Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1746/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 9 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC ĐẶC SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 9 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Chiến lược) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC

1. Xây dựng thương hiệu đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế là nhiệm vụ xây dựng, quản lý, phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của các đặc sản địa phương trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, uy tín và giá trị kinh tế, giá trị văn hóa của đặc sản trên thị trường trong và ngoài nước;

2. Xây dựng thương hiệu đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế phải lồng ghép với các Chương trình có liên quan nhằm phát triển bền vững, gắn kết với hoạt động du lịch;

3. Sự hỗ trợ của nhà nước trong thực hiện Chiến lược có tính nền tảng trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển và đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ;

4. Các tổ chức quản lý, các doanh nghiệp và cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh đặc sản phải có đầu tư thích đáng trong việc xây dựng thương hiệu;

5. Xây dựng thương hiệu đặc sản Huế theo lộ trình phù hợp với pháp luật Việt Nam và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế;

6. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng thương hiệu đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế.

II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu tổng quát

a) Hình thành các thương hiệu đặc sản của tỉnh có khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước. Tập trung xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý nhằm phát triển kinh tế - xã hội;

b) Duy trì danh tiếng của đặc sản Huế, nâng cao đời sống của người dân vùng sản xuất kinh doanh đặc sản và phát huy giá trị văn hóa của đặc sản góp phần xây dựng văn hóa Huế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2013-2015

- Đến năm hết 2015, ít nhất có từ 3 đến 5 đặc sản đã được xác lập kỷ lục quốc gia năm 2012 được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và phê duyệt quy hoạch phát triển;

- Có ít nhất 2 đặc sản đăng ký ra thị trường tiềm năng ở nước ngoài, trong đó có đặc sản bún bò Huế;

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho ít nhất 2 sản phẩm có khả năng cạnh tranh thông qua việc áp dụng sáng chế của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

b) Giai đoạn đến 2020

- Đến năm 2020, có ít nhất 6 đến 8 đặc sản và những đặc sản được chọn đề xuất và được công nhận của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và phê duyệt quy hoạch;

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho ít nhất 05 sản phẩm đặc trưng thông qua việc áp dụng sáng chế của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thừa Thiên Huế;

- Có ít nhất 5 đặc sản đăng ký ra thị trường tiềm năng ở nước ngoài, trong đó có ít nhất 2 thương hiệu của sản phẩm đặc trưng thông qua việc áp dụng sáng chế của các tổ chức cá nhân trên địa bàn;

- Phát huy giá trị của các thương hiệu đặc sản đã được xây dựng trong giai đoạn 2013-2015.

III. NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

1. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức sản xuất kinh doanh đặc sản về việc xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu đặc sản và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ giá trị của đặc sản.

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng tài liệu hướng dẫn xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương;

b) Tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn về tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu tại các địa bàn vùng sản xuất kinh doanh đặc sản;

2. Quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế.

a) Khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu;

b) Phê duyệt và công bố quy hoạch.

3. Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế; khuyến khích đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu của các cá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh danh các đặc sản và hỗ trợ đăng ký ra nước ngoài có sản phẩm xuất khẩu.

a) Khảo sát, đánh giá thực trạng;

b) Thành lập các tổ chức quản lý đặc sản phục vụ việc đăng ký, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ của đặc sản;

c) Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản phục vụ việc nộp đơn đăng ký bảo hộ;

d) Tổ chức thiết kế logo, tem nhãn, bao bì sản phẩm;

đ) Tra cứu khả năng bảo hộ, nộp và theo đuổi đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong nước và đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho một số đặc sản quan trọng.

4. Quản lý, khai thác và phát triển quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân liên kết để phát triển đặc sản; kết nối với doanh nghiệp để mở rộng thị trưởng tiêu thụ đặc sản.

a) Xây dựng hệ thống các phương tiện nhận diện và quảng bá thương hiệu;

b) Xây dựng các quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;

c) Xây dựng mô hình quản lý thương hiệu và xúc tiến thương mại;

d) Tổ chức đào tạo, tập huấn về mô hình quản lý, các công cụ quản lý;

đ) Tổ chức áp dụng mô hình quản lý, khai thác và xúc tiến thương mại.

5. Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng, uy tín của thương hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế.

a) Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm phục hồi, phục tráng, chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi đặc sản đang mất dần đặc trưng riêng có của đặc sản;

b) Ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, phòng chống sâu bệnh và thu hái, bảo quản đặc sản sau thu hoạch;

c) Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến như: VietGap, GlobalGAP trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến;

6. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng thông qua việc áp dụng sáng chế của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

7. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại cho các đặc sản, bao gồm:

a) Xây dựng trang web giới thiệu và quảng bá đặc sản cho các tổ chức sử dụng, quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý hoặc đưa nội dung giới thiệu và quảng bá đặc sản vào trang web của tổ chức quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;

b) Tham gia các hội chợ, triển lãm;

c) Xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán các đặc sản ở hai đầu cửa ngõ Nam và Bắc thành phố Huế, gắn kết với điểm dừng chân theo quy hoạch của ngành giao thông.

(Kèm theo: Phụ lục I: Danh mục các dự án ưu tiên xây dựng thương hiệu cho các đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và Phụ lục II: Danh mục đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế)

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về bổ sung, đổi mới và xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc cụ thể hóa cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương về hỗ trợ xây dựng thương hiệu đã được Chính phủ ban hành đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển thương hiệu đặc sản Huế;

b) Lồng ghép việc xây dựng thương hiệu đặc sản Huế vào các chương trình, kế hoạch phát triển ngành và địa phương;

c) Xây dựng, củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và bộ phận thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

2. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

a) Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ nói chung và kiến thức về tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu đặc sản nói riêng. Kết hợp có hiệu quả việc tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ với việc tuyên truyền về xây dựng thương hiệu đặc sản trên chuyên mục Sở hữu trí tuệ và cuộc sống (dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ);

b) Tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ chức, doanh nghiệp về kiến thức tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý thông qua đội ngũ cán bộ quản lý;

c) Tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm về xây dựng và phát triển thương hiệu nói chung và đặc sản địa phương nói riêng;

c) Xây dựng tài liệu hướng dẫn xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương.

3. Giải pháp về quy hoạch phát triển đặc sản

Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu cho các đặc sản mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý trên cơ sở quy hoạch kinh tế-xã hội tổng thể, quy hoạch làng nghề, làng nghề truyền thống của địa phương và gắn kết với quy hoạch nông thôn mới như quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công cộng theo chuẩn nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất cho sản xuất công nghiệp - dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản xuất kèm theo.

4. Giải pháp về hỗ trợ phát triển các tổ chức quản lý, sản xuất và kinh doanh đặc sản

a) Xây dựng loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với xây dựng thương hiệu để lên kết đến hộ sản xuất kinh doanh, hộ kinh tế gia đình trong sản xuất đặc sản gắn với doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm;

b) Củng cố các tổ chức tham gia trong quản lý thương hiệu (như: cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; giám sát quá trình sản xuất và kinh doanh theo quy chế;…);

c) Hỗ trợ thành lập các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp đủ mạnh để tổ chức xây dựng và quản lý thương hiệu có hiệu quả.

5. Giải pháp về áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và xác lập quyền sở hữu trí tuệ

a) Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến (Viet GAP, Global GAP ...) để nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

b) Hỗ trợ xây dựng công cụ, mô hình và triển khai thí điểm hoạt động quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;

c) Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước;

d) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và khai thác giá trị của các giống cây trồng mới của địa phương.

6. Giải pháp về hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá phát triển đặc sản

a) Gắn kết với lễ hội, Festival để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và phát huy giá trị văn hóa của đặc sản;

b) Hỗ trợ xây dựng và triển khai phương án khai thác thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;

c) Nghiên cứu thị trường, ngành hàng và hỗ trợ phát triển hoạt động marketing, phát triển thị trường cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;

7. Giải pháp hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ

a) Khuyến khích và hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ trên địa bàn;

b) Thu hút các tổ chức tư vấn về sở hữu trí tuệ ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đặt văn phòng, chi nhánh tại Thừa Thiên Huế để hỗ trợ hoạt động xây dựng thương hiệu.

