ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1871/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 18 tháng 6 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 127/ĐP tỉnh - Chi cục Quản lý thị trường tại Tờ trình số 32TTr-QLTT ngày 20/5/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phối hợp xử lý vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự đối với hành vi vi phạm hành chính về hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành: Công an tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP XỬ LÝ VỤ VIỆC CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNG GIẢ VÀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1871 /QĐ-UBND ngày tháng năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định về trách nhiệm phối hợp liên ngành giữa các sở, ban, ngành chức năng gồm: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Công an tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường, Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, Cục Hải quan và Chi cục Kiểm lâm (gọi tắt là các Sở, ban, ngành) trong công tác phối hợp xử lý vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự đối với hành vi vi phạm hành chính về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và mặt hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (gas) giả nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Sự phối hợp liên ngành dựa trên cơ sở quy định của pháp luật; các Quy chế phối hợp liên ngành và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành trong tỉnh. Nghiêm cấm việc lợi dụng Quy chế này để làm trái pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan, đơn vị.
2. Hoạt động phối hợp phải được thực hiện đúng nguyên tắc, nghiệp vụ chuyên môn, chế độ bảo mật và được các bên đồng thuận.
3. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo tinh thần tôn trọng, đoàn kết, bình đẳng, hỗ trợ tích cực lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết thì báo cáo ngay UBND tỉnh để xem xét quyết định.
Điều 3. Xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm
Trong quá trình đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm được xác định theo quy định tại Điều 156, 157, 158, 164, 171, Bộ luật Hình sự năm 1999; Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Việc xác định về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được căn cứ theo các quy định pháp luật gồm quy định sau:
1. Hành vi vi phạm về hàng hoá giả (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999).
Căn cứ Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ quy định các loại hàng giả sau:
a) Hàng không có giá trị sử dụng, công dụng (được quy định tại Điểm a, b, c, d, Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ).
b) Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (được quy định tại Điểm a, b, Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ).
c) Tem, nhãn, bao bì giả (được quy định tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ).
2. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 1999).
Căn cứ Khoản 2 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này căn cứ Khoản 2, Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008.
3. Đối với mặt hàng gas, những hành vi sau đây được xác định là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
a) Hành vi chiếm giữ, sử dụng vỏ chai gas của các doanh nghiệp khác mà không được sự cho phép của chủ sở hữu chỉ bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu trên các vỏ chai gas đó có chứa đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và việc chiếm giữ, sử dụng này nhằm mục đích thương mại;
b) Hành vi tự ý chiết nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai gas của các doanh nghiệp khác mà không được sự cho phép của chủ sở hữu là hành vi giả mạo nhãn hiệu theo Khoản 2, Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này căn cứ Khoản, 2 Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008.
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
1. Công tác chỉ đạo thực hiện.
2. Trao đổi, cung cấp, tiếp nhận thu thập thông tin.
3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và mặt hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (gas) giả nói riêng.
4. Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ.
5. Cung cấp tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan.
6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm của Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành trong tỉnh
1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, khi phát hiện vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có dấu hiệu tội phạm (theo Điều 62, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Điều 156, 157, 158, 164, 171 Bộ luật Hình sự năm 1999 và các quy định pháp luật liên quan khác) phải chuyển ngay hồ sơ vi phạm (kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm nếu có) cho Cơ quan điều tra – Công an tỉnh tiến hành tố tụng hình sự và đồng thời có thông báo ngay bằng văn bản cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai biết để phối hợp giải quyết. Lưu ý từ khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành trong tỉnh có trách nhiệm mời Cơ quan điều tra – Công an tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp cử cán bộ tham gia để thẩm định, xác định hành vi vi phạm.
2. Việc chuyển hồ sơ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm có trách nhiệm mời Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tham gia để thẩm định, xác định hành vi vi phạm nhằm xử lý đúng theo quy định pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra - Công an tỉnh
1. Có trách nhiệm cử cán bộ phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường và các Sở, ban, ngành trong tỉnh tham gia thẩm định, thu thập chứng cứ của vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xác định rõ hành vi vi phạm nhằm xử lý đúng theo quy định pháp luật.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu có liên quan của các cơ quan chuyển đến, có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích và thực hiện theo quy định tại Điều 103 (nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố) và Điều 119 (thời hạn điều tra) của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, xác minh xét thấy không đủ yếu tố cấu thành tội phạm về hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiến hành các thủ tục bàn giao vụ việc lại cho các cơ quan chuyển đến để thụ lý theo thẩm quyền và thời hạn quy định.
