1.876

 

188

II

Cấp huyện

100.078

44.816

46.164

4.482

4.616,4

13.949

8.067

4.614

807

461

1

Huyện Hướng Hóa

46.592

20.174

22.182

2.017

2.218

6.433

3.631

2.217

363

222

2

Huyện Đakrông

33.743

16.188

14.487

1.619

1.449

4.798

2.914

1.448

291

145

3

Huyện Cam Lộ

694

 

631

 

63

66

 

60

 

6

4

Huyện Gio Linh

4.173

 

3.794

 

379

420

 

382

 

38

5

Huyện Vĩnh Linh

14.876

8.454

5.070

845

507

2.232

1.522

507

152

51

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 05.1

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 5 TIỂU DỰ ÁN 1: ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG, CỦNG CỐ PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ; TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ; TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ HỌC SINH BÁN TRÚ VÀ XÓA MÙ CHỮ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Số lượng

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Tổng cộng

 

67.628

44.816

16.664

4.482

1.666

10.705

8.067

1.665

807

167

I

Cấp tỉnh

 

7.333

-

6.666

-

667

733

-

666

-

67

1

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

7.333

 

6.666

-

667

733

 

666

-

67

II

Cấp huyện

 

60.295

44.816

9.998

4.482

1.000

9.973

8.067

999

807

100

1

Huyện Hướng Hóa

 

25.277

20.174

2.805

2.017

281

 

3.631

280

363

28

2

Huyện Đakrông

 

23.201

16.188

4.904

1.619

490

 

2.914

490

291

49

3

Huyện Cam Lộ

 

264

 

240

-

24

 

 

24

-

2

4

Huyện Gio Linh

 

1.176

 

1.069

-

107

 

 

107

-

11

5

Huyện Vĩnh Linh

 

10.377

8.454

980

845

98

 

1.522

98

152

10

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 05.2

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 5 TIỂU DỰ ÁN 2: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC; ĐÀO TẠO DỰ BỊ ĐẠI HỌC, ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Tổng cộng

14.691

 

13.355

 

1.336

1.469

 

1.335

 

134

1

Ban Dân tộc

1.470

 

1.336

 

134

 

 

135

 

14

2

Sở Giáo dục và Đào tạo

13.221

 

12.019

 

1.202

 

 

1.200

 

120

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 05.3

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 5 TIỂU DỰ ÁN 3: DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Tổng cộng

51.615

-

46.923

-

4.692

5.029

-

4.689

-

340

I

Cấp tỉnh

20.646

-

18.769

-

1.877

2.064

-

1.876

-

188

1

Sở Lao động TBXH

20.646

 

18.769

 

1.877

2.064

 

1.876

 

188

II

Cấp huyện

30.969

-

28.154

-

2.815

3.094

 

2.813

 

281

1

Huyện Hướng Hóa

16.818

 

15.289

 

1.529

1.681

 

1.528

 

153

2

Huyện Đakrông

7.207

 

6.552

 

655

721

 

655

 

66

3

Huyện Cam Lộ

400

 

364

 

36

40

 

36

 

4

4

Huyện Gio Linh

2.699

 

2.454

 

245

270

 

245

 

25

5

Huyện Vĩnh Linh

3.845

 

3.495

 

350

384

 

349

 

35

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 05.4

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 5 TIỂU DỰ ÁN 4: ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CỘNG ĐỒNG VÀ CÁN BỘ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH Ở CÁC CẤP CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN 1: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP

Tổng cộng

NSTW

NSĐP

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

22.032

-

20.029

-

2.003

1.320

-

2.002

-

200

I

Cấp tỉnh

13.219

-

12.017

-

1.202

1.320

-

1.200

-

120

1

Ban Dân tộc

13.219

 

12.017

 

1.202

1.320

 

1.200

 

120

II

Cấp huyện

8.813

-

8.012

-

801

-

-

802

-

80

1

Huyện Hướng Hóa

4.497

 

4.088

 

409

 

 

409

 

41

2

Huyện Đakrông

3.334

 

3.031

 

303

 

 

303

 

30

3

Huyện Cam Lộ

30

 

27

 

3

 

 

 

 

-

4

Huyện Gio Linh

298

 

271

 

27

 

 

30

 

3

5

Huyện Vĩnh Linh

655

 

595

 

60

 

 

60

 

6

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 06

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 6: BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP

Vốn huy động khác

Tổng cộng

NSTW

NSĐP

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Tổng cộng

142.229

95.080

28.197

9.508

2.820

6.624

21.923

17.158

2.772

1.716

277

I

Cấp tỉnh

12.406

-

11.278

-

1.128

 

1.220

-

1.109

-

111

1

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

12.406

 

11.278

-

1.128

 

1.220

 

1.109

 

111

II

Cấp huyện

123.199

95.080

16.919

9.508

1.692

 