8. Giải pháp về huy động nguồn vốn hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho đặc sản

a) Tranh thủ nguồn kinh phí của Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và các Chương trình quốc gia có liên quan và ngân sách của địa phương cho việc xây dựng thương hiệu;

b) Huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển thương hiệu đặc sản Huế.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Kinh phí thực hiện Chiến lược bao gồm kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương cùng với các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

a) Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng quy hoạch, hỗ trợ tạo lập nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản; hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu đặc sản; hỗ trợ xây dựng khung pháp lý cho việc quản lý, phát triển thương hiệu đặc sản.

b) Nguồn kinh phí huy động từ các tổ chức (hội, hiệp hội, cơ sở), cá nhân tham gia thực hiện Chiến lược dùng để đầu tư cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến để bảm đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của đặc sản và đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá và mở rộng thị trường lâu dài.

2. Tổng kinh phí thực hiện Chiến lược dự kiến là: 10,195 tỷ đồng (Mười tỷ một trăm chín mươi lăm triệu đồng). Trong đó:

- Kinh phí từ nguồn ngân sách từ trung ương hỗ trợ là: 2,400 tỷ đồng;

- Kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương là: 6,480 tỷ đồng;

- Kinh phí huy động hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chiến lược là: 1,485 tỷ đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thành lập Ban Chỉ đạo: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, đồng chí lãnh đạo Sở Công thương làm Phó trưởng ban, thành viên là các đồng chí lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các hội nghề nghiệp.

2. Phân công thực hiện:

a) Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược và tổng kết vào các giai đoạn;

- Tổ chức thực hiện các Chương trình quốc gia có liên quan về xây dựng thương hiệu cho đặc sản để lồng ghép nhằm đạt hiệu quả;

- Tổ chức Hội thi thiết kế sản phẩm quà tặng, hàng lưu niệm tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ trợ mạng lưới tiêu thụ cho đặc sản;

- Đề xuất bổ sung ngân sách hàng năm để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược.

b) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

- Rà soát và cụ thể hóa hệ thống chính sách, pháp luật, các đề án, chương trình liên quan đến xác lập, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ để đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với mục tiêu và giải pháp đề ra trong Chiến lược;

- Đẩy mạnh hoạt động phát huy sáng kiến, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ để nâng cao chất lượng đặc sản;

- Tổ chức thực hiện các Chương trình, đề án quốc gia, các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh có liên quan về xây dựng thương hiệu cho đặc sản;

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

- Gắn kết với xây dựng quy hoạch phát triển nghề và làng nghề với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất cho các đặc sản và quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Hỗ trợ các tổ chức sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất;

- Ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng của đặc sản.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã lồng ghép Chiến lược vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành và địa phương.

đ) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBNDcác huyện, thị xã, thành phố Huế:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện Chiến lược theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về tài chính cho việc thực hiện Chiến lược.

e) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

- Tổ chức quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương;

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các đặc sản theo quy mô của địa phương;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương trong việc gắn kết với xây dựng làng nghề, làng nghề truyền thống để phát huy thương hiệu của đặc sản;

- Tổ chức các hội nghề nghiệp để đăng ký và quản lý các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận sử dụng địa danh cho các đặc sản.

g) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức khác, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ của mình tích cực tham gia thực hiện Chiến lược; chủ động tham gia xây dựng thương hiệu đặc sản do tổ chức mình quản lý, sản xuất kinh doanh; tham gia tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Giám đốc các doanh nghiệp; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÁC ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 06/9/2013 của UBND tỉnh)

TT

Tên đặc sản

Thương hiệu

Tổ chức đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Tên đề tài/dự án

Cấp quản lý dự án

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến

(triệu đồng)

Trung ương

Địa phương

Khác

1

Nón lá

Huế

UBND tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Dự án/ Dự án 1

(Đã phê duyệt)

 

 

- Dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên Huế”

Trung ương

Sở Khoa học và Công nghệ

Hội Nón lá Huế

2013-2014

650,00

 

 

1.2

Đề tài/Dự án 2

 

 

- Đề tài “Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm nón lá mang Chỉ dẫn địa lý Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế”

Tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hội Nón lá Huế

2015-2016

 

500,00

 

2

Thanh trà

Huế

Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Biều

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đề tài/Dự án 1

 

 

- Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng quy chế tổ chức Hội thi trái ngon thanh trà Huế theo quy mô toàn tỉnh”

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trung tâm Khuyến Nông lâm ngư

- Sở Công thương;

- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch;

- Các huyện, thị xã và thành phố Huế.

2014-2015

 

80,00

25,00

2.2

Đề tài/Dự án 2

 

 

- Dự án “Mở rộng thành viên tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế”

Sở Khoa học và Công nghệ

Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Biều

- Phòng Công thương các huyện, thị xã và thành phố Huế;

- Các huyện, thị xã và thành phố Huế.

2014-2015

 

150,00

50,00

2.3

Đề tài/Dự án 3

 

 

- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch vùng thanh trà toàn tỉnh”

Tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Các huyện, thị xã và thành phố Huế.

2015-2016

 

500,00

 

2.4

Đề tài/Dự án 4

 

 

- Dự án “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong canh tác thanh trà Huế”

Thành phố Huế

Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Biều

- Sở Khoa học và Công nghệ;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2016-2017

 

150,00

150,00

3

Tôm chua

Huế

Hiệp hội Tôm chua Huế

Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Tôm chua Huế cho sản phẩm tôm chua của tỉnh Thừa Thiên Huế”

(Dự án đang tuyển chọn)

Tỉnh

Chi cục Quản lý Nông-lâm-thủy sản

- Hiệp hội Tôm chua Huế

2013-2014

 

300,00

100,00

4

Bún

Huế

UBND thành phố Huế

Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Huế” cho sản phẩm bún bò của tỉnh Thừa Thiên Huế”

(Dự án đang tuyển chọn)

Trung ương ủy quyền

Hiệp hội Khách sạn tỉnh

- UBND thành phố Huế;

- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm;

- Công ty Ứng dụng, phát triển Khoa học Việt.

2014-2015

580,00

200,00

70,00

5

Dầu tràm

Lộc Thủy

Hội Nông dân xã Lộc Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Đề tài/Dự án 1

 

 

Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Dầu tràm “Lộc Thủy” cho sản phẩm dầu tràm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Tỉnh

Hợp tác xã Sản xuất-chế biến dầu tràm Lộc Thủy

- Sở Công thương;

- Sở Y tế;

- Phòng Công thương huyện Phú Lộc.

2014-2015

 

300,00

100,00

5.2

Đề tài/Dự án 2

 

 

Đề tài “Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm dầu tràm” của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- UBND huyện Phú Lộc;

- Sở Công thương.

2015-2016

 

500,00

 

5.3

Đề tài/Dự án 3

 

 

Đề tài “Nghiên cứu sản xuất lò chưng cất dầu tràm hiệu suất cao”

Tỉnh

Sở Công thương

- UBND huyện Phú Lộc.

2016-2017

 

200,00

100,00

6

Tạo lập nhãn hiệu tập thể cho một số đặc sản

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Đề tài/Dự án 1

Huế

 

Dự án “Tạo lập nhãn hiệu tập thể Huế cho một số đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế”

Sở Công thương

Phòng Quản lý Thương mại

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất-kinh doanh đặc sản;

- Sở Khoa học và Công nghệ.

2013-2014

 

200,00

60,00

 

Cơm hến

 

Hội Ẩm thực Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chè hạt sen

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bánh khoái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ruốc

 

Hiệp hội Tôm chua Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tré

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Đề tài/Dự án 2

Huế

 

Dự án “Tạo lập nhãn hiệu tập thể Huế cho một số đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế”

UBND thành phố Huế

Phòng Kinh tế thành phố Huế

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất-kinh doanh đặc sản;

- Sở Khoa học và Công nghệ.