3. Chủ động có kế hoạch và chỉ đạo Công an các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hoà tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ quan chức năng trên phạm vi hành chính trong đấu tranh, xử lý các hành vi về hình sự đối với vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn quản lý. Là đầu mối chịu trách nhiệm tập hợp báo cáo tình hình liên quan đến tội phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 7. Trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
1. Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp có trách nhiệm cử cán bộ thực hiện kiểm sát giải quyết tin báo của Chi cục Quản lý thị trường, Cơ quan điều tra và các sở, ban, ngành trong tỉnh để xác định rõ hành vi vi phạm nhằm xử lý theo quy định pháp luật.
2. Đối với vụ việc vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được Cơ quan điều tra – Công an tỉnh xem xét nhưng không có cơ sở khởi tố hình sự nhưng có khiếu nại hoặc có kiến nghị của cơ quan chuyên môn thì việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị được thực hiện theo Điều 329 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã và thành phố (gọi tắt là cấp huyện) phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương trong công tác kiểm sát, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm của Toà án nhân dân tỉnh
1. Toà án nhân dân tỉnh trong phạm vi, quyền hạn của mình phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cơ quan điều tra – Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành khác trong việc xử lý vụ việc vi phạm hình sự về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu xét thấy chưa đủ căn cứ định tội thì Toà án nhân dân tỉnh trao đổi thống nhất với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh để bổ sung hồ sơ hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung về chứng cứ và xử lý theo quy chế liên ngành quy định và quy định pháp luật.
3. Chỉ đạo Toà án nhân dân các huyện, thị xã và thành phố (gọi tắt là cấp huyện) phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương trong công tác xử lý vụ việc vi phạm hình sự về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thẩm quyền.
1. Các cơ quan: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Công an tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
2. Đối với đơn vị chức năng cấp huyện: Công an huyện, Toà án nhân dân huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện, Đội Quản lý thị trường và các ban, ngành chức năng địa phương căn cứ vào Quy chế này tổ chức thực hiện.
1. Đối với Cơ quan điều tra
Định kỳ: Khi kết thúc thời hạn điều tra lần đầu, thời hạn điều tra sau khi gia hạn thời gian điều tra và kết thúc thời gian điều tra, Cơ quan điều tra các cấp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả điều tra vụ việc theo từng kỳ điều tra cho Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành có liên quan.
2. Đối với Viện Kiểm sát nhân dân
Trong giai đoạn truy tố, khi ban hành một trong các Quyết định quy định tại các Điểm a, b,c, Khoản 1, Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành có liên quan.
3. Đối với Toà án nhân dân
Từ khi tiếp nhận hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát nhân dân chuyển qua xét xử cho đến khi kết thúc xét xử vụ án, Toà án nhân dân các cấp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả xét xử vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành có liên quan.
4. Đối với các đơn vị trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành trong tỉnh
Ngay sau khi nhận được thông báo kết quả xử lý vụ việc từ Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân cùng cấp, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho các cơ quan chủ quản theo quy định.
Căn cứ quy chế này các cơ quan: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Công an tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành trong tỉnh có trách nhiệm tổ chức phối hợp xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm ngay từ ban đầu cho đến quá trình khởi tố vụ án và tiến hành xét xử theo các quy định nêu trên nhằm phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện những điểm chưa phù hợp các đơn vị kịp thời phản ánh bằng văn bản gửi Chi cục Quản lý thị trường tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi./.
- 1 Quyết định 39/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 2913/2014/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 14/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 07/2010/QĐ-UBND Quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 11/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4 Quyết định 2913/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5 Quyết định 3291/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Đồng Nai
- 6 Quyết định 3270/QĐ-UBND năm 2013 Quy định trách nhiệm phối hợp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7 Nghị định 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả
- 8 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 9 Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Quyết định 73/QĐ-UBND-2007 về kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Kiểm tra Liên ngành tỉnh Đồng Nai về lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 11 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 14 Bộ Luật Hình sự 1999
- 1 Quyết định 73/QĐ-UBND-2007 về kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Kiểm tra Liên ngành tỉnh Đồng Nai về lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Quyết định 3291/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh Đồng Nai
- 3 Quyết định 3270/QĐ-UBND năm 2013 Quy định trách nhiệm phối hợp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Quyết định 11/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5 Quyết định 14/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 07/2010/QĐ-UBND Quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Quyết định 2913/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 7 Quyết định 39/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 2913/2014/QĐ-UBND