ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1817/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 05 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 740/SNN-TCCB ngày 25/4/2015; của Sở Tư pháp tại Văn bản số 421/STP-KSTT ngày 13/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 (một) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh.
(Có danh mục thủ tục hành chính và nội dung cụ thể kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
TT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực |
1 | Hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới (Đối tượng áp dụng: Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân). | Phát triển nông thôn |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới (Đối tượng áp dụng: Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân).
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. Cán bộ chuyên môn kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trả kết quả; nếu không đầy đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Thời gian nhận hồ sơ: Để đảm bảo thời gian UBND cấp huyện nộp hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính theo quy định, đợt 1: Từ ngày 01/6 đến 10/6 và đợt 2: Từ ngày 01/12 đến 10/12; UBND cấp huyện, UBND cấp xã tùy thuộc vào nội dung, địa bàn quy định thời gian hợp lý nộp hồ sơ tại các cấp.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. UBND cấp xã xem xét, tổng hợp và lập Tờ trình gửi UBND cấp huyện. UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, nghiệm thu, ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân và lập Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cấp ứng 70% kinh phí. Sau khi có Quyết định cấp ứng kinh phí của UBND tỉnh, trong vòng 10 ngày, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Đoàn liên ngành phúc tra, kiểm tra kết quả nghiệm thu, phân bổ kinh phí thực hiện chính sách của UBND cấp huyện; số kinh phí còn lại (30%) được cấp sau khi Đoàn liên ngành hoàn thành phúc tra, kiểm tra (nếu thực hiện đúng quy định).
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc có thể gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Hồ sơ bắt buộc chung đối với tất cả các nội dung hỗ trợ: Tờ trình (hoặc đơn) đề nghị hỗ trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (bản chính). Tùy theo từng nội dung hỗ trợ cụ thể yêu cầu có thêm các hồ sơ như sau:
* Đối với hỗ trợ đất đai, mặt nước để giải phóng mặt bằng: Quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng của cấp có thẩm quyền.
* Đối với hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào:
- Dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hợp đồng thuê đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền;
- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí có liên quan (trường hợp tự thực hiện thì có thiết kế định hình và biên bản nghiệm thu khối lượng, giá trị hoàn thành).
* Đối với hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã:
- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Văn bản của UBND cấp xã xác nhận hợp tác xã có định hướng hoạt động hiệu quả.
* Đối với hỗ trợ thành lập mới tổ hợp tác:
- Hợp đồng hợp tác có chấp thuận của UBND cấp xã;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản còn hiệu lực tàu của thành viên tổ hợp tác (đối với tổ hợp tác khai thác thủy sản);
- Hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh giữa tổ hợp tác với doanh nghiệp (đối với tổ hợp tác khác).
* Đối với hỗ trợ thành lập mới hiệp hội: Quyết định công nhận thành lập hiệp hội của cấp có thẩm quyền.
* Đối với hỗ trợ thành lập mới nghiệp đoàn nghề cá: Quy chế hoạt động nghiệp đoàn nghề cá; Quyết định thành lập nghiệp đoàn nghề cá của Liên đoàn Lao động cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ đào tạo, tập huấn cán bộ hợp tác xã: Thực hiện các hồ sơ, thủ tục theo quy định hiện hành về tổ chức triển khai đào tạo, tập huấn.
* Đối với hỗ trợ xây dựng mô hình vườn mẫu:
- Văn bản thẩm định của phòng chuyên môn cấp huyện về phương án xây dựng mô hình mẫu phát triển kinh tế vườn hộ;
- Quyết định phê duyệt, kèm theo phương án xây dựng mô hình mẫu phát triển kinh tế vườn hộ của UBND cấp xã;
- Biên bản nghiệm thu thực hiện phương án xây dựng vườn mẫu của Ban Quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã.
* Đối với hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu:
- Hồ sơ cấp ứng:
+ Quyết định phê duyệt phương án và dự toán xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu của UBND xã;
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn của Ban Quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã.
- Hồ sơ thanh toán sau khi hoàn thành:
+ Biên bản nghiệm thu thực hiện phương án và dự toán xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu của Ban Quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã;
+ Quyết định công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu của UBND cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ xây dựng công trình xử lý rác thải:
- Dự án hoặc Phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Ý kiến bằng Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với công trình sử dụng công nghệ lò đốt;
- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn; hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí có liên quan (đối với cấp ứng);
- Hồ sơ quyết toán kinh phí xây dựng công trình xử lý rác thải (sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động).