20.703

17.158

1.663

1.716

166

1

Huyện Hướng Hóa

64.104

51.742

6.534

5.174

653

 

9.822

8.286

643

829

64

2

Huyện Đakrông

52.318

40.712

6.850

4.071

685

 

8.822

7.347

673

735

67

3

Huyện Cam Lộ

626

-

569

-

57

 

62

-

56

-

6

4

Huyện Gio Linh

3.533

2.101

1.111

210

111

 

1.220

1.000

109

100

11

5

Huyện Vĩnh Linh

2.618

525

1.855

53

186

 

778

525

182

53

18

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 07

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 7 CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN, NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TẦM VÓC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ; PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP

Tổng cộng

NSTW

NSĐP

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

14.204

-

12.913

-

1.291

1.383

-

1.257

-

126

1

Huyện Hướng Hóa

6.886

 

6.260

 

626

670

 

609

 

61

2

Huyện Đakrông

5.585

 

5.077

 

508

543

 

494

 

49

3

Huyện Gio Linh

482

 

438

 

44

47

 

43

 

4

4

Huyện Vĩnh Linh

1.252

 

1.138

 

114

122

 

111

 

11

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 08

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 8: THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

37.675

-

34.250

-

3.425

3.765

-

3.423

-

342

I

Cấp tỉnh

18.838

-

17.125

-

1.713

1.882

-

1.711

-

171

1

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

18.838

 

17.125

-

1.713

 

 

1.711

 

171

II

Cấp huyện, thành phố

18.837

-

17.125

-

1.712

1.883

-

1.712

-

171

1

Huyện Hướng Hóa

9.881

 

8.983

-

898

988

 

898

 

90

2

Huyện Đakrông

6.876

 

6.251

-

625

688

 

625

 

63

3

Huyện Cam Lộ

115

 

105

 

10

11

 

10

 

1

4

Huyện Gio Linh

578

 

525

-

53

58

 

53

 

5

5

Huyện Vĩnh Linh

1.387

 

1.261

-

126

139

 

126

 

13

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 09.1

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 9: TIỂU DỰ ÁN 1: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHÓM DÂN TỘC CÒN GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

-

126.513

115.012

-

11.501

12.639

 

11.490

-

1.149

1

Hướng Hóa

 

60.787

55.261

 

5.526

6.073

 

5521

 

552

2

Đakrông

 

56.621

51.474

 

5.147

5.656

 

5142

 

514

3

Cam Lộ

 

-

 

 

 

-

 

 

 

0

4

Gio Linh

 

4.918

4.471

 

447

492

 

447

 

45

5

Vĩnh Linh

 

4.187

3.806

 

381

418

 

380

 

38

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 09.2

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 9: TIỂU DỰ ÁN 2: GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN 1: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

 

Năm 2022

Hộ có khó khăn đặc thù

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Hộ có khó khăn đặc thù

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

 

10.244

-

9.312

 

932

 

512

 

931

-

94

I

Cấp tỉnh

 

5.122

 

4.656

 

466

 

512

 

465

 

47

 

Ban Dân tộc

 

5.122

-

4.656

 

466

 

512

 

465

 

47

II

Cấp huyện

 

5.122

 

4.656

 

466

 

0

 

466

-

47

1

Hướng Hóa

 

1.307

 

1.188

 

119

 

 

 

119

 

12

2

Đakrông

 

1.308

 

1.189

 

119

 

 

 

119

 

12

3

Cam Lộ

 

849

 

772

 

77

 

 

 

77

 

8

4

Gio Linh

 

891

 

810

 

81

 

 

 

81

 

8

5

Vĩnh Linh

 

767

 

697

 

70

 

 

 

70

 

7

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 10.1

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 10: TIỂU DỰ ÁN 1: BIỂU DƯƠNG, TÔN VINH ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN; PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Mục tiêu, nhiệm vụ

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Mục tiêu, nhiệm vụ

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Mục tiêu 1 (xã)

Mục tiêu 2 (thôn)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Mục tiêu 1 (xã)

Mục tiêu 2 (thôn)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

 

 

8.839

 

8.035

-

804

-

-

883

-

803

-

80

I

Cấp tỉnh

 

 

5.303

 

4.821

-

482

 

 

530

-

482

-

48

1

Ban Dân tộc tỉnh

 

 

3.182

 

2.893

 

289

 

 

310

-

282

 

28

2

Sở Tư pháp

 

 

1.061

 

964

 

96

 

 

110

-

100

 

10

3

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

1.061

 

964

 

96

 

 

110

-

100

 

10

II

Cấp huyện

 

 

3.535

 

3.214

-

321

 

 

353

-

321

-

32

1

Hướng Hóa

 

 

1.711

 

1.555

 

156

 

 

172

-

156

 

16

2

Đakrông

 

 

1.368

 

1.244

 

124

 

 

136

-

124

 

12

3

Cam Lộ

 

