Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1800/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 05 tháng 8 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP , ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH , ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH , ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP , ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP , ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH , ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg , ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 3359/UBND-KTN, ngày 01/12/2008 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về chủ trương lập quy hoạch phát triển ngành thương mại;

Căn cứ Quyết định số 783/QĐ-UBND, ngày 07/4/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt đề cương, kinh phí quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 236/QĐ-UBND, ngày 26/01/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng Thẩm định quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Xét báo cáo thẩm định quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 số 839/BC-HĐTĐ, ngày 13/7/2010 của Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020:

a) Mục tiêu chung:

- Xây dựng thương mại Vĩnh Long phát triển vững mạnh và hiện đại; phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân; góp phần phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, xây dựng đa dạng các mô hình kinh doanh thương mại thuộc các thành phần kinh tế gắn với các khu, cụm công nghiệp, vùng sản xuất hàng hoá, các khu dân cư, các trục giao thông chính.

- Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại: Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại ở các khu đô thị, khu công nghiệp; hoàn thành về cơ bản phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn).

- Phát triển ngành hàng, mặt hàng xuất - nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh của tỉnh.

- Giữ vững thị trường xuất, nhập khẩu hiện có, khai thác thị trường mới trên cơ sở nâng cao năng lực kinh doanh xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp địa phương.

- Phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Từng bước ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh thương mại.

b) Các chỉ tiêu cụ thể:


STT

Chỉ tiêu

Quy hoạch

Tốc độ phát triển bình quân (%)

Đến năm 2015

Đến năm 2020

2011 - 2015

2016 - 2020

1

GDP thương mại

 

 

 

 

 

- Theo giá so sánh 1994 (tỷ đồng)

1.514

3.046

15,99

15,01

 

- Theo giá hiện hành (tỷ đồng)

4.957

13.398

22,00

22,00

2

Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội (tỷ đồng)

42.900

90.100

20,05

16,00

3

Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

460

925

12,08

15,00

4

Tổng kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)

160

300

13,49

13,40

5

Tổng số chợ các loại

 

123

 

 

 

 Trong đó: - Chợ chuyên doanh nông sản

 

4

 

 

 

 - Chợ loại I

 

5

 

 

 

 - Chợ loại II

 

26

 

 

 

 - Chợ loại III

 

88

 

 

6

Số siêu thị

 

12

 

 

7

Số điểm kinh doanh xăng dầu

 

446

 

 

2. Danh mục các dự án trọng điểm và vốn đầu tư đến năm 2020:

Các dự án trọng điểm: Gồm 2 dự án đầu tư trung tâm thương mại cấp tỉnh, 2 hệ thống kho, 9 siêu thị, 4 chợ chuyên doanh, 5 chợ hạng 1, 26 chợ hạng 2, 88 chợ hạng 3 và các điểm kinh doanh xăng dầu. (Chi tiết cụ thể theo phụ lục của báo cáo dự án quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Long).

Tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn:

TT

Nguồn vốn

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

 

Tổng vốn đầu tư

965

171

1

Vốn ngân sách hỗ trợ (20%)

193

34

2

Nguồn vốn trong dân (35%)

338

60

3

Nguồn tín dụng (25%)

241

43

4

Nguồn vốn từ bên ngoài (20%)

193

34

3. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch:

- Phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu: Hết sức chú trọng thực thi các giải pháp về củng cố thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại.

- Phát triển hoạt động nội thương: Thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ để các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng trên thị trường, trong đó củng cố thương mại nhà nước, khuyến khích và hỗ trợ thương mại tập thể, thương nhân.

- Phát triển nguồn hàng hoá cung ứng cho thị trường: Cần đẩy mạnh việc xây dựng nguồn hàng, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu, chú ý các nhóm hàng chủ lực gồm: Nhóm hàng nông, thuỷ sản; nhóm hàng gia công; nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao.

- Phát triển hợp tác quốc tế, khu vực, địa phương: Thúc đẩy, nâng cao hiệu quả liên kết giữa thị trường Vĩnh Long với các thị trường trong, ngoài nước.

- Hỗ trợ đầu tư phát triển hoạt động và cơ sở hạ tầng ngành thương mại, thực hiện tốt quy định về ưu đãi, thu hút vốn đầu tư; các chính sách hỗ trợ về đất đai, các chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng.

- Thu hút, đào tạo, sử dụng tốt nguồn nhân lực.

- Ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ tiên tiến trong thương mại.

- Hoàn thiện và đổi mới nội dung quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại.

Điều 2. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với giám đốc các sở, ngành tỉnh liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có liên quan triển khai thực hiện các bước tiếp theo của quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 theo đúng nội dung nêu tại Điều 1 và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, giám đốc các sở, ngành tỉnh liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các công ty, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Đấu