Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1817/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG SỐ VÀ AN TOÀN THÔNG TIN CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, hướng dẫn thực hiện nội dung 09 thuộc thành phần số 02 và nội dung 02 thuộc thành phần số 08 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt, ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức các xã thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức tại các xã thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Đảm bảo tỷ lệ cán bộ, công chức tại các xã thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin đạt tối thiểu 80% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; 100% đối với các xã còn lại.

2. Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn

a) Thực hiện nhiệm vụ ở tất cả các xã thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là các xã); ưu tiên thực hiện đối với các xã thuộc địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo.

b) Đối tượng cụ thể bao gồm:

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể các xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về các xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của các xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như: bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

3. Nội dung bồi dưỡng, tập huấn

Nội dung bồi dưỡng, tập huấn theo Chương trình ban hành tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

4. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn

- Hình thức: Trực tuyến thông qua nền tảng.

- Thời gian tập huấn: Không quá 03 ngày/lớp.

- Kết thúc quá trình bồi dưỡng, tập huấn, cán bộ, công chức các xã được thực hiện bài kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả đạt được sau khóa học, làm cơ sở để xác định mức độ hoàn thành chỉ tiêu.

5. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện bồi dưỡng, tập huấn được ngân sách nhà nước bố trí hàng năm để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Cục Chuyển đổi số quốc gia chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin và các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan và chuyên gia tổ chức triển khai:

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng số, kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, an toàn thông tin.

b) Tổ chức biên soạn, xây dựng tài liệu, học liệu, bài giảng điện tử, câu hỏi kiểm tra, đánh giá phục vụ bồi dưỡng, tập huấn.

c) Thúc đẩy sử dụng nền tảng học trực tuyến mở đại trà.

d) Kiểm tra, giám sát công tác thực hiện.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự toán, tổng hợp dự toán và tham mưu Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông bố trí ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện nhiệm vụ.

3. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ tại địa phương phù hợp với điều kiện cụ thể, phân cấp quản lý và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Thông báo, tổng hợp danh sách, đôn đốc các đối tượng tham gia bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin theo Chương trình.

b) Kiểm tra, giám sát công tác thực hiện bồi dưỡng, tập huấn của các đối tượng trên địa bàn địa phương mình, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả thực hiện.

d) Phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông trong tổ chức triển khai Chương trình bồi dưỡng, tập huấn.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Cục trưởng Cục An toàn thông tin và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, CĐSQG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Huy Dũng

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG SỐ VÀ AN TOÀN THÔNG TIN CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1817/QĐ-BTTTT ngày 21 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

TT

Chuyên đề

Nội dung cơ bản

Đối tượng tham dự

I

Nhóm 1. Các nội dung cơ bản về kiến thức, kỹ năng trong triển khai thực hiện chuyển đổi số

1

Chuyên đề 1:

Kiến thức về Chuyển đổi số

- Nhận thức chung về chuyển đổi số.

- Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Các trụ cột của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chu trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

2

Chuyên đề 2:

Kỹ năng xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số xã

- Vai trò, nguyên tắc, cách thức xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số xã.

- Cách thức tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số xã.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

3

Chuyên đề 3:

Kiến thức, kỹ năng sử dụng, khai thác hạ tầng số của cán bộ, công chức

- Kiến thức cơ bản về hạ tầng số (Hạ tầng số trong các cơ quan nhà nước, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, giải pháp phát triển hạ tầng số quốc gia, các khuyến nghị đối với cấp xã, ...).

- Các kỹ năng cơ bản sử dụng, khai thác hạ tầng số phục vụ công việc của cán bộ, công chức.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

4

Chuyên đề 4:

Kiến thức, kỹ năng sử dụng, khai thác nền tảng số của cán bộ, công chức

- Kiến thức cơ bản về nền tảng số (Nền tảng số là gì? Vai trò của nền tảng số, các nền tảng số cơ bản phục vụ công việc cho CBCCVC, giới thiệu về các nền tảng số, ...).

- Các kỹ năng cơ bản sử dụng, khai thác nền tảng số phục vụ công việc.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

5

Chuyên đề 5:

Kiến thức, kỹ năng tạo lập, sử dụng, khai thác dữ liệu số của cán bộ, công chức

- Kiến thức cơ bản về dữ liệu số (Dữ liệu số là gì? Vai trò, ý nghĩa, Dữ liệu số của cơ quan nhà nước, quy định pháp lý về dữ liệu số, Dữ liệu mở,...).