 

-

 

 

 

-

 

 

-

-

 

 

-

4

Gio Linh

 

 

114

 

104

 

10

 

 

11

-

10

 

1

5

Vĩnh Linh

 

 

342

 

311

 

31

 

 

34

-

31

 

3

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 10.2

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 10: TIỂU DỰ ÁN 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Mục tiêu, nhiệm vụ

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Mục tiêu, nhiệm vụ

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Mục tiêu 1 (xã)

Mục tiêu 2 (thôn)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Mục tiêu 1 (xã)

Mục tiêu 2 (thôn)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

-

-

18.072

13.152

3.277

1.315

328

-

-

2.882

2.367

328

166

21

I

Cấp tỉnh

 

 

12.470

9.206

2.130

921

213

-

-

2.057

1.657

213

166

21

1

Ban Dân tộc

 

 

10.487

9.206

328

921

33

 

 

1.859

1.657

33

166

3

2

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

1.441

 

1.310

-

131

 

 

-

 

 

-

-

3

Liên Minh Hợp tác xã tỉnh

 

 

541

 

492

-

49

 

 

198

 

180

-

18

II

Cấp huyện

-

-

5.602

3.946

1.147

395

115

-

-

825

710

115

-

-

1

Huyện Hướng Hóa

 

 

2.720

1.916

557

192

56

 

 

401

345

56

 

 

2

Huyện Đakrông

 

 

2.156

1.519

441

152

44

 

 

317

273

44

 

 

3

Huyện Cam Lộ

 

 

-

 

 

-

-

 

 

-

 

 

 

 

4

Huyện Gio Linh

 

 

182

128

37

13

4

 

 

27

23

4

 

 

5

Huyện Vĩnh Linh

 

 

545

383

112

38

11

 

 

80

69

11

 

 

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.

 

PHỤ LỤC 10.3

KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 10: TIỂU DỰ ÁN 3: KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ, ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Mục tiêu, nhiệm vụ

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Mục tiêu, nhiệm vụ

Tổng cộng

NSTW

NSĐP (10%)

Mục tiêu 2 (xã)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

Mục tiêu 1 (xã)

Mục tiêu 2 (thôn)

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

 

Tổng cộng

-

-

4.354

 

3.958

-

396

-

-

426

-

395

-

40

I

Cấp tỉnh

 

 

3.655

 

3.166

-

489

-

-

347

-

315

-

32

 

Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

 

 

3.483

 

3.166

-

317

 

 

347

-

315

0

32

1

Ban Dân tộc

 

 

1.730

 

1.573

-

157

 

 

172

-

156

-

16

2

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

165

 

150

-

15

 

 

17

-

15

-

2

3

Sở Tài Chính

 

 

165

 

150

 

15

 

 

17

-

15

 

2

4

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

132

 

120

 

12

 

 

13

-

12

 

1

5

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

 

 

110

 

100

 

10

 

 

11

-

10

 

1

6

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

 

110

 

100

 

10

 

 

11

-

10

 

1

7

Sở Y tế

 

 

132

 

120

 

12

 

 

13

-

12

 

1

8

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

110

 

100

 

10

 

 

11

-

10

 

1

9

Sở Công thương

 

 

110

 

100

 

10

 

 

11

-

10

 

1

10

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

 

 

110

 

100

 

10

 

 

11

-

10

 

1

11

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

110

 

100

 

10

 

 

11

-

10

 

1

12

Sở Tư pháp

 

 

110

 

100

 

10

 

 

11

-

10

 

1

13

Liên minh hợp tác xã tỉnh

 

 

110

 

100

 

10

 

 

11

-

10

 

1

14

Sở Nội vụ

 

 

55

 

50

 

5

 

 

6

-

5

 

1

15

Sở Xây dựng

 

 

55

 

50

 

5

 

 

6

-

5

 

1

16

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

 

55

 

50

 

5

 

 

6

-

5

 

1

17

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh

 

 

55

 

50

 

5

 

 

6

-

5

 

1

18

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

 

 

55

 

50

 

5

 

 

6

-

5

 

1

II

Cấp huyện, thành phố

-

-

871

 

792

-

79

-

-

79

-

79

-

-

1

Hướng Hóa

 

 

418

 

380

-

38

0

 

38

-

38

-

-

2

Đakrông

 

 

336

 

305

-

31

0

 

30

-

30

-

-

3

Cam Lộ

 

 

18

 

16

-

2

0

 

2

-

2

-

-

4

Gio Linh

 

 

30

 

27

-

3

0

 

3

-

3

-

-

5

Vĩnh Linh

 

 

70

 

64

-

6

0

 

6

-

6

-

-

Ghi chú: Ngân sách địa phương đối ứng có thể bằng tiền hoặc bằng chương trình độc lập và phải đảm bảo tối thiểu bằng 10% vốn phân bổ của ngân sách trung ương.