* Đối với hỗ trợ kinh phí mua giống, thuốc bảo vệ thực vật sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao:
- Kế hoạch về diện tích trồng rau củ quả của doanh nghiệp, của UBND cấp huyện (đối với hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân);
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua bán giống, thuốc bảo vệ thực vật, đối với đơn vị cung ứng (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Đối với hỗ trợ kinh phí tập huấn, chuyển giao, ứng dụng quy trình, công nghệ sản xuất rau, củ, quả: Thực hiện các hồ sơ, thủ tục theo quy định hiện hành về tổ chức triển khai đào tạo, tập huấn.
* Đối với hỗ trợ san lấp, làm phẳng mặt bằng sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao:
- Hợp đồng thuê đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị thực hiện san lấp, làm phẳng mặt bằng (kèm theo bảng kê khối lượng thực hiện theo giờ hoặc ca san lấp và hóa đơn tài chính nếu có).
* Đối với hỗ trợ hệ thống tưới sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao:
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị thực hiện lắp đặt hệ thống tưới, kèm theo bảng kê giá trị các vật tư, thiết bị thực hiện (đối với các tổ chức, cá nhân hợp đồng với đơn vị lắp đặt hệ thống tưới);
- Quyết toán kinh phí thực hiện lắp đặt hệ thống tưới của đơn vị, kèm theo hóa đơn chứng từ của vật tư, thiết bị (đối với các doanh nghiệp tự lắp đặt hệ thống tưới);
- Tổng hợp kinh phí thực hiện lắp đặt hệ thống tưới, kèm theo hóa đơn, chứng từ của vật tư, thiết bị (đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tự lắp đặt hệ thống tưới).
* Đối với hỗ trợ chứng nhận VietGAP sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao:
- Hồ sơ hỗ trợ thuê tổ chức đánh giá cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP:
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP do tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Hồ sơ hỗ trợ lấy mẫu, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm rau, củ, quả gồm:
+ Kế hoạch lấy mẫu kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Giấy thông báo kết quả lấy mẫu, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; bảng tổng hợp kết quả kinh phí thực hiện và các hồ sơ chứng từ có liên quan.
* Đối với hỗ trợ lấy mẫu, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm rau, củ, quả công nghệ cao:
- Kế hoạch lấy mẫu kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Giấy thông báo kết quả lấy mẫu, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; bảng tổng hợp kết quả kinh phí thực hiện và các hồ sơ chứng từ có liên quan.
* Đối với hỗ trợ sản xuất giống lúa:
Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị cung ứng bản quyền giống (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có).
* Đối với hỗ trợ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất;
- Văn bản cho phép chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản của cấp có thẩm quyền;
- Tổng hợp kinh phí mua giống, phân bón, kèm theo hóa đơn tài chính nếu có (đối với chuyển đổi sang cây trồng khác).
* Đối với hỗ trợ cơ sở chế biến (rượu, bún, bánh), kinh doanh lúa gạo:
- Hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa thương phẩm với hộ nông dân hoặc tổ chức của hộ nông dân;
- Bảng kê tổng hợp số lượng lúa thương phẩm thu mua của hộ dân trong năm;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất của các hộ dân liên kết;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị cung ứng giống (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Biên bản giao nhận giống được UBND cấp xã nơi sản xuất xác nhận.
* Đối với hỗ trợ du nhập, khảo nghiệm giống lạc mới:
- Văn bản chấp thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các tổ chức, cá nhân du nhập, khảo nghiệm giống lạc mới;
- Phương án và dự toán khảo nghiệm được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
- Tờ trình xin khảo nghiệm của tổ chức, cá nhân; Tờ khai kỹ thuật của giống đăng ký khảo nghiệm và báo cáo kết quả khảo nghiệm;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân được khảo nghiệm với HTX, THT, hộ gia đình (nếu thuê HTX, THT, hộ gia đình khảo nghiệm); hồ sơ, chứng từ chứng minh chi phí liên quan.
* Đối với hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lạc:
- Hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ lạc thương phẩm với hộ nông dân hoặc tổ chức của hộ nông dân;
- Bảng kê tổng hợp số lượng lạc thương phẩm thu mua của hộ dân trong năm;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất của các hộ dân liên kết;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với đơn vị cung ứng giống (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Biên bản giao nhận giống được UBND cấp xã nơi sản xuất xác nhận.