- Các kỹ năng cơ bản trong tạo lập, sử dụng, khai thác dữ liệu số của cán bộ, công chức.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

6

Chuyên đề 6:

Kiến thức, kỹ năng sử dụng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cán bộ, công chức

- Kiến thức cơ bản về dịch vụ công trực tuyến (Dịch vụ công trực tuyến là gì? Các quy định có liên quan, vai trò, ý nghĩa của DVCTT, các phương thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cổng DVC quốc gia, bộ, ngành, địa phương, hiện trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, ...).

- Kỹ năng sử dụng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cán bộ, công chức.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

7

Chuyên đề 7:

Kiến thức, kỹ năng thực hiện các giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước của các cán bộ, công chức

- Kiến thức cơ bản về giao dịch điện tử (Quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, các phương thức thực hiện giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, trách nhiệm của CBCCVC ...).

- Kỹ năng thực hiện các giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước của các cán bộ, công chức.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

8

Chuyên đề 8:

Kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức trong hoạt động phổ cập kỹ năng số cộng đồng

- Kiến thức cơ bản về kỹ năng số của cộng đồng (vai trò của kỹ năng số của người dân trong chuyển đổi số, các kỹ năng cơ bản cần thúc đẩy người dân biết, sử dụng, cách thức phổ cập kỹ năng số cộng đồng, ...).

- Kỹ năng của cán bộ, công chức trong thực hiện hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cộng đồng, lập kế hoạch, tổ chức thực thi, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng tại địa phương.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chỉ bộ thôn, trưởng thôn, ...).

9

Chuyên đề 9:

Giới thiệu các điển hình về chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam

- Các điển hình thành công về chuyển đổi số của thế giới.

- Các điển hình thành công về chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam.

- Bài học kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

II

Nhóm 2: Các nội dung cơ bản về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng

10

Chuyên đề 10:

Kiến thức tổng quan về an toàn thông tin và các nguy cơ mất an toàn thông tin

- Tình hình an toàn thông tin trên thế giới

- Tình hình an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.

- Các khái niệm về an toàn thông tin mạng.

- Chính sách và quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng.

- Các hình thức tấn công mạng và các mối đe dọa trên không gian mạng.

- Xu hướng an toàn thông tin mạng.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

11

Chuyên đề 11:

Kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi sử dụng máy tính và bảo vệ dữ liệu

- Nhận biết các dấu hiệu thiết bị bị nhiễm virus, tấn công mạng.

- Kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng máy tính.

- Thiết lập, sử dụng USB và các thiết bị lưu trữ an toàn.

- Bảo vệ, sao lưu, phục hồi dữ liệu.

- Sử dụng nền tảng điện toán đám mây an toàn.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

12

Chuyên đề 12:

Kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng thư điện tử và giao dịch trực tuyến

- Hướng dẫn giao dịch, thanh toán trực tuyến an toàn.

- Bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng thư điện tử.

- Hướng dẫn sử dụng internet, mạng xã hội an toàn.

- Kỹ năng thiết lập, quản lý, sử dụng mật khẩu an toàn.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

13

Chuyên đề 13:

Kiến thức, kỹ năng phòng chống mã độc và vi-rút

- Các loại mã độc và cơ chế lây lan mã độc.

- Phòng chống mã độc và giới thiệu các chương trình diệt Virus.

- Cấu hình an toàn cho USB để phòng chống vi-rút.

- Bảo đảm an toàn, xử lý tệp tin trước khi sử dụng (văn bản, media...).

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

14

Chuyên đề 14:

Kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị di động, thiết bị thông minh

- Các loại thiết bị di động, thiết bị thông minh.

- Các nguy cơ mất an toàn đối với thiết thị di động, thiết bị thông minh.

- Các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cho thiết bị di động, thiết bị thông minh.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

15

Chuyên đề 15:

Kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị không dây

- Bảo đảm an toàn mạng không dây của cá nhân.

- Bảo đảm an toàn mạng không dây của cơ quan, tổ chức.

- Bảo đảm an toàn máy tính kết nối mạng không dây.

- Bảo đảm an toàn điện thoại kết nối mạng không dây.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).

16

Chuyên đề 16:

Kiến thức, kỹ năng nhận diện thông tin xấu, độc trên không gian mạng

- Khái niệm về thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

- Tầm quan trọng của việc nhận diện thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

- Kỹ năng nhận diện và ứng xử với các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng.

- Cán bộ, công chức các xã; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã;

- Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, ở thôn, tổ dân phố.

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; hộ kinh doanh, chủ trang trại, nông dân; cán bộ của thôn như bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, ...).