2014-2015

 

200,00

60,00

 

Đúc đồng

 

Hiệp hội Đúc đồng Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mè xửng

 

Hiệp hội Mè xững Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Áo dài

 

Hội Áo dài Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Pháp lam

 

Hiệp hội Pháp lam Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

6.3

Mè xững

Đề tài/ Dự án 3

Huế

Hiệp hội Mè xững Huế

Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mè xững Huế cho sản phẩm mè xững của tỉnh Thừa Thiên Huế”

Tỉnh

Hiệp hội Mè xững Huế

- UBND thành phố Huế;

- Các sở, ngành liên quan.

2015-2016

 

300,00

100,00

7

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Dự án 1

 

 

Dự án “Xây dựng khu trưng bày giới thiệu và kinh doanh các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế tại các cửa ngõ Bắc Nam”

Tỉnh

Sở Công thương

- Các sở, ngành liên quan;

- UBND thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy.

2017-2020

 

2.000,00

500,00

7.2

Dự án 2

 

 

Dự án “Xúc tiến thương mại, quảng bá các thương hiệu thủ công mỹ nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế”

Tỉnh

Trung tâm Khuyến Công

- Các sở, ngành liên quan;

- UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế.

2015-2020

 

400,00

100,00

8

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên đài truyền hình địa phương

Trung ương ủy quyền

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ

- Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV Huế).

2013-2015

1.000,00

500,00

70,00

 

Tổng cộng: 10.195,00

 

 

 

 

2.400,00

6.480,00

1.485,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC ĐẶC SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Phân theo các TOP của Tổ chức Kỳ lục Việt Nam)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1746/QĐ-UBND ngày 06/9/2013 của UBND tỉnh)

TT

Sản phẩm

Thương hiệu

Vùng địa lý tương ứng với địa danh

Được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn năm 2012

Đã đăng ký/nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý

Số văn bằng bảo hộ được cấp

Cấp triển khai xây dựng thương hiệu

Ghi chú

I

 Các món ăn đặc sản

 

 

 

 

 

 

1

Bún bò

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Tỉnh

Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận bún Huế” đang được tuyển chọn thực hiện trong năm 2014-2015

2

Cơm hến

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Thành phố Huế

 

3

Bánh bèo

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

4

Bánh bột lọc nhân tôm

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Thành phố Huế

 

5

Bánh khoái

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Thành phố Huế

 

6

Gỏi thanh trà

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

7

Bánh canh cá lóc

Thuỷ Dương

Phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thủy

 

 

 

Thị xã Hương Thủy

 

8

Bún tươi

Vân Cù

Làng Vân Cù, xã Hương Toàn, Thị xã Hương Trà

 

x

201526

Thị xã Hương Trà

 

II

 Đặc sản trái cây

 

 

 

 

 

 

1

Thanh trà

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

x

81860

Tỉnh

Đã thực hiện dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể thanh trà Huế cho sản phẩm thanh trà của tỉnh TT Huế”

2

Măng cụt

Kim Long

Thành phố Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

3

Bưởi cốm

Hương Thọ

Thôn Liên Bằng, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà

 

x

172596

Thị xã Hương Trà

 

4

Quýt

Hương Cần

Làng Hương Cần, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà

 

 

 

Thị xã Hương Trà

 

5

Quýt

Lộc Thủy

Xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc

 

 

 

Huyện Phú Lộc

 

6

Dâu

Truồi

Huyện Phú Lộc

 

 

 

Huyện Phú Lộc

 

III

 Đặc sản bánh, quà tặng

 

 

 

 

 

 

1

Bánh ít đen

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

2

Bánh phu thê

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

3

Trà Cung đình

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

4

Bánh tráng

Lựu Bảo

Làng Lựu Bảo, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà

 

 

 

Thị xã Hương Trà

 

5

Bánh tráng

Hương Hồ

Phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà

 

 

 

Thị xã Hương Trà

 

IV

 Đặc sản chè

 

 

 

 

 

 

1

Chè hạt sen

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Thành phố Huế

 

2

Chè long nhãn

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Thành phố Huế

 

V

Đặc sản kẹo mứt

 

 

 

 

 

 

1

Mè xửng

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Thành phố Huế

 

2

Mứt gừng

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

VI

Đặc sản nem, chả

 

 

 

 

 

 

1

Tré

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Thành phố Huế

 

2

Nem

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

3

Chả

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

4

Chả da

Quảng Thành

Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền

 

x

 

Huyện Quảng Điền

 

VII

 Đặc sản nước chấm, gia vị

 

 

 

 

 

 

1

Ruốc

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

x

 

 

Tỉnh

 

2

Tôm chua

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

x

167610,

173949

Tỉnh

Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Tôm chua Huế” đang được tuyển chọn thực hiện trong năm 2013-2014

3

Mắm

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

4

Nước mắm

Làng Dừa

Xã Hải Dương, thị xã Hương Trà

 

x

177341

Thị xã Hương Trà

 

5

Mắm cá Rò

Vinh Hiền

Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc

 

 

 

Huyện Phú Lộc

 

6

Mắm Sò

Lăng Cô

Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

 

 

 

Huyện Phú Lộc

 

7

Nước mắm

Tư Hiền

Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc

 

 

 

Huyện Phú Lộc

 

8

Nước mắm

Cảnh Dương

Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc

 

 

 

Huyện Phú Lộc

 

9

Nước mắm

Phong Hải

Xã Phong Hải, huyện Phong Điền

 

x

143154

Huyện Phong Điền

 

10

Tương măng

Phong Mỹ

Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền

 

 

 

Huyện Phong Điền

 

11

Nước mắm

Phú Thuận

Xã Phú Thuận, huyện Phú Vang

 

x

198005

Huyện Phú Vang

 

12

Nước mắm

Làng Trài

Xã Phú Hải, huyện Phú Vang

 

x

105081

Huyện Phú Vang

 

VIII

Đặc sản rượu

 

 

 

 

 

 

1

Rượu Minh Mạng thang

Huế

Thành phố Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

2

Rượu gạo

Dương Sơn

Làng Dương Sơn, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà

 

 

 

Thị xã Hương Trà

 

3

Rượu gạo

Thuỷ Dương

Phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thủy

 

 

 

Thị xã Hương Thủy

 

4

Rượu cườm

Phong Chương

Xã Phong Chương, huyện Phong Điền

 

 

 

Huyện Phong Điền

 

5

Rượu gạo

Tây Phú

Xã Phong Bình, huyện Phong Điền

 

 

 

Huyện Phong Điền

 

6

Rượu gạo

Vinh Thanh

Xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang

 

 

 

Huyện Phú Vang

 

7

Rượu gạo

An Truyền /Làng Chuồn

Xã Phú An, huyện Phú Vang

 

x

 

Huyện Phú Vang

 

IX

 Đặc sản nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

1

Hạt sen

Tịnh Tâm

Thành phố Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

2

Gạo De

An Cựu

Thành phố Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

3

Gạo nếp thơm

Hương Trà

Thị xã Hương Trà

 

 

 

Thị xã Hương Trà

 

4

Kiệu

Hương Chữ

Phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà

 

x

142579

Thị xã Hương Trà

 

5

Gạo nếp

Phú Bài

Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy

 

 

 

Thị xã Hương Thủy

 

6

Gạo đỏ

Quảng Điền

Huyện Quảng Điền

 

x

 

Huyện Quảng Điền

 

7

Rau

Quảng Thành

Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền

 

 

 

Huyện Quảng Điền

 

8

Nấm

Phú Lương

Xã Phú Lương, huyện Phú Vang

 

x

105015

Huyện Phú Vang

 

9

Mật ong

Nam Đông

Huyện Nam Đông

 

 

 

Huyện Nam Đông

 

10

Gạo Ra Dư

A Lưới

Huyện A Lưới

 

 

 

Huyện A Lưới

 

11

Gạo Cù Da

A Lưới

Huyện A Lưới

 

 

 

Huyện A Lưới

 

12

Thịt bò

A Lưới

Huyện A Lưới

 

 

 

Huyện A Lưới

 