* Đối với hỗ trợ bình tuyển cây đầu dòng cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch:
Điều kiện hỗ trợ, trình tự, hồ sơ, thủ tục thực hiện theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và các văn bản liên quan khác, cụ thể:
- Cây công nhận lần đầu: Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm theo mẫu tại phụ lục 01 (Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);
- Cây công nhận lại: Đơn đề nghị công nhận lại cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;
- Bản sao quyết định lần công nhận gần nhất (nếu cấp lại);
- Các tài liệu liên quan:
+ Cây công nhận lần đầu gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về vườn cây đầu dòng;
+ Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất). Đối với cây công nhận lại: Báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận gần nhất.
Trên cơ sở kế hoạch, dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính chủ động cấp ứng 70% kinh phí để triển khai thực hiện.
* Đối với hỗ trợ quản lý, chăm sóc, bảo vệ, theo dõi cây đầu dòng cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch:
- Văn bản công nhận là cây đầu dòng của cấp có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận hộ đang quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây đầu dòng của UBND cấp xã.
* Đối với hỗ trợ xây dựng nhà lưới cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch:
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhà lưới (kèm theo hóa đơn hoặc chứng từ chứng minh các chi phí có liên quan);
- Văn bản xác nhận sản xuất giống được lấy mắt ghép từ các vườn cây đạt tiêu chuẩn theo quy định của UBND cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ kinh phí phá bỏ vườn cây cam bù bị nhiễm bệnh Greenning:
- Quyết định hủy bỏ số cây cam bù bị nhiễm bệnh Greenning của UBND cấp huyện;
- Văn bản hoặc biên bản đánh giá xác định số cây, vườn cây đã nhiễm bệnh Greenning của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoặc Hội đồng chuyên môn cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ trồng mới cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch:
- Văn bản xác nhận hộ mua giống từ các vườn cây đạt tiêu chuẩn theo quy định của UBND cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật: Thực hiện theo quy định hiện hành về tổ chức đào tạo, tập huấn.
* Đối với hỗ trợ chứng nhận VietGAP:
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP do tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định;
- Hợp đồng thu mua sản phẩm từ đầu vụ sản xuất với hộ nông dân.
* Đối với hỗ trợ mua giống nấm:
Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua bán giống nấm (kèm theo hóa đơn hoặc chứng từ chứng minh các chi phí có liên quan).
* Đối với hỗ trợ làm lán trại sản xuất nấm:
Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng lán trại, kèm theo hóa đơn hoặc chứng từ chứng minh các chi phí có liên quan (nếu thuê xây dựng).
* Đối với hỗ trợ mua máy móc thiết bị sản xuất giống, chế biến nấm:
- Phương án sản xuất, chế biến nấm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua máy móc thiết bị sản xuất giống, chế biến (kèm theo hóa đơn tài chính).
* Đối với hỗ trợ khai hoang, phục hóa, trồng mới chè công nghiệp:
- Kế hoạch diện tích trồng mới chè của UBND cấp huyện, các tổ chức;
- Hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng khai hoang, phục hóa giữa UBND cấp xã, tổ chức với hộ gia đình, cá nhân, tổ, đội (nếu các hộ gia đình, cá nhân, tổ, đội tự khai khoang, phục hóa);
- Hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng khai hoang, phục hóa giữa UBND cấp xã, tổ chức với đơn vị nhận khai hoang, phục hóa (nếu thuê khai hoang, phục hóa), kèm theo bảng kê khối lượng thực hiện theo giờ hoặc ca khai hoang, phục hóa và hóa đơn tài chính (nếu có);
- Bảng tổng hợp diện tích đã khai hoang, phục hóa có ký xác nhận của hộ;
- Bảng kê số lượng cây giống các hộ dân ký nhận, kèm theo hóa đơn tài chính (đối với đơn vị mua cây giống) hoặc phương án, kế hoạch sản xuất giống chè (Đối với các đơn vị sản xuất cây giống).
* Đối với hỗ trợ sản xuất cánh đồng lớn:
Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất theo cánh đồng lớn nằm trong quy hoạch, kế hoạch được UBND tỉnh quy định.
Quy định tổ chức sản xuất cánh đồng lớn thực hiện theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành có liên quan.
* Đối với hỗ trợ cơ giới hóa trong nông nghiệp:
Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng về việc mua máy (kèm theo hóa đơn tài chính).
* Đối với hỗ trợ sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP (trừ sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao):
- Phương án sản xuất được UBND cấp xã phê duyệt;
- Văn bản của UBND cấp huyện về thống nhất phương án sản xuất;
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP do tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định hoặc Giấy chứng nhận cơ sở (vùng) sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thông báo kết quả giám định mẫu sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (hàm lượng Nitơrát-NO, dư lượng một số chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật) của vụ sản xuất đầu tiên;
- Hóa đơn, chứng từ chứng minh việc triển khai xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất.
* Đối với hỗ trợ cơ sở chăn nuôi lợn giống ngoại sinh sản cấp ông bà và cấp bố mẹ có quy mô tập trung từ 300 nái trở lên.
Trường hợp cơ sở xây dựng mới, hồ sơ gồm:
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án chăn nuôi lợn giống ngoại sinh sản cấp ông bà và cấp bố mẹ của cấp có thẩm quyền;
- Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền;
- Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất có ý kiến thống nhất của UBND cấp huyện; Quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở có diện tích trên 5ha;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua lợn giống cấp ông bà, bố mẹ;
- Hồ sơ nguồn gốc giống: Lý lịch lợn nái ghi rõ giống; số hiệu; giống cấp ông bà, bố mẹ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu nhập ngoại);
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng mới các hạng mục được hỗ trợ: Chuồng trại, hệ thống nước, xử lý chất thải (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phiếu xuất bán, bảng kê số lượng lợn giống thương phẩm xuất bán cho liên kết chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ và các chứng từ khác có liên quan (đối với hỗ trợ lợn giống thương phẩm xuất bán hàng năm).
Trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, hồ sơ gồm:
Ngoài hồ sơ, thủ tục như đối với cơ sở chăn nuôi lợn giống ngoại sinh sản cấp ông bà và cấp bố mẹ xây dựng mới nêu trên, còn có các hồ sơ sau:
- Hợp đồng hoặc bản cam kết của doanh nghiệp, cơ sở (có xác nhận của UBND cấp xã) liên kết (bán con giống) với hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trong thời gian ít nhất 05 năm;
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho liên kết chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ.
Trường hợp mở rộng quy mô thêm 100 nái trở lên, hồ sơ gồm:
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý mua lợn giống cấp ông bà, bố mẹ;
- Hồ sơ nguồn gốc giống: Lý lịch lợn nái ghi rõ giống; số hiệu; giống cấp ông bà, bố mẹ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu nhập ngoại);
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng mở rộng các hạng mục được hỗ trợ: Chuồng trại, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Đối với hỗ trợ mua các loại vắc xin, thuốc phòng chữa bệnh và hóa chất tiêu độc khử trùng (áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi lợn giống ngoại sinh sản cấp ông bà và cấp bố mẹ có quy mô tập trung từ 300 nái trở lên trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung):
- Hóa đơn, chứng từ mua vắc xin, thuốc phòng chữa bệnh, hóa chất tiêu độc khử trùng;
- Báo cáo tổng hợp kết quả sử dụng các loại vắc xin, thuốc phòng chữa bệnh và hóa chất tiêu độc khử trùng.
* Đối với hỗ trợ cơ sở sản xuất giống xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh:
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng lấy mẫu, xét nghiệm; hóa đơn, chứng từ thu phí, lệ phí thẩm định; chứng từ chứng minh công tác chỉ đạo, quản lý;
- Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch do Cục Thú y cấp.
* Đối với hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNT ngày 13/12/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:
- Hợp đồng, biên bản thanh lý đặt hàng cung ứng sản phẩm giống gốc lợn giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị hợp đồng.
- Hồ sơ cung ứng (bán) giống của đơn vị, gồm: Lý lịch giống lợn hậu bị đã cung ứng; phiếu xuất; hóa đơn tài chính.