13

Cà phê

A Lưới

Huyện A Lưới

 

 

 

Huyện A Lưới

 

14

Măng

A Hum

Huyện A Lưới

 

 

 

Huyện A Lưới

 

X

 Đặc sản của làng nghề truyền thống

X.1

 Hàng may mặc, đội đầu

 

 

 

 

 

 

1

Nón lá

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

x

00020

Tỉnh

Dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá của tỉnh TT Huế” thực hiện trong 2 năm 2013-2014

2

Áo dài

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Tỉnh

 

3

Hàng thêu tay

Huế

Thành phố Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

4

Nón lá

Hương Toàn

Xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà

 

 

 

Thị xã Hương Trà

 

5

Nón lá

Mỹ Lam

Thôn Mỹ Lam, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang

 

x

149369

Huyện Phú Vang

 

6

Dệt Dèng

A Lưới

Huyện A Lưới

 

 

 

Huyện A Lưới

 

X.2

 Hàng đúc, gốm sứ

 

 

 

 

 

 

1

Pháp lam

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

2

Đúc đồng

Huế

Thành phố Huế

 

 

 

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

3

Rèn

Hiền Lương

Xã Phong Hiền, huyện Phong Điền

 

 

 

Huyện Phong Điền

 

4

Gốm

Phước Tích

Xã Phong Hoà, huyện Phong Điền

 

 

 

Huyện Phong Điền

 

X.3

 Hàng dược liệu, mỹ phẩm

 

 

 

 

 

 

1

Phấn nụ

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Thành phố Huế

 

2

Dầu tràm

Lộc Thuỷ

Xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc

 

x

156484

Huyện Phú Lộc

 

X.4

Hàng điêu khắc, tranh ảnh

 

 

 

 

 

 

1

Mộc

Hương Hồ

Phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà

 

x

172597

Thị xã Hương Trà

 

2

Mộc

An Bình

Phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà

 

 

 

Thị xã Hương Trà

 

3

Chạm, mộc

Địa Linh

Xã Hương Vinh, Tị xã Hương Trà

 

 

 

Thị xã Hương Trà

 

4

Điêu khắc, mộc mỹ nghệ

Mỹ Xuyên

Làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền

 

 

 

Huyện Phong Điền

 

5

Tranh, ảnh

Làng Sình

Làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang

 

 

 

Huyện Phú Vang

 

6

Hoa giấy

Thanh Tiên

Làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang,

 

 

 

Huyện Phú Vang

 

X.5

 Hàng mây, tre, nứa…

 

 

 

 

 

 

1

Chổi đót

Thuỷ Phương

Phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thủy

 

 

 

Thị xã Hương Thủy

 

2

Gót

Thuỷ Vân

Xã Thuỷ Vân, thị xã Hương Thủy

 

 

 

Thị xã Hương Thủy

 

3

Tre đan

Bao La

Làng Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền

 

x

203397

Huyện Quảng Điền

 

4

Tre đan

Thủy Lập

Làng Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền

 

x

201527

Huyện Quảng Điền

 

5

Đệm bàng

Phò Trạch

Xã Phong Bình, huyện Phong Điền

 

 

 

Huyện Phong Điền

 

6

Cốm cao su

Nam Đông

Huyện Nam Đông

 

 

 

Huyện Nam Đông

 

X.6

 Cây, chim cảnh

 

 

 

 

 

 

1

Hoa mai cảnh

Điền Hoà

Xã Điền Hoà, huyện Phong Điền

 

 

 

Huyện Phong Điền

 

XI

 Thiên nhiên, văn hóa

 

 

 

 

 

 

1

Fesstival

(văn hóa, lễ hội, tổ chức sự kiện)

Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

 

Tỉnh

 

2

Dịch vụ du lịch biển

Lăng Cô

Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

 

 

 

Huyện Phú Lộc

 

3

Dịch vụ du lịch biển

Thuận An

Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang

 

 

 

Huyện Phú Vang

 

4

Dịch vụ du lịch biển

Tam Giang

Huyện Quảng Điền

 

 

 

Huyện Quảng Điền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: 89 đặc sản