* Đối với hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt có quy mô 500 con trở lên:
Trường hợp cơ sở xây dựng mới, hồ sơ gồm:
- Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất có ý kiến thống nhất của UBND cấp huyện; Quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở có diện tích trên 5ha;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng mới các hạng mục được hỗ trợ: Chuồng trại, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp cơ sở tiếp tục mở rộng thêm 500 con trở lên, hồ sơ gồm:
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng mở rộng các hạng mục được hỗ trợ: Chuồng trại, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Đối với hỗ trợ chăn nuôi lợn liên kết quy mô vừa và nhỏ:
- Hợp đồng liên kết chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ giữa hộ chăn nuôi với hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp;
- Biên bản thả lợn giống có đại diện của UBND cấp xã;
- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác tổ hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã.
* Đối với hỗ trợ chứng nhận cơ sở chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chuẩn VietGAHP:
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP do tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định.
* Đối với hỗ trợ sản xuất bò lai Zêbu, bò chất lượng cao:
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua tinh, vật tư (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Bảng tổng hợp danh sách số lượng bò cái có chửa của từng hộ có xác nhận của UBND cấp xã;
- Biên bản nghiệm thu giữa Trung tâm Khuyến nông tỉnh với Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ đào tạo dẫn tinh viên:
- Văn bằng hoặc Chứng chỉ chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo dẫn tinh viên;
- Văn bản cử đi đào tạo của UBND cấp xã;
- Bản cam kết làm việc và phục vụ với địa phương từ 5 năm trở lên.
* Đối với hỗ trợ mua bình đựng và bảo quản tinh; dụng cụ cấp phát cho dẫn tinh viên:
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua các loại vật tư trên (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Biên bản giao nhận bình đựng và bảo quản tinh giữa Trung tâm Khuyến nông tỉnh với Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện;
- Biên bản giao nhận dụng cụ cấp phát cho dẫn tinh viên giữa Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện với dẫn tinh viên.
* Đối với hỗ trợ chăn nuôi bò sữa:
- Hợp đồng liên kết chăn nuôi bò sữa giữa hộ với các tổ chức;
- Biên bản thả giống bò sữa giữa hộ với các tổ chức có xác nhận của phòng chuyên môn cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ cơ sở chăn nuôi hươu:
- Hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng hoặc biên bản thể hiện việc mua giống hươu;
- Bản cam kết duy trì phát triển chăn nuôi hươu có xác nhận của UBND cấp xã.
* Đối với hỗ trợ chăn nuôi gà giống:
- Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất có xác nhận UBND cấp huyện; Quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở có diện tích trên 5ha.
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý mua gà giống cấp bố mẹ;
- Hồ sơ nguồn gốc con giống: Lý lịch gà giống ghi rõ giống; giống cấp bố mẹ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu nhập ngoại);
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng mới các hạng mục được hỗ trợ: Chuồng trại, xử lý chất thải (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Đối với hỗ trợ chăn nuôi gà thương phẩm:
Hợp đồng, thanh lý hợp đồng (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có) hoặc biên bản thể hiện việc mua con giống.
* Đối với hỗ trợ chứng nhận cơ sở chăn nuôi gà đạt tiêu chuẩn VietGAHP:
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP do tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định.
* Đối với hỗ trợ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
- Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Cục Thú y cấp;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý Hợp đồng mua sắm tủ thuốc thú y; hóa đơn, chứng từ có liên quan;
- Hồ sơ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, xét nghiệm mẫu và thẩm định điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng lấy mẫu, xét nghiệm; phiếu trả lời kết quả của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền; chứng từ thu phí, lệ phí thẩm định; hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí liên quan.
* Đối với hỗ trợ mua dự trữ vắc xin các loại dịch bệnh nguy hiểm và hóa chất để chủ động xử lý khi có dịch:
- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị cấp vắc xin, hóa chất khi có dịch xảy ra; chính sách hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành và UBND cấp huyện phải có cam kết hoàn trả kinh phí về ngân sách tỉnh theo đúng quy định;
- Quyết toán số lượng vắc xin đã sử dụng để phòng, chống dịch và báo cáo kết quả sử dụng hóa chất (có xác nhận của UBND cấp huyện);
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn về mua vắc xin và hóa chất; phiếu nhập, xuất kho;
- Bảng tổng hợp khối lượng vắc xin đã sử dụng để phòng, chống dịch của toàn tỉnh.
* Đối với hỗ trợ mua hóa chất để xử lý dập dịch đối với dịch bệnh thủy sản nguy hiểm:
- Đơn đề nghị cấp hóa chất của cơ sở nuôi trồng thủy sản có xác nhận của UBND cấp xã;
- Tờ trình đề nghị cấp hóa chất của UBND cấp huyện;
- Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm mẫu của cơ quan có thẩm quyền đối với các ổ dịch đầu tiên, các ổ dịch chưa có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng đối với từng loại bệnh;
- Biên bản kiểm tra xác định bệnh, diện tích, độ sâu nước ao nuôi; Biên bản giám sát xử lý dịch bệnh, gồm có đại diện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế), Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện, UBND cấp xã và cơ sở nuôi trồng thủy sản;
- Biên bản thống nhất phương án xử lý dịch bệnh gồm có đại diện lãnh đạo: Chi cục Thú y tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế), Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện, UBND cấp xã;
- Hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng các loại hóa chất giữa Chi cục Thú y và đơn vị cung ứng (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Bảng tổng hợp khối lượng hóa chất đã cấp phát để triển khai dập dịch của toàn tỉnh.
* Đối với hỗ trợ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
Đối với nội dung hỗ trợ cơ sở xây dựng mới nhà xưởng, hệ thống xử lý chất thải, mua sắm thiết bị giết mổ; cơ sở cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng:
- Dự án hoặc phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng các hạng mục được hỗ trợ: Nhà xưởng, hệ thống xử lý chất thải, mua sắm thiết bị giết mổ (kèm theo hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí thực hiện).
Đối với nội dung hỗ trợ báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giữa cơ quan (tổ chức) có thẩm quyền với chủ cơ sở; hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí có liên quan.
* Đối với hỗ trợ trồng rừng sản xuất thâm canh gỗ lớn, trồng rừng bằng cây giống sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào, cây bản địa; liên kết trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn.
- Hồ sơ thiết kế trồng rừng hoặc phương án trồng rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất lâm nghiệp của lô đất thực hiện trồng rừng của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình;
- Hợp đồng liên kết từ khâu trồng đến tiêu thụ giữa tổ chức, cá nhân, hộ gia đình với doanh nghiệp có xác nhận của UBND cấp xã (đối với hỗ trợ trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng các loại keo chu kỳ kinh doanh 10 năm trở lên và đối với hỗ trợ liên kết trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn từ khâu trồng đến tiêu thụ sản phẩm);
- Bảng tổng hợp cây giống mua trồng rừng, kèm theo hóa đơn mua bán giống nếu có (Đối với trồng rừng sản xuất thâm canh gỗ lớn, trồng rừng bằng cây giống sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào, cây bản địa);
- Giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây giống (đối với trồng các loài cây thuộc danh mục cây trồng chính có yêu cầu xuất xứ và cây sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào);
- Giấy chứng chỉ quản lý rừng bền vững của cấp có thẩm quyền (đối với hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC).
* Đối với hỗ trợ chuyển hóa rừng:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình;
- Bản cam kết của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện chuyển hóa rừng nguyên liệu gỗ nhỏ sang sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn (chu kỳ kinh doanh từ 10 năm trở lên mới được khai thác) có xác nhận của UBND cấp xã.
* Đối với hỗ trợ nhà máy chế biến gỗ:
- Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, đổi mới công nghệ, thiết bị để chế biến gỗ MDF, ván ghép thanh của cấp có thẩm quyền;
- Dự án nâng cấp, đổi mới công nghệ, thiết bị để chế biến gỗ MDF, ván ghép thanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảng tổng hợp chi phí mua thiết bị, công nghệ mới (kèm theo hóa đơn tài chính).
* Đối với hỗ trợ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng:
- Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án sản xuất, ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng của cấp có thẩm quyền;
- Dự án sản xuất và kinh doanh giống tôm thẻ chân trắng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất có ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở có diện tích trên 5ha; hóa đơn, chứng từ thể hiện giá trị lập quy hoạch chi tiết;
- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng các hạng mục được hỗ trợ (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có).
* Đối với hỗ trợ nuôi tôm thâm canh:
- Hợp đồng thuê đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý Hợp đồng mua giống, thiết bị (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Giấy kiểm dịch giống thủy sản của cơ quan có thẩm quyền (đối với mua bán con giống);
- Biên bản xác nhận thả tôm giống có đại diện của phòng chuyên môn cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ sản xuất và cung ứng giống cá:
- Phương án và dự toán kinh phí sản xuất và cung ứng giống cá được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua giống cá bố mẹ (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Văn bản xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Nuôi trồng thủy sản) về giống cá bố mẹ đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Tiêu chuẩn ngành số 28TCN 131:1998.
* Đối với hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bằng lồng:
- Có phương án sản xuất được UBND cấp xã phê duyệt;
- Văn bản xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lồng nuôi đạt quy cách thiết kế theo quy định;
- Biên bản xác nhận thả giống thủy sản có đại diện của phòng chuyên môn cấp huyện.
* Đối với hỗ trợ đóng mới tàu cá; tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản:
Hỗ trợ lần 1:
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng đóng mới tàu cá (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy phép kinh doanh theo quy định (đối với tàu dịch vụ) còn hiệu lực.
Hỗ trợ lần 2: Thời gian hỗ trợ lần 2 cách lần 1 sau 12 tháng.
Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy phép kinh doanh theo quy định (đối với tàu dịch vụ) còn hiệu lực.
* Đối với hỗ trợ cải hoán tàu cá:
- Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cải hoán tàu cá thể hiện đầy đủ nội dung, khối lượng, kinh phí thực hiện cải hoán tàu (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Giấy chứng nhận nhận đăng ký tàu cá trước khi cải hoán;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, Giấy phép khai thác thủy sản sau khi cải hoán tàu cá còn hiệu lực.
* Đối với hỗ trợ đào tạo cấp chứng chỉ cho thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá:
Hồ sơ, thủ tục thực hiện theo quy định hiện hành về tổ chức triển khai đào tạo, tập huấn.
* Đối với hỗ trợ mua máy thông tin liên lạc:
- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mua máy (kèm theo hóa đơn tài chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, Giấy phép khai thác thủy sản tàu cá còn hiệu lực của các tàu trong tổ hợp tác;
- Hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã.
* Đối với hỗ trợ xây dựng hầm bảo quản sản phẩm:
- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng hầm bảo quản sản phẩm theo công nghệ vật liệu PU (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy phép kinh doanh theo quy định (đối với tàu dịch vụ) còn hiệu lực.
* Đối với hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất nước đá:
- Phương án xây dựng cơ sở sản xuất nước đá phục vụ khai thác thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng xây dựng mới cơ sở sản xuất nước đá (kèm theo hóa đơn tài chính nếu có);
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.
* Đối với hỗ trợ kinh phí kiên cố hóa kênh mương thủy lợi nội đồng:
- Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn; hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí có liên quan (đối với cấp ứng);
- Hồ sơ quyết toán công trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi đồng muối; hóa đơn tài chính, chứng từ có liên quan (đối với cấp sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động).
* Đối với hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất muối sạch:
Hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng về việc thực hiện ứng dụng công nghệ sản xuất muối sạch giữa đơn vị thực hiện và hộ dân (kèm theo hóa đơn nếu có).
* Đối với hỗ trợ diện tích chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi tôm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất thể hiện mới chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi tôm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ bản sao).
4. Thời hạn giải quyết:
a) Thời gian nhận hồ sơ: Để đảm bảo thời gian UBND cấp huyện nộp hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính theo quy định, đợt 1: Từ ngày 01/6 đến ngày 10/6 và đợt 2: Từ ngày 01/12 đến ngày 10/12; UBND cấp huyện, UBND cấp xã tùy thuộc vào nội dung, địa bàn quy định thời gian hợp lý nộp hồ sơ tại các cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ bản sao), khi nộp hồ sơ mang theo bản gốc để đối chiếu.
c) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách.
8. Lệ phí (nếu có): Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Đối với từng nội dung hỗ trợ có các yêu cầu, điều kiện thực hiện theo quy định cụ thể tại các điều, khoản của Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh và Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND tỉnh.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị quyết số 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh về việc quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 và UBND tỉnh về việc quy định thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới./.
- 1 Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1 Quyết định 2423/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Quyết định 1803/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 436/QĐ-UBND-HC năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp
- 4 Quyết định 1110/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 67/2014/QĐ-UBND về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
- 6 Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu
- 7 Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
- 8 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 11 Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT về Quy định quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Quyết định 2200/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận
- 13 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 15 Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 436/QĐ-UBND-HC năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp
- 2 Quyết định 1110/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 1803/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 2423/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5 Quyết định 2200/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận
- 6 Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu
- 7 Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh